Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

A.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hạnh phúc là mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại. Mỗi
cá nhân, mỗi quốc gia hạnh phúc ở mức độ nào hết sức quan trọng. Điều đó phản ánh ý
nghĩa và giá trị sống không chỉ của từng người mà còn của tất cả mọi người. Hàng
năm, thế giới đều công bố chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index) của từng
quốc gia. Gần đây, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là quốc gia đầu tiên
tuyên bố thành lập Bộ Hạnh phúc (2016), tiếp đến là Venezuela, Ấn Độ. Và thay việc
lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước
đo thịnh vượng và phát triển, thì Bhutan lại đo chỉ số GNH (Gross National Happiness
– Tổng hạnh phúc quốc dân). Hành động của các quốc gia đó đều gửi đến thế giới một
thông điệp rõ ràng: chính phủ luôn mong muốn người dân được sống hạnh phúc.
Học sinh cảm thấy vui khi đến trường là mục tiêu của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong
thực tế, hạnh phúc học đường của học sinh vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa
đáng. Thậm chí, số lượng học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần trường học ngày
càng tăng ở Việt Nam. Ở các trường học tại Việt Nam, “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui” không chỉ là một câu khẩu hiệu mà còn là mục tiêu hướng tới của các thầy
cô và tất cả học sinh, là sự yên tâm của các bậc cha mẹ, là niềm mong muốn của cả xã
hội. Vai trò của hạnh phúc học đường rất lớn. Bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc đời
con người đều cần có hạnh phúc, nhất là ở giai đoạn học sinh đang học trung học phổ
thông, khi chúng em đang sống những ngày tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất trong cuộc
đời. Trong thời gian gần đây, những con số về sức khỏe tâm thần trường học (khoảng
3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần theo báo cáo vừa
mới công bố của UNICEF), những câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường
đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Sự hoài nghi về những lớp học hạnh phúc, học
sinh hạnh phúc xuất hiện. Và trên thực tế, không phải ngôi trường nào cũng lấy chỉ số
hạnh phúc, chỉ số tiến bộ của học sinh làm thước đo chất lượng giáo dục. Hạnh phúc
học đường của học sinh chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, dẫn đến việc chưa có
công trình nghiên cứu công phu nào về hạnh phúc học đường của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn, từ cảm nhận của bản thân, chúng em lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh trung học phổ
thông” với mục đích xác định mức độ cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh,
tìm hiểu các yếu tố tương quan với cảm nhận hạnh phúc; từ đó có những tác động nhất
định để học sinh trung học phổ thông được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi ở
trường.
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT
KHOA HỌC
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh trung học phổ thông đang ở mức
độ nào?
- Có những yếu tố nào tác động đến cảm xúc hạnh phúc của học sinh trung học
phổ thông khi ở trường ?
- Những biện pháp nào có thể áp dụng để tăng chỉ số hạnh phúc của học sinh
trung học phổ thông khi sống trong môi trường học đường?

1
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cảm xúc của học sinh khi ở trong môi trường học đường. Đánh giá
biểu hiện, mức độ cảm xúc hạnh phúc học đường của học sinh. Tìm hiểu các yếu tố tác
động đến cảm nhận hạnh phúc học đường. Từ đó, kết luận về chỉ số hạnh phúc học
đường của học sinh.
- Xây dựng các nhóm biện pháp tăng cường cảm xúc hạnh phúc học đường cho
học sinh trung học phổ thông.
2.3. Giả thuyết khoa học
- Có thể đo được mức độ cảm xúc hạnh phúc học đường của học sinh THPT. - Có sự
tác động của các yếu tố trong trường học lên cảm xúc hạnh phúc của học sinh.
- Có sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của học sinh trường THPT Chuyên và các
trường THPT khác.
- Có sự khác biệt giữa cảm xúc hạnh phúc của học sinh nam và học sinh nữ.
- Có sự khác biệt ở cảm xúc hạnh phúc của học sinh khối 10, khối 11 và khối 12. -
Có thể tác động để giảm thiểu cảm xúc tiêu cực và tăng cảm xúc hạnh phúc, từ đó
hướng tới mục tiêu xây dựng “ngôi trường hạnh phúc” trong đó có những con người
hạnh phúc, để mỗi ngày học sinh đến trường thực sự là “một ngày vui”.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lí luận, xây dựng thang đo cảm xúc học sinh THPT. Khảo sát
cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh trung học phổ thông tại các trường trên
địa bàn thành phố Lào Cai.
Đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc, các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc
của học sinh trung học phổ thông.
Kết luận về chỉ số hạnh phúc của học sinh, đề xuất các biện pháp tăng cường chỉ số
hạnh phúc cho học sinh trung học phổ thông, đánh giá hiệu quả thực hiện biện pháp.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp chuyên gia.
Phương pháp xây dựng Thang đo hạnh phúc học đường của học sinh THPT:
+ Mẫu nghiên cứu:
Gồm 930 học sinh thuộc trường THPT Chuyên và các trường không chuyên trên địa
bàn thành phố Lào Cai; trong đó học sinh khối 10, 11, 12 lần lượt là 208, 310, 412 học
sinh. Tỷ lệ học sinh nam tham gia khảo sát là 43.3% và nữ là 56.7%.
+ Công cụ nghiên cứu:
Gồm bảng hỏi về cảm nhận hạnh phúc học đường và các yếu tố tác động hình thành
cảm xúc trong thời gian ở trường. Nhóm nghiên cứu xây dựng những câu hỏi mở để
thu thập thông tin. Từ phần trả lời của đối tượng tham gia khảo sát, chúng em tập hợp
những ý kiến để xây dựng thành các mệnh đề trong bảng hỏi trắc nghiệm.
Thang đo cảm nhận hạnh phúc: Thang gồm 5 items về cảm xúc hạnh phúc khi ở
trường, thang Likert 5 bậc (1 – Không bao giờ đến 5 – Rất thường xuyên).

2
Thang về các yếu tố tác động: sử dụng thang Likert 5 bậc (1 – Không đúng với tôi
đến 5 – Đúng hoàn toàn với tôi).
+ Phân tích: Sử dụng phần mềm phân tích SPSS phiên bản 20.0
* Thang đo cảm nhận hạnh phúc: Tính điểm trung bình 5 items để tìm ra chỉ số
hạnh phúc của mỗi học sinh; sau đó tính điểm trung bình (ĐTB) và độ lệch chuẩn
(ĐLC) của toàn thang đo để tìm ra mức độ cảm nhận hạnh phúc chung, trong đó
ĐTB = 3.5 và ĐLC = 0.685. Nhóm nghiên cứu chia thành 5 mức độ cảm nhận
hạnh phúc, mỗi mức cách nhau 0.685 đơn vị. Riêng ở mức 3 cảm nhận hạnh phúc,
khoảng cách giữa điểm Min và Max cách nhau 2 ĐLC.
* Thang về các yếu tố tác động:
- Hệ số tương quan Pearson tìm ra yếu tố tương quan đến chỉ số hạnh phúc của
học sinh với biến phụ thuộc là chỉ số hạnh phúc của học sinh; biến độc lập là ĐTB của
từng 5 yếu tố lớn là học tập, bạn bè, thầy cô, môi trường lớp/ trường và bản thân.
- Hồi quy logistic đa biến để tìm ra yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của học
sinh. Biến độc lập và biến phụ thuộc trong hồi quy logistic như sau:
+ Biến độc lập: Là items trong yếu tố học tập, bạn bè, thầy cô, môi trường lớp/ trường
và bản thân. Các biến sử dụng thang Likert được xử lí như biến liên tục.
+ Biến phụ thuộc: Biến nhị phân được hình thành từ thang cảm nhận hạnh phúc, trong
đó những học sinh xếp vào nhóm 1 là nhóm không hạnh phúc có điểm dưới 2.815
(dưới mức 1, mức 1, mức 2 được chia trong thang cảm nhận hạnh phúc) và nhóm 2
hạnh phúc là những học sinh có chỉ số hạnh phúc từ 4.185 trở lên (mức 4, mức 5 trong
thang cảm nhận hạnh phúc). Riêng những bạn học sinh ở mức 3 là mức bình thường sẽ
được loại ra trong phân tích hồi quy logistic.
3.3. Các giai đoạn nghiên cứu
- Giai đoạn nghiên cứu lí luận: Tháng 8 năm 2018.
- Giai đoạn điều tra thực tiễn: Từ tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2018. - Giai
đoạn thực nghiệm tác động: Từ tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2018.
D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH THPT
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hạnh phúc luôn được coi là giá trị nhân sinh quan trọng bậc nhất đối với đời
sống con người và đã được công nhận là mục tiêu để đánh giá về chất lượng cuộc sống
(Báo cáo hạnh phúc thế giới - World Happiness Report và Báo cáo chỉ số hạnh phúc
hành tinh - Happiness Planet Index). Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về
hạnh phúc chủ yếu là một số bài báo về các chỉ số hạnh phúc của thế giới. Nhóm tác
giả dự án đã tìm hiểu các bài viết Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh
phúc (HPI) của Việt Nam (2007), Cảm nhận của người Việt về hạnh phúc (2017) của
PGS. TS Hồ Sĩ Quý. Những tài liệu nghiên cứu này đều xác định rằng: “Hạnh phúc có
chỉ số và là đại lượng có thể đo lường”.
Thế giới đã có những bài viết về hạnh phúc học đường. Happy teachers make
happy students của Parker. W cho rằng giáo viên là những người cần có kiến thức và
kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của học sinh; Tổ chức Life
3
Education công nhận mối quan hệ với bạn bè đóng vai trò rất lớn để hình thành hạnh
phúc ở học sinh. Công trình nổi bật của Goskay (2017) – Situations that make students
happy and unhappy in school đã chỉ ra hai thái cực của hạnh phúc học đường là happy
và unhappy với những biểu hiện cụ thể khác nhau. Theo Goskay, những yếu tố tác
động để khiến học sinh cảm thấy hạnh phúc bao gồm: Hoạt động trường, lớp, ngoại
khóa; sự tôn trọng, mến mộ của người khác; thành công, những phần thưởng; quan hệ
xã hội tốt đẹp. Đối với học sinh không hạnh phúc, các yếu tố đó là: gánh nặng thi cử,
bài tập về nhà cùng những dự án khác liên quan đến học tập; lựa chọn về con đường
tương lai không đúng đắn hoặc mù mờ; sự thờ ơ của thầy/cô giáo; áp lực thể chất, tinh
thần do bạo lực và những hình phạt. Như vậy, các tác giả đã xác định rõ những yếu tố
tác động đến cảm nhận hạnh phúc ở trường của học sinh trong môi trường học đường.
Một số bài báo trong nước chỉ ra những yếu tố tác động đến đời sống tinh thần ở
trường của học sinh. Các tác nhân trường học gây cảm xúc âm tính cho học sinh
(Đặng Thị Thu Trang và cộng sự) đã tìm ra yếu tố khiến học sinh có những cảm xúc
tiêu cực khi ở trường. Ứng phó với xúc cảm tiêu cực của học sinh trung học cơ sở
(Nguyễn Thị Hương và cộng sự) tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến cảm
xúc tiêu cực. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy những công trình nghiên cứu chuyên sâu
về chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh THPT. Hướng tới khách thể là học sinh
THPT, với đối tượng nghiên cứu chỉ số hạnh phúc học đường chính là điểm mới của đề
tài này.
1.2. Hạnh phúc học đường của học sinh THPT
1.2.1. Hạnh phúc học đường của học sinh
1.2.1.1. Hạnh phúc
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ định nghĩa: Hạnh phúc là sự thỏa mãn, toại
nguyện về mọi mặt. Từ điển Bách khoa toàn thư cho rằng: Hạnh phúc là một trạng thái
cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc bậc cao, mang tính nhân bản sâu sắc và thường
chịu sự tác động của lí trí.
Ở đề tài này, chúng em định nghĩa: Hạnh phúc là cảm xúc tích cực ở mỗi cá nhân như
vui sướng, lạc quan, tin tưởng, đặc biệt là sự hài lòng về cuộc sống khi được đáp ứng,
thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất tinh thần, đạt được ý nguyện
của bản thân.
1.2.1.2 Học đường
Học đường: Là trường học, nơi học sinh đến học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Học đường còn bao quát cả các mối quan hệ xã hội của những người tiếp nhận kiến
thức và truyền đạt kiến thức.
Từ hai khái niệm hạnh phúc và học đường ở trên, chúng em cho rằng: Hạnh
phúc học đường của học sinh là sự hài lòng, thoải mái về nhu cầu vật chất, tinh thần
của người học trong việc tiếp nhận và trao đổi kiến thức cũng như trong các mối quan
hệ ở nhà
trường.
1.2.2. Những biểu hiện của hạnh phúc học đường

4
Biểu hiện Cảm xúc tích cực Làm chủ, thích ứng với Được tôn
trọng,
Yếu tố hoàn cảnh chấp nhận
- Cảm thấy vui vẻ vì đạt điểm số - Làm quen với kiến - Thành tích học cao, khi giải quyết
được những thức mới một cách dễ tập, sự cố gắng, tiến Học tập vấn đề trong bài học, đạt
được dàng. bộ được mọi người
mục tiêu học tập, được học môn - Bình tĩnh trong giờ công nhận, tuyên
yêu thích. kiểm tra, khi làm bài dương.
- Thoải mái vì hoàn thành tốt tập, thuyết trình. - Ý kiến trong các bài thi/ kiểm tra. giờ
học được mọi - An tâm về lợi ích/ giá trị vận người tôn trọng, dụng vào thực tiễn của môn
lắng nghe. học.
- Cảm thấy giờ học bớt căng - Làm quen dễ dàng - Được bạn bè tôn thẳng nhờ sự giúp đỡ
của bạn với bạn học mới. trọng, quý mến, đồng học. - Giữ được mức độ lắng nghe, thông
Bạn bè - Vui vẻ vì những mối quan hệ thân thiết với các bạn cảm.
tích cực với các bạn. khác nhau. - Được bạn bè giúp
- Tự bảo vệ bản thân đỡ, đưa ra lời
trước sự bắt nạt, những
- Có bạn thân, có điểm lời chỉ trích, nói xấu, khuyên chân thành
tương đồng về sở thích, dễ chia sự phớt lờ,… của bạn. khi cần.
sẻ, nói chuyện. - Thấy tự hào khi
- Bạn có cá tính làm bản bạn bè cần mình
thân thấy ấn tượng. trong cuộc sống
- Mối quan hệ khác giới học đường.
trong sáng làm bản thân cảm
thấy cuộc sống học đường
thêm thú vị.
- Thích cách thầy cô - Chấp nhận và - Thầy cô cư
hướng dẫn học sinh học tập và làm quen với các thầy xử đúng mực khiến
Thầy cô yêu mến những thầy cô tâm lí cô mới. bản thân thấy được
với học sinh, chuyên môn giỏi. - Có hành vi tôn trọng.
- Lạc quan khi được thầy đúng mực, lễ phép đối - Thầy cô dạy
cô truyền cảm hứng và năng với thầy cô. học tận tình, tâm
lượng tích cực trong học tập và huyết.
cuộc sống ở trường.
- Thoải mái với những vật - Có thể khắc - Nhà trường
Môi trường dụng của lớp học/nhà trường: phục những thiếu thốn tôn trọng góp ý, kế
trường/ lớp không gian lớp, các phòng học về cơ sở vật chất. hoạch các hoạt
chức năng, sân tập thể thao, - Cân bằng thời động ngoại khoá
khuôn viên trường. gian hợp lí cho các của chính học sinh.
- Hài lòng với các hoạt hoạt động ngoại khoá. - Nhà trường
động ngoại khóa, trải nghiệm tuyên dương những
thực tế, giao lưu với các trường học sinh có thành
bạn (trong và ngoài nước). tích học tập tốt..
- Hài lòng vì hoàn thiện - Làm chủ được cảm - Ý kiến được
được mục tiêu đề ra trong học xúc của bản thân trong người khác tôn
Bản thân tập, các hoạt động học đường. mọi hoàn cảnh cần trọng / ủng hộ.
- Hài lòng vì đã đóng góp thiết. - Tự hào khi
tích cực cho tập thể. sự giúp đỡ cho một

5
- Nhận thức được giá trị cá nhân, sự cống
của bản thân trong một tập thể hiến cho tập thể
lớp/ trường. của mình được
- Luôn cố gắng thể hiện công nhận/ đền
bản thân một cách tích cực. đáp.
1.3. Chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh THPT
1.3.1 Học sinh trung học phổ thông
Trung học phổ thông: là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Bậc học
này gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh
phải vượt qua Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
1.3.2. Chỉ số
Chỉ số: lượng hóa một vấn đề nào đó bằng các con số cụ thể.
Từ những khái niệm trên, chúng em xây dựng khái niệm chỉ số hạnh phúc học
đường của học sinh THPT như sau: Chỉ số hạnh phúc học đường là khi lượng
hóa được các cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống thông qua các mối quan hệ, các
hoạt động của học sinh khi ở trường thành các con số cụ thể bằng công cụ nào
đó.
1.4. Các yếu tố tác động và hình thành cảm xúc hạnh phúc
1.4.1. Các yếu tố tác động và hình thành cảm xúc hạnh phúc ở mỗi cá
nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm nhận hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Nhóm nghiên cứu chia thành ba nguyên nhân chính: gen, sức khỏe, cách sống và
môi trường sống.
1.4.2. Các yếu tố tác động và hình thành cảm xúc hạnh phúc học đường của
học sinh THPT
Nhóm nghiên cứu xác định 5 yếu tố chính: học tập, thầy cô, bạn bè, môi trường
trường/lớp, giá trị bản thân.
CHƯƠNG 2. CHỈ SỐ HẠNH PHÚC CỦA HỌC SINH THPT KHI Ở
TRƯỜNG 2.1. Mức độ cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh trung
học phổ thông
Thang đo mức độ cảm nhận hạnh phúc học đường do nhóm tác giả xây
dựng có mức độ tin cậy đạt chuẩn (hệ số Cronbach’s Alpha = 0.733 > 0.6) và có
thể đưa vào phân tích mức độ hạnh phúc ở trường của các bạn học sinh.
Biểu đồ. Phân bố điểm chỉ
số hạnh phúc học đường của
học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Lào Cai
Biểu đồ cho thấy
phân bố điểm chỉ số
hạnh phúc học đường
của học sinh THPT
Chuyên Lào Cai. Độ
nghiêng của phân bố
6
(Skewness) = - 0.359 và độ nhọn (Kurtoris) = 0.512. Hai giá trị này điểm trung
vị và yếu vị lần lượt là
3.5; 3.6; 3.6 và gần như ngang nhau (Mean gần bằng Median, Median = Mode).
Như vậy, những chỉ số thống kê cho thấy phân bố này tiếp cận với đường cong
chuẩn và có thể được coi là phân bố chuẩn.
Chính xác hơn, đường phân bố hơi nghiêng phải cho thấy điểm chỉ số hạnh phúc
học đường của mẫu có chút nghiêng nhẹ về phía điểm trên trung bình (> 3.5). Sự
chênh lệch hơn của điểm trung vị với điểm trung bình đã nói lên điều này (3.6 >
3.5).
Độ lệch chuẩn (ĐLC) của phân bố điểm chỉ số hạnh phúc học đường là
0.685. Vì vậy, nhóm tác giả chia mức hạnh phúc của học sinh thành 5 mức theo
các mốc điểm ĐTB ± 1ĐLC, ĐTB ± 2ĐLC và ± 3ĐLC, riêng mức độ 3 có
khoảng cách giữa hai giá trị đầu mút là 2 ĐLC (*):
- Mức độ 1 – Chưa hạnh phúc: 1.445 -> 2.12 (-3 ĐLC)
- Mức độ 2 – Hạnh phúc ít: 2.13 -> 2.814 (- 2 ĐLC)
- Mức độ 3 – Hạnh phúc bình thường: 2.815 -> 4.185 (± 1 ĐLC)(*)
- Mức độ 4 – Hạnh phúc nhiều: 4.186 -> 4.87 (+2 ĐLC) - Mức độ 5 – Rất
hạnh phúc: 4.88 trở lên (+3 ĐLC) Số lượng học sinh ở các mức hạnh
phúc cụ thể như sau:
Bảng 1. Chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh THPT trên địa bàn thành phố
Lào Cai
Khối khối Mức độ
Dưới 1 2 3 4 5
mức 1
n % n % n % n % n % n %
10 3.56 2 1 4 1.9 13 6.3 152 73.1 35 16.8 2 1
(n=208)
11 3.47 0 0 8 2.6 55 17.7 203 65.5 39 12.6 5 1.6
(n=310)
12 3.49 5 1.2 7 1.7 62 15 253 61.4 71 17.2 14 3.4
(n=412)
Tổng (n = 930) 7 0.7 19 2 130 14 608 65.4 145 15.6 21 2.3
3.5
tổng
Kết quả khảo sát cho thấy, điểm chỉ số hạnh phúc học đường thấp nhất là 1 (n =
4), điểm số cao nhất đạt mức cực đại là 5 (n = 21). Số lượng học sinh hạnh phúc
ở mức trên trung bình lớn hơn các bạn ở mức dưới trung bình, dẫn đến đặc điểm
hơi nghiêng phải của biểu đồ.
Nhóm tác giả gộp học sinh ở dưới mức độ 1, mức độ 1 và 2 thành nhóm “không
hạnh phúc” và ở mức 4 và 5 là “hạnh phúc”. Như vậy, kết quả chung của cảm
nhận hạnh phúc ở 930 học sinh THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai là 156 học
sinh không hạnh phúc (16.02%) và 166 học sinh thuộc nhóm hạnh phúc
(17.84%). Có 608 học sinh cảm nhận hạnh phúc ở mức bình thường, chiếm
7
65.4% số khách thể. Vì vậy, điểm cảm nhận hạnh phúc của các bạn tập trung hầu
hết ở mức độ trung bình.
2.2. Các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh
Trên cơ sở tổng hợp 2310 ý kiến của học sinh qua câu hỏi mở ở giai đoạn đầu
nghiên cứu về những điều ở trường làm bạn hài lòng vui vẻ hoặc chán ghét nhất,
nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có liên quan đến cảm xúc hạnh phúc học
đường của học sinh: học tập, bạn bè, thầy cô, môi trường lớp/trường và giá trị
bản thân ở trường học. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha =
0.790 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Như vậy thang đo đáng tin cậy và các
yếu tố có liên kết chặt chẽ với nhau.
Bảng 2. Mối tương quan giữa chỉ số hạnh phúc học đường và các yếu tố
Nội dung Chỉ số hạnh phúc học đường
Học tập Pearson Correlation 0.383**
Bạn bè Pearson Correlation 0.452**
Thầy cô Pearson Correlation 0.412**
Môi trường lớp/ trường Pearson Correlation 0.388**
Bản thân Pearson Correlation 0.411**
Pearson Correlation: hệ số tương quan (**: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01, tương
quan chặt)
Sig. (2 – tailed): hệ số tương quan thực (Sig. <0.05: sự khác biệt giữa các hệ số tương
quan là có ý nghĩa thống kê) p = 0.000
Số liệu bảng 2 cho thấy, hệ số tương quan Pearson giữa chỉ số hạnh phúc học
đường với các yếu tố Học tập, Bạn bè, Thầy cô, Môi trường lớp/trường, Bản thân
có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Tương quan này tương đối chặt và là tương quan
cùng chiều.
Học tập có tương quan yếu nhất với hệ số r là 0.383. Ở những yếu tố: Thầy cô,
Bản thân, Môi trường lớp/trường có hệ số r lần lượt là 0.412; 0.411; 0.388 tương
quan tương đối chặt đối với chỉ số hạnh phúc. Vì nội dung các items đều theo
hướng tích cực nên thông số trên chỉ ra rằng những yếu tố tích cực trong Thầy
cô, Bản thân, Môi trường lớp/trường đều có ý nghĩa đối với học sinh được khảo
sát. Hệ số r càng cao thì chỉ số hạnh phúc càng cao. Hạnh phúc của học sinh liên
quan nhiều nhất đến yếu tố bạn bè (hệ số r là 0.452), niềm vui hay sự tích cực
trong mối quan hệ với bạn bè là yếu tố quan trọng hình thành nên hạnh phúc học
đường của học sinh. Những tác động tiêu cực ở yếu tố này cũng gây nên cảm xúc
không hạnh phúc cho học sinh THPT.
Bảng 3: Mô hình hồi quy logistic giữa chỉ số hạnh phúc học đường với 5 yếu tố
p Exp(B)
Yếu tố 1: Học tập
Tôi đặc biệt quan tâm đến kết quả học tập của mình 0.003 1.455

Tôi quan tâm đến giá trị vận dụng trong cuộc sống 0.000 1.792
của những kiến thức đã được học ở trường

8
Tôi có môn học yêu thích 0.000 1.435
Tôi không bị áp lực bởi vấn đề kiểm tra và thi 0.000 1.478
p < 0.05; R2 = 0.384; ANOVA p = 0.000
Yếu tố 2: Bạn bè
Tôi được bạn bè tin tưởng, tôn trọng trong trường 0.000 2.266

Tôi nhận được nhiều lời khuyên chân thành từ bạn bè 0.018 1.423
Tôi có người bạn thân thiết cùng lớp 0.015 1.351
p < 0.05; R2 = 0.475; ANOVA p = 0.000
Yếu tố 3: Thầy cô
Tôi đặc biệt quan tâm tới cách thức hướng dẫn học 0.296 1.159
sinh học tập của thầy cô
Tôi có những thầy cô thấu hiểu và đưa ra những lời 0.420 1.137
khuyên hữu ích với tôi
Thầy cô có thể truyền cho tôi nguồn cảm hứng và 0.000 2.046
năng lượng tích cực trong học tập và cuộc sống
Tôi có thầy cô mà mình yêu quý 0.051 1.311
Tôi có thầy cô tận tâm với trò, luôn động viên và 0.074 1.303
khích lệ trò
2-LL: 334.217 ; p < 0.05; R2 = 0.423; ANOVA p = 0.000
Yếu tố 4: Môi trường lớp/trường
Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu của tôi 0.002 1.618
Hoạt động do các CLB tổ chức đã tạo nên một môi 0.003 1.564
trường tích cực, hữu ích cho tất cả học sinh
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp tôi có nhiều trải 0.015 1.455
nghiệm và phát triển bản thân toàn diện
Chỗ ngồi trong lớp của tôi thoải mái 0.000 1.678
p < 0.05; R2 = 0.396; ANOVA p = 0.000
Yếu tố 5: Bản thân
Ý kiến tôi đưa ra được mọi người lắng nghe, ủng hộ 0.000 2.370
Tôi luôn nỗ lực để khẳng định bản thân trong môi 0.000 2.002
trường học đường
Mọi cống hiến cho tập thể lớp, trường của tôi đều 0.077 1.315
được công nhận
p < 0.05; R2 = 0.442; ANOVA p = 0.000

9
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 5 nhóm yếu tố: Học tập, Bạn bè, Thầy cô,
Môi trường lớp/ trường và Bản thân đều có ảnh hưởng đến hạnh phúc ở trường
của học sinh p < 0.05 và ANOVA p = 0.000 nên kết quả phân tích có ý nghĩa
thống kê. Khả năng dự báo hạnh phúc của các biến số cụ thể trong từng mô hình
như sau:
- Yếu tố Học tập: Học sinh đều rất quan tâm đến kết quả học tập và giá trị
vận dụng những kiến thức đã được học ở trường (p <0.05). Điều đó khẳng định
học sinh rất nghiêm túc với việc học của bản thân cũng như sẽ luôn cố gắng để
đạt được kết quả học tập tốt, là một yếu tố giúp hình thành cảm xúc hạnh phúc
học đường. Việc có môn học yêu thích sẽ khiến học sinh hạnh phúc hơn 1.435
lần (95% CI = 1.179 – 1.747) vì sẽ làm tăng hứng thú học tập, hình thành nên
cảm xúc tích cực. Áp lực từ kiểm tra và thi cử cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cảm
xúc của học sinh. Những bạn chịu áp lực kiểm tra và thi cử cảm thấy hạnh phúc
chỉ bằng 14.78% so với các bạn không có áp lực. Học sinh hạnh phúc là những
học sinh không quá đặt nặng vấn đề kiểm tra và thi. Có thể họ không bị gây áp
lực từ gia đình, thầy cô hay tự bản thân tạo áp lực cho chính mình.
- Yếu tố Bạn bè: Bạn bè có tác động nhiều nhất đến chỉ số hạnh phúc học
đường với R2 = 0.475. Học sinh thấy mình nhận được sự tin tưởng và tôn trọng
từ bạn bè sẽ hạnh phúc hơn những bạn không nhận được điều đó (Exp(B) =
2.266 > 1). Việc được tập thể tôn trọng, ủng hộ tác động mạnh mẽ vào cảm xúc
của học sinh. Khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, nhận được những lời
khuyên chân thành từ bạn bè giúp cho học sinh trở nên hạnh phúc hơn, những lời
động viên của bạn bè sẽ đem đến những cảm xúc tích cực, tạo nên những mối
quan hệ tốt đẹp trong môi trường học đường. Học sinh có bạn thân cùng lớp sẽ
có cảm xúc vui hơn những bạn không có bạn thân cùng lớp. - Yếu tố Thầy cô:
“Cách thức hướng dẫn học sinh học tập của thầy cô”; “thầy cô thấu hiểu và đưa
ra những lời khuyên hữu ích”; “thầy cô tận tâm và khích lệ trò” hay “có thầy cô
yêu quý” đều không có nhiều ý nghĩa đối với mẫu trong nghiên cứu (p > 0.05).
Trong những học sinh được khảo sát, mối quan hệ giữa thầy và trò vẫn có
khoảng cách khá xa và thật sự chưa có nhiều tương tác sau mỗi giờ học. Vì thế,
học sinh vẫn chưa cảm nhận được sự tận tâm của thầy cô giáo. Niềm hạnh phúc
của học sinh cũng không đến từ những tác động của thầy cô. Riêng biến số “thầy
cô truyền cảm hứng và năng lượng tích cực trong học tập và cuộc sống” lại có ý
nghĩa rất lớn với hạnh phúc của học sinh (p = 0.000). Học sinh được truyền cảm
hứng hay năng lượng từ phía thầy cô hạnh phúc hơn những bạn không cảm thấy
điều đó 2.046 lần. Sự dẫn dắt hay khả năng truyền cảm hứng của thầy cô là yếu
tố quan trọng hình thành nên sự tích cực, hạnh phúc trong cuộc sống học đường
của mỗi học sinh.
- Yếu tố Môi trường lớp/ trường: Trong mô hình hồi quy 4, yếu tố “chỗ
ngồi thoải mái trong lớp” là yếu tố quan trọng đối với cảm xúc hạnh phúc của
các bạn học sinh (p < 0.05). Khi có một chỗ ngồi thuận tiện, ngồi cùng những
người bạn mà mình muốn gắn bó; các bạn có thể sẽ dễ dàng tiếp thu bài giảng,
cảm giác thoải mái, hài lòng. Học sinh được tham gia hoạt động của các CLB (p

10
= 0.003) và những hoạt động ngoài giờ lên lớp (p = 0.015) đều có những cảm
xúc hạnh phúc, hơn 1.5 lần những học sinh không tham gia. Yếu tố “Nhà trường
luôn có sự động viên, khen thưởng khi tôi có thành tích tốt” không tác động hình
thành cảm xúc hạnh phúc của học sinh THPT.
- Yếu tố Bản thân: Những học sinh luôn nỗ lực để khẳng định bản thân cảm
thấy hạnh phúc cao hơn so với những bạn khác (p = 0.000). Khi muốn khẳng
định bản thân, các bạn sẽ dễ dàng thể hiện khả năng hay sự tự tin trước những
hoạt động tập thể; và từ những hoạt động đó học sinh được rèn luyện kĩ năng,
được tập thể công nhận, hình thành niềm vui ở trường. Điều này cũng giải thích
cho item “Ý kiến tôi đưa ra được mọi người lắng nghe, ủng hộ” (p < 0.005) vì
khi khẳng định được bản thân mình, những ý kiến học sinh đưa ra sẽ được lắng
nghe, ủng hộ. Ngược lại, học sinh rụt rè hay ngại thể hiện bản thân mình sẽ có ít
niềm vui hơn, các mối quan hệ cũng hẹp hơn.
Mỗi một yếu tố có tác động khác nhau đến cảm nhận hạnh phúc ở trường của
học sinh. Tác động ở mức độ nào, yếu tố nào là chính cũng có sự khác biệt ở
từng cá thể. Và sự tác động của các yếu tố trên còn có sự thay đổi theo từng giai
đoạn khác nhau trong quá trình học tập. Đó là điều mà nhà trường, gia đình cần
nắm bắt để có những định hướng cảm xúc cần thiết cho học sinh.
2.3. So sánh chỉ số hạnh phúc qua thông tin cơ bản
2.3.1. Trường chuyên với trường không chuyên
Bảng 4. Chỉ số hạnh phúc của học sinh Trường THPT
Chuyên và các trường không chuyên
t-test for Equality of Means

t df Sig. (2-tailed)

Chỉ số hạnh phúc học đường Equal variances not 3.180 924.713 .002
assumed

- Điểm giống nhau: Hầu hết học sinh ở cả hai trường có cảm nhận hạnh
phúc ở mức 3 – mức bình thường. Nhìn chung học sinh THPT đều cảm thấy
hạnh phúc khi ở trường. Cơ sở vật chất, các hoạt động ngoài giờ trong nhà
trường đều là yếu tố tác động nhiều đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trường
chuyên và không chuyên.
- Điểm khác nhau: Đối với trường chuyên, yếu tố Môi trường lớp/ trường
ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số hạnh phúc. Tuy nhiên Bạn bè lại là yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến cảm xúc học sinh các trường không chuyên.
2.3.2. Giới tính và khối lớp
Bảng 5. Kết quả phân tích T - test theo giới tính
t-test for Equality of Means

t df Sig. (2-tailed)

Chỉ số hạnh phúc học đường Equal variances not -.104 771.245 .917
assumed

11
- Về giới tính: Nhóm nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên, số học sinh nữ là
527, nam là 403. Kết quả kiểm định T – test không có sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê giữa cảm xúc hạnh phúc ở trường học của nam và nữ (Sig = 0.917
> 0.05).
Bảng 6. Kết quả phân tích One - way ANOVA theo khối lớp
Statistica df1 df2 Sig.

Welch 1.416 2 539.892 .244

- Về các khối lớp: Sig khi kiểm định One – way ANOVA về sự khác biệt
của khối 10, khối 11, khối 12 là 0.244 > 0.05. Như vậy, không có sự khác biệt
trong cảm nhận hạnh phúc học đường ở các khối lớp.
2.4. Nghiên cứu trường hợp điển hình
Nhóm nghiên cứu 3 trường hợp có chỉ số hạnh phúc từ thấp đến cao:
- Trường hợp 1: Nữ, lớp 11 Văn Trường THPT Chuyên Lào Cai.
+ Chỉ số hạnh phúc: 1 – thuộc mức cảm nhận hạnh phúc dưới mức 1.
+ Học tập: Học sinh quan tâm đến kết quả học tập của mình, lo lắng về điểm
môn chuyên và học lực của bản thân. Đối tượng luôn cảm thấy có vấn đề trong
việc học môn Toán và môn Tiếng Anh nên hay cảm thấy bị bế tắc và mất động
lực học tập.
+ Bạn bè: Luôn bị bạn cùng lớp bắt nạt, ý kiến cá nhân không được tập thể coi
trọng và thường xuyên bị miệt thị bởi ngoại hình và tính cách, không có người
bạn thân thiết trong lớp để chia sẻ và đồng cảm lúc gặp khó khăn.
+ Thầy cô, môi trường lớp/trường: Cảm thấy hài lòng với đa số thầy cô giáo và
cơ sở vật chất, hoạt động của nhà trường.
+ Bản thân: Sống khép kín, thu mình lại sau những cố gắng thay đổi mối quan
hệ với các bạn trong lớp nhưng không được. Học sinh thấy mình bị coi thường,
vô cùng chán nản và không muốn đến trường.
- Trường hợp 2: Nam, lớp 11A3 Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai . +
Chỉ số hạnh phúc: 3.2 – thuộc mức độ cảm nhận hạnh phúc bình thường.
+ Học tập: đối tượng quan tâm đến kết quả học tập của mình, có môn học yêu
thích và không bị áp lực bởi vấn đề kiểm tra và thi.
+ Bạn bè: có người bạn lắng nghe đồng cảm, nhận được lời khuyên của bạn bè
và có người bạn thân thiết làm cho cảm xúc học sinh tích cực hơn khi ở trường.
+ Thầy cô: cách thức hướng dẫn của thầy cô được quan tâm, những yếu tố khác
về thầy cô chỉ đối với cảm xúc chỉ ở mức bình thường.
+ Môi trường lớp/trường, bản thân: đều ở mức bình thường đối với cảm xúc của
học sinh.
- Trường hợp 3: Nữ, lớp 11A2 Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai.
+ Chỉ số hạnh phúc: 5 – thuộc mức độ cảm nhận hạnh phúc 5.
+ Tất cả các yếu tố học tập, bạn bè, thầy cô, môi trường, bản thân đều ở mức tích
cực riêng chỉ có một số hoạt động của nhà trường là tác động bình thường đến
cảm xúc. Kết luận: 156/930 học sinh chưa hạnh phúc khi ở trường là con số

12
không nhỏ. Những yếu tố khiến học sinh hạnh phúc: có môn học yêu thích, bạn
bè tin tưởng tôn trọng, thầy cô truyền cảm hứng và năng lượng tích cực, chỗ ngồi
thoải mái, nỗ lực khẳng định bản thân; những yếu tố này đưa đến dự đoán: hạnh
phúc học đường liên quan chặt chẽ với ý thức cá nhân, với việc khẳng định bản
thân giữa tập thể.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CẢM XÚC HẠNH PHÚC HỌC
ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THPT
3. 1. Xây dựng và thực nghiệm các biện pháp tăng cường cảm xúc hạnh
phúc học đường cho học sinh THPT
3.1.1. Thành lập nhóm “We share”
- Mục tiêu hoạt động:
Thành lập nhóm “We share” nhằm mục đích hỗ trợ tâm lí cho học sinh, đặc biệt
ở những trường học chưa thành lập phòng tham vấn tâm lí.
- Cách thức hoạt động:
Nhóm “We share” gồm 9 thành viên là học sinh ở 3 khối lớp 10, 11, 12 tự
nguyện tham gia hoạt động này. Các bạn học sinh ở nhóm này đã được chuyên
viên tâm lí hướng dẫn nhằm nâng cao kĩ năng liên cá nhân.
Vai trò của các thành viên trong nhóm “We share”: quan sát và phát hiện những
bạn bè trong lớp, trong trường có những biểu hiện có vấn đề về tâm lí; kết nối
các bạn tới chuyên viên tâm lí để các bạn được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.
Chuyên viên tâm lí được nhóm “We share” đề nghị hỗ trợ: Vũ Thanh Châu,
nghiên cứu sinh Viện Khoa học xã hội, giám đốc Trung tâm Kĩ năng sống
(Phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai).
Hỗ trợ tài chính chi trả cho các hoạt động của nhóm: Công ty TNHH tư vấn
công nghiệp Lào Cai. Địa chỉ: Số 70, đường Trần Hưng Đạo, P.Bắc Cường, TP
Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Đối thoại thầy – trò : “Listen & to be Listened”
- Mục tiêu hoạt động: giúp thầy cô và học sinh có một buổi đối thoại thẳng thắn,
nhằm mục đích bộc lộ những vấn đề còn khúc mắc (nếu có) trong mối quan hệ
thầy trò, để từ đó có thể hiểu nhau hơn, tạo không khí lớp học vui vẻ và hạnh
phúc hơn. - Công tác chuẩn bị:
+ Hình thành kịch bản buổi đối thoại.
+ Gửi kịch bản đến lớp nằm trong chương trình tổ chức và các thầy cô mà
nhóm nghiên cứu có kế hoạch mời tham gia.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi đối thoại (máy chiếu, giấy
A0..) - Tổ chức hoạt động: + Thời gian: Tháng 11/2018. Độ dài
dự kiến mỗi chương trình: 45 phút.
+ Địa điểm: Lớp 11 Trung, 10 A1, Trường THPT Chuyên Lào Cai.
- Thành phần: Nhóm nghiên cứu, thầy/ cô tham gia buổi đối thoại và thành viên
của lớp học.
- Nội dung:
+ Hoạt động 1: Giới thiệu lý do diễn ra chương trình, chủ đề và những yêu cầu
cụ thể mà nhóm nghiên cứu đặt ra.
13
+ Hoạt động 2: Các bạn học sinh viết những điều mình cảm thấy phiền lòng về
thầy/cô vào giấy và thầy/cô cũng cũng ghi những nội dung tương tự vào giấy A0.
Mọi nội dung đều đặt trên chủ đề về hạnh phúc học đường.
+ Hoạt động 3: Sử dụng Vòng quay để chọn ra ngẫu nhiên 5 bạn học sinh, sau
đó nói lên những điều bản thân cảm thấy vẫn còn vướng mắc giữa mối quan hệ
thầy trò. + Hoạt động 4: Kết luận về hiệu quả của buổi tương tác thông qua cảm
nghĩ của thầy/ cô và các bạn học sinh.
3.1.3. Series các hoạt động tương tác thầy trò “Teachers Be Friends”
Hoạt động 1: Ngày hội “Kết nối thầy trò”
- Mục tiêu hoạt động: Tạo cơ hội để thầy cô và học sinh được cùng hoạt
động, cùng tương tác; từ đó thầy trò gắn kết hơn, học tập sẽ hiệu quả hơn.
- Đối tượng tham gia: Giáo viên và học sinh, kết hợp với các hoạt động của
Đoàn Thanh niên trong dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
- Thời gian: 19/ 11/2018.
- Các hoạt động chính:
+ Các tiết mục văn nghệ có sự tham gia của cả thầy và trò.
+ Tổ chức các trò chơi có sự tham gia của cả thầy và trò: “Ai nhanh hơn lớp
tôi?”, “Dẫn bước em đi”...
Hoạt động 2: “Gratitude Week” – Tuần lễ tri ân dành cho thầy
cô - Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh có cơ hội bày tỏ sự tri ân
thầy cô. - Câu lạc bộ chủ trì: CLC Multimedia.
- Đối tượng tham gia: Học sinh trường THPT Chuyên Lào Cai.
- Thời gian: Thời gian diễn ra hoạt động là từ ngày 13/11 - 20/11/2018.
- Các hoạt động chính:
+ Bảng trưng bày Gratitude Day và hoạt động viết thư cho thầy cô: Học
sinh thể hiện tình cảm và suy nghĩ của mình đối với thầy cô bằng cách vẽ tranh,
tìm chọn những bức ảnh đặc biệt của thầy cô, v.v. để gửi tới câu lạc bộ CLC
Multimedia. Những bức ảnh của thầy cô, lời tâm sự của học sinh được đăng lên
fanpage CLC Multimedia. Bảng Gratitude Day được trang trí bằng các bức vẽ
chân dung thầy cô do học sinh thực hiện cùng với những bức thư (viết trong ngày
20.11) thể hiện suy nghĩ và mong muốn của các bạn đối với thầy cô (bảng được
trưng bày trong ngày 20.11).
+ Hoạt động “Free hugs”: Tất cả học sinh tham gia tổ chức ngày hội trao
đi những cái ôm ấm áp tới thầy cô trong ngày 20.11.
+ Những tấm thiệp handmade do chính học sinh làm cùng với những lời chúc
đã được trao gửi tận tay thầy cô.
Hoạt động 3: “Radio for you” - gửi gắm yêu thương qua radio nhà
trường - Mục tiêu hoạt động: Thầy cô và học sinh gửi những thông
điệp yêu thương.
- Đối tượng tham gia: Tất cả thầy cô và học sinh trong trường.
- Thời gian: Trong suốt năm học.

14
- Cách thức thực hiện: Thầy cô và học sinh gửi những lời
nhắn đến CLC MIT (Câu lạc bộ Toán - Tin kết hợp với nhóm nghiên cứu).
Những lời nhắn, kết hợp với các ca khúc sẽ được phát trên radio ở trường
vào buổi sáng và giờ ra chơi giữa giờ.
3.1.4. Phần mềm Adobe Acrobat Reader DC hỗ trợ giờ học
Sử dụng phần mềm PDF (Portable Document Format, Định dạng tài liệu di
động) tương tác Adobe Acrobat Reader DC phiên bản 2019.010.20069, nhóm tác
giả xây dựng những bộ câu hỏi trắc nghiệm với nội dung liên quan đến bài học
trên lớp. Từng câu hỏi được đính kèm với những đường link trên Internet về
những kiến thức liên quan đến câu hỏi (trình bày dưới nhiều dạng tuỳ thích như
hình ảnh, chữ,… và đặc biệt là mã QR cho phép có thể truy cập đường link với
cách quét mã bằng điện thoại thông minh,…); có thể lập trình để tính câu đúng/
sai; tích hợp video, ảnh nhằm tăng tính hấp dẫn cho bộ
câu hỏi;…
Kết luận: Sự trao gửi yêu thương giữa trò và thầy qua những món quà tinh thần
khiến cho cả thầy và trò đều cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở trường. Những hoạt
động tương tác giữa thầy và trò không chỉ có ý nghĩa kết nối thầy trò. Bởi khi các
bạn tham gia vào hoạt động chung, quan hệ bạn bè cũng được gắn kết, cũng có
khả năng gia tăng cảm xúc tích cực giữa các bạn đồng học. Khi mối quan hệ thầy
trò, quan hệ bạn bè trở nên gần gũi và ấm áp hơn, các bạn sẽ thêm động lực học
tập, có cơ hội tăng cường kĩ năng sống, hướng tới mục tiêu hoàn thiện bản thân
trong môi trường học đường.
3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
3.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả các biện pháp
Công thức tính hiệu quả biện pháp:
Chỉ số hiệu quả (%) = | 2 - 𝑋 1|/ 1 x 100 (%) (của nhóm thực nghiệm)
Chỉ số hiệu quả (%) = | x 100 (%) (của nhóm đối chứng)
Hiệu quả can thiệp = (Chỉ số hiệu quả của nhóm thực nghiệm) – (Chỉ số hiệu
quả của nhóm đối chứng). 3.2.2. Hiệu quả các biện pháp
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4

Tác động Mean N Mean N Mean N Mean N

Thực nghiệm sau tác


1.7333 3 3.9250 32 4.1500 16 3.9467 15
động
Thực nghiệm trước
1.1714 7 2.9889 36 3.7750 16 3.6588 17
tác động ( ) Đối
1

chứng sau tác


3.2571 7 3.5714 35 3.6375 16 3.2267 15
động
Đối chứng trước tác
3.0333 6 3.1200 25 3.4235 17 3.2182 22
động

15
Total 2.3652 23 3.4078 128 3.7415 65 3.4870 69

Bảng 7. Điểm trung bình chỉ số hạnh phúc học đường của các nhóm học sinh
trước và sau tác động.
- Biện pháp 1:
Nhóm thực nghiệm là 7 học sinh có cảm nhận hạnh phúc học đường dưới
mức 1. Các thành viên của We Share đã kết nối được 3 trường hợp này với
chuyên gia tâm lí.
Các bạn đã cảm thấy hạnh phúc hơn trong môi trường học. Hiệu quả tác động
của biện pháp là 39.99 % (sig khi thực hiện T – test là 0.00 < 0.05).
- Biện pháp 2:
Nhóm thực nghiệm gồm 35 học sinh. Hiệu quả can thiệp của biện pháp đối với
học sinh là 16.85%. Biện pháp có ý nghĩa kéo gần khoảng cách thầy trò, thấu
hiểu và chia sẻ.
- Biện pháp 3:
Nhóm thực nghiệm: học sinh THPT Chuyên Lào Cai, nhóm đối chứng:
học sinh không chuyên. Biện pháp chỉ được áp dụng với học sinh trường chuyên,
với hiệu quả can thiệp là 31.2% (sig = 0.02 < 0.05 khi thực hiện T – test). Cảm
nhận hạnh phúc ở trường của học sinh đã tăng với nhóm thực nghiệm. - Biện
pháp 4:
Học sinh được trải nghiệm giờ học môn Địa lí và Tiếng Anh với sự hỗ trợ của
phần mềm PDF tương tác, bằng một loạt những câu hỏi trắc nghiệm lí thú, hệ
thống hình ảnh minh họa sống động, kiến thức phong phú do sự kết nối các
đường link. Hiệu quả tác động của biện pháp lên chỉ số hạnh phúc học đường là
7.6 % với sig = 0.01 < 0.05 khi thực hiện T – Test.
Kết luận: Các biện pháp có thể dễ dàng áp dụng tại các trường THPT khác nhau.
Hiệu quả đạt được của từng biện pháp giúp tăng chỉ số hạnh phúc học đường của
học sinh THPT. Tuy nhiên, mức độ tăng chỉ số hạnh phúc học đường không
đồng đều ở từng khách thể.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy cảm nhận hạnh phúc học đường của học sinh trên địa
bàn thành phố Lào Cai chủ yếu ở mức bình thường, không hạnh phúc hoàn toàn
nhưng cũng không rơi vào trạng thái quá tiêu cực. Đây là điều đáng lưu tâm đối
với các thầy cô, các nhà quản lí giáo dục khi thực hiện mục tiêu xây dựng trường
học hạnh phúc. Những yếu tố học tập, bạn bè, thầy cô, môi trường lớp/trường,
bản thân học sinh đều có ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc học đường. Mỗi cá
nhân không chỉ tồn tại như một cá thể riêng biệt mà còn được đặt trong mối quan
hệ ràng buộc với thầy cô, bạn bè, trong môi trường học đường nói chung. Đạt
được mục tiêu học tập, hoàn thiện bản thân, luôn có cảm xúc hạnh phúc chính là
đích đến mà mọi học sinh đều mong muốn. Những tác động tích cực khiến học
sinh hạnh phúc là điều cần thiết để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh
phúc.

16
2. Kiến nghị
Lãnh đạo ngành giáo dục, nhà trường thành lập Phòng tư vấn tâm lí dành cho
học sinh trung học phổ thông.
Nhà trường, Đoàn Thanh niên tăng cường tổ chức các buổi tương tác giữa giáo
viên và học sinh nhằm kéo gần khoảng cách thầy trò, giảm những áp lực, căng
thẳng trong thời gian ở trường.
Nhà trường xây dựng kế hoạch, huy động nguồn xã hội hóa giáo dục từ các tổ
chức, cá nhân để có thêm kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục.
Học sinh cần chủ động xây dựng mối quan hệ tích cực, tự tạo niềm vui trong
học tập, tìm đến các chuyên gia tâm lí khi có những cảm xúc quá tiêu cực.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Thu Trang và cộng sự - Các tác nhân trường học gây cảm xúc
âm tính cho học sinh - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lí học học đường
lần thứ 6 (2018).
2. Nguyễn Thị Hương & cộng sự - Ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học
sinh trung học cơ sở - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Tập 30, Số 4 (2014) 25-34.
3. PGS. TS Hồ Sĩ Quý (Viện trưởng Viện thông tin KHXH) - Nghiên cứu
định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam trong 178
nước 2006 (2007) - https://vcgate.vnu.edu.vn/articles/nghien-cuu-dinh-luong-
ve-hanh-phuc-va-chi-sohanh-phuc-hpi-cua-viet-nam-trong-178-nuoc-nam-2006.
4. Süleyman Göksoy - Situations that Make Students Happy and Unhappy in
Schools (2017), DOI: 10.13189/ujer.2017.051312.
5. Warrington S. Parker Jr., PhD and Brenda A. Parker - Happy teachers
make happy students (2017), https://brainworldmagazine.com/happy-
teachers-make-happy- students/.

17

You might also like