Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

Kỹ Thuật Chụp Phim Trong Miệng

Bộ môn chẩn đoán hình ảnh RHM


TS.BS Lâm Đại Phong
Máy chụp phim x quang
Đầu đèn
Yếu tố ảnh hưởng đến Số Lượng chùm tia X:
• Cường độ dòng điện
•Thời gian chụp
(mAs )

Yếu tố ảnh hưởng đến Chất Lượng chùm tia X:


• Điện thế (KvP)
Độ tương phản
Mục tiêu
1. Nắm được nguyên tắc và kỹ thuật chụp phim
quanh chóp
2. Nắm được nguyên tắc, chỉ định và kỹ thuật chụp
phim cắn cánh
3. Nắm được nguyên tắc, chỉ định và kỹ thuật chụp
phim mặt nhai
4. Thực hiện được các kỹ thuật chụp phim quanh
chóp, đặc biệt là kỹ thuật phân giác
Kỹ thuật chụp phim quanh chóp
Đường phân giác
(Bisecting Angle
Technique)
KT quanh chóp
Song song
(paralleling
technique)
Kỹ thuật chụp đường phân giác
•Tư thế đầu BN
•Cách đặt phim và giữ phim
•Đầu cone
Chú ý về cấu trúc giải phẩu:
– vị trí trục dài của răng
– Vị trí chóp chân răng

• Hàm trên: Đường ala-tragus : cánh mũi- nắp tai

• Hàm dưới: Đường đỉnh cằm-cuối thùy châu tai: đường


song song với bờ dưới xương hàm dưới, cách bờ dưới
khỏang 1cm.
2. Tư thế đầu của người cần chụp phim:
Mặt nhai răng cần chụp song với mặt phẳng
ngang
– Hàm trên : Đường ala-tragus song song mặt phẳng
ngang
– Hàm dưới : Đường khóe miệng-tragus song song
mặt phẳng ngang.

Khi chụp hàm dưới, tư thế đầu hơi ngửa hơn


3. Góc độ chùm tia X: Đầu tia x có hai hướng
– A. Góc độ đứng : Di chuyển của đầu tia X lên trên hoặc
xuống dưới mặt phẳng nhai, mà mặt phẳng nhai song
song với mặt phẳng ngang
– B. Góc độ ngang : Di chuyển của đầu tia X chung quanh
đầu của người cần chụp phim,liên quan đến mặt phẳng
đứng dọc của chính người cần chup phim
A. Góc độ đứng:
Là góc độ tia chính hợp với mặt phẳng ngang
B. Góc độ ngang:
• Chùm tia X xuyên qua tiếp điểm của hai răng,
thẳng góc với phim, tức thẳng góc với cung răng
tại vị trí răng cần chụp
B. Góc độ ngang:
• Sai góc độ ngang, răng bị chồng mặt bên với
nhau
4. Nơi tia X vào:
• Tâm điểm của phim.
• Chùm tia x phải bao phủ toàn bộ diện tích của
phim. Nếu không, hình ảnh trên phim sẽ bị
thiếu một phần hay gọi ống ống cone bị chắn
(cone-cut)
Kỹ thuật phân giác

• H 5.39 Kéo dài và thu ngắn răng. Trong kỹ thuật phân giác, nếu tia chính
thẳng góc với phim (C), hình ảnh trên phim sẽ bị ngắn; nếu tia chính thẳng
góc với răng (A), hình ảnh trên phim bị kéo dài
Kỹ thuật phân giác

• H 5.40. Phim toàn hàm chụp phân giác. Phim toàn hàm
chụp phân giác dùng cone ngắn (8 inch). Chú ý dùng
toàn bộ phim #2
Kỹ thuật chụp song song
• A. Kỹ thuật song song hay thẳng góc : Theo
năm quy luật tạo ảnh chính xác, giảm thiểu sự
không rõ nét, phóng lớn ảnh và méo lệch ảnh.
Răng và phim, không đạt được khoảng cách
gần lý tưởng.
• Khoảng cách từ tiêu điểm đến răng chụp là 16
inches ( 4 dm)
Hai luật căn bản của kỹ thuật song song
1. Phim đặt trong miệng ở vị trí song song với
trục dài của răng.
2. Tia X trung tâm chiếu thẳng góc với cả trục dài
của răng và mặt phẳng phim
Bộ giữ phim
Kỹ thuật chụp phim cắn cánh

• H 5.35. Góc độ đứng, kỹ thuật dùng cánh cắn. Đề nghị dùng cone ngắn
góc độ đứng cho răng sau dùng cánh cắn là 10 độ ; dùng cone dài 8 độ
cho răng cối và 6 độ cho răng tiền cối
Chỉ định
• Khảo sát mặt G-X của các R, xương ổ R của cùng 1
nhóm R của 2 hàm
• Phát hiện lỗ sâu mặt nhai, tiếp giáp G-X
• Khảo sát kích thước tuỷ răng
• Phát hiện SR tái phát ở miếng trám, phục hình
• Tổn thương sớm của bệnh nha chu
• Kiểm tra các PH như mão, cầu răng
Phân loại
• Loại nhỏ: R cửa
• Loại trung bình: RCN và RCL
• Loại lớn: ít sử dụng
Kỹ thuật chụp phim cắn cánh

• H 5.36. Phim cắn cánh răng sau. Phim cắn cánh răng
sau dùng cánh để cắn ( Chú ý mặt phẳng nhai hàm trên
và hàm dưới cắn khớp nhau.
KỸ THUẬT CHỤP PHIM MẶT NHAI
1. CHỤP VÙNG.
– A. RĂNG TRƯỚC
– B. RĂNG SAU
2. THIẾT DIỆN : Chỉ chụp HÀM DƯỚI
– A. RĂNG TRƯỚC
– B. RĂNG SAU
3. XẾP ĐÔI
– A. PHẢI, TRÁI
– B. TRƯỚC SAU
– C. TRÊN DƯỚI
KỸ THUẬT CHỤP PHIM MẶT NHAI

CHỈ ĐỊNH :
1. SANG THƯƠNG LỚN HƠN PHIM QUANH CHÓP
2. TOÀN CẢNH TRONG MIỆNG
3. ĐỊNH VỊ DỊ VẬT TRONG MÔ MỀM HAY MÔ
XƯƠNG
4. ÁP DỤNG KHI NGƯỜI CẦN CHỤP PHIM, KHÓ ĐẶT
PHIM.
KỸ THUẬT CHỤP PHIM MẶT NHAI

H 5.52. Phim mặt nhai chụp vùng hàm trên, răng trước. (A) Sơ đồ
(B)Phim tia x (C) Nhìn ngang, góc độ đứng khoảng 65 độ, nơi tia x vào , giữa
sóng mũi
H 5.53. Phim mặt nhai, chụp vùng hàm dưới ,răng trước
(A) Sơ đồ (B) Phim tia x (C) Tư thế đầu hơi nghiêng sau so với hàm trên, góc độ
đứng 55 độ so với mặt phẳng nhai hàm dưới
• Hình dưới cùng, phim mặt
nhai, chụp thiết diện hàm
dưới.
• Chú ý : lúc chụp, tia X thẳng
góc với phim, phim đặt thẳng
góc với trục dài của răng, và
tia X qua giữa phim
TÓM TẮT B.A.T
1. Tư thế đầu của người được chụp phim.
2. Đặt phim.
3. Góc độ đứng của chùm tia X.
4. Góc độ ngang của chùm tia X.
5. Nơi tia X đi vào.
CẢM ƠN QUÝ ANH CHỊ

Đã theo dõi bài trình bày

You might also like