Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mô hình phân tích SWOT

1. Điểm mạnh
Công ty thành lập từ năm 1998, qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, Công
ty đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc trong thị trường Sơn Việt Nam.
Có hệ thống quản lí chặt chẽ, có 2 nhà máy sản xuất qui mô. Hệ thống phân phối
rộng khắp trên cả nước: Tại khu vực phía Bắc và miền Trung: Công ty Sơn KOVA
Hà Nội đã có hệ thống văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm hầu hết ở các tỉnh
phía Bắc, ở miền trung có văn phòng đại diện tại các tỉnh:, Nghệ An, Quảng Bình,
Đà Nẵng, Quảng Bình.Tại khu vực phía Nam: Công ty Sơn KOVA thành phố Hồ
Chí Minh có nhà máy hiện đại tại khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Dân số trẻ,
nhu cầu nhà ở tăng cao, tốc độ xây dựng ngày một tăng. Hệ thống cơ sở vật chất
của nhà máy sản xuất ngày càng được đầu tư, mở rộng. Sản phẩm sơn của Công ty
Kova ngày càng đa dạng về chủng loại hàng hóa. Sản phẩm mới của Công ty là
“Sơn chống cháy làm từ vỏ trấu” là một sản phẩm thân thiện với môi trường, phù
hợp với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong xã hội hiện đại… Vì thế sẽ được ưa
chuộng nhiều hơn.
2. Điểm yếu
Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên không chủ động
được, gây trở ngại cho sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.
Đòi hỏi cần phải có công trình nghiên cứu về các loại sơn mới, thân thiện với môi
trường, tính năng vượt trội hơn nữa.Thị trường sơn ngày càng cạnh tranh gay gắt
với sự xuất hiện của nhiều công ty trong và ngoài nước. Hệ thống quản lý nhiều
cấp nên gây nhiều rắc rối, tốn chi phí.
3. Cơ hội
Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan
tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về tiêu
thụ sản phẩm sơn trong thời gian tới. Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành
sơn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía
đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Nhu cầu về nhà
ở và các khu công nghiệp trong thời kì kinh tế hội nhập ngày càng tăng cao. Đó là
một cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp. Dân số ngày càng tăng,
tạo nguồn lao động dồi dào. Cuối năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC), cơ hội để doanh nghiệp phát triển thị trường ra nước ngoài.
4. Thách thức
Việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bên cạnh cơ hội còn là thách thức
đối với doanh nghiệp Sơn Kova vì phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Cần phải tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu trong nước thay vì phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong
ngành quá lớn, làm cho khả năng chiếm giữ thị trường của công ty khó nắm vững.
Mục tiêu của công ty là giữ vững thị trường hiện có và tìm kiếm những thị trường
tiềm năng mới.

You might also like