Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề : An toàn giao thông

1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: An toàn giao thông


+ Ngày nay, an toàn giao thông trở thành vấn đề nhức nhói, đáng quan tâm của
toàn xã hội
2. Thân bài
- Giải thích VĐNL: Giao thông là gì? An toàn giao thông là gì ?
+ Giao thông là hình thức di chuyển, đi lại của các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu ,
các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động vật hay động
vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau.
+ An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp
hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông.
+ Sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ, hàng hải, hàng
không; sự chấp hành tốt các luật lệ giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các
phương tiện giao thông.
+

- Biểu hiện:
+ Các loại phương tiện giao thông : xe máy, xe đạp, ô tô, mô tô, xe tải,….
+ Các tuyến đường : đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…
+ Người chấp hành luật lệ giao thông: đội mũ bảo hiểm, dừng xe khi có đèn đỏ, không
chạy ngược chiều, không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia,..) khi tham gia giao
thông,…
+ Người vi phạm luật lệ giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, đua xe, chạy hàng
2, hàng 3, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định,…
+

+
- Thực trạng:
+Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, liên tục trên mọi tuyến đường, đặc biệt là
đường bộ
+Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2017, toàn quốc xảy ra
20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người(Cụ thể, tai
nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 9.770 vụ, làm chết 8.279 người, bị
thương 5.587 người. Va chạm giao thông xảy ra 10.310 vụ, làm bị thương nhẹ 11.453
người)
+Bình quân 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông,
gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông.
+ Trung bình số vụ vi phạm luật lệ giao thông lên đến hơn 100.000 vụ và có xu hướng
tăng nhanh và liên tục
+Tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
+

- Nguyên nhân:
+ Chủ quan:
. Do người tham gia không có ý thức thực hiện các quy định an toàn GT, không có
trách nhiệm tuân thủ, thiếu hiểu biết về các quy tắc an toàn khi tham gia GT
.Sử dụng rượu, bia,… khi tham gia GT, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt đèn
đỏ,…; sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng.
.Vì lí do cá nhân (trễ giờ, bận việc,… ) mà sẵn sàng vượt đèn đỏ, lạng lách, vượt ẩu,….
=> Ùn tắc, tai nạn giao thông.
. Vì lòng tham, tư lợi mà rải đinh gây cản trở việc lưu thông.

.
+ Khách quan:
. Do cơ sở vật chất, các tuyến đường giao thông chưa đúng quy cách xây dựng, chất
lượng cầu đường không đảm bảo, cầu cũ, cầu yếu, chất lượng kém.. 
. Do số lượng lớn các phương tiện tham gia lưu thông, sự cố của các phương tiện giao
thông
. Do cha mẹ nuông chiều, tạo điều kiện quá mức cho con cái sử dụng xe máy, xe phân
khối lớn khi chưa đủ tuổi.
. Do Nhà nước chưa có các biện pháp xử lí nghiêm minh (hối lộ, sử dụng quyền lực, các
mối quan hệ,… để “luồn lách” luật pháp…)
.

.
- Hậu quả:
+ Gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe (tàn phế, hư hỏng phương tiện đi lại...)
+ Gây đau thương, mất mát cho gia đình, người thân, bạn bè.
+ Đối với người gây tai nạn: bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng (phạt tiền, giam
xe, tịch thu bằng lái, tạm giam, đền bù thiệt hại cho nạn nhân…)
+ Nhà nước cần chi thêm kinh phí để sửa chữa các tuyến đường hư hỏng do tai nạn giao
thông .
DC: Xe tải đâm vào cột đèn, hàng chắn bờ vực, thanh cầu gây hỏng hóc -> cần sửa chữa,
xây dựng, mất nhiều kinh phí.
+

- Giải pháp:
+ Mỗi cá nhân tự có ý thức, trách nhiệm chấp hành luật lệ giao thông; tự kiểm tra độ an
toàn của phương tiện trước khi tham gia giao thông, đảm bảo đủ giấy tờ, đội mũ bảo
hiểm, đi đúng làn đường quy định, chạy đúng tốc độ,…; thực hiện tốt quy ước “Bốn
không, ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện,..
+ Nhà trường, gia đình tạo điều kiện giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông cho
con trẻ,…; không quá nuông chiều con cái (mua xe máy, xe phân khối lới cho con cái khi
chưa đủ tuổi)
+ Nhà nước cần có các biện pháp xử lí nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm luật
giao thông.
+ Tuyên truyền về an toàn giao thông (“Nhanh một giây chậm cả đời”,”Chậm một giây
hơn gây tai nạn”, “Dừng đèn đỏ tỏ văn minh”,…)
+ Đặt biển báo giới hạn tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đảm bảo chất lượng: đường sá, phân
luồng, thường xuyên kiểm soát chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông.
+

3. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội.
- Cần có có ý thức, biện pháp để bảo vệ an toàn giao thông.
- Hãy chung tay vì một xã hội an toàn hơn. An toàn giao thông là bạn của mọi nhà. 

You might also like