Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Năm học 2021-2022

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


BÀI 8: QUANG HỢP

I. Phương trình QH
2H2O + 6CO2 + NLAS/STQH C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
II. Vai trò:
Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích luỹ năng lượng (năng lượng vật lí thành
năng lượng hoá học), hấp thụ CO 2 và thải O2 điều hòa không khí.
III. Bộ máy quang hợp
-Tế bào mô giậu ở lá chứa lục lạp
- Lá thường có dạng bản mỏng, luôn hướng về ánh sáng và chứa các tế bào mô giậu có mang các lục lạp thực
hiện quang hợp, vận động hướng sáng và ứng động. Có khí khổng hấp thu CO2
- Hệ sắc tố: sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit).
-Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp
theo sơ đồ: Carôtenôit Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a trung tâm.
-Sau đó quang năng được chuyển cho quá trình quang phân li nước, phản ứng quang hoá để tạo ATP,NADPH.
-Ngoài ra carotenoid còn bảo vệ diệp lục

IV. Cơ chế quang hợp


+ Pha sáng: Diễn ra trên màng tilacoit, giống nhau ở + Pha tối: khác nhau giữa các nhóm C 3, C4, CAM.
các thực vật. Chu trình Canvin qua 3 giai đoạn chính:
 Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng  Giai đoạn cacboxil hoá (cố định CO 2):
 Quang phân li nước: 2 H2O  4 H + 4e + O2
+ -
3 RiDP + 3 CO2  6 APG
Electron của nước dùng đề bù e cho DL a đã mất e.  Giai đoạn khử với sự tham gia của 6ATP và
 Tổng hợp ATP, NADPH 6NADPH: 6APG  6AlPG
 Giai đoạn tái sinh chất nhận RiDP và tạo đường với
=> Sản phẩm pha sáng đi vào Calvin là ATP và sự tham gia của 3 ATP: 5AlPG  3RiDP
NADPH 1AlPG  Tham gia tạo C6H12O6

Tổ Sinh học Page 1


Năm học 2021-2022

LUYỆN TẬP
Phần 1. Câu hỏi có hướng dẫn chi tiết
Câu 1:  Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?
A. 2.         B. 3.        C. 4.         D. 5.
Hướng dẫn
Đáp án D, tất cả đều đúng

Câu 2 Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. quá trình khử CO2.
C. quá trình quang phân li nước.
D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).
Hướng dẫn
Đáp án B
Vì quá trình khử CO2 là trong chu trình Calvin, thuộc pha tối

Câu 3 Về bản chất, pha sáng của quang hợp là


A. quang phân li nước để sử dụng H +, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng
O2 vào khí quyển.
B. quang phân li nước để sử dụng H + và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng
O2 vào khí quyển.
C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng
O2 vào khí quyển.
D. khử nước để sử dụng H + và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O 2 vào khí
quyển.
Hướng dẫn
Đáp án C
A sai vì co khí CO2 ( pha tối)
B sai vì tạo ra ADP ( ATP chư không phải ADP)
D sai vì khử nước

Phần 2. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ
Câu 2: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong
quang hợp là
A. diệp lục a.
B. diệp lục b.
C. diệp lục a, b.
D. diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 3: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hòa không khí.

Tổ Sinh học Page 2


Năm học 2021-2022

Câu 4: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
Câu 5: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.
Câu 6: Sản phẩm của pha sáng gồm:
A. ATP, NADPH VÀ O2.    
B. ATP, NADPH VÀ CO2.
C. ATP, NADP+ VÀ O2.   
D. ATP, NADPH.
Câu 7: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở
A. màng ngoài.    
B. màng trong.
C. chất nền (strôma).   
D. tilacôit.
Câu 8: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là
A. APG (axit photphoglixêric).    
B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
C. AlPG (alđêhit photphoglixêric).    
D. AM (axit malic).
Câu 9: Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn. Em hãy xác
định đó là hai vị trí nào ?
Đặc điểm Pha sáng Pha tối

Nguyên 1. Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+ , 5. CO2, NADPH và ATP
liệu ADP

Thời gian 2. Xảy ra vào ban ngày và ban đêm 6. Xảy ra vào ban ngày

Không 3. Các phản ứng xảy ra trên màng tilacôit 7. Các phản ứng xảy ra ở chất nền (strôma)
gian của lục lạp của lục lạp

Sản phẩm 4. NADPH, ATP và oxi 8. Các hợp chất hữu cơ


Phương án trả lời đúng là:
A. 4 và 5.    
B. 3 và 7.   
C. 2 và 6.    
D. 5 và 8.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng với chu trình Canvin?
A. cần ADP
B. giải phóng ra CO2
C. xảy ra vào ban đêm
D. tạo ra C6H12O6

Tổ Sinh học Page 3

You might also like