Nói V I Con (k2)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề: Nói với con

1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Y Phương là một nhà văn Việt Nam, là đứa con của làng
Hiếu Lễ, chào đời ở cái nôi của xứ Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và
trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi mà trong đó nổi bật và
không thể không nhắc đến bài thơ Nói với con sáng tác năm 1980.
- Giới thiệu vị trí đoạn thơ: trích khổ 2 bài thơ Nói với con.
- Nội dung khái quát : lời cha nói với con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, những
phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào của “người đồng mình” và niềm kì vọng con sẽ kế tục
những truyền thống ấy.
2. Thân bài
Lời cha nói với con về những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”
- “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những
người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.
- “Người đồng mình thương lắm con ơi”, khác với khổ 1 “người đồng mình yêu lắm con
ơi” tác giả yêu “người đồng mình” bởi sự tài hoa, khéo léo; ở khổ 2, tác giả lại “thương”
người dân quê bởi họ vừa dễ thương nhưng cũng có phần đáng thương.
- Người đồng minh bền gan, vững chí, cuộc sống tuy vất vả, khó khăn nhưng luôn mạnh
mẽ
Cao đo nỗi buồn
  Xa nuôi chí lớn
. Tác giả đã sử dụng chiều cao của núi để kích nỗi buồn của “người đồng mình” và sự
dụng chiều xa của con đường để chỉ ý chí nghị lực của họ. Với cái tư duy của người miền
núi, Y Phương muốn nói với con rằng cuộc sống của họ tuy nhiều “nỗi buồn” nhưng luôn
rực cháy cái ý chí lớn lao, mạnh mẽ giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Từ
những cái “vô cùng” của thiên nhiên mà gợi chí hướng . Tác giả sử dụng hai câu thơ trên
như một sự đăng đối, một câu tục ngữ về những “người đồng mình”
- Tình yêu quê hương tha thiết, gắn bó bền bỉ với quê hương
 Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
  Sống trong thung không chê thung nghèo đói
 Tác giả đã sử dụng điệp từ “sống” ba lần để nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của người
đồng mình, đồng thời sự dụng điệp ngữ “không chê” : khẳng định hình ảnh mộc mạc
nhưng giàu giá trị ý nghĩa “đá gập ghềnh”,”thung nghèo đói” – ẩn dụ cho cuộc sống vất
vả, khó khăn, thiếu thốn.
- Lối sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt
 “Sống như sông, như suối”
“Người đồng mình tuy thô sơ da thịt”
- Họ mạnh mẽ, giàu niềm tin- ý chí, tự hào về truyền thống , phong tục tốt đẹp của quê
hương
- Biết vượt qua gian khổ bằng ý chí nghị lực của bản thân
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc

. Sử dụng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: nỗi khó nhọc trong cuộc sống, song “người
đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
- Tuy vật chất thiếu thốn nhưng tâm hồn không tầm thường, nhỏ bé. Họ xây dựng quê
hương bằng chính đôi tay, chính sức lao đông của mình. Họ trân trọng, gìn giữ phong tục
tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
. Lời dặn dò con về quê hương và người đồng mình, mong đứa con luôn khắc cốt ghi tâm
miền quê nơi nuôi lớn ta, chứng kiến từng bước trưởng thành của ta trong đời. Cuộc sống
người dân quê mình tuy đầy khó khăn, vất vả nhưng lại đáng tự hào “Sống trên đá… gập
ghềnh”,”Sống trong thung… nghèo đói”,”Lên thác… cực nhọc”. Điệp từ “Sống… không
chê…”: cuộc sống vất vả, gian lao của người dân tộc Tày.
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”
“Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được”
Câu thơ tuy tha thiết những cũng có kém phần nghiêm khắc và kiên quyết. Ở Y
Phương, ông vửa thiết tha, ấm áp, trìu mến lại vừa nghiêm khắc, dứt khoác, đúng với
cốt cách của một người cha, người trụ cột gia đình.
. Sức sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó ,yêu quê hương tha thiết: “Không chê”,
“Không lo”, phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của
người đồng mình họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh
đại ngàn của sông núi, tình cảm đối với mảnh đất quê hương dạt dào, trong trẻo.
. Mộc mạc, giản dị, chân chất nhưng giàu niềm tin, mong được xây dựng quê hương tốt
đẹp hơn. Hình ảnh đối lập tuy bên ngoài “thô sơ da thịt” – hình ảnh chân thật nhưng bên
trong tâm hồn thì không hề nhỏ bé, người đồng mình luôn ý chí phấn đấu làm chủ cuộc
sống, làm chủ quê hương.
. “Tự đục đá kê cao quê hương” : sự liên tưởng phong phú và sáng tạo, họ - “người đồng
mình” là những con người lao đông cần cù, tràn đầy nghị lực và niềm tin, tầm vóc, chí
hương cao, xa.
. Họ luôn biết gìn giữ bản sắc dân tộc, luôn cố gắng từng ngày với mục đích làm rạng rỡ
quê hương bởi tình yêu quê hương vô cùng sâu nặng.
 Qua việc diễn tả hình ảnh “người đồng mình”, Y Phương cũng từ đó thay cho tấm
lòng người cha mong muốn cho con luôn yêu thương, chung thủy với mảnh đất
quê hương, phải luôn biết đối mặt trước khó khăn, vất vả, có ý chí, niềm tin để
vượt qua chông gai, thử thách cuộc đời, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê
hương và luôn tự tin vững bước trên đường đời.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
- Mong con mai sau lớn lên trở thành người sống tình nghĩa, thủy chung, không chê bai
hay phản bội quê hương. Biết phát huy, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê
hương, luôn sống mạnh mẽ, khoáng đạt mà biết vượt qua khó khăn, vất vả.
- Điều lớn lao nhất của người cha dành cho con là lòng tự hào , yêu mến và tự tin khi
bước vào đời.
- Lời cha không chỉ vun đắp cho con một hành trang vào đời mà còn chính là lời trao gửi
đến thế hệ sau. Yêu những giá trị giản đơn, những đức tính cao đẹp của người dân quê
mình. Người cha nhấn mạnh với đứa con: Người đồng mình tuy thô sơ da thịt (giản dị với
áo chàm, khăn pêu, cuộc sống thiếu thốn) nhưng họ biết xây dựng quê hương từ chính đôi
bàn tay lao đông miệt mài, bằng nghị lực sống bền bỉ, họ biết sáng tạo, lưu truyền và gìn
giữ những truyền thống phong tục của quê hương.
- Hai tiếng nhẹ nhàng “Nghe con” ngọt ngào vừa là tấm lòng yêu thương, kì vọng vừa là
lời nhắc nhở, dặn dò.
Đánh giá
- Qua những nghệ thuật đặc sắc: sử dụng chất liệu hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, so sánh, ẩn
dụ ,điệp ngữ lặp cấu trúc (người đồng mình yêu lắm – thương lắm con ơi, đâu con – nghe
con), giọng thơ ấm áp , chân tình, nhỏ nhẹ với ngôn ngữ “thổ cẩm”, tác giả đã làm nổi bật
lên phẩm chất của người đồng mình và thấm thía tình cha con trong lòng người đọc.
- Y Phương thông qua đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp tâm
hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc ở mỗi người tình cảm gắn bó thắm thiết với truyền
thống , quê hương và ý chí vươn lên, tự tin, vững bước trên đường đời.
- Bài thơ đã khẳng định vẻ đẹp sâu sắc của tình phụ tử, vai trò của người cha với tương
lai, cuộc đời của con và giúp ta hiểu được côi người sinh dưỡng của mỗi con người chính
là gia đình, quê hương.
- Câu thơ có ngắn có dài như sự khó khăn của đất nước lúc bấy giờ và cũng là sự khó
khăn của người dân miền núi.
3. Kết bài
Khẳng định khái quát lại khổ thơ.

You might also like