câu hỏi về ẩm thực miền Bắc- Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

 Hãy cho biết, những yếu tố đặc biệt gì đã tạo nên nét đặc trưng

của văn hóa ẩm thực miền Bắc.


Có nhiều yếu tố đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn
hóa ẩm thực miền Bắc. Nhưng tiêu biểu nhất là yếu tố lịch sử xã
hội và điều kiện tự nhiên. Với bề dày lịch sử 4000 năm dựng nước
và giữ nước, người miền Bắc đã chống lại những đế quốc xâm lược
bằng cách thay đổi sự đồng hóa của các nước xâm lược về chữ viết,
văn hóa, ẩm thực,.. để tạo ra nét riêng của người Việt. Chính yếu tố
lịch sử “khắc nghiệt” như thế đã hình thành cho con người nơi đây
sự “mạnh mẽ và chuẩn mực. Về mặt địa lý, dù có diện tích đất lớn
nhưng diện tích đất canh tác của miền Bắc khá hẹp, dân cư đông
đúc nên bữa cơm hằng ngày của người dân miền Bắc khá giản dị,
bình dân. Không đủ diện tích đất canh tác, người ta đã làm ra sợi
bún (1kg gạo => 3kg bún) và được lưu truyền khắp đất nước. Do có
bờ biển lõm, luồng cá biển đi xa cho nên trước đây người HN, vùng
châu thổ sông Nhị - Hồng quen dùng thủy sản nước ngọt, ít quen
dùng hải sản. Hoặc 1 số dân tộc miền núi, rừng, biển, thiên nhiên
không trù phú, sản xuất không phát đạt như đồng bằng Bắc bộ nên
con người ở đó hướng vào mức ăn so cho no, cho chắc, cho cần
kiệm. Và 1 yếu tố nữa là do khí hậu. Không giống miền trung và
miền Nam chỉ có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, khí hậu miền Bắc độc đáo
có đủ 4 mùa xuân hạ thu đông tương đối rõ rệt. Hơn nữa, khí hậu
cũng khá thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ấm, gió hè
vừa nóng vừa ẩm, đó cũng là nguyên nhân khiến vùng này cấy ít
vụ lúa hơn. Từ đó nên ẩm thực miền Bắc phải theo mùa “Mùa nào
thức nấy”, vì vậy ẩm thực miền Bắc không mang nét dân dã, phong
phú như miền Nam,....
 Hãy cho biết, vì sao văn hóa trong cách ăn uống của người miền
Bắc lại có sự khác biệt so với miền Nam
Miền Bắc là khu vực gần với Trung quốc nhất, miền Bắc phản
ánh sự ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa nhiều hơn ở miền Trung và
miền Nam, về tác phong nhẹ nhàng, lối sống chuẩn mực, kín đáo
và tất nhiên là ẩm thực cũng vậy. Do có sự ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc, vì vậy người miền Bắc chú trọng lối sống thanh tao,
nhẹ nhàng, ăn uống đạm bạc nhưng vẫn tôn lên hương vị tinh túy
tự nhiên của những món ăn. Là cái nôi của dân tộc, là cội nguồn
của Tổ quốc, ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm
văn hóa lâu đời. mà ở đó, Hà nội - kinh đô của nhiều triều đại được
xem như tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Chẳng hạn trong những dịp
Trong những dịp lễ tết sự khéo léo và tinh tế trong các món ăn
miền Bắc càng được thể hiện rõ nét hơn thông qua hình ảnh “mâm
cao cỗ đầy” tức là mỗi mâm phải đủ “bốn bát 6 đĩa”, đồ ăn thường
được bày rất nhiều đĩa trên cùng một bàn một lúc và sau đó là rất
nhiều văn hóa ứng xử trong ẩm thực như “Ăn trông nồi, ngồi trông
hướng”,“lời chào cao hơn mâm cỗ”,...
 Điều gì đã làm nên nét dân dã và mộc mạc của ẩm thực miền
Nam ?
Bên cạnh khẩu vị đặc biệt, ẩm thực miền Nam còn mang trong
mình những nét đặc trưng hoang dã thừa kế từ tổ tiên ngày xưa
trong quá trình khai khẩn đất hoang. Khi bắt được con gì họ có thể
chế biến và ăn ngay tại chỗ. Qua thời gian, những nét dân dã này
trở thành những đặc trưng vô cùng thú vị của ẩm thực miền Nam.
Điều này được thể hiện rõ rệt nhất khi bạn một lần tham quan du
lịch ở các tỉnh miền Tây sông nước, người ta có thể chế biến đơn
giản, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Người miền
Nam rất tự nhiên trong việc thưởng thức món ăn. Họ có thể dọn
cơm và ăn ngay trên sàn nhà. Tuy nhiên họ vẫn bày biện mâm cơm
ở nơi trang trọng mỗi khi có khách đến nhà chơi, nhằm thể hiện sự
hiếu khách của gia chủ. Vì thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong
phú, văn hóa ẩm thực Nam Bộ thiên về sự dư dả, các món ăn
nghiêng về sự thoải mái khi ăn, ăn ngon miệng, ăn chơi của người
miền Nam. Tuy miền Nam chấp nhận rộng rãi những văn hóa ẩm
thực của các vùng miền khác, nhưng họ vẫn giữ dấu ấn riêng với
nét dân dã đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Nam của mình
 Văn hóa ẩm thực ở miền Nam có gì đặc sắc?
Miền Nam là vùng đất “trời cho” được thiên nhiên ưu đãi một
khí hậu ôn hòa, một vùng đất màu mỡ, nước đục vì phù sa. Ẩm
thực miền Nam mang trong mình những nét đặc trưng hoang dã
thừa kế từ tổ tiên trong quá trình khai khẩn đất hoang. Khi bắt được
con gì họ có thể chế biến và ăn ngay tại chỗ. Qua thời gian, những
nét dân dã này trở thành những đặc trưng vô cùng thú vị của ẩm
thực miền Nam. Khác với miền Bắc, ở miền Nam, ớt được sử dụng
thay cho tiêu. Sự dồi dào về hoa quả ở vùng miền nam đã làm cho
bữa ăn của người miền nam thường có thêm các loại quả được chế
biến thêm vào các món ăn. Không chỉ vậy, ẩm thực miền Nam
càng thêm đa dạng hơn khi đây còn là khu vực tiếp giáp với Thái
Lan và Campuchia, thế nên miền Nam cũng có sự du nhập, ảnh
hưởng của nền ẩm thực hai nước này chẳng hạn vị chua cay của
Thái Lan, món cà ri của Campuchia,... Nếu ở miền Bắc, trong các
buổi cơm gia đình thường là không khí trang trọng, nhã nhặn thì ở
miền Nam, người ta xem buổi cơm gia đình như một dịp sum họp,
người trong nhà có thể thoải mái ăn uống, trò chuyện và điều đó tạo
ra một khung cảnh hết sức gần gũi, bình dị, vô cùng ấm áp.
 Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con
người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên
hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến
“ăn ngon mặc đẹp”, phải chăng những giá trị tốt đẹp của một nền
văn hóa ẩm thực đơn sơ giản dị dần bị mai một?
Trong thời đại phát triển như hiện nay, ẩm thực cũng là một
biểu hiện của sự hòa nhập quốc tế, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc cải thiện đời sống con người. Nhờ có sự giao thoa nhiều
nền văn hóa khác nhau, ẩm thực Việt Nam ngày càng hấp thu nhiều
tinh hoa hơn và làm kho tàng ẩm thực nước nhà càng phát triển
phong phú, đa dạng, đặc sắc hơn. Chẳng hạn ngày Tết, trên mâm cỗ
không những có bánh mứt truyền thống của người Việt mà bên cạnh
đó còn các loại kẹo socola, bánh quy của phương Tây. Hoặc trong
ngày Tết trung thu, ngoài loại bánh truyền thống như trung thu thập
cẩm, bánh trung thu gà quay,.. người ta còn sáng tạo thêm bánh
trung thu vị trà xanh, vị than tre,... Hoặc trước đây người ta luôn
quan niệm “Ăn chín uống sôi”, nhưng khi đã hòa nhập quốc tế,
người ta càng hiểu thịt bò có thể ăn tái, trứng luộc có thể ăn lòng
đào,... không hẳn tất cả đều chín thì đều tốt. Có thể nói, chính nhờ
cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, nhu cầu con người ngày càng cao
hơn thì việc sáng tạo đã thay đổi khá lớn về ẩm thực nói riêng và tư
tưởng con người nói chung. Tuy nhiên dù có thay đổi, nhưng đó
cũng chỉ là sự sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của con
người. Người ta vẫn thích tìm về những điều truyền thống của nước
nhà hơn vì đó chính là tuổi thơ, là những gì đẹp đẽ nhất mà văn hóa
dân tộc, quê hương đã in đậm vào trái tim mỗi người. Ẩm thực
truyền thống không chỉ là thứ đáp ứng nhu cầu “ăn no mặc ấm” của
người Việt, nó còn là biểu hiện của cội nguồn, là những giá trị ban
sơ mà người Việt có được. Vì vậy dù vật đổi sao dời, dù thời đại có
phát triển đến đâu thì người ta vẫn luôn giữ gìn giá trị văn hóa ẩm
thực nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung, không để nó bị mai
một vì thời gian. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật
chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà,
duyên dáng và cốt cách
 Hãy cho biết tầm quan trọng của “việc ăn” trong đời sống của
con người Việt
Người Việt cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, đây là một đặc
điểm hết sức biện chứng, coi đó là tiền đề để con người có
thể bước vào các lĩnh vực hoạt động khác. Việc ăn là việc trọng
mà mỗi người, kể cả trời đất, thánh, thần đều phải tôn trọng việc
ăn. Điều đó thể hiện ở câu nói: Trời đánh còn tránh miếng ăn và
người Việt cũng đối xử với thánh thần thông qua lễ vật dâng cúng.
Những đồ ăn, thức uống dùng trong dâng cúng thì đồ ăn chiếm
vị trí quan trọng số một; người trần gian, con cháu trong nhà
không được phép ăn trước nếu như chưa cúng tổ tiên, thần thánh.
Những đồ ăn, thức uống dùng trong dâng cúng đều được nấu
nướng hết sức cẩn thận, chu đáo và tươm tất, bày biện trang trọng
và thái độ thành kính trong cử chỉ, lời nói và ánh mắt. Phải chăng,
do cái ăn quan trọng như vậy mà người ta nói: “Mọi hành động
của người Việt Nam đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn
nói, ăn chơi, ăn tiêu, ăn nằm, ăn ngủ, ăn cắp, ăn trộm…”. Thực ra,
không hẳn vậy, đây chỉ là thứ tự động thái trong đời sống sinh
hoạt cá nhân của mọi con người và còn là một hình thức ngữ pháp
trong tiếng Việt mà thôi. Bởi vì, người Việt lấy bữa ăn làm mốc
cho việc phân chia thời gian và công việc trong một ngày. ăn uống
có ý nghĩa nội tại trong mọi hoạt động đời sống, trong mọi sinh
họat vật chất và tình cảm của con người, thể hiện trong quan niệm
về ăn đúng, ăn ngon và ăn đẹp. Người Việt tương đối hiếu khách,
dù điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng không vì thế mà
họ kém đi lòng hào hiệp. Họ quan niệm: “Nhiều no, ít đủ” và rất
muốn mời được nhiều người khách cùng ăn những món ăn mà
mình đã chế biến. Bữa ăn chính là một biểu hiện cộng cảm giữa
những người ngồi ăn bên nhau. Mặc dù không phân chia đẳng cấp,
nhưng khi ngồi ăn, những vị trí bên mâm cơm, bàn ăn cũng phản
ánh, biểu hiện vị trí, ngôi thứ, sự tôn trọng trong gia đình hay trong
xã hội. Ngồi bên nồi cơm hay việc bổ sung, tiếp thức ăn cho mọi
người thường là người phụ nữ, người nội tướng trong gia đình
người Việt. Và dù ai cũng vậy, khi ngồi vào bàn ăn là luôn có ý
thức nhường nhịn nhau trong khi ăn: ăn trông nồi, ngồi trông
hướng là một tiêu chí bắt buộc với mỗi người Việt  

You might also like