Phân tích môi trường đầu tư Việt Nam đối với các DN nước ngoài

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Bài làm

__________________________________

Họ tên sinh viên: Vũ Hà Anh Điểm Điểm


(bằng số) (bằng chữ)
Ngày tháng năm sinh: 15/8/2001
Mã sinh viên: 1911110042
Giáo viên chấm 1
Mã lớp: DTU 308(2.2/2021).2
Môn học: Đầu tư quốc tế …………………….……………
…..

Giáo viên chấm 2

…………………………….……
_____________________________________________________

…..

Câu 1: Bằng những kiến thức và lí thuyết về đầu tư quốc tế đã học, bạn hãy đánh giá
một số lí do chính khiến các công ty nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Hãy
phân tích và cho ví dụ minh họa.
Bài làm
Để đưa ra quyết định đầu tư vào đâu, vào lĩnh vực gì, quy mô và thời điểm đầu tư, doanh
nghiệp cần căn cứ vào môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư, là các yếu tố bên ngoài
liên quan đến hoạt động đầu tư. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD), môi trường đầu tư bao gồm: khung chính sách; yếu tố thuộc về động
cơ kinh tế; yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Do đó, ta sẽ đánh giá môi 3
cấu phần của môi trường đầu tư như UNCTAD đã phân loại nhằm phân tích lí do khiến
các công ty nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
1.1 Khung chính sách
(a) Chính sách tiền tệ: Những năm trở lại đây, chính sách tiền tệ Việt Nam đã thể
hiện sự hiệu quả vượt bậc thông qua các hành động: điều tiết cung tiền và tín
dụng, ổn định lãi suất và tỷ giá, kiểm soát nợ xấu, điều hướng dòng vốn vào các
khu vực kinh tế nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế.
- Điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất, hỗ trợ thanh khoản và chỉ đạo các tổ
chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay hợp lí nhằm hỗ trợ DN và người dân.
- Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về hành lang pháp lý
và cơ chế để các tổ chức tín dụng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trước các
khó khăn về vốn vay trong thời kì dịch bệnh như cơ hội kết nối và quy trình, thủ
tục tiếp cận, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các ưu đãi về lãi và phí,…
- Điều hành, công bố tỷ giá trung tâm phù hợp với thị trường trong và ngoài nước,
kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý nhằm ổn định nền kinh tế
vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

1
(b) Chính sách thương mại: Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện
đa phương hóa và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại bằng cách đưa ra các chính
sách thuế quan và phi thuế quan đẩy mạnh tư do hóa thương mại.
- Tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định tự do thương mại (FTA), gần đây nhất
là CPTPP và EVFTA, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu,
mở rộng thị trường quốc tế.
- Cắt giảm nhiều dòng thuế nhưng vẫn duy trì mức bảo hộ nhất định đối với những
mặt hàng nhạy cảm, một mặt tạo điều kiện cho DN nước ngoài, một mặt khuyến
khích các DN nội địa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Mở cửa thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu, hoàn thiện hành lang pháp lý
trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận
lợi.
- Đưa ra các giải pháp tái cơ cấu nguồn thu ngân sách, mở rộng cơ sở tính thuế để
bù đắp vào thiếu hụt do giảm thuế hàng hóa nhập khẩu.
Ví dụ: Việc kí kết hiệp định EVFTA về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài và hạn ngạch
thuế quan theo cam kết của WTO đã bước đầu mang lại những dấu hiệu tích cực cho
kinh tế Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam
đạt 752 triệu USD, tăng hơn 100 triệu USD và 180 dự án so với trước khi EVFTA có
hiệu lực và tổng kim ngạch XK hàng hóa Việt Nam sang EU tăng 1% so với cùng kì
năm 2019.
Table 1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang EU thời gian trước và sau khi EVFTA có hiệu lực

Nguồn: Tạp chí cộng sản


(c) Chính sách tài khóa: Trước tình hình dịch Covid-19 và những hệ quả nghiêm
trọng của biến đổi khí hậu, nhà nước đã có chính sách tài khóa linh hoạt, kịp thời
để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh và thiên tai.
- Thực hiện miễn, giảm và gia hạn nộp thuế, phí và lệ phí đối với DN và người
dân: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân thuế bảo vệ môi trường
đối với nhiên liệu bay; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế sử dụng đất nông nghiệp;…

2
- Giảm chi; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tập trung giải ngân vào
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, cơ cấu lại nguồn thu để
bảo đảm dư địa cho công tác phòng, chống, giảm thiểu cũng như khắc phục hậu
quả của dịch bệnh và thiên tai.
(d) Chính sách vĩ mô khác:
- KH&CN: Đổi mới công tác quản lý nhà nước, hành lang pháp lý về KH và CN,
trong đó có hoàn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng; áp dụng cơ chế tài chính thông thoáng, tự chủ bằng cách duy trì nguồn lực
tài chính cho KH và CN từ ngân sách nhà nước được duy trì mức 2% tổng chi
hằng năm và thúc đẩy xã hội hóa nghiên cứu KHCN; khuyến khích hệ sinh thái
khởi nghiệp với các ưu đãi và hội thảo kết nối.
- GD&ĐT: Tăng khả năng tiếp cận giáo dục của nhiều đối tượng xã hội và nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông; giáo dục đại học hướng đến khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và các bên liên quan; hoàn thành
đổi mới lộ trình thi THPT quốc gia: tổ chức bài thi trắc nghiệm và tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong chấm thi; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo
dục, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19.
1.2 Yếu tố thuộc về động cơ kinh tế
(a) Đặc điểm, quy mô, tốc độ tăng trường thị trường
- GDP năm 2020 đạt 343 tỉ USD, với mức tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm
2020 – một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, trong đó
chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP là dịch vụ (41.6%) và thấp nhấp là nông nghiệp
(14.9%).
- Hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo kể từ 2002. Tỉ lệ nghèo đói giảm xuống
còn 6%, mức sống của người dân cải thiện rõ rệt.
- Trong những năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng doanh
nghiệp - và sự gia tăng vai trò của - khu vực tư nhân trong nền kinh tế, Khu vực
doanh nghiệp tư nhân đóng góp xấp xỉ 77% GDP của cả nước. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ.
(b) Tính sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, phong phú, dồi dào.
- Sự đa dạng về địa chất, địa hình và các chủng loại tài nguyên khoáng sản, một số
loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than... được khai thác nhằm phục vụ cả nhu
cầu nội địa và xuất khẩu.
- Nhiều hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực
vật, với khoảng hơn 42 nghìn loài sinh vật đã được xác định,
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp phát triển nông nghiệp, là nước xuất
khẩu một số mặt hàng nông nghiệp lớn như gạo, cà phê, hạt tiêu,…
(c) Nguồn nhân lực: chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69 (mức cao hơn mức
trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp)
- Dân số Việt Nam được ước tính là 100 triệu dân, xếp thứ 15 trong danh sách
những nước đôg dân nhất, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 51.2%

3
tổng dân số, trong đó tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây
dựng, nông lâm ngư nghiệp lần lượt là 39.5%, 32.3%, 28.2%.
- Chất lượng việc làm, chất lượng lao động còn thấp, còn thiếu nhiều lao động kỹ
thuật trình độ cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở
lên là 26% và có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực thành thị (40.7%) và nông
thôn (17.8%).
Ví dụ: Trong lĩnh vực chăn nuôi, C.P Group đã khẳng định vị thế đứng đầu ở Việt Nam
nhiều năm gần đây và chiếm thị phần lớn trong cả ba lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, trang
trại và chế biến thực phẩm. Tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào tại Việt Nam, mà
chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và trong ngành nông nghiệp (tạo việc làm cho
hơn 400,000 nông dân), CP Việt Nam thực hiện chuyển giao công nghệ và kĩ thuật chăn
nuôi năng suất cao cho nông dân Việt Nam tại hơn 3,000 nông trại trên khắp cả nước,
giúp họ quản lí nông trại và trở thành 1 phần trong chuỗi Feed – Farm – Food của tập
đoàn và biến ngành chăn nuôi quy mô nhỏ Việt Nam trở thành một khu vực nông nghiệp
hiện đại. Năm 2019, tổng doanh thu của tập đoàn này gần 65.500 tỷ đồng, gấp gần 10
lần so với doanh thu của những doanh nghiệp nội địa hàng đầu. Theo VnExpress, hiện
nay không có doanh nghiệp nội địa nào, thậm chí cả FDI có thể cạnh tranh "sòng phằng"
với C.P Vietnam.
Figure 1. Biểu đồ doanh thu các mảng kinh doanh của C.P Việt Nam từ năm 2017 – 2019

Nguồn: VnExpress

4
(d) Hạ tầng cơ sở: Việt Nam xếp thứ 80 về chất lượng cơ sở hạ tầng trong tổng số
136 nước, theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
- Cơ sở hạ tầng vận tải: Hệ thống đường bộ Việt Nam được mở rộng với nhiều
đường cao tốc đang hoạt động. Tuy nhiên, đường sắt lại bị đình trệ do hạn chế
vốn đầu tư từ chính phủ cũng như thu hút khu vực tư nhân. Về đường thủy, nhà
nước thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển nhằm cải thiện
kiến trúc mạng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí logistics và thúc đẩy phát triển kinh
tế biển bền vững. Nhà nước cũng có dự án đầu tư về giao thông trong đô thị lớn,
đáng chú ý là hệ thống tàu điện ở Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia đầu tư
đến từ khu vực tư nhân và các DN nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng khai thác: Việt Nam đang dựa vào nguồn nhiệt điện và thủy điện
sử dụng nhiên liệu hóa thạch và có nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng
điện của người dân và DN. Nguồn năng lượng tái tạo đang dần được quan tâm
những năm trở lại đây với các dự án điện gió, điện mặt trời… Ngoài ra, lĩnh vực
viễn thông cũng đang trải qua nhiều biến đổi nhờ tự do hóa và tư nhân hóa khu
vực sau khi nhận thấy sự thiếu hiệu quả của nhà nước trong việc cung cấp các
dịch vụ về đường truyền Internet, mạng điện thoại.
- Cơ sở hạ tầng sản xuất: Việt Nam chủ động thành lập, thúc đẩy các khu công
nghiệp, đặc khu kinh tế trải rộng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Một số
tỉnh thành tài trợ các dự án xây dựng khu công nghiệp cũng như phát triển cơ sở
hạ tầng. Tuy nhiên, thiếu hụt trong hệ thống thiết bị ảnh hưởng đến sức cạnh
tranh của các khu CN địa phương.
1.3 Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
- Chính sách xúc tiến đầu tư: các biện pháp ưu đãi thuế TNDN, thuế NK và giá
thuê đất, đặc biệt được đẩy mạnh trong bối cảnh dịch bệnh và quá trình tự do hóa
thương mại đối với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới (sau khi kí kết 2
hiệp định CPTPP và EVFTA). Ngoài ra, các chính quyền địa phương cũng tích
cực đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư.
- Thủ tục hành chính: quy trình sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại hình đầu tư, cũng
như chính quyền địa phương. Một số tỉnh thành đã thực hiện nhanh gọn các thủ
tục hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư của DN nước ngoài, tiêu biểu là tỉnh
Quảng Ninh.
- Dịch vụ hậu đầu tư: Ngân hàng hỗ trợ lãi suất và ân hạn cho vay đối với các DN
nước ngoài nhằm hỗ trợ DN và người dân đối phó với dịch bệnh. Lãi suất cho
vay bình quân của các NHTM áp dụng cho các khoản vay mới phát sinh giảm
hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm 0,07%/năm đến hết tháng 01/2021.

Câu 2: Tại sao nhiều công ty Thái Lan đẩy mạnh hoạt động thâu tóm các công ty thương
mại bán lẻ Việt Nam trong thời gian vừa qua? Hãy phân tích ảnh hưởng hoạt động này
tới sản xuất hàng tiêu dùng và hàng thực phẩm trong nước.
Bài làm
Theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
đầu tư của thế giới năm 2020 có thể suy giảm tới 40%, trong khi ở Việt Nam, tính đến

5
ngày 20/8/2020 tổng vốn FDI chỉ giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức
giảm thấp hơn nhiều so với thế giới và cách nước trong khu vực. Dưới làn sóng FDI đổ
vào Việt Nam, Thái Lan tuy không phải là top 5 nhà đầu tư lớn nhất, nhưng dạo gần đây
đang có các động thái rất đáng chú ý. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các doanh
nghiệp lớn của Thái Lan liên tục rót vốn vào thị trường Việt Nam, cụ thể là lĩnh vực bán
lẻ. Trong thập kỷ gần nhất, dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Năm tăng bình quân 13%
mỗi năm, kể cả trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp khi lĩnh vực bán lẻ đang rơi vào
trạng thái trì trệ, các doanh nghiệp Thái Lan không ngừng rót vốn sâu hơn nhằm thâu
tóm các công ty thương mại bán lẻ Việt Nam. Đây được coi là một hình thức mua lại và
sáp nhập (M&A) đến từ các DN Thái Lan tại Việt Nam.
Có thể nói, đối với các nhà đầu tư Thái Lan, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn do các
yếu tố thu hút của môi trường đầu tư nói ở trên: khung chính sách rất thoáng thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của DN tư nhân cũng như DN nước ngoài; thị trường mới nổi
tiềm năng, tốc độ tăng trưởng nhanh với đặc điểm tiêu dùng hào phóng đặc trưng của
lớp dân số trẻ; các nguồn lực yếu tố đầu vào dồi dào, giá rẻ; hạ tầng cơ sở không ngừng
được cải tiến; ngoài ra có nhiều ưu đãi và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
doanh.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư thuận lợi chỉ là một phần nguyên nhân, xét về bản chất
hành động M&A vốn dĩ đã mang lại cho DN đầu tư nhiều lợi ích.
Thứ nhất, hành động thâu tóm làm tăng giá trị DN do giảm chi phí, mở rộng thị phần và
tăng doanh số bán hàng của các công ty. Phân tích tình huống Central Group giai đoạn
2015 – 2016, có thể nhận ra tập đoàn này đã liên tiếp thâu tóm hàng loạt các thương hiệu
bán lẻ có lịch sử lâu năm tại Việt Nam. Năm 2015, Central Group mua lại 49% cổ phần
của đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim và tiếp tục đoạt về chuỗi siêu
thị Lan Chi. Năm 2016, chuỗi BigC Việt Nam cũng về tay Central Group với giá trị
thương vụ hơn 1 tỷ USD. Các thương vụ M&A này giúp Central Group mở rộng thị
phần và tăng doanh số bán hàng nhanh chóng mà tiết kiệm được khoản chi phí to lớn
cho R&D và thâm nhập thị trường do những chuỗi siêu thị này đều là những cái tên lớn
trong lĩnh vực bán lẻ, có dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng Việt Nam, và chiếm sẵn
một thị phần không hề nhỏ. Năm 2020, Central Group ghi nhận 20% doanh thu bán lẻ
của tập đoàn đến từ Việt Nam, CEO của tập đoàn dự báo, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ
đóng góp đến 25% tổng số doanh thu.
Thứ hai, việc mua lại và sáp nhập là một nước đi giúp xóa bỏ một đối thủ cạnh tranh và
gia tăng một đồng minh trên thị trường. Cũng trong trường hợp Central Group, họ bắt
đầu phân phối các thương hiệu New Balance, Crocs,... tại Việt Nam vào năm 2014
nhưng không tạo ra quá nhiều tầm ảnh hưởng lên thị trường bán lẻ chỉ cho đến khi thực
hiện các thương vụ M&A. Đối đầu với Central Group còn có TCC Group – tập đoàn
đến từ Thái Lan cũng nhăm nhe thâu tóm Big C vào năm 2016, nhưng thất bại và sau
đó thành công mang về chuỗi bán sỉ Metro Cash & Carry Việt Nam với giá 655 triệu
USD. Có thể thấy trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, M&A là một cách hiệu quả
để tăng sức cạnh tranh giữa các nhà đầu tư.

6
Thứ ba, kế hoạch đầu tư của các DN nước ngoài được thực hiện nhanh chóng hơn và ít
rủi ro hơn so với đầu tư mới. Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Le Group - cho rằng với
cách này, các tập đoàn Thái Lan có thể giảm bớt kinh phí xây dựng một thương hiệu
mới từ đầu, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, thêm vào đó, để xây dựng một
thương hiệu bán lẻ mới, trong môi trường đã có nhiều thương hiệu lớn thì sự cạnh tranh
sẽ rất khốc liệt và có thể xảy ra nhiều thất bại khi không nắm rõ được thị trường Việt
Nam. Để làm rõ hơn, ta sẽ nhìn vào trường hợp của TCC Group trong lĩnh vực thực
phẩm, đồ uống. DN này đã rót rất nhiều tiền nhằm thu mua Tổng công ty Bia - Rượu -
Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), qua đó mà tập đoàn này đã chi phối hơn 1/3 thị trường
bia của Việt Nam. Như đã biết, sức tiêu thụ bia tại thị trường Việt Nam đứng thứ 3 châu
Á, đó là một dấu hiệu hấp dẫn đối với các hãng bia ngoại nhưng thực tế đã chứng minh
thị trường bia Việt Nam không hề dễ tính. Rất nhiều tập đoàn lớn tiến hành thâm nhập
vào thị trường này như SABmiller với thương hiệu bia Zorok, Tân Hiệp Phát với
Laser… nhưng đều lần lượt thất bại và biến mất khỏi thị trường do không am hiểu văn
hóa và người tiêu dùng Việt Nam, và không thể cạnh tranh nổi với các ông lớn khác trên
thị trường. Có thể thấy để chiếm giữ thị trường bia Việt Nam béo bở, TCC Group đã có
một nước đi an toàn và mang lại lợi nhuận cao.
Figure 2. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Sabeco giai đoạn 2010 – 2020

Nguồn: VnExpress

7
8
DANH MỤC BẢNG
Table 1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang EU thời gian trước
và sau khi EVFTA có hiệu lực ........................................................................................2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Figure 1. Biểu đồ doanh thu các mảng kinh doanh của C.P Việt Nam từ năm 2017 –
2019 .................................................................................................................................4
Figure 2. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Sabeco giai đoạn 2010 – 2020 ...7

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://tapchinganhang.gov.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2018-voi-nhung-hieu-qua-dat-
duoc.htm
http://tapchinganhang.gov.vn/dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-ho-tro-nen-kinh-te-chong-
do-voi-dai-dich-covid-19-va-dinh-huong-nam-202.htm
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-01-29/cat-giam-
thue-quan-tang-cuong-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-99107.aspx
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/822110/thuc-thi-hiep-
dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam---lien-minh-chau-au--nhung-tin-hieu-ban-dau.aspx
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/tiep-tuc-thuc-hien-chinh-sach-tai-khoa-chu-
dong-ky-luat-ky-cuong-hieu-qua-gop-phan-thuc-hien-thang-loi-cac-muc-tieu-phat-
trien-kinh-te-xa-hoi-bao-dam-
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2020-12-12/chinh-sach-tai-khoa-cua-
bo-tai-chinh-nang-cao-suc-chong-chiu-cua-nen-kinh-te-96748.aspx
https://nhandan.vn/khoahoc-congnghe/doi-moi-tu-duy-co-che-chinh-sach-de-khoa-
hoc-va-cong-nghe-tro-thanh-khau-dot-pha-dua-dat-nuoc-phat-trien-manh-me-632703/
https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/oi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-
624021/
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1
https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/vn/pdf/publication/2021/Investing-in-Vietnam-
Mar2021.pdf
https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/khai-thac-su-dung-hop-ly-tai-nguyen-thien-nhien-
244795
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/tax/vn-tax-vietnam-
doing-business-2020.pdf
https://nld.com.vn/cong-doan/chat-luong-lao-dong-viet-nam-con-thap-
20201220215943947.htm
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/thong-bao-cao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-2021/
https://vir.com.vn/cp-vietnam-wins-enterprises-accompanying-farmers-title-
80044.html
https://britchamvn.com/wp-content/uploads/2021/05/Vietnam-2021-Infrastructure-
1.pdf
https://sondong.bacgiang.gov.vn/web/guest/chi-tiet-chinh-sach-moi/-
/asset_publisher/WkqgdP6YUqpv/content/bac-giang-phe-duyet-chuong-trinh-xuc-tien-
10
au-tu-nam-
2021?inheritRedirect=false&redirect=https%3A%2F%2Fsondong.bacgiang.gov.vn%2
Fweb%2Fguest%2Fchi-tiet-chinh-sach-
moi%2F-%2Fasset_publisher%2FWkqgdP6YUqpv%2Fcontent%2Fkhu-di-tich-chua-
bo-a-uoc-phep-mo-cua-tro-lai
https://baoquangninh.com.vn/tao-suc-bat-cho-hoat-dong-xuc-tien-dau-tu-
2513693.html
https://nhandan.vn/baothoinay-kinhte/lai-suat-cho-vay-dang-o-muc-thap-638240/
https://vnexpress.net/nguoi-thai-dang-chi-phoi-nhung-linh-vuc-nao-tai-viet-nam-
4238918.html
https://nld.com.vn/kinh-te/bat-chap-dich-covid-19-doanh-nghiep-thai-van-do-them-
von-vao-viet-nam-20201230211949882.htm

11

You might also like