Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

VIỆT BẮC – TỐ HỮU

I/ MỞ BÀI:
MB1: Có một nhà thơ từng viết:
“Mà nói vậy trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu”
Người yêu thơ mệnh danh ông là cánh chim đầu đàn đã vạch hướng cho cả nền thơ ca Việt Nam hiện đại,
là người đã bắt chiếc cầu nối linh diệu giữa hình thức thơ mới và thơ ca cách mạng, người đã đưa thơ chính
trị đạt đến một trình độ rất đỗi trữ tình (Xuân Diệu); thơ ông đậm đà tính dân tộc và thấm đậm phong vị ca
dao. Ông là ai nếu không phải là nhà thơ Tố Hữu-người đã đi qua cuộc đời và còn để lại bản hùng ca cách
mạng, khúc tình ca kháng chiến, khúc khải hoàn ca đại thắng-“Việt Bắc” .
MB2:
“Cái kết tinh của mỗi vầng thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng lại ở bề sâu” (CLV)
Nếu như ở muối, cái “kết tinh” nằm ở “ô nề” thì ở thơ, cái giá trị nhất nằm ở “bề sâu”. Nhắc tới bề sâu của
thơ là nhắc đến những tầng nghĩa nằm ở dưới bề mặt của ngôn từ. Muốn khai phá được lớp nghĩa này đòi
hỏi người đọc phải có tri thức, kinh nghiệm và niềm đam mê. Nhưng hơn hết nó yêu cầu tác phẩm văn học
ấy phải thực sự có giá trị riêng và phải được sáng tác bởi một tài năng văn chương, một trái tim sâu sắc. Tôi
đang muốn nhắc tới cánh chim đầu đàn đã vạch hướng cho cả nền thơ ca Việt Nam hiện đại-Tố Hữu.
Người đã đi qua cuộc đời và còn để lại bản hùng ca cách mạng, khúc tình ca kháng chiến, khúc khải hoàn ca
đại thắng-“Việt Bắc”
II/THÂN BÀI:
1.Hoàn cảnh sáng tác: Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Tháng
10/1954 , cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời “thủ đô lồng lộng gió ngàn” trở về “thủ đô hoa
vàng nắng Ba Đình”. Trong không khí tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ
Việt Bắc.
“Khi tôi về Hà Nội, tôi đã để lại một phần đời của mình ở Việt Bắc, và đó là lý do giản dị tôi viết bài thơ
này”
“Việt Bắc” trở thành khúc hát ân tình thủy chung giữa người miền ngược với người miền xuôi, giữa
nhân dân Việt Bắc với Đảng, của cách mạng với Bác Hồ.
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
B/PHÂN TÍCH:
1.Hoài niệm về một Việt Bắc gian khổ và nghĩa tình:
Dẫn: Mỗi lần nhắc đến Việt Bắc là gợi lại trong ta nhớ đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất
Trung du nghèo khó mà nặng nghĩa tình- nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ
nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta không khỏi xao xuyến bồi hồi. Và cứ thế, sợi nhớ sợi
thương đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “Ta-Mình” của đôi lứa yêu nhau. Cả bài thơ là một niềm hoài niệm
nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc. Ở đó bên cạnh những bức tranh hùng
tráng đậm chất sử thi thì vẫn còn bức tranh về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết
được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Written by: Chí Châu pg. 1


Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta” câu thơ thứ hai là tự trả lời. Điệp từ “ta” khiến câu
thơ mang âm hưởng ngân nga, tha thiết, nồng nàn. Từ xưa đến nay, trong văn chương nghệ thuật hoa với
trăng là biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên tạo vật, ở đây “hoa” tượng trưng cho thiên nhiên Việt Bắc,
“người” là chỉ nhân dân Việt Bắc với tấm áo choảng nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa với người
quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên nét riêng biệt, độc đáo của cùng đất này.
Chính điều ấy đã tạo nên cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ. Tục ngữ có câu “người ta là hoa đất”, vậy nếu hoa
là những gì đẹp đẽ và tinh tế nhất của thiên nhiên thì con người VB cũng là những gì đẹp đẽ nhất và tinh tế
nhất của miền đất này. Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ
“thương nhau chia củ sắn lùi- Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của
“hoa cùng người”. Đọc đoạn thơ trên, chúng ta có cảm giác đoạn thơ được tác giả viết không hề trau chuốt
mà như cứ tuôn chảy từ một tấm lòng nhớ thương tha thiết. Qua đây ta thấy rõ cảnh và người củng những
hoạt động của nó ở núi rừng khiến khu Việt Bắc hiện lên có đủ bốn mùa trong năm, mỗi mùa có một màu
sắc, âm thanh chủ đạo tạo thành một bức tranh tứ bình đặc sắc: khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn
rang náo nức, khi du dương lung linh. Trong câu thơ tiếp theo nỗi nhớ ấy lần lượt hiện lên với những gì
đẹp nhất, thơ mộng nhất.
1.Nhớ thiên nhiên Việt Bắc:
a.Với vẻ đẹp bình dị, đa dạng trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau:
Không phải là người đầu tiên vẽ bức tranh tứ bình bằng thơ nhưng Tố Hữu là người đặc biệt. Trước TH,
ND đã viết:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Tố Hữu đã lấy màu đỏ độc quyền của mùa hè để tả mùa đông Việt Bắc, lấy màu trắng độc quyền của mùa
đông để tả mùa xuân, lấy màu vàng độc quyền của mùa đông để họa mùa hè. Bốn câu thơ lục bát tạo thành
bốn bức tranh, bốn bức tranh hợp nhất thành bộ tứ bình hoàn chỉnh miêu tả vẻ đẹp của bốn mùa trong
năm:
“Thiên hữu tứ thời, xuân tại thủ” (Cổ Nhân)
“Một năm bắt đầu từ mùa xuân
Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ” (HCM)
Theo lẽ thường thì Xuân-Hạ-Thu-Đông, thế nhưng bức tranh mùa đông lại là bức tranh mở đầu cho bộ
tranh tứ bình. Phải chăng thời điểm chia tay là mùa đông 1954 để nhà thơ bắt đầu hoài niệm, bắc cầu vào
quá khứ:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió
bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Thế nhưng rừng cây VB lại biếc xanh, màu xanh của súc sống, của niềm

Written by: Chí Châu pg. 2


vui; có lẽ đó chính là tâm trạng bừng bừng khí thế của người chiến thắng đã làm cảnh vật thêm tươi tắn,
tràn đầy sức sống đến như vậy. Giữa cái màu xanh bạt ngàn cây lá, đâu đó đột ngột cháy bừng lên màu đỏ
tươi rói của hoa chuối rừng. Chúng như những bó đuốc vừa ấm lòng, vừa vui mắt. Hai màu sắc “xanh”
“đỏ” tương phản mà hài hòa làm cho bức tranh mùa đông chốn núi rừng không còn lạnh lẽo, hoang vu.
Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”
(Báo kính cảnh giới số 43)
Người đọc bất ngờ với mùa Đông VB vì nó không hắt hiu,ảm đạm, lạnh lẽo mà tươi vui vô cùng.Điều này
hoàn toàn trái ngược với thơ tả mùa đông thông thường:
“Mùa đông gió lùa qua phên cửa
Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn
Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ
Ai có về tôi gửi áo len cho”
(Việt Phương)
Mùa đông qua đi thì mùa xuân lại về mang bao nhiều điều tốt lành đến cho con người, báo hiệu những
niềm vui, sức sống âm thâm trỗi dậy. Xuân sang, rừng VB tràn ngập trong sắc trắng hoa mơ- sắc trắng tinh
khôi, trong trẻo, dịu dàng, đắm say đến nao lòng:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng”
Nếu phương Nam đón xuân bằng sắc mai vàng, miền xuôi phương Bắc đón xuân bằng sắc đào hồng thì
xuân về trên VB với một màu sắc rất riêng: đó là sắc trắng của những vạt đồi tràn ngập hoa mơ, hoa mận và
hoa mai rừng.Xuân về mang đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau
mùa đông dài. Ta đã biết nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ (Cỏ non xanh tận chân trời-Cành lê trắng
điểm một vài bông hoa)-ND tỏ ra rất hữu hiệu. Cách điệp âm cùng với hình ảnh hoa mơ tạo ra một không
gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức của thiên nhiên. Biện pháp đảo ngữ nhấn mạnh rừng Việt
Bắc bạt ngàn một màu trắng. Cái nền xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng của hoa mơ rừng, khiến
cả cánh rừng như bừng sáng. Đây không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về sắc trắng ấy, năm 1941 Việt
Bắc cũng đón Bác Hồ trong màu trắng hoa mơ:
“Ôi, sáng xuân nay, xuân 41
Trong rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”
(Xuân 41)
Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những đoạn thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta
chẳng thể thấy phút giao mùa. Thế rồi khoảnh khắc của mùa xuân cũng qua mau, hè đến, rừng VB trở nên
sống động, tưng bừng, rộn rã:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng”
Màu sắc chủ đạo của mùa hè là màu vàng tươi đẹp. Nếu cảnh đông và cảnh xuân tĩnh lặng thì cảnh hè lại
ran lên tiếng ve kêu không dứt. Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác lẫn thính giác. Bức tranh
mùa hè tươi đẹp lãng mạn, tình tứ và rộn ràng vì những bản vĩ cầm của những nhạc sĩ tí hon mùa hè. “đổ
vàng” là chuyển sang màu vàng nhưng nhiều và đậm hơn gợi cảm giác đột ngột. Chữ “đổ” mà TH sử dụng
thật tinh tế, nó vừa gợi sự biến chuyển mau lẹ của màu sắc, vừa diễn tả tài tình hàng đợt mưa hoa rừng
phách mỗi khi có ngọn gió thoảng qua . Xuân Diệu từng sử dụng chữ “đổ” này để miêu tả bước đi của mùa
thu:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên nó lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm

Written by: Chí Châu pg. 3


thanh.Việc TH dùng vàng độc quyền của mùa thu để tả mùa hè làm cho việc xem tranh mùa hè VB như
đang ngắm màu vàng trong tranh phương Tây của VanGogh vẽ mùa thu.
Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng vàng huyền ảo, lung linh, dịu
mát:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình”
Ba bức tranh trên là cảnh ngày, riêng bức tranh này là cảnh đêm. Ba bức tranh trên là cảnh hoa với những
sắc màu, bức tranh thu là khung cảnh êm đềm thơ mộng với ánh trăng rọi qua vọng lá. Những ai đã từng đi
qua những tháng ngày “mưa bom bão đạn”, đi qua bao đêm “vầng trăng” cũng “quầng lên một vầng lửa
máu”, thì mới thấy hết được sự xúc động của lòng người trong những đêm trăng hòa bình đó. Không gian
mênh mông chẳng khác gì cảnh thu huyền ảo của thơ mới:
“Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nghìn thu mới về” (Huy Cận)
“Trời thu nhuộm ánh tà dương
Gió thu trong quãng canh trường nỉ non
Trăng thu soi bóng cô thôn
Hỏi người lữ thứ mộng hồn về đâu?” (Hằng Phương)
© Có ai đó đã nói rằng: núi rừng Việt Bắc nhiều sắc hoa, nhưng có loài hoa lạ “Hoa trăng”. Trăng đẹp nhất
là trăng mùa thu. Có lẽ chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên và con người càng trở nên gần gũi, thân
thương hơn bao giờ hết. Chữ “rọi” rất hay, nó diễn tả được ánh trăng tràn ngập cả không gian bao la. Đó là
ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên núi rừng, lên từng bản làng VB. Ta cũng biết đến
mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
→ Bức tranh thiên nhiên trong thơ Tố Hữu trong sáng gợi cảm, thơ mộng và đầy màu sắc. Mỗi câu thơ là
một viên gạch với những mảng màu và nét vẽ tài hoa. Mỗi mùa qua để lại bao điều để nhớ!...
CHUYỂN Ý: Thiên nhiên VB còn đẹp trong sự gắn bó với con người đang sống và hoạt động, chính điều đó
không làm cho thiên nhiên VB hoang vu buồn tẻ mà ngược lại nó đầy sức sống của một đất nước đang
đứng lên kháng chiến.
b) Luôn gắn bó với con người:
c)Thiên nhiên Việt Bắc hào hùng:
Núi rừng Việt Bắc còn cùng người lính tham gia đánh giặc “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”. Thiên
nhiên phối hợp nhịp nhàng với con người tạo ra một thế trận của cuộc chiến tranh nhân dân:
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Rừng và núi tách ra để đan thành một thứ lưới trời lồng lộng. Biện pháp nhân hóa, cường điệu được sử
dụng nhằm khẳng định rừng núi đứng lên nghĩa là đất nước đã đứng lên, sức mạnh đó khó gì sánh nổi.
Vùng đất anh hùng được tạo nên bởi những con người anh hùng và thiên nhiên anh hùng.
CHUYỂN Ý LỚN: Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB đồng thời là ấn tượng không thể phai mờ về
những người dân VB:
 Cần cù trong lao động
 Thủy chung trong nghĩa tình
 Lạc quan trong gian khổ
2.Nhớ con người Việt Bắc:

Written by: Chí Châu pg. 4


Với vài nét chấm phá mà hình tượng con người Việt Bắc vẫn hiện lên khá rõ. Đặc biệt, trên cái nền của thiên
nhiên bốn mùa tương ứng với một cảnh hoa là một dáng điệu người- mỗi dáng điệu toát lên một phẩm chất
của con người Việt Bắc.
a) Cần cù trong lao động:
Giữa màu xanh của cây lá, màu đỏ tươi của hoa lấp lánh vẻ đẹp con người:
“Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”
Cùng hiện lên với vẻ đẹp lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương,
phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến. Biện pháp đảo ngữ “nắng ánh” làm tăng
hiệu quả thẫm mĩ của ý thơ. Bởi lẽ, đảo ngữ “nắng ánh” vừa tạo được sự hòa nhập giữa thiên nhiên và con
người, vừa biểu hiện vẻ đẹp lung linh sáng ngời của con người VB trong tư thế đầy sức sống:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)
Trước thiên nhiên bao la, con người càng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn. Tố Hữu đã không tả, không vẽ mà
chỉ chớp lấy khoảnh khắc điện ảnh của con người trên đỉnh đèo. Đó là ánh mặt trời chớp lóe lên lưỡi dao
rừng ở ngang lưng của người dân VB. Đấy là cái tư thế làm chủ núi rừng đầy kiêu hãnh và vững chãi: “Đèo
cao thì mặc đèo cao/ Ta lên đỉnh núi ta cao hơn đèo”. Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ vừa mang
ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy đã xuất hiện
ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất. Cong người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, trở thành linh
hồn của bức tranh mùa đông VB:
“Núi rừng đây là của chúng ta
Trời xanh đây là của chúng ta”
Nguyễn Đình Thi
Trong sắc xuân của thiên nhiên đất trời hiện ra hình ảnh con người lao động làm việc chăm chỉ, cần cù,
miệt mài:
“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
“chuốt từng sợi giang”. “Chuốt” là trau chuốt làm đẹp them, mềm mại thêm thì chữ “từng” lại gợi tả đức
tính cần mẫn, cách làm tỉ mỉ chịu khó.Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình, người dân VB đã tạo nên những
sản phẩm đẹp, đan nên những chiếc nón bài thơ, tình nghĩa gửi tặng bộ đội, dân công:
“Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”
(Nguyễn Đình Thi)
Dường như đối với TH bao nhiêu sợi giang là bấy nhiêu sợi nhớ. Nỗi nhớ cứ liên tiếp, đan xen vào nhau và
kéo dài suốt bốn mùa trong năm. Người đan nón kia gửi vào từng sợi giang nỗi niềm và ước mơ của mình,
họ kí thác vào đó cả cuộc đời, cả tâm huyết.
-Hình ảnh con người xuất hiện một mình giữa thiên nhiên hoang vắng thường gợi cảm giác buồn, lẻ
loi, cô đơn như bóng dáng người sơn nữ trong thơ xưa, mà trái lại câu thơ giàu vần điệu, nhạc điệu (vần
lưng “gái hái”, điệp âm “măng một mình”) tạo một không gian nghệ thuật đầy âm thanh. Động từ “hái”
biến công việc lao động trở nên khoan thai, thư thái và rất nhẹ nhàng. Thiên nhiên mùa hè đẹp và rực rỡ lại
càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy hiện lên hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp
măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến. Đọc tới đây ta liên tưởng đến một hình ảnh trong thơ của
Nguyễn Bính- nhà thơ của đồng quê:
“Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn ra rặng núi xanh lơ

Written by: Chí Châu pg. 5


Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô gái mơ”
Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương, giàu đức hi sinh. Phải chăng chiến thắng lịch
sử Điện Biên kia có một phần sự lao động thầm lặng của các cô em gái, cùa những người mẹ Việt Bắc:
“Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mải ơn nuôi”
Chế Lan Viên
Chuyển ý: Những người nghèo khổ lại là những con người giàu lòng yêu thương, đậm đà lòng chung thủy.
Nhà thơ TH đã phát hiện ra vẻ đẹp bên trong ấy của họ.
b) Thủy chung trong tình nghĩa:
Cảnh trăng không lạnh lẽo mà trái lại gợi nên không khí rạo rực đắm say. Bởi giữa ánh trăng rừng ấy, đã
vang lên tiếng hát mang đậm ân tình thủy chung làm cho ánh trăng sáng hơn, lung linh, thắm đượm tình
người VB. Người dân VB đã đùm bọc, cưu mang cán bộ CM, sẵn sang nhường cơm sẻ áo cho cán bộ, cho
người thương đi về. Từ “ai” nhòa đi tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi “Mình về mình
có nhớ ta”. Đây là lời đồng vọng của hai người yêu nhau cùng nhớ, củng thương. Đó là tiếng hát trong trẻo
của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của núi rừng,
của mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng”
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………

Written by: Chí Châu pg. 6


……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

Written by: Chí Châu pg. 7

You might also like