Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Như các bạn đã biết thì thang điểm được tính trong bài thi IELTS là từ 0 - 9.

0, chính vì vậy band


7 được coi là mức điểm trung bình khá mà chúng ta cần nỗ lực đạt được nếu chăm chỉ nỗ lực ôn
luyện từ sau 4 - 6 tháng học bởi yêu cầu mà thang điểm này đặt ra không hề dễ dàng và phần thi
IELTS Writing chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định điểm thi của bạn. Vậy cách
viết IELTS Writing Task 2 để được band 7? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây của IELTS
24h nhé 
1. Cấu trúc và cách viết IELTS Writing Task 2 band 7
1.1. IELTS Writing Task 2 là gì? 
Đây là phần thi thứ hai của bài thI IELTS WRITING học thuật (IELTS Academic Writing Test). Đối
với Task 2, bạn cần viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ trong vòng 40 phút. Điểm thi của
phần thi task 2 sẽ chiếm 2/3 tổng số điểm của phần thi Writing. Về chủ đề cũng như các câu hỏi liên
quan thường cập nhật và xoay quanh đến những chủ đề quen thuộc hàng ngày mà mọi người trên
thế giới quan tâm. 
1.2. IELTS Writing Task 2 của hình thức Academic và  General Training khác nhau như thế
nào? 
Điểm giống nhau về phần thi Writing task 2 của hình thức Academic và General Training đó chính
là viết một bài tiểu luận, bao gồm các dạng bài như: Opinion, Discussion, Advantage/ Disadvantage,
Direct Question, Solutions.  Còn điểm khá biệt duy nhất là câu hỏi cho phần General Training
thường dễ hơn và các chủ đề thường đơn giản hơn.
1.3. Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 2
- Task Response (25%): khả năng trả lời vấn đề bài thi đưa ra
- Conhenrence & Conhesion (25%): tính gắn kết và liền mạch của các câu và đoạn văn
- Vocabulary (25%): vốn từ vựng được sử dụng trong bài
- Grammar (25%): biết và sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp
1.4. Các bước viết bài chung
Bước 1: Phân tích đề
Đầu tiên, các bạn nên dành 1-2 phút để phân tích những yếu tố sau của đề bài:
- Keyword: Từ khóa trong đề bài
- Micro-keyword: Từ khó nhỏ hơn trong đề bài 
- Instruction word: Từ khoá chỉ yêu cầu, hướng dẫn của đề bài
Bước 2: Lập dàn ý
Tiếp theo, các bạn nên dành 5-10 phút lập dàn ý cho bài viết của mình. Cách này sẽ giúp các bạn
tiết kiệm thời gian làm bài thi và khiến bạn mắc ít lỗi sai hơn khi làm bài bởi bạn đã có đầy đủ ý của
bài viết ngay từ đầu, và bạn có thể tập trung hơn vào từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp.
Bước 3: Viết Introduction 
Phần mở đầu của đề bài luôn luôn có hai yếu tố sau:
- Background Sentence (Giới thiệu chủ đề của bài viết): Trong phần này, chúng ta sẽ paraphrase lại
đề bài bằng cách thay đổi từ vựng hoặc thay đổi cấu trúc ngữ pháp
- Câu thứ 2 trong phần mở bài sẽ tập trung thẳng vào vấn đề để trả lời câu hỏi ở đề bài và nên có
các câu dẫn như: “In my opinion”, “I believe that”, hoặc “In my view”
Bước 4: Viết thân bài
Thông thường hai đoạn thân bài thường được viết bao gồm những ý sau:
- Topic sentence: Câu chủ đề
- Explanation: Giải thích
- Example: Ví dụ cụ thể 
Bước 5: Viết Conclusion
Kết bài có nhiệm vụ nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài. Không nên đưa ra các thông tin mà
đề bài không yêu cầu như giải pháp, dự báo,...  Những cụm từ báo hiệu kết luận: In conclusion, In
sum, To sum up,  To summarize,  All in all, In a nut shell,  In short,...

You might also like