Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

LỊCH SỬ

Chiến tranh thế giới thứ 1 hay còn được gọi là đại chiến thế giới thứ nhất hoặc
thế chiến 1, là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt, mang nhiều hậu quả
nặng nề với quy mô rộng nhất trong các cuộc chiến tranh. Vậy nguyên nhân
nào dẫn tới cuộc đại chiến tàn khốc này?

Nguyên nhân sâu xa đưa tới chiến tranh thế giới thứ 1
Thực tế, nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất đó là sự phát
triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Thêm vào đó là mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề
thuộc địa giữa các đế quốc: các đế quốc trẻ như Đức, Nhật Bản, Mỹ nắm giữ ít
thuộc địa, trong khi những đế quốc lâu đời như Anh, Pháp hay Nga lại có trong tay
nhiều thuộc địa. Điều này dẫn tới mâu thuẫn, sự không bằng lòng giữa các đế quốc
về sở hữu thuộc địa mà trước tiên đó là mâu thuẫn giữa Đức và Anh.
Sự phát triển chênh lệch của chủ nghĩa tư bản cùng mâu thuẫn thuộc địa gay gắt
giữa các đế quốc dẫn tới tham vọng tranh giành, phân chia lại thị trường thuộc địa.
Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần 1.
Đến cuối thế kỷ XIX, sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ đã
đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của
nước này. Đến đầu thế kỷ XX, Đế quốc Đức đã vượt qua Anh, Pháp để trở thành
cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ).
Nhưng trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức lại là nước chậm chân, bởi
đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết châu Á và châu Phi đã bị Anh, Pháp chiếm làm thuộc
địa. Năm 1913, tổng diện tích các thuộc địa của Đức chỉ là 2,9 triệu km 2, trong khi
nước Anh có tới 34 triệu km2, Pháp có gần 13 triệu km2. Do quy mô thuộc địa
không tương xứng với tiềm lực công nghiệp (ít thuộc địa thì tức là có ít tài
nguyên và thị trường tiêu thụ), Đức là nước hiếu chiến nhất trong thời kỳ này.
Ngoài ra, nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ: đề
cao chủng tộc Đức, tích cực truyền bá tinh thần kỷ luật quân đội, chạy đua vũ
trang. Lenin đã tổng kết đặc trưng của nước Đức thời kỳ này là "chủ nghĩa đế quốc
quân phiệt, hiếu chiến".
Do có cùng mục tiêu tranh giành thuộc địa với Anh-Pháp, nước Đức đã cùng Áo -
Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh” vào năm 1882 để chuẩn bị chiến tranh chia
lại thế giới. Để đối phó, Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình
thành phe Hiệp ước (đầu thế kỷ XX). Từ đó, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân
sự đối đầu nhau. 2 bên ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh. 1 cuộc
chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa trên thế giới không thể tránh khỏi.
Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi 1 cuộc "chém giết lớn" để
phân định lại ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới, theo đó các thế lực mới nổi (đứng
đầu là Đế quốc Đức) mong muốn đánh bại các thế lực cũ (Anh, Pháp, Nga) để
chiếm lấy thuộc địa của kẻ thua.
NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP
Sau khi Đế quốc Áo-Hung thôn tính Bosnia và Herzegovina vào ngày 5 tháng
10 năm 1908, quan hệ giữa Đế quốc Áo-Hung và Serbia trở nên vô cùng căng
thẳng. Những tên dân tộc chủ nghĩa Serbia mà tiêu biểu là tổ chức Bàn tay đen,
một tổ chức khủng bố thành lập năm 1911 ở Beograd bởi cựu sĩ quan Dragutin
Dimitrijevic cố gắng giải phóng Bosnia và Herzegovina thoát khỏi ách cai trị của
Đế quốc Áo-Hung. Trong khi đó, thái tử Áo-Hung là Franz Ferdinand lại muốn
theo con đường của hoàng đế Franz Joseph I bành trướng khu vực ảnh hưởng
ở Balkan đồng thời tăng sự kiểm soát đối với các dân tộc đang sống dưới ách cai trị
của đế quốc Áo-Hung.
Những điều đó đã khiến Franz Ferdinand trở thành mục tiêu của tổ chức Bàn tay
đen và ngày 28 tháng 6 năm 1914, Franz Ferdinand đến Bosnia thị sát cuộc tập trận
của quân đội Áo-Hung trở thành cơ hội để tổ chức Bàn tay đen ra tay.
Diễn biến
Sáng ngày 28 tháng 6 năm 1914, Franz Ferdinand đến Sarajevo, thủ phủ của
tỉnh Bosnia bằng xe lửa bất chấp tất cả những lời cảnh báo về một âm mưu ám sát
ông do nhũng người chủ nghĩa dân tộc cực đoan thực hiện.Trong lúc đó, 6 thành
viên cuồng tín của Tổ chức Bàn tay đen đang đứng lẫn trong dòng người đi dọc
theo đoàn xe, chuẩn bị sẵn vũ khí và bom. Đúng 10 giờ khi đoàn xe chạy qua cầu,
từ đám đông một thanh niên xông ra ném bom vào phía xe thái tử. Trái bom rơi
đúng vào nóc xe, lăn xuống vỉa hè rồi rơi vào bánh trước và nổ tung. Thái tử ngay
lập tức ra lệnh cho đoàn xe dừng lại và cử hai người trong tùy tùng đoàn đi thăm
hỏi những người bị nạn.Tuy vậy thái tử vẫn tiếp tục ra lệnh cho xe đi tiếp.
Sau khi bắn chết thái tử, Gavrilo Princip toan rút súng tự tử nhưng một đám đông
lớn đã bủa vây hiện trường án mạng, khiến hắn ta không thể nào cử động nổi tay.
Song, hắn nhớ ra trong túi vẫn còn viên Xi-a-nua. Hắn nhét vào miệng nhưng
không chết, chỉ bị nôn. Hóa ra viên thuốc độc đã hết hạn bao giờ không hay. Hắn
liền chạy thật nhanh đến một cây cầu gần đó và quyết định nhảy cầu tự tử nhưng
chỉ bị què chân. Cảnh sát sau đó đã bắt được hắn và áp giải hắn tới đồn công an.
Hậu quả

Phiên tòa xét xử vụ ám sát ngày 5 tháng 12 năm 1914


Vụ ám sát thái tử Áo-Hung đã làm bùng nổ thùng thuốc súng chiến tranh ở Balkan.
Trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, Serbia đề nghị mang vụ ám sát này ra tòa án
quốc tế Den Haag ở Hà Lan xét cử nhưng Áo đã không đồng ý. Ngày 28 tháng
7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, a, Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 - 1918) bùng nổ.
Riêng 6 thành viên của Tổ chức Bàn tay đen đã tham gia vụ ám sát thì chịu những
mức hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Gavrilo Princip, kẻ trực tiếp bắn chết thái tử
Áo-Hung bị tuyên phạt 20 năm tù.

You might also like