Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài

0. Nhân vật A Phủ:

- Sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề.

- Khi lớn lên A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người.

- Tuy nhiên với phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiến miền núi đương thời,

chàng trai không cha không mẹ không của cải, ruộng vườn ấy làm sao lấy nổi vợ, làm gì có gia

đình, hạnh phúc tươi sáng?

- A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lý. Vì để hổ bắt mất một con bò nên

A Phủ phải chịu đói, chờ chết.

“Cái đẹp nhất ở A Phủ là tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ

mà cuộc sống nô lệ không thể hủy diệt được. Chính cái sức sống ấy sau này sẽ đưa A Phủ đi theo

Cách mạng” Trần Đình Sử

1. Tâm trạng Mị lúc đầu là trạng thái VÔ CẢM:

- Mùa đông rét buốt, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay. Những gì xảy ra xung quanh Mị

không cần biết, không đoái hoài, không quan tâm. Lửa thông thường có tác dụng để sưởi ấm con

người mỗi khi giá lạnh. Vì thế nó cũng có tác dụng tương tự đối với tâm hồn mỗi khi trống vắng,

cô đơn. Nhưng ở đoạn miêu tả diễn biến tâm lí, hành động nhân vật Mị trong đêm cắt dây cởi trói

cho A Phủ lại không như vậy. Tâm hồ Mị như tê dại trước những gì xảy ra xung quanh.

- Mị vô cảm với A Phủ: hằng đêm ra sưởi lửa hơ tay, Mị thờ ơ, không đoái hoài đến A Phủ đang bị

trói, bị rét và đang chờ chết “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Mị mất luôn cả cái

tình thương người, lòng trắc ẩn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có. Phải chăng “sống lâu trong

cái khổ Mị quen khổ rồi” nên Mị không còn nhận ra nỗi khổ của người khác.

- Không chỉ vô cảm với A Phủ, Mị còn dửng dưng với chính mình: Tâm hồ Mị như tê dại trước

mọi chuyện kể cả lúc bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn ra ngồi sưởi như đêm

trước; Mị không bất bình, chẳng hề sợ hãi trước bất công.

- Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Lửa trở thành chỗ dựa tinh thần duy nhất để cô có thể sống

những ngày tháng vật vờ trong nhà thống lý Pá Tra…Cho nên khi lửa còn sáng thì chỗ dựa tinh

Written by: Chí Châu - Page 1


thần ảo tưởng của Mị còn vững, Mị còn có cớ để tiếp tục chấp nhận sự an bài của số phận. Lửa

cũng cô đơn, hai kẻ cô đơn thức cùng nhau trong băng giá.

2. Tâm trạng Mị sau đó là từ VÔ CẢM đến ĐỒNG CẢM

- Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và hồi sinh lòng thương người trong Mị: Chính nhờ

ngọn lửa đêm ấy, Mị lé mắt trong sang và nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai

hõm má đã xám đen lại”. Dòng nước mắt ấy là dấu hiệu của thần chết, nước mắt của một kẻ đang

hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực trước số phận. Và giọt nước mắt đã làm

tan đi giá băng trong trái tim Mị. Đã thức dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ.

- Trái tim Mị quặn đau khi “trông người lại ngẩm đến mình” Mị chợt nhớ lại “đêm năm trước A Sử

trói Mị, Mị cũng bị trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không

lau đi được”. Lúc này ngọn lửa bập bùng sáng lên, ngọn lửa về lòng trắc ẩn và ý thức về cuộc sống

trong Mị cũng được nhen nhóm.

“Tô Hoài tin ở tình thương, ở nỗi khát vọng của con người, tin ở tình hữu ái của những con người

cùng khổ. Ông tin rằng người ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau khổ của chính mình mà không thể đan

tâm đứng nhìn nỗi đau khổ của người khác. Những nạn nhân đau khổ của xã hội luôn luôn nối với

nhau bằng sợi dây vô hình của tình thương đồng loại” Lê Tiến Dũng

3. Từ đó Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà TLPT

- Nghệ sĩ chân chính là người biết cảm thông với những kiếp sống bé mọn nhất, những phần đời

đau đớn, tồi tệ nhất. Có sống cùng những con người củng khốn, Nam Cao mới cảm nhận hết cơn

quằn quại, hoảng loạn đời Chí, Tô Hoài mới khám phá ra cái mất mát lớn nhất của Mị, đánh mất

tình đồng loại trong thái độ thản nhiên tàn nhẫn trước cái chết đang ập xuống đầu A Phủ. Cái mất

mát ấy hé mở một điều: một lời cáo trạng dữ dội mà Mị là nhân chứng về sự bị tước đoạt quyền

sống đến triệt để. Tội phạm ở đây chính là gia đình nhà thống lý và cái xã hội miền núi một thời.

- Mị thốt lên: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói

đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Từ nhận thức về thân phận con người, Mị

nguyền rủa cha con nhà thống lý “chúng nó thật độc ác”. Khi một kẻ đang mất hết ý thức mà nhận

ra nguyên nhân cái khổ mà mình đang gánh chịu thì đúng là một cuộc lội ngược dòng của ý thức.

Năm xưa trước năm 1945, hầu hết các nhân vật khổ mà không biết vì sao mình khổ. Ngay cả Chí

Written by: Chí Châu - Page 2


Phèo khi chết trên một vũng máu tươi vẫn đau đáu câu hỏi : “Ai cho tao lương thiện?” thì hôm

nay việc Mị nhận ra kẻ thù của mình quả thực là một bước tiến mới.

- Từ lòng thương người và lòng căm thù, Mị nhận ra sự độc ác và bất công “người kia việc gì phải

chết”. Đó là sự nhận thức mang tính lý trí chứ không còn là cảm tính nữa. Mị nhìn thấy sự phi lý

của số phận A Phủ, cha con nhà Thống lý lấy mạng người đổi mạng bò. Việc Mị nhận thấy dấu vết

thần chết để lại trên hai hõm má của A Phủ đã dẫn đến hành động mang tính bước ngoặt.

4. Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ

- Nhớ lại đời mình, Mị lo sợ một lúc nào đó “biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con

Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc

ấy”. Nếu như ngày trước Mị đã từng sợ chết thì bây giờ cái chết đối với Mị không còn gì đáng sợ

nữa. Phải chăng đó là lúc lòng thương người đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi. Viễn cảnh mà Mị

tưởng tượng sẽ thật sự xảy ra nếu như A Phủ bỏ trốn được. Nhưng lạ lùng ở chỗ khi ý nghĩ ấy lóe

lên thì lại có một thứ tình thương lớn hơn lấn át. Đó chính là giây phút đẹp nhất cuộc đời Mị. Cô

trở thành con người cao cả, nên cô không còn cảm thấy sợ. Hành động ấy tuy không thể đoán

trước, nhưng hoàn toàn không ngẫu nhiên chút nào. Mị đã từng nguyện làm rẫy trả nợ thay bố, đã

từng chịu khổ đề làm dâu trừ nợ cho bố, từng dám chết để giải thoát cho mình, thì tại sao Mị lại

không dám chết để cứu một người vô tội? Lần này “đám than đã vạc hẳn lửa”, Mị không cần sưởi

ấm cho chính mình mà đang nghĩ cách giải cứu người khác.

- Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ: “Mị lấy con dao chấu nhỏ, cắt đứt từng nút dây mây”. Cuối cùng

thì Mị đã cởi trói cho A Phủ rồi Mị giục A Phủ “Đi ngay”. Hành động cắt dây cởi trói chỉ diễn ra

trong một khoảnh khắc rất nhanh nhưng để có được hành động này nhân vật đã phải trải qua một

quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp, chứ không hề bồng bột, cảm tính. “Cái biểu hiện cởi dây

trói cho A Phủ chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng là khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời.

Vẻ đẹp của một tâm hồn con người, bao giờ cũng vậy: một tấm lòng, một tinh thần vị tha, một

hành động không phải chỉ vì mình, đấy mới trở thành những câu chuyện đời đời nhớ mãi…” –Tô

Hoài.

- Nhưng Mị cũng là cô gái yếu đuối, bị đày đọa triền miên nên lúc nào cũng lo sợ. Sau khi giải cứu

cho A Phủ, cô không biết làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Nhưng trong giây

phút đối diện với bản án tử hình ấy lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ. Đó

Written by: Chí Châu - Page 3


là hành động tự cứu lấy mình, Mị vụt chạy theo AP cũng là đang chạy thoát khỏi cuộc đời nô lệ,

đến với ánh sáng của tự do. Bước chân của Mị như đạp đổ cường quyền và thần quyền của bọn

lãnh chúa phong kiến bấy lâu nay đè nặng lên Mị. Mị đã nói trong cơn gió thốc “A Phủ cho tôi đi!

Ở đây thì chết mất”. Đó là câu nói thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do đến mãnh liệt trong

Mị. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái

yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh mẽ của

nhân vật. “Mị và A Phủ gặp nhau trong một hoàn cảnh thật khốc liệt và éo le. Những số phận con

người bên bờ vực của cái chết. Tình yêu và tuổi trẻ đã chiến thắng ngục tù phong kiến” –Tô Hoài.

Đó là hành động tự nhận thức: nhận thức xã hội tàn bạo và lạnh lùng. Mị cứu A Phủ bỡi cô thấy sự

bất công, phi lý sắp giết chết một người vô tội và nhận thức “người” cũng là để soi sáng “mình”.

Cho nên, có thể nói Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng là Mị đã cắt dây trói buộc cô với nhà TLPT.

Điều đó hoàn toàn đúng với lý luận cũng như thực tiễn thời đại. Dòng đầu của tuyên ngôn Đảng

Công sản F. Ăngghen từng khẳng định: “ Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, áp bức

bóc lột của giai cấp thống trị càng nặng nề, sự vùng lên đấu tranh càng mạnh mẽ”

- Nàng Kiều bị xô đẩy vào cuộc sống thanh lâu ô nhục, đã bao lần cố sức vùng vẫy thoát ra, và tấm

lòng nhớ cha mẹ, nhớ người yêu vẫn thiết tha đau đớn suốt ngần ấy năm trời lưu lạc. Nhân vật

Tám Bính của Nguyên Hồng, sống một cuộc đời “bỉ vỏ” dưới đáy xã hội, bị khinh khi nhưng vẫn

không nguôi khát khao một cuộc sống lương thiện, trong sạch. Chỉ có điều là những tác giả văn

học quá khứ đã không thể tìm ra con đường giải thoát cho những nạn nhân đau khổ ấy trong tác

phẩm của họ, còn cô Mị- cũng như nhiều nhân vật khác trong các tác phẩm văn học hiện đại thì đã

tìm thấy con đường giải phóng thật sự, tìm thấy sự thực hiện những ước vọng chân chính của

mình trong quá trình đến với cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng.

Written by: Chí Châu - Page 4

You might also like