Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

VI PHẠM QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

-"Mình cũng muốn tận hưởng cảm giác có người theo đuổi một lần."

-"Đơn giản, vào siêu thị mua đồ không trả tiền là được."

=> Vi phạm quy luật đồng nhất. Câu hỏi trên người hỏi muốn nhắm đến nghĩa “theo đuổi” là một người
khác giới yêu thích và tán tỉnh mình, còn người đáp lại hiểu theo nghĩa “đuổi theo” một người có hành vi
sai trái, đuổi theo để “bắt lại”.

VD2:

Phiên toà xét xử hình sự vụ “mua bán trái phép chất ma tuý”, đại diện VKS hỏi bị cáo:

-“Lượng ma tuý bị cơ quan điều tra thu giữ ở đâu bị cáo có?”

-“Bị cáo mua của bà Hồng không rõ lai lịch vì hoàn cảnh khó khăn nên muốn bán kiếm thêm thu nhập
mùa dịch nhưng chưa tìm được người để bán” – Bị cáo trình bày.

Đại diện VKS: “Trong bản cáo trạng có ghi bị cáo bị đội tuần tra cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ khi
đang đưa một chiếc điện thoại kèm một bao thuốc lá bên trong chứa ma tuý cho anh Tiến để thực hiện
giao dịch mua bán, vậy bị cáo biết anh Tiến lâu chưa và đã giao dịch được bao nhiêu lần?”

Bị cáo: “Trước giờ bị cáo buôn bán đàng hoàng, chỉ có bán điện thoại thôi chứ không có bán ma tuý”

=> Như vậy là bị cáo vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn khi lời khai sau phủ định lời khai trước.

VD3:

Hai cậu bé nói chuyện với nhau:

“Chiều nay đi đá banh với mình không?”

Cậu kia đáp: “Hên xui”

 Vi phạm quy luật triệt tam.

VD4:

Một tên biến thái giết chết hai đứa bé gái tại công viên, lúc này anh da đen cao lớn đã nhìn thấy mọi
chuyện, dù anh rất muốn cứu 2 đứa trẻ, tuy nhiên do anh bị thiểu năng trí tuệ và nhìn thấy cảnh giết
người vì quá hoảng sợ anh chỉ biết ôm 2 đứa trẻ 2 bên tay và khóc. Lúc này cảnh sát tới hiện trường chỉ
thấy xác 2 đứa trẻ bên cạnh anh, người anh dính đầy máu nên đã kết luận rằng anh là hung thủ.

 Trường hợp này vi phạm quy luật lí do đầy đủ.

You might also like