Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CBHD: Th.S.

PHAN TRỌNG NGHĨA

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập ở học kì qua, em đã học hỏi được nhiều kiến thức
mới để vận hành được bộ biến tần ACS 550, để sau này có thể vận hành thực tế
ngoài cuộc sống, trang bị cho mình hành trang để hoàn thành các công việc sau
khi ra trường

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Trọng Nghĩa đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình làm Đồ Án

Cần Thơ, Tháng 4 năm 2018


Sinh viên thực hiện

Phạm Hoàng Kiện

1
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống trong thời đại cùng với sự phát triển không ngừng của khoa
học kỹ thuật gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt lên
hàng đầu.

Ngành điện đóng một vai trò mấu chốt và không thể tách rời với sự khởi đầu cho
công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Trong ngành điện, việc quản lí, vận hành và điều khiển Động cơ là một khâu vô
cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các thiết bị
phục vụ cho khâu này không ngừng được cải tiến và tối ưu.

Việc quản lí, vận hành và điều khiển Động cơ giúp cho quá trình lao động sản
xuất đạt được hiệu quả cao nhất, để đạt được điều đó Các nhà nghiên cứu đã cho
ra đời bộ biến tần. Với những lý do thiết thực đó em chọn đề tài “ Tìm hiểu và
thực tập vận hành bộ biến tần ACS 550 trên tủ ABB Demo đóng cắt hạ thế”

2
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trên tủ Demo đóng cắt hạ thế của công ty TNHH ABB Việt Nam có lắp đặt 1
bộ biến tần ACS 550 và động cơ 4Kw

Tìm hiểu và vận hành biến tần để điều khiển động cơ hoạt động theo nhiều chức
năng khác nhau

Kết Cấu của đề tài


Chương 1: Giới thiệu về biến tần ACS 550
Chương 2: Đấu nối biến tần
Chương 3: Vận hành các chức năng của biến tần
Chương 4: Kết luận

3
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu biến tần


1.1 sơ lược biến tần……………………………………….. trang 5
1.2 cấu tạo………………………………………………… trang 6
1.3 nguyên lý hoạt động…………………………………... trang 7

Chương 2: Đấu nối biến tần


2.1 Đấu nối bộ phận điều khiển thiết lập sẳn…………….. trang 8
2.2 Đấu nối nguồn cho biến tần và động cơ……………... trang 10

Chương 3: Vận hành các chức năng của biến tần


3.0 Cài đặt các thông số chung…………………………... trang 11
3.1 Vận hành ở chế độ Local
3.1.1 Khởi động và dừng động cơ…………………………… trang 12
3.1.2 Đảo chiều quay động cơ……………………………….. trang 12
3.1.3 Thay đổi tốc độ động cơ……………………………….. trang 12
3.1.4 Hẹn giờ khởi động và dừng……………………………. trang 13
3.2 Vận hành ở chế độ Remote
3.2.1 Khởi động và dừng động cơ…………………………… trang 13
3.2.2 Đảo chiều động cơ……………………………………... trang 13
3.2.3 Thay đổi tốc độ động cơ……………………………….. trang 14
3.3 Xem, khắc phục, xóa lịch sử lỗi……………………… trang 15
Chương 4: Kết luận…………………………………………………… trang 16
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….. trang 17

4
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

Chương 1
Giới Thiệu Biến Tần ACS 550

1.1Sơ lược về biến tần

- Song song với bộ khởi động mềm, thì biến tần cũng mang tính chất sử
dụng bộ điều khiển điện tử để điều khiển hoạt động của động cơ. Đảm
bảo sự vận hành ổn định tin cậy trong các dây chuyền sản xuất, bằng cách
điều khiển tần số để kiểm soát: tốc độ, dòng điện stator, từ thông, điện áp,
momen, hệ số công suất,... một cách chính xác kéo dài thời gian hoạt
động, giảm chi phí vận hành bảo dưỡng, và tiết kiệm năng lượng cho
động cơ hay dây chuyền sản xuất.
- Bằng việc nâng cao tính ổn định, giảm bớt chi phí bảo dưỡng, điều khiển
chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, biến tần rõ ràng đã mang lại
nhiều lợi ích cho băng tải nói riêng và các thiết bị ngành công nghiệp nói
chung

Hình 1.1 bộ biến tần ACS550

+ Điện áp cấp 380V, Công suất 0.74 – 160kW


5
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
+ Cấp bảo vệ IP21, IP54, Hệ số công suất 0.98
+ Dùng điều khiển tốc độ đông cơ không đồng bộ 3 pha

1.2 Cấu tạo

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo cơ bản của biến tần

Cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:


- Bộ chỉnh lưu, bộ lọc: gồm diode, tụ điện…
- Bộ điều khiển: Mạch điều khiển gồm các linh kiện điện tử
- Bộ nghịch lưu: gồm các Transistor…

1.3.Nguyên lý hoạt động

6
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành
nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu
diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị
không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được
biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này
hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách
ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). -Nguyên lý điều khiển
động cơ của bộ biến tần: Thay đổi tần số nguồn cung cấp cho động cơ là thay
đổi tốc độ không tải nên thay đổi luôn đặc tính cơ của động cơ. Tần số càng cao,
tốc độ càng lớn. Khi điều chỉnh tần số cấp cho động cơ thì các thông số như cảm
kháng, dòng điện từ thông , của động cơ đều bị thay đổi theo. Và cuối cùng thì
các thông số như độ trược tới hạn và mô-men tới hạn đề bị thay đổi. Lợi dụng sự
thay đổi chúng ta có thể điều chỉnh các thông số trên. Tần số giảm, dòng điện
lớn mô-men càng lớn. Nhưng khi diều chỉnh, đêu phải theo một tiêu chuẩn và
quy luật được quy định sẵn.

7
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

Chương 2
Đấu nối biến tần

2.1 Đấu nối bộ phận điều khiển thiết lập sẳn


B1: Xác định macro hệ thống để vận hành:
- Ở đây chọn hệ thống ABB STANDARD: Đây là macro mặc định. Nó
cung cấp một mục đích chung, cấu hình được thiết lập với 3 tốc độ không
đổi
- Sơ đồ đấu nối:

B2: Tiến hành đấu nối các cổng tương ứng với công tắt, đèn báo, và núm điều
chỉnh bên ngoài tủ
8
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
- AI1, DI1, DI2, DI3, DI4, DI5
- Đèn báo (màu đỏ) Sẵn sàng-Relay 1
- Đèn báo (màu xanh) Chạy-Relay 2
- Đèn báo (màu vàng) Lỗi-Relay 3

Hình 2.1 sơ đồ đấu dây

9
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

2.2 Đấu nối nguồn cho biến tần và động cơ

- Cổng U1, V1, W1 đấu với nguồn điện xoay chiều 3 pha 380V đã có các
thiết bị bảo vệ

- Cổng U2, V2, W2 được chia 2 nhánh là X5 (gồm 3 đầu đấu nối 1, 2, 3) và
nhánh X6 ( gồm 3 đầu đấu nối 1, 2, 3) để đấu vào động cơ

+ Ở động cơ đưa ra cổng U1, V1, W1 lần lượt theo thứ tự đấu vào
nhánh X5 của biến tần ( U1-1, V1-2, W1-3)

+ Ở động cơ đưa ra cổng W2, U2, V2 lần lượt theo thứ tự đấu vào
nhánh X6 của biến tần ( W2-1, U2-2, V3-3)

10
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

Chương 3
Vận hành các chức năng của biến tần

3.0 CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CHUNG

Cài đặt thời gian cho biến tần


+ Nhấn Menu sau đó di chuyển phím chọn đến mục TIME and DATE
+ Cài đặt ẩn hiện đồng hồ, cài đặt thời gian, ngày tháng năm, định dạng ngày
Cài đặt thông số định mức của động cơ ở nhóm 99

Hình 3.0 Thông số động cơ và phần cài đặt thông số nhóm 99


* NHóm tham gia số 99: START UP DATA : nhóm tham gia cài đặt chế độ điều
khiển và chế độ cài đặt các thông số của động cơ
* Nhóm tham gia số 01: OPERATING DATA: nhóm bao gồm các tham số chỉ
đọc, theo dõi giám sát biến tần
* Nhóm tham gia số 04: FAULT HISTORY: nhóm bao gồm các tham số ghi lại
lịch sử các lỗi xảy ra gần nhất

11
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
* Nhóm tham gia số 10: START/ STOP/ DIR: nhóm chứa các tham số cài đặt
nguồn điều khiển biến tần (EXT1 và EXT2). Cài đặt khởi động, dừng và thay
đổi chiều quay.
9904 chọn chế độ VECTOR SPEED hoặc FREQ để màn hình hiển thị tốc độ
của động cơ hoặc tần số trên màn hình
1401 cài đặt ngõ ra của relay là sẵn sàng, tương tự 1402, 1403 là chạy và lỗi
2001 cài đặt giới hạn tốc độ nhỏ nhất
2002 cài đặt giới hạn tốc độ lớn nhất

3.1 VẬN HÀNH Ở CHẾ ĐỘ LOCAL:


- Là điều khiển động cơ trực tiếp bằng các phím chức năng trên màn hình
HMI của biến tần
- Để vận hành được yêu cầu phải kiểm tra đấu nối biến tần đúng cách
- Sau khi kiểm tra và đảm bảo đã đấu nối đúng thì mở nguồn cho biến tần
hoạt động

3.1.1 Khởi động và dừng động cơ


- B1: Cài đặt thông số khởi động và dừng ở nhóm 21 Start/Stop.
Mục 2102 chọn Coast nếu muốn động cơ dừng theo quán tính, chọn Ramp nếu
muốn động cơ dừng theo thông số cài đặt
Mục 2202 chọn thời gian động cơ hoàn thành khởi động
Mục 2203 chọn thời gian động cơ dừng
- B2: Ấn nút Start để khởi động, nút Stop để dừng
Nhận xét:
- Khi cho động cơ khởi động thì động cơ nhanh chóng quay bằng tốc độ cho
trước trong khoảng thời gian đã cài đặt rất chính xát
- Khi cho động cơ dừng theo quán tính thì thời gian dừng lâu, khoảng 8s ở tốc
độ 600 vòng/phút
- Khi cho động cơ dừng theo thông số cài đặt là 1s thì động cơ trong 1s đã
dừng lại hẳn

3.1.2 Đảo chiều quay động cơ

12
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
- B1: dừng động cơ
- B2: ấn phím DIR trên bộ điều khiển

3.1.3 Thay đổi tốc độ động cơ


- Trên màn hình chính HMI nhấn phím mũi tên lên để tăng tốc độ
- Nhấn phím mũi tên xuống để giảm tốc độ
3.1.4 Hẹn giờ khởi động và dừng ( Nhóm 36)

+ Vào mục 3601 để xác định kích hoạt chức năng chọn Active nếu kích
hoạt, chọn Not sel nếu không kích hoạt
+ Chọn giờ khởi động, giờ dừng, ngày khởi động, ngày dừng

3.2 VẬN HÀNH Ở CHẾ ĐỘ REMOTE

* Nhấn phím LOC/REM ở bộ điều khiển sao cho màn hình hiển thị REM ở góc
trên bên phải
Hoặc nhấn và giữ phím LOC/REM trong 3 giây để lưu lại các thông số cài đặt
ở chế độ LOC khi chuyển qua chế độ REM sẽ không đổi

3.2.1 Khởi động và dừng động cơ

+ Đảm bảo cách đấu dây, và thông số cài đặt chung chính xát
+ Các thông số thời gian khởi động và thời gian dừng được thiết lập giống
như ở chế độ LOC
+ Vặn công tắt DI1 cùng chiều kim đồng hồ (trạng thái 1) để khởi động
động cơ
+ Vặn công tắt DI1 ngược chiều kim đồng hồ (trạng thái 0) để dừng động cơ

3.2.2 Đảo chiều động cơ


13
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

+ Vặn công tắt DI2 sang trạng thái 1 để đảo chiều động cơ ngược chiều
hướng mặc định
+ Vặn công tắt DI2 sang trạng thái 0 chiều quay động cơ về chiều quay
mặc định

* Trên lý thuyết ta không được đảo chiều động cơ khi động cơ đang quay vì
vậy ta cần phải cài đặt khóa hướng như sau:
+ Vào mục 1001 chọn DI1F,2R : lúc này DI1 ở trạng thái ( 1 ), DI2 ( 0 )
thì quay thuận, DI1 ( 0 ), DI 2 ( 1 ) thì quay nghịch. DI1, DI2 cùng ( 0 ) hoặc
cùng ( 1) thì động cơ dừng
+ Hoặc vào mục 1003 để định sẳn hướng quay không đổi FORWARD quay
thuận, REVERSE quay nghịch.

3.2.3 Thay đổi tốc độ động cơ ( vào nhóm 12 : CONSTANT SPEEDS để


thiết đặt)

 Cách 1: sử dụng công tắt DI ngoài


+ 1201 để kích hoặc các DI để điều khiển tốc độ, ở đây mặc định là DI3 và
DI4
DI3 DI4
+ 1202 thiết lập tốc độ 1
1 0

DI3 DI4
+ 1203 thiết lập tốc độ 2
0 1

DI3 DI4
+ 1204 thiết lập tốc độ 3 1 1

 Cách 2: sử dụng biến trở AI1 ngoài

+ Để tăng tốc độ vặn AI1 cùng chiều kim đồng hồ và nhìn trên màn hình
HMI đến tốc độ mong muốn

+ Để giảm tốc độ vặn AI1 ngược chiều kim đồng hồ

14
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

3.3 XEM, KHẮC PHỤC, XÓA LỊCH SỬ LỖI

+ Để xem lỗi nhấn phím mềm Menu sau đó chọn Fault Logger mode
+ Để khắc phục lỗi: Đầu tiên xem lịch sử lỗi ở Fault Logger, mở tài liệu sử
dụng biến tần xem danh sách lỗi, sau đó vào các mục cài đặt chi tiết để khắc
phục
+ Để xóa lịch sử lỗi vào mục 0401 nhấn UP và DOWN đồng thời sau đó
save

15
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA

Chương 4
Kết Luận

Sử dụng biến tần giúp ta chủ động trong việc điều khiển động cơ, điều khiển
một cách chính xác ổn định như tốc độ, tần số, thời gian khởi động, thời gian
dừng sai số thấp.

Sử dụng biến tần để giải quyết bài toán khởi động động cơ mà đối với các động
cơ công suất lớn việc khởi động vô cùng phức tạp nhưng với biến tần thì điều đó
trở nên đơn giản hơn

Sử dụng biến tần giúp ta tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả, khi động cơ
không mang tải ta điều khiển giảm tốc độ để tiết kiệm năng lượng

Sử dụng biến tần để công việc giám sát trở nên nhỏ gọn, đơn giản, chỉ cần màn
hình HMI có thể giám sát được các thông số cơ bản của động cơ, thay vì phải
lắp các thiết bị đo rườm rà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN
CBHD: Th.S. PHAN TRỌNG NGHĨA
- ACS550-01/U1 User's Manual – ABB - 2014

- “Tìm hiểu và khai thác chức năng mô hình tủ đóng cắt hạ thế(Demo
ABB)” - Nguyễn Văn Tiếng

- Hướng dẫn thực hành tủ Demo hạ thế - ABB – 2015

- Hướng dẫn sử dụng biến tần ACS550 tiếng Việt - Công ty cổ phần
thương mại tự động hóa Nasaco

17
SVTH: PHẠM HOÀNG KIỆN

You might also like