Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP HỌC KÌ SINH HỌC

__________________________________________________
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG
1. Khái niệm hướng động.
- Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật (một bộ
phận của cây) đối với các tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
2. Các loại hướng động
- Hướng động dương: hướng tới nguồn kích thích.
- Hướng động âm: tránh xa nguồn kích thích.
3. Các kiểu hướng động. Vai trò.
- Hướng sáng:
+ Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại các tác động của ánh sáng
+ Tác nhân: ánh sáng
+ Đặc điểm sinh trưởng: thân hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm
+ Vai trò: cây lấy ánh sáng để quang hợp
- Hướng trọng lực:
+ Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại các tác động của trọng lực
+ Tác nhân: trọng lực
+ Đặc điểm sinh trưởng: đỉnh thân hướng trọng lực âm, đỉnh rễ hướng trọng lực dương
+ Vai trò: giúp hệ rễ phát triển và cố định vững chắc cây
- Hướng hoá:
+ Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại các tác động của hoá chất
+ Tác nhân: chất hoá học
+ Đặc điểm sinh trưởng:
• Hướng hoá dương: rễ hướng về chất khoáng
• Hướng hoá âm: rễ tránh xa các chất độc
+ Vai trò: rễ cây hấp thụ muối khoáng, tránh xa chất độc hại

- Hướng nước:
+ Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng về nguồn nước
+ Tác nhân: nước
+ Đặc điểm sinh trưởng: rễ cây hướng tới nguồn nước
+ Vai trò: rễ cây hấp thụ nước
- Hướng tiếp xúc:
+ Khái niệm: là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc
với bộ phận của cây
+ Tác nhân: sự tiếp xúc
+ Đặc điểm sinh trưởng: thân cây luôn quấn quanh giá thể
+ Vai trò: giúp cây leo vươn lên cao
4. Điểm khác nhau về cách phản ứng của thân rễ dưới tác động của ánh sáng, trọng
lực.
* Ánh sáng:
- Thân: hướng sáng dương (hướng tới nguồn kích thích là ánh sáng)
Giải thích: Auxin là hoocmon thực vật nhạy cảm với ánh sáng. Do nồng độ auxin ở phía
không được chiếu sáng lớn hơn nồng độ auxin ở phía được chiếu sáng à kích thích sự
sinh trưởng dãn dài của tế bào à thân hướng sáng.
- Rễ: hướng sáng âm (tránh xa kích thích là ánh sáng)
Giải thích: Ngược lại, nồng độ auxin cao ở phía không được chiếu sáng thì sẽ ức chế sự
sinh trưởng dãn dài của tế bào à rễ cây tránh xa ánh sáng.
* Trọng lực:
- Rễ: hướng trọng lực dương
- Thân: hướng trọng lực âm
- Giải thích: Hai mặt của rễ có auxin phân bố không đều. Mặt dưới rễ tập trung nhiều
auxin làm kìm hãm sự sinh trưởng dãn dài của tế bào. Mặt trên rễ có lượng auxin thích
hợp sẽ kích thích sự sinh trưởng và dãn dài của tế bào làm rễ cong xuống.
5. Giải thích hướng tiếp xúc
Ở hướng tiếp xúc, bên tiếp xúc auxin ít, bên không tiếp xúc auxin nhiều→ auxin sinh
trưởng làm tế bào bên phía không được tiếp xúc dãn dài ra hơn để tiếp xúc với giá thể.

6. Khi ánh sáng chiếu từ mọi phía.


Khi ánh sáng chiếu từ mọi phía, cây mọc thẳng, khoẻ, lá màu xanh lục vì auxin phân bố đồng
đều hai bên cơ quan bị kích thích.
7. Nguyên nhân của hướng động.
- Auxin là hoocmon thực vật, nhạy cảm với ánh sáng, có tác dụng kích thích sự sinh trưởng
và dãn dài của tế bào.
- Khi bị kích thích từ một hướng: auxin phân bố không đồng đều ở hai phía của cơ quan bị
kích thích.
- Ở thân, ngọn, auxin kích thích sự sinh trưởng của tế bào. Ở rễ, auxin nhiều lại ức chế sự
sinh trưởng của tế bào.

Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Một cung phản xạ gồm mấy thành phần?


- Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).
- Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ
thần kinh trung ương).
- Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
- Bộ phận thực hiện cảm ứng (cơ, tuyến,…).
VD: Tay chạm vào gai nhọn thì rụt tay lại
- Bộ phận tiếp nhận kích thích : thụ quan đau ở da, tay.
- Đường dẫn truyền vào.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tuỷ sống.
- Đường dẫn truyền ra.
- Bộ phận thực hiện cảm ứng: cơ tay.
2. Cảm ứng của động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh.
- Nhóm động vật: đơn bào (trùng roi, trùng giày, amip).
- Phản ứng:
+ Chuyển động cả cơ thể
+ Co rút chất nguyên sinh
- Hiệu quả:
+ Chậm
+ Tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác
VD: Trùng đế giày bơi tới nơi giàu oxi, trùng biến hình tránh ánh sáng
3. Cảm ứng ở động vật có tổ chức hệ thần kinh
1) Hệ thần kinh dạng lưới
- Nhóm động vật: ngành ruột khoang
- Đặc điểm: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần
kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
- Hình thức phản ứng: khi bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và
sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co mình lại để tránh kích thích.
- Hiệu quả: phản ứng nhanh hơn, tiêu tốn năng lượng và thiếu chính xác.
2) Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Nhóm động vật: ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp
- Đặc điểm: các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần
kinh nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo chiều dài
cơ thể.
- Hình thức phản ứng: mỗi hạch thần kinh chỉ đạo một phần cơ thể, mang tính định khu theo
nguyên tắc phản xạ (phản xạ không điều kiện).
- Hiệu quả: nhanh, chính xác, ít tiêu tốn năng lượng hơn hệ thần kinh lưới.
4. Ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
- Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên.
- Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau
nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
- Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng
chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng so với hệ thần kinh dạng lưới.
BÀI 28, 29: ĐIỆN THẾ NGHỈ, ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm điện thế nghỉ. Điện thế nghỉ có ở đâu.


- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích
thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương.
- Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích. Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ
đang dãn nghỉ, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích.
2. Cách đo điện thế nghỉ.
- Điện cực 1 ghim ở ngoài màng
- Điện cực 2 ghim ở trong màng
à Kim điện kế lệch
à Trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
3. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).
- Bơm Na – K.
4. Điện thế hoạt động
Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động. Điện thế
hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân
cực.
5. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
- Giai đoạn mất phân cực và đảo cực:
+ +
+ Cổng Na mở, K đóng.
+
+ Ion Na đi từ ngoài vào trong.
+ Tác dụng: gây mất phân cực và đảo cực. Trong màng (+), ngoài màng (-).
- Giai đoạn tái phân cực:
+ +
+ Cổng K mở, cổng Na đóng.
+
+ Ion K đi từ trong ra ngoài màng tế bào.
+ Tác dụng: dẫn đến tái phân cực. Trong màng (-), ngoài màng (+).
6. Phân biệt lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao milein, không có bao
milein.
*Giống: cơ chế lan truyền xung thần kinh từ mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
Trên sợi thần kinh không có Trên sợi thần kinh có bao
bao milein milein
Lan truyền theo cách “nhảy
Liên tục từ vùng này sang vùng
Cách thức lan truyền cóc” từ eo Ranvie này sang eo
khác kế bên
Ranvie khác
Do mất phân cực, đảo cực và
Do mất phân cực, đảo cực và tái
tái phân cực xảy ra từ eo
Cơ chế lan truyền phân cực liên tiếp vùng này sang
Ranvie này sang eo Ranvie
vùng khác
khác
Tốc độ lan truyền Chậm (3à5 m/s) Nhanh (100 m/s)

Tiêu tốn năng lượng Tốn nhiều năng lượng Tốn ít năng lượng
*Khác:

*Đặc điểm cấu tạo của sợi thần kinh có bao milein: bao milein có bản chất là photpholipit có
tính chất cách điện bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành eo Ranvie.

You might also like