Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Mục Lục

PHẦN A. NỘI DUNG BÁO CÁO............................................................................................................2


1. Khái quát vùng du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ................................................................2
1.1. Vị trí địa lí...................................................................................................................................2
1.2. Phạm vi lãnh thổ.........................................................................................................................3
1.3. Đặc điểm dân cư..........................................................................................................................3
2. Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ...................................3
3. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ.................8
3.1. Tài nguyên du lịch......................................................................................................................8
3.2. Các yếu tố khác.............................................................................................................................12
3.3. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ..............13
4. Kết luận............................................................................................................................................17
PHẦN B. ĐÁNH GIÁ CHUNG..............................................................................................................17
Câu 1:...................................................................................................................................................18
Câu 2:...................................................................................................................................................18

1
PHẦN A. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Khái quát vùng du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1. Vị trí địa lí

Hình 1.1. Bản đồ các vùng du lịch Việt Nam

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất dài hẹp ngang hình cong, hướng ra biển, có
địa hình thấp theo hướng từ Tây sang Đông

2
- Nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm của Đông Nam Bộ, cửa ngõ Tây Nguyên, của
đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế

- Giáp với:

+ phía Đông giáp quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa

+ phía Tây giáp Tây Nguyên và Lào

+ phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ

+ phía Nam giáp Đông Nam Bộ

Vì là vùng có nhiều tỉnh giáp biển nhất nên Duyên hải Nam Trung Bộ rất có
tiềm năng phát triển trong việc giao lưu và khai thác kinh tế biển và thuận lợi
cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta.

1.2. Phạm vi lãnh thổ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận

- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (tỷ lệ 13,4% so với tổng diện tích cả nước)

Với vị trí và hình dáng như trên duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa về chiến
lược giao lưu kinh tế và an ninh quốc phòng: vùng được coi là cửa ngõ của Tây
Nguyên, là cầu nối của Nam Bộ với các tỉnh phía Bắc, quan trọng hơn cả vùng được
coi là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển Đông.

1.3. Đặc điểm dân cư

- Dân số: >10 triệu dân (tỷ lệ 10,7% so với tổng dân số cả nước)

- Gồm dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số như, Hrê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê
Đê, Ra Glai, Giẻ Triêng, Hoa, Chu Ru, …

Là vùng có nhiều dân tộc an hem sinh sống nên nơi đây cũng sẽ có những lễ hội đặc
trưng của các dân tộc nên sẽ là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2. Hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ

3
- Đối với vùng du lịch duyên hải Nam Trung bộ thì 2 dòng sản phẩm chính cần ưu
tiên gồm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch di sản

· Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo:

- Đây chính là sản phẩm tiêu biểu với thế mạnh chính của Vùng. Hầu như địa phương nào
trong vùng cũng có những bãi biển đẹp phù hợp nghỉ dưỡng, tắm biển. Các trọng điểm
chính tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là Nha Trang, Bình Thuận. Sản phẩm
du lịch biển của vùng duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển là đại
diện

cho dòng sản phẩm du lịch biển của Việt Nam, là sản phẩm có khả năng cạnh tranh của
du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

- Để trở thành quốc gia mạnh về sản phẩm du lịch biển, đảo thì toàn bộ hệ thống dải ven
biển và các đảo của Vùng, trong đó đặc biệt chú ý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
phải được quan tam đầu tư phát triển phù hợp.

- Sản phẩm nghỉ dưỡng biển tại Vùng là một dòng sản phẩm lớn của du lịch Việt Nam
với 2 phân khúc lớn về nghỉ dưỡng biển, đảo tại trung tâm đô thị biển và nghỉ dưỡng biển
tại các địa bàn gắn với khám phá thiên nhiên hoang sơ.

- Mỗi địa phương trong Vùng đều có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo với các
nét đặc thù riêng và năm trong hai nhóm phân khúc sản phẩm thị trường. Cụ thể hướng
phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo theo địa bàn mỗi tỉnh như sau:

- Khu vực Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch biển nghỉ dưỡng, đảo cao cấp gắn với các
hoạt động du lịch vui chơi giải trí, đô thị, du lịch MICE.

- Quảng Nam phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo gắn du lịch di sản, du lịch đô thị, du
lịch cộng đồng.

- Quảng Ngãi phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với du lịch tham
quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Bình Định phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với tìm hiểu văn hóa
lịch sử.

- Phú Yên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với khám phá các giá trị
còn nguyên sơ.

4
- Khách Hòa là trung tâm du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng biển,
đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo, gắn với đô thị và
du lịch MICE.

- Ninh thuận phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với du lịch văn hóa
Chăm Pa, sinh thái nông nghiệp, khám phá cảnh quan.

- Bình Thuận phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với khám phá cảnh
quan và thể thao biển.

· Sản phẩm du lịch di sản văn hóa thế giới:

- Mặc dù chỉ nằm trong một tỉnh trong “Vùng nhưng đây lại là sản phẩm quan trọng với
hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn có giá trị khác nhau trong cùng một địa
phương. Sản phẩm du lịch di sản là sản phẩm độc lập thu hút thị trường khách riêng. Bên
cạnh đó cũng là sản phẩm có thể kết hợp với các sản phẩm du lịch khác như sản phẩm du
lịch nghỉ dưỡng biển đảo; tham quan, khám phá, tìm hiểu cuộc sống đô thị, MICE.

· Các sản phẩm du lịch bổ trợ

- MICE: Các đô thị Đà Nẵng, Nha Trang phù hợp với việc tổ chức các sản phẩm du lịch
sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển lãm và khuyến thưởng. Đây là dòng sản phẩm có khả
năng tạo dựng thương hiệu du lịch đồng thời có khả năng phát triển mở rộng được nhiều
sản phẩm du lịch trong khuô khổ sự kiện. Hoạt động không sử dụng nhiều đến thế mạnh
tài nguyên du lịch mà các địa phương trong vùng có ưu thế và có thể khắc phục tính mùa
vụ của du lịch.

- Thể thao biển: Gồm các sản phẩm cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển tham gia các hoạt
động thể thao giải trí ven biển đến các sản phẩm chuyên biệt dành cho thị trường khách
có nhu cầu tập luyện thể thao. Đây là sản phẩm bổ trợ tích cực cho dòng sản phẩm nghỉ
dưỡng biển.

- Khám phá biển đảo: Các địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ có
bãi tắm lớn nhỏ có giá trị nghỉ dưỡng biển tốt nhưng cũng có sự đa dạng về địa hình tạo
ra những cảnh quan hấp dẫn với các loại hình tham quan chiêm ngưỡng thắng cảnh sử
dụng tàu lượn, tầu, thuyền, ca nô, ô tô…

- Sinh thái biển đảo: Các sản phẩm này giúp đa dạng hóa các hoạt động của sản phẩm du
lịch nghỉ dưỡng biển dài ngày.

- Tàu biển: du lịch tàu biển gắn liền với các cảng biển quốc tế ở Đà Nẵng, Nha Trang và
có thể phát triển ở Quy Nhơn, Phan Thiết. Phát triển du lịch tàu biển sẽ phát huy được
các giá trị văn hóa ẩm thực và cảnh quan theo từng khu vực.

5
- Tham quan di tích văn hóa – lịch sử – cách mạng: Bên cạnh di sản thế giới Hội An và
Mỹ Sơn, văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh, du lịch vùng cần tập trung khai thác thế
mạnh trong các hoạt động văn hóa dân gian, hệ thống di tích chiến tranh giữ nước, các di
tích lịch sử gắn với chiến tranh chống Pháp, Mỹ của dân tộc trên đại bàn Vùng.

- Văn hóa ẩm thực: sử dụng thế mạnh về nguồn lợi thủy, hải sản và cách thức chế biến
món ăn, đặc sẩn địa phương, Vùng có thể phát triển các sản phẩm gắn với thưởng thức,
chế biến, tham quan, mua sắm…các đặc sản địa phương.

- Đô thị: Du lịch đô thị cùng các hoạt động vui chơi giải trí đô thị, tìm hiểu văn hóa (bảo
tang, kiến trúc, nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn…) tham quan thành phố…

- Chữa bệnh làm đẹp: Các sản phẩn du lịch gắn với chữa bệnh, làm đẹp trên cơ sở khai
thác các mỏ khoáng nóng và bùn là những sản phẩm hấp dẫn bởi tính độc đáo và phù hợp
với xu hướng của thị trường gần đây.

- Cộng đồng, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao: Các hoạt động du lịch gắn với cộng
đồng, nông thôn, trang trại cũng có tính hấp dẫn cao đối với thị trường đặc biệt là khách
du lịch quốc tế.

- Theo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030, sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng có vai trò đặc biệt như hệ thống sản phẩm
du lịch chính, giúp mang đến đặc trưng cho du lịch vùng. Hệ thống sản phẩm bổ trợ đa
dạng, cần được đẩy mạnh để bổ sung cho sản phẩm chính và đặc thù.

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng biển,
đảo.

- Hình ảnh chủ đạo: Các bãi biển cát trắng trải dài, nắng trong và biển xanh. Giá trị cốt lõi
thương hiệu sản phẩm: “Những kỳ nghỉ dài với bờ biểndài, cát trắng, biển xanh đến bất
tận”.

Các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa quốc gia và quốc tế

· Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo

- Vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam với chiều dài bờ biển khoảng 1.161km

- Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu điều hòa, nắng quanh năm với nhiệt độ khá ổn định
rất phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

- Bên cạnh đó, nhiều cảnh sắc thiên nhiên, những thắng tích do thiên tạo nổi tiếng như:
Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng); Cù Lao Chàm, Hồ Phú Ninh, Suối
Tiên, mõm Bàn Than (Quảng Nam); Thiên Ấn niêm hà, Cổ Lũy Cô thôn, Lý Sơn (Quảng
6
Ngãi); Bán đảo Phương Mai, Bãi tắm Hoàng Hậu, Suối Tiên, Hầm Hô thắng cảnh, Hồ
Núi Một, Động Cườm (Bình Định); Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Bãi
Bàng, Bãi Gốc, Bãi Môn – Mũi Điện và Vũng Rô (Phú Yên); Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Đại
Lãnh (Khánh Hòa)…kết hợp với các yếu tố đặc trưng của hệ sinh thái biển và đảo ven bờ
để phát triển các hoạt động du lịch đa dạng và độc đáo cũng là một trong những thế mạnh
riêng có của Vùng.

- Có thể nói rằng, du lịch biển đảo chính là thế mạnh của vùng duyên hải Nam Trung bộ
nói riêng và Việt Nam nói chung. Các tỉnh trong vùng đều có thể tận dụng các giá trị tiềm
năng to lớn từ biển, nắng, gió và cát để phát triển du lịch biển đảo với các loại hình sản
phẩm khác biệt của mỗi địa phương. Cụ thể như sau:

· Nghỉ dưỡng biển cao cấp: đây được coi là dòng sản phẩm chủ đạo trong thời gian tới
nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Vùng Thưởng thức các giá trị đặc trưng của
biển duyên hải Nam Trung bộ tại với các khu nghỉ

dưỡng cao cấp với nhiều dịch vụ hỗ trợ đặc biệt. Loại hình sản phẩm này có thể tập trung
phát triển tại Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng.

· Nghỉ dưỡng biển kết hợp tham gia hoạt động thể thao biển: Sản phẩm này có thể
mang lại cho du khách khi tham gia các sự kiện thể thao biển như đua thuyền buồm, lướt
ván, bóng chuyền bãi biển… quốc tế. Loại hình này phù hợp với những người yêu thích
thể thao, các vận động viên… có thể được phát triển tại Bình Thuận, Nha Trang, Ninh
Thuận, Bình Định, Đà Nẵng.

· Nghỉ dưỡng biển kết hợp tham quan, tìm hiểu sinh thái biển: sản phẩm này phù hợp
với khách du lịch đại trà đi nghỉ dưỡng kết hợp tham quan, tìm hiểu về cảnh quan trong
khu vực. Sản phẩm này có thể phát triển ở tất cả các tỉnh và thành phố trong Vùng.

· Du lịch thể thao biển, đảo

- Được thiên nhiên ban tặng cho một hệ thống bãi biển đẹp với kiều kiện khí hậu khá lý
tưởng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có cơ sở để phát triển các trung tâm thể thao, giải
trí biển theo đặc trưng riêng của từng địa phương.

- Với lợi thế của mình, các hoạt động thể thao trên bãi biển có thể được tổ chức như bóng
chuyền bãi biển, bóng đá, bóng ném bãi biển…

- Mặt khác, quy hoạch phát triển một cách hợp lý, các bãi cát và cồn cát ven biển trong
vùng gắn với các hình thái địa hình đặc trưng khác tại vùng bờ biển sẽ là những cảnh
quan thiên nhiên thú vị, có sức hấp dẫn mạnh để phát triển thành các khu du lịch và khu
vui chơi giải trí không chỉ đối với thị trường trong nước mà đặc biệt đối với thị trường
nước ngoài.

7
· Du lịch tham quan khám phá biển đảo: tham quan khám phá hệ sinh thái trong khu vực
bằng tàu, cùng với các hoạt động săn bắt cá, đi bộ dưới đáy biển, thưởng thức ẩm thực
biển

· Du lịch thể thao trên biển:

- Các loại hình thể thao đại trà: chèo thuyền thúng, bơi lội, lặn với ống thở, câu cá, đánh
cá, đi ca nô, chèo kayak…

- Các loại hình thể thao mạo hiểm: lặn biển với ống thở, lướt ván, mô tô nước, đua thuyền
buồm, lướt ván buồm, lướt ván diều, dù kéo, khinh khí cầu và các hoạt động
teambuilding…kết hợp tham gia các sự kiện thể thao và các giải thi đấu quốc tế được tổ
chức trong khu vực như giải Lướt ván buồm Cup thế giới PWA, Festval Thuyền buồm
quốc tế, giải bóng chuyền bãi biển quốc tế…)

- Du lịch chuyên đề thể thao, giải trí trên cát: Một trong những nét đặc trưng mà không
nơi nào có được ở đây đó chính là cát. Với diện tích 264.981 ha, vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là nơi có đất cát và cồn cát ven biển lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu tại
Bình Thuận, Ninh Thuận như đồi cát Phương Mai (Bình Định), Nam Cương (Ninh
Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Trinh Nữ (Bình Thuận). Cát trong Vùng nhỏ hạt, trắng và
mịn, sa khoáng cao, đặc biệt, cồn cát đỏ tại Bình Thuận là một thành tạo trầm tích đặc
trưng của Vùng.Các sản phẩm có thể khai thác theo hướng: Thể thao trên cát: với các loại
hình chủ yếu như đi xe địa hình trên cát, trượt cát, dù lượn, dù bay, …

3. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên hải Nam
Trung Bộ

3.1. Tài nguyên du lịch


Tài nguyên du lịch ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ bao gồm 2 loại:

 Tài nguyên du lịch thiên nhiên:

· Địa hình:

- Địa hình của vùng thấp theo hướng từ Tây sang Đông với sự đa dạng của các kiểu địa
hình như núi, đồi, đồng bằng ven biển biển và biển đảo

- Các loại địa hình:

+ Núi cao và trung bình (độ cao từ 700m trở lên) bị chia cắt phức tạp kết hợp với với dải
biển dài hẹp dẫn đến sự phân hóa từ Tây sang Đông tiêu biểu nhất là núi Bà Nà (Đà
Nẵng) cao 1487m

8
+ Núi thấp (độ cao từ 300 – 700m) phân bố dài hẹp chuyển tiếp giữa vùng núi trung bình
và vùng gò đồi theo hướng Bắc – Nam và hướng vòng cung dãy Trường Sơn và tạo thành
những cảnh quan kì thú Gò đồi (độ cao dưới 300m) có độ dốc thoải là vùng chuyển tiếp
giữa đồng bằng ven biển với đồi núi

- Đường bở biển dài có nhiều bãi cát mịn, nhiều nhánh đâm ra biển tạo thành vũng vịnh à
Thuận lợi cho việc hình thành các bãi tắm đẹp như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), …

· Khí hậu:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng là nóng ẩm, ánh sáng

- Có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, dãy Bạch Mã được coi là giới hạn cuối cùng
của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở đây không còn lạnh

- Nhiệt độ trung bình toàn vùng > 21℃

- Khí hậu có sự phân hóa theo 2 tiểu vùng

Tiểu vùng phía Bắc (gồm TP. Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi)

+ Lượng mưa khá lớn trung bình từ 2000 – 2500mm (ở đồng bằng) và >2500m (ở vùng
núi)

+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau (thường có vài cơn bão xuất hiện từ
tháng 9 à tháng 11) và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 năm sau

+ Nhiệt độ trung bình từ 25,1° - 25,9℃ (ở đồng bằng), 23° - 24℃ (ở độ cao 400 – 500m)
và 20° - 22℃ (ở độ cao > 1000m)

+ Độ ẩm trung bình là 84%

Tiểu vùng phía Nam (gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận).

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm (ở đồng bằng) và >2000mm (ở vùng
núi cao)

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, tháng mưa ít nhất là tháng 3 (chỉ 15 – 30mm)

+ Nhiệt độ trung bình từ 26° - 27℃

+ Độ ẩm thấp hơn tiểu vùng phía Bắc khoảng 75% – 85%, mùa khô độ ẩm < 75%

9
Thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm nhưng cần chú ý thời gian xuất hiện mưa
bão.

· Nguồn nước:

- Mạng lưới sông ngòi khá dày với tổng lượng nước trong năm là 55 – 66 tỉ m3 gồm hệ
thống sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Huế) và hồ Phú
Ninh (Quảng Nam) à Thích hợp cho các hoạt động du lịch dưới nước như đua thuyền, bơi
lội, …

- Tiềm năng nước khoáng và nước nóng thích hợp cho phát triển các hoạt động nghỉ
dưỡng, chữa bệnh nhưu nước khoáng Bàn Thạch, Kì Quế (Quảng Nam), Hội Vân (Bình
Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)

· Tài nguyên sinh vật:

- Diện tích rừng trên 2 triệu ha rừng (chiếm 46,3% diện tích tự nhiên toàn vùng và 14,9%
diện tích rừng cả nước)

- Tài nguyên sinh vật phong phú là điều kiện thuận lợi phát triển khai thác đặc biệt là các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển như Khu bảo tồn thiên
nhiên Ngũ Hành Sơn; Sơn Trà (Đà Nẵng) và Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm
(Quảng Nam)

Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng và phong phú, hình thành rất nhiều
cảnh quan đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước
ngoài.

 Tài nguyên du lịch văn hoá:

· Di tích văn hóa – lịch sử:

- Đặc trưng bởi các di tích văn hóa Chăm. Đây là khu trung tâm cổ của nền văn hóa
Chămpa với một số lượng di tích khổng lồ rải rác các tỉnh duyên dải. Đặc biệt hơn cả là
các bộ sưu tập quý giá về nghệ thuật văn hóa Chăm đã được trưng bày ở bảo tàng Chăm
(Đà Nẵng), hệ thống tháp Chăm là đặc trưng nổi bật nhất của vùng duyên hải Nam Trung
Bộ. Nhiều khu tháp nổi tiếng như khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), tháp Dương Long
và tháp Cánh Tiên (Bình Định), Tháp Nhạn (Phú Yên), Ponagar (Nha Trang), Pô-rô-mê
(Ninh Thuận) là những điểm rất hấp dẫn du khách do nét độc đáo và đặc sắc của kiến trúc
Chăm. Quảng Nam, Đà Nẵng nổi tiếng với phố cổ Hội An. Đặc sắc nhất vùng là những di
sản văn hóa thế giới với phố cổ Hội An và khu thánh địa Mỹ Sơn (2 di sản Văn Hoá Thế
Giới của Viê ̣t Nam).

10
- Nhiều di tích ghi dấu tội ác kẻ thù xâm lăng như khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi).

· Lễ hội:

- Mang nhiều sắc thái địa phương đặc sắc và độc đáo, là một sảnphẩm du lịch đặc trưng
thu hút nhiều du khách và phát triển các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch
tham quan, nghiên cứu. Đối với dân tộc Chăm có hai lễ hội quan trọng nhất trong năm là
lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình Thuận) và lễ hội Pônagar (Khánh Hòa). Các lễ hội này
mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng và kèm theo vẫn là các trò chơi, ngâm thơ, ca nhạc
hoặc trình diễn các nghề

- khéo tay. Đặc biệt tất cả các tỉnh duyên hải, lễ Nghinh Ông được ngư dân tổ chức để
cầu mong được mùa cá và bình an.

· Làng nghề thủ công truyền thống:

- Có giá trị hấp dẫn du khách như làng đúc đồng Phước Kiều, làng rau Trà Quế, làng mộc
Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đèn lồng Hội An (Quảng Nam), làng đá Non Nước Ngũ Hành
Sơn (Đà Nẵng), … Người Chăm có nghề gốm đạt trình độ khá tinh xảo (Vân Sơn, tỉnh
Bình Định hay Bầu Trúc, tỉnh Ninh Thuận). Ngoài ra còn có làng dệt thổ cẩm Chăm
(Ninh Thuận).

· Hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian:

- Nổi tiếng với nghệ thuật bài chòi ở một số tỉnh tiêu biểu như Phú Yên, Bình Định,
Quảng Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia (2014). Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch cùng các địa phương sẽ xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật bài chòi miền
Trung Việt Nam” đề cử cho UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại.

· Ẩm thực:

- Món ăn dân dã được nhiều thực khách ưa thích như nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), yến
sào Cù Lao Chàm, mì Quảng, cao lầu Hội An, Bánh Ít (Bình Định) …

· Bảo tàng:

- Có thể khai thác phục vụ du lịch ở đây tiêu biểu như bảo tàng Quang Trung ở Bình
Định, bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang, bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng.

=> Vùng Duyên Hải Nam Trung Bô ̣ có hệ thống tài nguyên du lịch văn hoá đa dạng, đặc
sắc như các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chămpa,
kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; các lễ hội văn hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng
nghề thủ công truyền thống; các bảo tàng và văn hóa nghệ thuật… Tuy nhiên, sự đa dạng
11
và đặc sắc của tài nguyên du lịch tại các địa phương trong vùng không đồng đều. Mức độ
đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng
Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận, trong khi đó tài nguyên du lịch của các tỉnh Quảng
Ngãi và Phú Yên được đánh giá có mức độ đa dạng và đặc sắc thấp nhất. Bình Định và
Ninh Thuận được đánh giá với mức điểm xấp xỉ 4/5. Do đó, để có thể phát huy được hệ
thống tài nguyên du lịch của vùng một cách đồng bộ, bền vững dựa trên những thế mạnh
và giá trị đặc sắc của từng địa phương cần có định hướng trong việc quản lý và khai thác
tài nguyên du lịch của vùng.

3.2. Các yếu tố khác

 Khách du lịch:

- Khách du lịch quốc tế nhìn chung khá là đều

+ Năm 2010, số lượng quốc tế là trên 2,3 triệu lượt, tăng gấp 4,9 lần so với năm 2000,
chiếm 16,1% tổng khác quốc tế cả nước

+ Năm 2015, tăng lên gần 4,9 triệu lượt.

- Các thị trường quốc tế rất đa dạng

- Khách du lịch nội địa tăng chậm hơn khách du lịch quốc tế

+ Năm 2010 tăng gấp 4.8 lần so với năm 2000

+ Năm 2015 đạt hơn 17 triệu lượt

 Cơ sở lưu trú:

- Năm 2010, số cơ sở lưu trú của vùng có 1.240 cơ sở với 36.817 phòng.

- Năm 2015 tương ứng là 2.301 cơ sở với 67.225 phòng

=> Đây là một trong những vùng có nhiều khách sạn cao cấp, resort ven biển nhất
của cả nước, tiêu biểu như khách sạn 5 sao Furama Resort (thành phố Đà Nẵng),
Vinpearl Resort & Spa và Sunrise Beach Resort (thành phố Nha Trang), …

 Các chính sách:

- Tăng cường huy động nguồn lực trong khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển du lịch;
Tăng cường phối hợp đối tác Công-Tư bằng nhiều hình thức (BOT, BT); phát huy vai trò
của cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của các tài nguyên du lịch biển; hỗ trợ
họ trở thành tác giả tạo nên những giá trị thụ hưởng du lịch mang đến cho khách.
12
- Tiếp thu kinh nghiệm về cách tiếp cận chu kỳ sống của sản phẩm đối với du lịch biển,
bắt đầu bằng sản phẩm, khu du lịch cao cấp với các chính sách phân biệt để nâng cao
hiệu quả du lịch.

3.3. Tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Duyên hải Nam
Trung Bộ

 Một số địa bàng du lịch trọng điểm trọng điểm:

· Đà Nẵng

- Diện tích 1285 𝑘𝑚2. Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là thành phố) Đà Nẵng
nằm ở trung độ đất nước.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía
Đông giáp biển Đông, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường
biển và đường hàng

- không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km
về phía Nam.

- Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra
biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đến các nước
Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa.
Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, Đà
Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

- Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay đó là một thành phố tuyệt đẹp bên
sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ riêng so với đô thị biển khác ... Nói
đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu sông Hàn, cây
cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, niềm tự hào của người dân thành phố . Cầu Sông Hàn là
biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự
đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hàn chỉ
được bộc lộ một cách hoàn mĩ nhất trong không gian cầu sông Hàn lộng gió. Nó không
chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một
vùng đất rộng lớn ở phía Đông thành phố, mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà
Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau. Nơi đây còn có cảng Đà Nẵng, là một
trong những cảng nhộn nhịp hiện nay ở Việt Nam. Trải qua thời gian, vùng đất mới Hàn
Thị năm

xưa giờ đã trở thành thành phố Đà Nẵng trẻ trung, đầy năng động, là một trong những
thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương và trở thành điểm đến thường xuyên của du
khách trong nước và quốc tế.

13
- Không chỉ có thế, nơi đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa dân gian phong phú bởi
những làn điệu dân ca miền Trung đặc sắc như dân ca bài chòi, hò khoan, chèo thuyền,
các điệu lý ... Món ăn mà khi đến Đà Nẵng du khách không thể bỏ qua là món mì Quảng
cá lóc được sáng tạo mang hương vị rất riêng của thành phố này. Món ngon dân dã khác
là bánh bèo, bún chả cá, chả bò, bún nêm thịt quay, gỏi trứng cá chuồn, gỏi cá Nam Ô,
mít non trộn sứa, chè chuối nướng ... Tất cả đã tạo nên dấu ấn thân thuộc dù chỉ lần đầu
thưởng thức.

- Bảo tàng điêu khắc Chămpa: Bảo tàng Chàm được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo
trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở
rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Bảo tàng điêu khắc Chàm xây
phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét
trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng. Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300
tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ
các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ðây là bộ
sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chàm trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung
tâm cũ của vương quốc Chămpa.

- Ngũ Hành Sơn: thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố
Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam. Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và
Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của
Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ.
Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy
5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa
những vẻ kỳ bí dị thường.

- Bãi biển Non Nước: thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm Non Nước
với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn...nên phù hợp với các loại
hình thể thao trên biển, nhất là môn trượt sóng (surfing). Đến với Non Nước, ngoài việc
nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn,
nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động, thâm nghiêm, hoành tráng; dạo quanh làng đá
mỹ nghệ ngay dưới chân núi hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò để thả hồn
cùng non nước Ngũ Hành Sơn.

· Nha Trang

- Diện tích 251 𝑘𝑚2. Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa phía
Bắc giáp huyện Ninh Hòa. Phía Nam giáp thành phố Cam Lâm, phía Tây giáp Diên
Khánh trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc – Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về

14
phía Đông. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh
448km, Cố đô Huế 630k, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260 km, Cần Thơ 620 km. Nơi
đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thuỷ, đường bộ, đường hàng
không và đường sắt.

- Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn
không chỉ của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ mà còn của cả nước. Tháng
7/2003, vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng là một
trong những vịnh đẹp nhất.

- Vịnh Nha Trang rộng khoảng 250km, được che chắn bởi 19 đảo nhỏ. Chính những đảo
này với ưu thế biển kín, sạch làm thành những bãi tắm yên tĩnh, đẹp tuyệt vời cho Nha
Trang và là nơi cư trú của chim yến. Biển Nha Trang còn có một thế giới kì thú khác, đó
là thế giới của san hô với 350 loài.

- Lớn nhất trong cụm đảo ở Nha Trang là Hòn Tre rộng gần 25km, cách thành phố 5km
về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5km. Điểm nhấn chính của đảo là Bãi Trũ, một bãi
tắm tự nhiên với bờ cát thoải rộng, trắng mịn. Tọa lạc trên đảo là Vinpearl Land bao gồm
những khách sạn sang trọng, những khu vườn tuyệt đẹp, hồ bơi nước ngọt, các trò chơi
cảm giác mạnh và rạp chiếu phim 4D. Khi tham quan đảo du khách sẽ càng ngạc nhiên
hơn nữa với tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á qua đảo Hòn Tre nối liền khu
du lịch Vinpearl với cảng Cầu Đá.

- Một địa danh nữa cũng nổi tiếng không kém đảo Hòn Tre đó là đầm Nha Phu ở Ninh
Vân, là một trong hai đầm lớn nhất Khánh Hò, nằm dưới chân Hòn Hèo, cách thành phố
Nha Trang khoảng 15km. Đầm chạy dài khoảng 10km và rộng khoảng 1.500ha. Nơi đây
đã mọc lên nhiều khu nghỉ mát lí tưởng,

mang đến cho du khách dấu ấn khó phai: Hòn Lao, Hòn Thị, suối Hoa Lan và khu nghỉ
dưỡng Evason Hideaway at Ana Mandara với những nếp nhà gỗ nằm sát mép nước. Nếu
ngại đi ra quá xa, du khách có thể chọn Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất trong số các hải đảo
ở Nha Trang. Trên đảo có hai địa điểm tham quan là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi
Sỏi. Thuỷ cung Trí Nguyên nhìn từ xa như một chiếc thuyền hóa thạch bị mắc cạn trong
eo biển. Vàotrong tham quan, du khách như đang dạo chơi dưới lòng sâu đại dương với
bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển, sinh vật biển theo mô hình mở của nơi đây.

- Đến Nha Trang, du khách còn được thăm ngôi chùa Long Sơn trên 100 năm tuổi hay
còn gọi là chùa Phật Trắng tọa lạc dưới chân núi Trại Thuỷ, trong một khuôn viên rộng
hơn 32ha và được chiêm ngưỡng bức tượng Phật ngoài trời được ghi vào Guiness Việt
Nam. Du khách không những được vui chơi, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp, mà đến
đây còn được thưởng thức những món ăn đậm chất Nha Trang. Ngoài đặc sản yến sào,
không khó để bắt gặp vô số những món hải sản như cháo hàu, ốc nhung, ghẹ, gỏi cá ... tại

15
thành phố biển này. Tuy nhiên, món bún sứa, bánh canh chả cá là được yêu thích nhất bởi
sự độc đáo và hương vị của món ăn.

- Vịnh Văn Phong:

+ Thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về
phía bắc. Vịnh Văn Phong cũng được Hiệp hội Biển thế giới công nhận là một trong bốn
vịnh có vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.

+ Một ngọn đồi cát dài 18km nằm giữa đất liền và hai hòn đảo, tạo ra vịnh Văn Phong
với phong cảnh tuyệt đẹp. Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi
biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như
còn nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn của một khu
rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn loài thuỷ,
hải sản quý.

+ Bãi biển Đại Lãnh Bãi biển Đại Lãnh thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa,
nằm bên quốc lộ 1A, cách Nha Trang khoảng 80km về phía bắc. Bãi biển Đại Lãnh là
một trong những bãi biển có vẻ đẹp thiên nhiên bậc nhất. Dải cát trắng tinh như pha lê
chạy dài hình trăng khuyết với những hàng dương xanh viền giữa bờ mây. Từ xưa, Đại
Lãnh đã được liệt vào những danh lam thắng cảnh của đất Việt. Vua nhà Nguyễn đã từng
cho khắc danh thắng Đại Lãnh vào một trong cửu đỉnh bày trước sân Thế Miếu ở Huế.

+ Khu bảo tồn biển “Hòn Mun” nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa. Được gọi là Hòn Mun vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô
cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ Mun,
rất hiếm thấy ở những nơi khác. Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm
có chim Yến về làm tổ. đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển
phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu
sinh vật biển, hải dương học và du

hoặc đi tàu đáy kính để ngắm nhìn các rạn san hô nhiều màu sắc với nhiều loài sinh vật
biển tung tăng bơi lội.

+ Tháp Bà Pô Nagar nằm trên một ngọn đồi nhỏ, bên cửa sông Cái và quốc lộ 1A, thuộc
phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu
từ các tài liệu lưu lại được thì trước đó, dưới vương triều Panduranga, cuộc di chuyển
kinh đô đã diễn ra, việc xây dựng đầu tiên cụm tháp gồm 5 tháp lớn nhỏ khác nhau, đã bị
tàn phá do chiến tranh. Năm 774 cụm tháp được vua Satysuaman tiến hành xây dựng lại
và tiếp tục bị tàn phá. Cụm tháp hiện tại được xây dựng vào năm 965 bởi chính vua Jaya
Indravarman I. Trong tháp chính cao 22,5m và đặt tượng nữ thần Pô Nagar bằng đá, đó là

16
mẫu tượng trước kia làm bằng vàng đã bị cướp bóc. Tượng cao 260cm có 10 tay ngồi
trên một Yoni lớn vuông vức cạnh 150cm Theo tài liệu cũ có được thì những tháp xây
dựng.

· Phú Yên

- Ghềnh Đá Đĩa: thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhìn Ghềnh Ðá
Ðĩa người ta cho rằng từ hàng ngàn, hàng vạn năm trước, nơi đây núi lửa phun nham
thạch, gặp nước biển cực lạnh, xảy ra phản ứng hóa học làm rạn nứt toàn bộ khối nham
thạch khổng lồ tạo thành lớp lớp cột đá chen nhau, cao từ 60 - 80cm so với mặt biển. Mặt
đá như muôn ngàn chiếc đĩa xếp chồng bên nhau màu đen tuyền.

4. Kết luận
Qua những gì đã nêu trên ta có thể thấy được rằng du lịch biển đảo của vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ có thế mạnh rất lớn để tiếp tục khai thác và phát triển. Tùy có thế mạnh
để phát triển du lịch biển đảo nhưng thế mạnh đó vẫn chưa được khai thác một cách có
hiệu quả, nguồn lao động và nhân lực ở vùng này đa phần trình độ vẫn chưa cao. Vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ cần có them các chính sách giúp quảng bá rộng rãi hơn về tiềm
năng du lịch để có thể kêu gọi them các nguồn vốn đầu tư.

PHẦN B. ĐÁNH GIÁ CHUNG


Câu 1. Lãnh thổ du lịch được hình thành và phát triển từ những thành phần nào?

Câu 2. Xác định và phân loại các loại tài nguyên du lịch được nhắc đến trong bài
viết dưới đây.

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG TẠI TỈNH LÀO CAI

Nghị quyết 39/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã xác định phát
triển du lịch là nhiệm vụ đột phá mang tính ưu tiên trong phát triển kinh tế, phấn đấu
hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, trở thành trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa
miền núi lớn nhất Việt Nam.

Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa lý, địa hình
núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa. Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị trấn Sa Pa – nơi được
ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút du khách. Được mệnh danh là
“Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị
trấn một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ,

17
những bản làng ẩn hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc. Tất cả đã tạo nên một thị trấn
bình yên, hài hòa, tươi đẹp nhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ
vào cuối tuần. Sa Pa là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai.

Lào Cai còn có đỉnh Fansipan nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn trong khu vực Vườn quốc
gia Hoàng Liên. Đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển và được biết đến là
“Nóc nhà của Đông Dương”. Vườn quốc gia Hoàng Liên có hệ động thực vật và thiên
nhiên kỳ thú, tại đây có rất nhiều cây Hoàng Liên - một loại dược liệu quý cùng các loại
gỗ, chim, thú quý hiếm như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương…

Lào Cai hiện có 25 dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi một dân tộc lại mang nét đặc
trưng văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa miền núi sinh động, đầy sắc màu.
Những phiên chợ, những lễ hội đặc sắc luôn thu hút du khách hòa cùng nhịp sống đặc
trưng theo phong cách vùng cao.

Sa Pa, Bắc Hà còn là nơi hội tụ các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi
đây, các sản phẩm thêu - dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu… được
du khách biết đến.

Trả Lời

Câu 1:
Hệ thống lãnh thổ du lịch được hình thành và phát triển từ phương tiện giao thông vận
tải; phân hệ khách du lịch; phân hệ cán bộ phục vụ; phân hệ tài nguyên du lịch và phân hệ
công trình kĩ thuật. Luồng khách du lịch tạo nên mối liên kết giữa môi trường phát sinh
khách du lịch với hệ thống lãnh thổ du lịch.

Hệ thống lãnh thổ du lịch còn là một hệ thống địa lí xã hội, bao gồm các yếu tố có quan
hệ tương hỗ với nhau như: nhóm khách du lịch; các tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch
sử; các công trình kĩ thuật; đội ngũ phục vụ và cơ quan điều hành.

Câu 2:
Tài nguyên du lịch tự nhiên:

18
- Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp
- Đa dạng sinh thái
- Đỉnh Fansipan
- Dãy Hoàng Liên Sơn

Tài nguyên du lịch văn hóa:

- Có 25 dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa đặc trưng
riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa miền núi sinh động, đầy màu sắc.
- Những phiên chợ, những lễ hội đặc sắc và nhịp sống đặc trưng mang phong cách
vùng cao.
- Các làng nghề truyền thống: rèn, nấu rượu, thêu – dệt thổ cẩm…

Tài Liệu Tham Khảo

19
1. https://sites.google.com/site/phamvietanhnbk/home/dhia/7-
vung-kinh-te-full/duyen-hai-nam-trung-bo
2. http://baodulich.net.vn/Kho-tang-van-hoa--Nguon-luc-dac-biet-
de-phat-trien-du-lich-o-vung-Duyen-hai-Nam-Trung-bo-15-
10800.html
3. https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-25-vung-duyen-hai-nam-trung-
bo.1215
4. https://onthidialy.com/2019/10/19/bai-25-vung-duyen-hai-nam-
trung-bo-dia-ly-9/
5. https://tourdulichviet.com/chien-luoc-phat-trien-du-lich-viet-
nam-vung-duyen-hai-nam-trung-bo-cn1.html

20

You might also like