Tai Lieu Huong Dan 2021

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

Nấm Việt

Fb.com/VietShroom
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
BỘ DỤNG CỤ TRỒNG NẤM

MỤC LỤC :
I. Giới thiệu về bộ dụng cụ.
II. Sơ lược về nấm Psilocybe Cubensis.
III. Hỏi đáp thắc mắc cơ bản.
IV. Hướng dẫn canh tác:
a. Chuẩn bị chất nền / Tiệt trùng lọ gạo.
b. Cấy giống với meo lỏng (LC).
c. Quan sát quá trình chiếm hữu.
d. Các dấu hiệu khiễm vi khuẩn và mốc.
e. Trộn nền bổ sung / Ủ tối.
f. Giai đoạn tạo quả.
V. Hướng dẫn sấy khô và bảo quản.
I. GIỚI THIỆU VỀ BỘ DỤNG CỤ:
- Dụng cụ và lọ nền:
+ Lọ nền (gạo lứt) 500ml đã tiệt trùng: 150k
+ Lọ nền (gạo lứt) 500ml đã chiếm hữu: 600k

- Basic Kit: 920k/bộ


+ Thùng 15L khoan sẵn lỗ air.
+ Lọ nền (gạo lứt) 500ml đã tiệt trùng x2.
+ Chất nền bổ sung (Mùn dừa + Vermiculite).
+ Phôi giống 10ml.
+ Dụng cụ hỗ trợ khác.

. Thời gian thu hoạch 55-60 ngày.


. Bảo hành đổ vỡ - Thất lạc hàng - Lọ nền nhiễm khuẩn khi chưa tiêm -
Phôi tiêm ko lên sau 7 ngày.

- EZ Kit: 1250k/bộ
+ Thùng 15L khoan sẵn lỗ air.
+ Lọ meo (Mycelium) 500ml đã chiếm hữu x2.
+ Chất nền bổ sung (Mùn dừa + Vermiculite).
+ Dụng cụ hỗ trợ khác.
+ Tài liệu HDSD riêng.

. Thời gian thu hoạch 20-25 ngày.


. Bảo hành đổ vỡ - Thất lạc hàng - Lọ nền nhiễm khuẩn khi chưa tiêm -
Phôi tiêm ko lên sau 7 ngày.

- Phôi giống / Liquid Culture:


a. Đồng giá 420k/lọ 10ml:

+ GT (Golden Teacher)
+ PF Classic

+ PR (Puerto Rican)
+ Ama (Amazon)

+ Zstrain
+ Ecu (Ecuador)

+ A+ (Albino A+)
+ ATL#7 (Truffle)

b. Đồng giá 650k/lọ 10ml:


+ AA (Avery Albino)

+ PE Classic (Penis Envy Original)


+ PE Melmac (Penis Envy Melmac)

+ APE (Albino Penis Envy)


Hàng gửi bao gồm lọ LC 10ml + mũi kim lớn (kim 18). Xilanh 10ml các
bạn tự mua cho tiện, vì vận chuyển không gửi xilanh được.
Bảo quản khi chưa tiêm trong ngăn mát tủ lạnh được 3 tháng. Có thể rút
đủ lượng tiêm, còn lại cất ngăn mát tủ lạnh, cũng có thể rút tiêm hết 1
lần. Mỗi lọ nền 500ml nên tiêm từ 2-3ml.

Chuyển khoản trước freeship. COD + ship từ 40k-70k tùy mặt hàng.
II. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG
MỐC NẤM PSILOCYBE CUBENSIS:

Trong tự nhiên, bào tử nấm nảy mầm trong dạ dày các động vật nhai lại
như trâu, bò, v.v… tại đây cũng như trong phân các động vật này môi
trường phù hợp cho việc phát triển Mycelium (sợi nấm). Khi Mycelium
phát triển tới bề mặt ngoài và tiếp xúc môi trường phù hợp sẽ ra quả
(nấm) để duy trì nòi giống bằng cách phóng bào tử.
Cách tốt nhất để bắt đầu vụ mùa là có một mẫu in phôi nấm tốt
(Spore Print). Bào tử (phôi) có thể coi là hạt, Mycelium có thể coi là cây,
và Nấm có thể coi là hoa (quả) nếu so sánh với một cây thực vật. Tốt
hơn, trong bộ dụng cụ đã bao gồm giống ở dạng cá thể chưng cất (Liquid
Culture). Xơ nấm chứa trong dung dịch có thời gian chiếm hữu nhanh
hơn hẳn bào tử do không mất thời gian nảy mầm như bào tử, ngay khi
cấy vào đã bắt đầu chiếm hữu.

 Nấm chia thành 2 giai đoạn phát triển:


a. Giai đoạn Mycelium/ Chiếm hữu (colonization):
+ Điều kiện: Độ ẩm cao (80-90%); Nhiệt độ tối ưu 23-27 độ C; giàu
dinh dưỡng, không có các vi sinh vật cạnh tranh (acid dạ dày trâu, bò
có khả năng ngăn vi khuẩn cũng như các loài nấm mốc khác phát triển).
+ Khi nuôi cấy nhân tạo, cần tạo ra môi trường giàu ẩm, giàu dinh
dưỡng cũng như tiệt trùng, thanh trùng kỹ để tránh vi khuẩn, nấm mốc
khác tranh chấp.
+ Mycelium sẽ phát triển và chiếm giữ dinh dưỡng từ chất nền. Từ vài
hạt gạo ở những chỗ tiêm phôi vào, sau đó lan rộng hệ tơ đến tất cả kẽ
hở trong lọ chất nền. Sau khi chiếm hữu hoàn toàn khối dinh dưỡng,
cho Mycelium tiếp xúc với các điều kiện ra quả, nấm sẽ hình thành.
b. Giai đoạn ra quả (Fruiting):
+ Điều kiện: Sự bốc hơi từ chất nền, độ ẩm cao, chất nền thiếu dinh
dưỡng, ánh sang, trao đổi khí (nấm sử dụng O2 và thải CO2 vì vậy cần
trao đổi khí liên tục) trong giai đoạn này. Các điều kiện vừa nêu là dấu
hiệu khi Mycelium đã chiếm hữu (xả tơ) hoàn toàn bề mặt chất nền,
phù hợp để ra quả.
+ Nhiệt độ tối ưu 22-25 độ C.
+ Nấm là quả từ Mycelium liên kết tạo thành. Chúng tạo thành các
hạch trắng li ti, sau đó lớn lên thành nấm con. Khi phát triển đến trường
thành, nấm sẽ mở mũ (tách màng trắng ở dưới mũ nấm) và phát tán bào
tử ra xung quanh để duy trì nòi giống.
+ 90% thành phần quả nấm là nước, vì vậy nấm thường mọc những nơi
ẩm, nhiệt đới, thường khi sau mưa. Đặc biệt nhiều ở các khu vực đồng
cỏ chăn thả trâu bò.
III. HỎI ĐÁP THẮC MẮC CƠ BẢN:

HỎI: Giống nào dễ trồng nhất, nhanh nhất, sản lượng cao nhất?
ĐÁP: Không thể trả lời chính xác câu hỏi này, vì ngoài chất lượng
giống, còn phải cung cấp điều kiện tối ưu cho nấm phát triển. Riêng về
độ dễ thì Truffle là dễ nhất, nhưng thời gian lâu nhất (3 tháng thu
hoạch) và sản lượng kém nhất. Cubensis là các giống canh tác phổ biến,
đơn giản, nhanh, thích nghi điều kiện tốt, sản lượng cao.

HỎI: Các giống GT; PF; PR; Amazon; V.V… giống, khác nhau điểm
gì?
ĐÁP: Các giống basic thì chỉ khác nhau 1 ít về hình dáng chứ không
khác biệt gì nhiều. Chỉ riêng Penis Envy là giống được lai tạo bởi đột
biến, nên có sự khác biệt ở nồng độ hoạt chất cao, hình dáng kì dị và
không phóng ra bào tử khiến việc nhân giống rất phức tạp.

HỎI: 1 Xilanh 10cc tiêm được mấy lọ? Lọ bao nhiêu ml thì phù hợp? 1
lọ 500ml cho ra bao nhiêu sản lượng?
ĐÁP: 1 Xilanh tiêm tầm 4 lọ nền 500ml (gạo chiếm ¾ lọ), mỗi lọ 2-
3ml. 1 lọ 500ml cho ra sản lượng tầm 100-200grams nấm tươi. Khô
còn 10-20grams. Liquid Culture chỉ giống như hạt giống của cây, cây
trồng cho ra sản lượng bao nhiêu là do quá trình trồng, dùng bao nhiêu
đất, cây có mắc bệnh không, điều kiện tối ưu không.

HỎI: Trung bình bao lâu thu hoạch 1 vụ?

ĐÁP: Vòng đời / Thời gian mùa vụ:

Giai đoạn chiếm hữu (sau khi tiêm giống vào lọ nền): 15-30 ngày.

Giai đoạn ủ sau khi trộn Mycelium và chất nền bổ sung: 8-12 ngày.

Giai đoạn kích sáng, cấp ẩm và tạo quả: 7-10 ngày cho flush 1. Có thể
thu từ 2 đến 4 flush tùy điều kiện.

Trung bình mất từ 40-60 ngày từ khi tiêm đến khi thu hoạch.

HỎI: Nhiệt độ tối ưu để trồng nấm là? Độ ẩm phù hợp là?

ĐÁP: 23-27oC là tối ưu cho phát triển, 22-25oC là tối ưu cho tạo quả.
Dưới 21oC nấm sẽ phát triển chậm, trên 28oC nấm sẽ yếu, dễ nhiễm mốc
và vi khuẩn. Độ ẩm tối ưu dao động từ 80-90% trong hộp trồng nấm.

HỎI: Khi nào thu hoạch được?


ĐÁP: Khi mũ nấm mở, màng trắng phía dưới mũ tách/chuẩn bị tách ra
thì thu được. Để lâu nấm sẽ mở bung mũ và phóng bào tử gây hại cho bề
mặt chất nền, lâu hơn nấm sẽ thối rữa. Khi thu hoạch nên thu tất cả nấm
đã mở mũ và nấm con, vì khi ấy nấm con không phát triển thêm nữa,
nấm chết non cần nhổ bỏ sạch để tránh thối rữa gây hỏng nền. Xịt ẩm
đậm và chờ cho lần thu hoạch tiếp theo.

HỎI: Cách bảo quản?

ĐÁP: Sấy khô tới khi giòn (bẻ kêu “rắc”), cất trong lọ kín khí/túi hút
chân không và thêm gói chống ẩm, cất nơi thoáng mát và không có ánh
sáng.

HỎI: Trồng nấm tốn diện tích nhiều không?


ĐÁP: Chỉ cần đặt trên bàn làm việc trong phòng riêng là có thể trồng
được. Không yêu cầu diện tích trừ khi bạn trồng kiểu công nghiệp.

HỎI: Trồng có khó không? Dễ mốc không?


ĐÁP: Khó nếu lười biếng, không chịu học hỏi, không đọc kỹ hướng
dẫn. Dễ nếu chịu khó tìm tòi, học hỏi mỗi ngày, kiên trì, sạch sẽ và cẩn
thận.

HỎI: Làm sạch thế nào là hiệu quả nhất?


ĐÁP: Dùng cồn 70o đựng trong bình xịt sương để diệt khuẩn không
khí. Hoặc dùng Oust/Germ Killer/Lysol xịt dạng sương nơi làm việc.
Bào tử mốc có khắp nơi trong không khí, nên trước khi thao tác cần
đóng kín các cửa, tắt quạt, xịt cồn 70o diệt khuẩn, mang găng tay khẩu
trang đầy đủ, theo sát hướng dẫn, thao tác nhẹ nhàng.
Nên hỏi kèm hình ảnh khi thắc mắc vấn đề gì đó để được hỗ trợ tốt
nhất !

IV. HƯỚNG DẪN CANH TÁC:


a. Chuẩn bị chất nền / Tiệt trùng lọ gạo:
Chuẩn bị:
+ Gạo lứt huyết rồng (khuyên dùng)
+ Lọ thủy tinh nắp kim loại, đã đục lỗ và nhồi bông nhân tạo
+ Màng bọc thực phẩm
+ Giấy bạc gói thức ăn
+ Rổ lưới
+ Nồi áp suất (có thể dùng nồi thường nếu không có)

- Ở giai đoạn này, cần dùng chất nền độ dinh dưỡng cao và không
quá nhầy, nhũn để Mycelium có thể phát triển và chiếm hữu chất
nền dễ dàng. Có thể dùng gạo lứt, lạc, đỗ, ngô.v.v… Mycelium sẽ
phát triển tại các khe hở giữa các hạt ngũ cốc và chiếm hữu các
hạt này.
- Để tạo độ ẩm cao, chống thoát ẩm, ta sẽ dùng lọ thủy tinh có nắp
kim loại (không bị biến dạng dưới nhiệt độ cao) chứa chất nền. Để
môi trường bên trong vô trùng, ta sẽ dùng nồi/nồi áp suất để tiệt
trùng các lọ chứa chất nền rồi sau đó cấy cá thể/bào tử nấm.
- Đục lỗ sẵn ở phần nắp lọ, nhồi chặt bông nhân tạo (loại bông này
không thấm nước nên vi khuẩn nấm mốc không thể đi qua hay phát
triển trong đó) vào lỗ. Lỗ này sẽ là nơi mũi kim xuyên qua để cấy
giống, cũng là lỗ trao đổi khí trong quá trình chiếm hữu.
Thực hành:

- Ngâm gạo lứt qua đêm (ít nhất 16-24h). Các bào tử mốc và vi khuẩn
trong hạt gạo sẽ thấm nước. Nếu không ngâm thì các bào tử này có
thể vẫn sống sót ngay cả khi đã tiệt trùng trong nồi áp suất. Khi đã
thấm nước thì các cá thể này sẽ nhạy cảm hơn và có thể bị tiêu diệt
bởi nhiệt độ cao.

- Vo sạch lớp bụi bẩn với 2-3 lần nước sạch.


- Đun nước sôi rồi đổ vào ngâm gạo cho tới khi nguội, nước cao hơn
bề mặt gạo tầm 1 đốt ngón tay.
- Hoặc luộc gạo, nhưng chỉ nên luộc gạo khi đã có kinh nghiệm.
Luộc với bếp điện có hẹn giờ, canh lửa 2000w – luộc 20p với tối
thiểu 1kg gạo, nước cao hơn gạo 2 đốt ngón tay. Đúng thời gian
hẹn là vừa sôi, tắt bếp nhấc nồi và đổ gạo ra rổ ngay, tránh làm nở
gạo.
- Đổ gạo ra rổ sạch, vo rửa sạch lại với nước 6-8 lần. Để rửa sạch
phần tinh bột kết dính ở bề mặt các hạt, loại bỏ các hạt bị vỡ, nhầy.
Dùng tay đảo liên tục cho sạch nhất có thể, tránh mạnh tay quá làm
vỡ các hạt gạo. Lúc này các hạt gạo đã ngậm nước, đạt đủ điều kiện
dinh dưỡng.
- Sau đó đổ ra rổ để trong 90-120 phút, 15 phút đảo đều 1 lần bằng
thìa gỗ cho ráo nước nhất có thể.
- Sau khi gạo đã ráo nước, xúc gạo vào ¾ lọ.
- Bọc màng thực phẩm căng trên miệng lọ.
- Đậy nắp lọ và bọc thêm 1 lớp giấy bạc để tránh vào nước khi tiệt
trùng.
- Hình ảnh lọ đã hoàn chỉnh để tiệt trùng.
- Tiệt trùng lọ gạo:
+ Nồi áp suất: Bật bếp mức to nhất đến khi van bắt đầu xả hơi mạnh thì
giảm xuống bé vừa đủ để nghe tiếng xì hơi áp suất và hẹn giờ 90 phút.
Áp suất phải vừa đủ để van xả liên tục trong 90 phút.

+ Nhấc nồi khỏi bếp. Đợi nồi xả hết áp suất và nguội, mở lấy lọ ra. Để
nguội tự nhiên.
+ Nồi thường: Bật bếp lửa to nhất đến khi sôi thì giảm lửa bé vừa đủ để
sôi nhẹ trong vòng 120-180 phút. Nên chuẩn bị sẵn nước sôi để thêm
vào nếu nước vơi đi trong quá trình tiệt trùng.

+ Sau khi đủ thời gian, tắt bếp, dùng găng tay vải lấy lọ ra và để nguội
tự nhiên. Để nơi sạch sẽ, chuẩn bị cho bước tiếp theo.
+ Kiểm tra trước khi tiêm giống: Nếu nước vào trong lọ quá nhiều, các
hạt gạo sẽ vỡ ra, chất nền quá dính và nhầy nên không phát triển được.
Dễ nhiễm khuẩn chua.
+ Lọ nấu chuẩn và tối ưu nhìn như sau: Các hạt gạo nguyên vẹn, có thể
nhìn khô nhưng vẫn nguyên hạt tách biệt. Độ ẩm trong lọ có thể hơi khô
sau khi tiệt trùng, nhưng đến khi nguội, độ ẩm sẽ vừa đủ.
b. Cấy giống với meo lỏng (LC):

- Môi trường làm việc:


+ Đóng hết các cửa, tắt quạt cho tĩnh khí.
+ Trên bàn cách xa mặt đất tối thiểu 30cm.
+ Tẩy trùng bàn làm việc bằng cồn 70o với giấy lau sạch.
+ Xịt cồn dạng sương xung quanh khu vực làm việc.
+ Thao tác nhẹ nhàng, tránh gây động không khí gây lây nhiễm vi khuẩn,
bào tử mốc vào lọ chất nền.

- Quy trình cấy giống:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết


+ Bước 2: Xịt cồn 70o sát khuẩn tay.

+ Bước 3: Thay mũi kim lớn (kim 18) vào xi lanh để khi tiêm tránh bị
tắc kim. Có sẵn trong bộ dụng cụ hoặc khi mua LC.
+ Bước 4: Sát khuẩn kim.

+ Bước 5: Trích/hút phôi từ lọ đựng LC.


+ Bước 6: Tiệt trùng kim lần 2.

+ Bước 7: Bóc lớp giấy bạc ra (nếu có). Lắc đều xilanh, đâm kim xuyên
qua lỗ bông, tiêm mỗi lọ 2-3ml.
+ Bước 8: Tiêm vào mỗi lọ 2-3ml cá thể/bào tử (không bơm quá 3ml vì
sẽ gây ướt chất nền, dễ nhiễm chua). Làm tương tự với các lọ khác.

+ Bước 9: Cho lọ vào tủ kín, sạch sẽ, không có ánh sáng. Nên xịt cồn 70
độ sát khuẩn và lau sạch trước khi lưu trữ. Nhiệt độ tối ưu 19-26oC.
c. Quan sát quá trình chiếm hữu:

+ Sau vài ngày (2-5 ngày) sẽ có dấu hiệu phát triển đầu tiên. Những sợi
tơ nhỏ bắt đầu lan rộng ra xung quanh. Sẽ có 1 hoặc nhiều điểm kết tơ,
tùy vào lúc tiêm ta nguấy càng đều tay thì tơ sẽ càng lan đều các hướng.
Mỗi 2-3 ngày lấy ra (nhẹ nhàng) quan sát, theo dõi. Bất kì dấu hiệu có
nấm mốc hoặc nhiễm chua (nền quá ướt, nhầy) cần cách li lọ khả nghi
và tiếp tục theo dõi.
+ Sau khi mycelium chiếm hữu toàn bộ khối chất nền, để thêm 2-3 hôm
để tơ ăn kín lõi hoàn toàn. Chất nền đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.
+ Đối với Truffle (nấm cục) bạn có thể không cần giai đoạn ra thùng để
tạo quả, hạch nấm có thể phát triển và lớn dần trong lọ chất nền. Thu
hoạch sau 2-3 tháng. Để càng lâu hoạt chất càng mạnh, hạch nấm càng
to.
d. Các dấu hiệu nhiễm khuẩn và mốc:

+ Nhiễm khuẩn.

+ Mốc Trichoderma (mốc xanh).


+ Mốc Cobweb.

e. Trộn nền bổ sung / Ủ tối:

- Chuẩn bị:
+ Chất nền bổ sung (Mùn dừa + Vermiculite).
+ Rổ sạch.
+ Lọ mycelium (chất nền đã chiếm hữu).
+ Thùng nhựa 15L đã khoan/đục lỗ theo thiết kế Monotub** và dán băng
dính trong suốt bịt kín các lỗ.
+ Bông nhân tạo (bông nhồi gối hoặc gấu bông, không thấm nước).
+ Bình tưới cây phun sương.
+ Găng tay và khẩu trang y tế.
** Thùng nhựa được khoan/đục 6 lỗ. 2 mặt bên chiều dài mỗi mặt đục 2
lỗ chiều cao cách đáy tầm 6cm (cao hơn hoặc cao ngang chất nền). 2 mặt
bên chiều rộng mỗi mặt đục 1 lỗ cao cách đáy 12-15cm (gần chạm mép
nắp thùng càng tốt). Đường kính lỗ khoảng 2-3cm. Dán băng dính kín
các lỗ này. Theo thiết kế Monotub, O2 sẽ vào bên các lỗ dưới, CO2 sẽ
thoát ra ở các lỗ trên thùng chứa nhờ vào nhiệt động học. Do nhiệt độ
của chất nền có mycelium cao hơn nhiệt độ môi trường, không khí liên
tục bốc lên, tạo sự bay hơi. Qua các lỗ lọc, không khí nóng đưa ẩm và
khí CO2 bốc lên thoát qua 2 lỗ trên cao và hút khí giàu O2 vào qua 4 lỗ
bên chiều dài thùng giúp lưu thông không khí trong tub. Bông nhân tạo
giúp ngăn vi khuẩn và nấm mốc bên ngoài vào.
 Ở giai đoạn này, chất nền đã được chiếm hữu sẽ được trộn với chất
nền bổ sung (ít dinh dưỡng hơn) ví dụ như xơ dừa, mùn cưa, rơm
dạ, phân gia súc đã xử lí… Sau khi mycelium chiếm hữu thêm chất
nền bổ sung, phần mô xơ này sẽ được chuyển tới điều kiện phù hợp
cho quá trình ra quả.
 Cơ chế ra quả của nấm có thể hiểu như sau: Quả nấm là cơ quan
sinh sản của tơ nấm. Khi chất nền mất dần độ ẩm và dinh dưỡng báo
hiệu môi trường không còn thích hợp để duy trì sự sống của
mycelium, phần tơ nấm sẽ cho ra quả nấm để duy trì nòi giống.
 Vì vậy điều kiện ra quả bao gồm: Môi trường giàu O2 (nhờ thiết kế
Monotub) & Chất nền mất dần dinh dưỡng, vì mùn dừa gần như
không có giá trị dinh dưỡng gì, nên qua việc trộn thêm mùn dừa sẽ
làm giảm mật độ dinh dưỡng và tạo ra một bề mặt nghèo dinh dưỡng
để kích thích ra quả. Trộn thêm Vermiculite giúp giữ ẩm tốt, tơi
xốp nền, giúp cho hệ tơ dễ dàng chiếm hữu chất nền bổ sung, tạo
điều kiện tối ưu để ra quả.
 Nhiệt độ: 23-25 độ C là tối ưu. Quá 28-30 độ C dễ gây lây nhiễm
mốc. Nhiệt độ thấp hơn 21 độ C sẽ làm chậm phát triển, khó tạo
quả. Mình sử dụng mức nhiệt độ 24oC cho ra quả.
- Chuẩn bị chất nền bổ sung:
+ Mua xơ/mùn dừa tại các tiệm cây cảnh. Về nên dùng lưới rây lấy lớp
mùn dừa vụn, cất riêng các sợi xơ dừa để dùng sau (outdoor).

+ Trộn đểu mùn dừa + Vermiculite + phân bò đã qua xử lý. Tỉ lệ 4:4:1.


+ Luộc chất nền vừa trộn trong 20 phút. Sau đó đổ ra rổ sạch và để ráo.
Khi sờ tay vào còn hơi ấm là có thể trộn được.

+ Đối với chất nền bổ sung trong Grow Kit. Cho túi chất nền vào túi lưới
gửi kèm Grow Kit, đổ nước cao hơn mùn dừa 1 đốt tay. Luộc sôi trong
20 phút, sau đó vớt túi chất nền để ra rổ cho nguội và ráo nước. Khi sờ
tay còn ấm thì có thể trộn được. Độ ẩm lúc này là hoàn hảo.
- Môi trường làm việc:

+ Đóng hết các cửa, tắt quạt cho tĩnh khí.


+ Xịt cồn dạng sương xung quanh khu vực làm việc.
+ Thao tác nhẹ nhàng, tránh gây động không khí gây lây nhiễm vi khuẩn,
bào tử mốc vào thùng chứa.

- Thao tác thực hiện:

+ Bước 1: Mang găng tay, khẩu trang y tế. Sát khuẩn găng tay với cồn
70 độ. Xịt sát khuẩn quanh khu vực làm việc.
+ Bước 2: Xịt cồn vào thùng nhựa đã khoan lỗ và dán băng dính, dùng
giấy/giẻ sạch lau sát khuẩn. Xịt và lau nắp thùng tương tự. Lót 1 lớp nilon
đen ở đáy thùng, việc này giúp nấm không mọc ngược, và khi bị nhiễm
khuẩn hoặc mốc chỉ việc bê nguyên khối nilon vứt rác, có thể tái sử dụng
thùng. Thùng không lót nilon nếu nhiễm mốc thì vứt cả thùng, không tái
sử dụng tránh lây nhiễm cho các lần sau.
+ Bước 3: Quan sát thật kỹ các lọ mycelium, có dấu hiệu mốc thì loại bỏ,
tuyệt đối không mở nắp. Nếu không có dấu hiệu mốc, hãy mở nắp lọ và
ngửi từng lọ trước khi bắt đầu, nếu có mùi hôi thối thì loại bỏ và chỉ dùng
các lọ không có mùi hôi lạ.
+ Bước 4: Cho chất nền bổ sung vào thùng, với tỉ lệ 4 lọ nền bổ sung.

+ Bước 5: Cho 2 lọ mycelium 500ml vào thùng và bóp vụn ra từng hạt,
sau đó trộn đều nhất có thể. Tỉ lệ 2 lọ meo + 4 lọ chất nền bổ sung vào
thùng 15L mang lại sản lượng tốt nhất, kháng bệnh tốt nhất.
+ Bước 6: Sau khi trộn đều, dùng tay ấn nhẹ cho bằng phẳng bề mặt,
không ấn quá mạnh tay. Rải thêm 1 lớp chất nền bổ sung mỏng tầm 5mm,
dùng tay ấn nhẹ cho bằng mặt lần nữa.
+ Bước 7: Đậy nắp thùng và ghi tên giống + ngày ra thùng để đánh dấu.
+ Bước 8: Mang thùng cất chỗ tối. Gầm giường hoặc tủ kín. Đảm bảo
sạch sẽ không ẩm mốc. Nên xịt cồn 70 độ sát khuẩn trước khi lưu trữ.
 Ủ tối:

+ Quá trình ủ mất từ 8-12 ngày. Quan sát sau mỗi 2-3 ngày, mycelium
sẽ bắt đầu phóng ra bề mặt (xả tơ).
+ Khi tơ phủ kín hoàn toàn bề mặt chất nền, bóc băng dính, nhồi bông
nhân tạo vào các lỗ đã khoan trước đó. Nhồi bông vừa tay, mục đích là
tạo hệ thống thông khí tự động cung cấp O2 cho mycelium và thoát ẩm
để tạo điều kiệu ra quả. Bông không được nhồi quá chặt sẽ gây bí, trao
đổi khí và độ ẩm kém. Ngược lại, bông nhồi lỏng sẽ gây mất độ ẩm nhanh
và khô chất nền.
f. Giai đoạn tạo quả:

+ Đem kích sáng, chiếu sáng tối trung bình 8-12h/ngày. Ánh sáng đèn
bàn học, hoặc đèn led nhỏ là đủ. Không yêu cầu cường đồ ánh sáng hoặc
quang phổ ánh sáng.

 Xịt ẩm mỗi ngày 1-2 lần tùy thuộc vào độ mất ẩm của thùng chứa.
Xịt dạng sương nhỏ 2-3 xịt mỗi lần.
 Độ ẩm trong tub nên đạt 85-90% là tốt nhất. Nhưng cũng tránh
đọng nước thành vũng, có thể dùng giấy ăn sạch để thấm đi nước
đọng. Sương đọng hạt li ti siêu nhỏ trên bề mặt sợi tơ là tốt nhất.
+ Sau 3-7 ngày, bắt đầu hình thành các chấm trắng nhỏ tròn bề mặt. Các
chấm nhỏ ngày càng to và tròn, tạo thành ghim nấm.
+ Sau 5-7 ngày, các chấm nhỏ này trở thành quả nấm con. Ngưng xịt ẩm
giai đoạn này, tránh làm thối mũ nấm con vì ẩm quá cao. Thừa ẩm cũng
dẫn đến nấm bé sẽ mở mũ sớm.
+ Nấm con sẽ trưởng thành sau 5-7 ngày.
+ Nấm sẽ tiếp tục to lên và trưởng thành. Khi nấm tách màng trắng dưới
mũ nấm – quả đã chín, là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch.

 Những cây mọc sớm, mở mũ sớm chúng ta có thể thu trước để các
cây con tiếp tục trưởng thành.
 Dùng dao lam/dao mổ cắt ngang thân nấm ở gần gốc nhất. Vệ sinh
sạch sẽ và sấy khô giòn để bảo quản.
1 Thùng có thể ra quả trong 3 flush (3 đợt), khi có quả chín thì tất cả
các quả khác cũng sẽ chín theo, các quả chưa trưởng thành cũng ngừng
phát triển. Thu hoạch toàn bộ nấm trưởng thành lẫn nấm non, sau đó
phun sương đậm rồi đóng nắp thùng, đợi 7-10 ngày nấm sẽ lên flush 2.
Làm tương tự để ra flush 3.

Nấm đợt sau sẽ ít hơn đợt trước đó, nhưng cây sẽ to hơn.

Sau flush 3, hộp sẽ không ra quả nữa hoặc ra rất ít. Khi này hãy đem
đổ chất nền xuống hố và lấp đất mỏng (hoặc sợi xơ dừa đã lọc ra ở bước
chuẩn bị chất nền bổ sung) lên trên, hàng ngày phun sương đậm 1 lần để
ngoài trời, nấm có thể sẽ lên thêm 1 đợt nữa.
V. HƯỚNG DẪN SẤY KHÔ VÀ BẢO QUẢN:

+ Hái nấm và sếp gọn gàng, phân loại giống (nếu trồng nhiều giống).

+ Cắt bỏ gốc và vệ sinh sạch sẽ.


+ Dùng máy sấy hoa quả để sấy khô giòn. Hoặc để gần tản nhiệt PC/thiết
bị có tỏa ra nhiệt để sấy. Không nên dùng máy sấy hoặc lò nướng để sấy
vì sẽ làm nấm bị đen.

+ Sấy đến khô giòn, bẻ kêu “rắc” là đạt.


+ Cất vào túi zip hoặc lọ thủy tinh kín khí. Cho thêm vài gói chống ẩm
để bảo quản. Cất ở chỗ tối, không tiếp xúc ánh sáng. Bảo quản đúng cách
có thể tăng hạn sử dụng lên đến 5-6 tháng.

CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ TIN TƯỞNG VÀ ĐỒNG


HÀNH CÙNG NẤM VIỆT
Tài liệu được biên soạn bởi TT

Chỉnh sửa và bổ sung bởi JV

You might also like