Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NHÓM 4

Họ và Tên MSSV
Phan Xi Păng 20145247

Nguyễn Tăng Trọng 20145733

Nguyễn Thanh Trường 20145737

Mai Thanh Nhi 20125026

Trần Ngọc Hòa 20130025

Nguyễn Thị Hồng Phương 20159102

Lê Minh Thuận 20144469

Nguyễn Văn Sâm 20126177

Nguyễn Thị Thanh Thủy 20159112

Câu hỏi 1: Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế
Đáp án: Sai
Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị hạn chế
năng lực hành vi.
Câu hỏi 2: Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Đáp án: SAI
Nhà Nước chỉ tham gia vào một số quan hệ đặc biệt như quan hệ hình sự,
quan hệ hành chính
Câu hỏi 3: Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi đầy đủ.
Đáp án: SAI
Không phải mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ vì có những cá nhân bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì cho dù có trên 18 tuổi cũng không có năng lực hành vi đầy đủ
Câu hỏi 4: Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau
Đáp án: SAI
NHÓM 4

Năng lực chủ thể của người nước ngoài bị hạn chế hơn năng lực chủ thể của
công dân trong một số quan hệ pháp luật nhất định như quan hệ bầu cử, quan
hệ sở hữu đất đai…
Câu hỏi 5: Khách thể của quan hệ pháp luật chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà chủ
thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Đáp án: SAI
Khách thể của quan hệ pháp luật bao gồm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và
lợi ích xã hội mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ xã
hội
Câu hỏi 6: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật thì trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật
Đáp án: SAI
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải tham gia vào quan
hệ pháp luật đồng thời phải đáp ứng các điều kiện do Nhà Nước quy định cho
mỗi loại quan hệ pháp luật đó nữa
Câu hỏi 7: Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp
nhân là khác nhau
Đáp án: SAI
Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân
trùng nhau: Vào thời điểm pháp nhân được cơ quan Nhà Nước cho phép thành
lập hoặc từ thời điểm được cấp giấy phép thành lập trong trường hợp pháp
luật quy định việc thành lập phải được đăng ký.
Câu hỏi 8: Nội dung của quan hệ pháp luật chỉ thể hiện quyền của chủ thể
Đáp án: SAI
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm quyền chủ thể và nghĩa vụ chủ thể
Câu hỏi 9: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Đáp án: SAI
Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia vào
các quan hệ đó được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia. Vì vậy, nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó. Quyền của một bên tương
NHÓM 4

ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thành mối liên hệ biện chứng, mâu thuẫn và
thống nhất trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Không có quyền của
một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Trong những
quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và
một bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản…). Nhưng thông
thường, các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các
bên có quyền đồng thời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho
thuê tài sản…).
Câu hỏi 10: Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý
Đáp án: SAI
Sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: sự biến và hành vi.
– Sự biến Là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí
của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai,
chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử,… mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy
định pháp luật. Ngoài ra, sự biến còn phải gắn liền với đời sống con người và
dẫn tới hậu quả pháp lý mới được coi là sự biến. Những hiện tượng tự nhiên
như thiên tai, bão lũ xảy ra ở nơi hoang vắng không có người ở, thì chỉ là sự
kiện thông thường, không được coi là sự kiện pháp lý. Những hiện tượng tự
nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào
mùa xuân,….cũng không phải là sự kiện pháp lí vì chúng là quá trình phát triển
thông thường của tự nhiên, không gắn với cuộc sống của con người và không
dẫn tới hậu quả pháp lý nào. Sự biến pháp lý bao gồm hai loại là sự biến tuyệt
đối và sự biến tương đối.
+ Sự biến tuyệt đối là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng tự nhiên
nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
+ Sự biến tương đối là sự kiện vốn là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy
ra trong thực tế nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp
luật.
– Hành vi Là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật, được
thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, hành vi đó
phải do chính chủ thể có đầy đủ nhận thức thực hiện dẫn tới các hậu quả pháp
lý theo quy định của pháp luật. Ngược lại, hành vi do những người mất khả
năng nhận thức, hạn chế về nhận thức thực hiện không được coi là sự kiện
NHÓM 4

pháp lý mà chỉ lá sự biến pháp lý do họ không nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình nên họ không thể chịu trách nhiệm pháp lý cho những hậu quả do
hành vi của mình gây ra.

You might also like