Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Số :

TỔNG CÔNG TY BA SON - CTY AUSTAL


VIETNAM Trang:

PHƯƠNG ÁN BẢO ĐẢM AN TOÀN NHẤN ĐỐC


LEWEK HERCULES
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. Mục đích.
II. Hiện trạng thực tế cầu cảng số 1.
III. Thông số Đốc
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC
I. Điều kiện tự nhiên khu vực công trình.
II. Các điều kiện về khí tượng.
III. Độ sâu thực tế khu vực nhấn đốc.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN NHẤN ĐỐC.
I. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
II. Công tác chuẩn bị.
III. Quy trình nhấn đốc
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG
I. Huấn luyện, phổ biến quy tắc an toàn lao động.
II. Hướng dẫn kiểm tra an toàn công cụ dụng cụ.
III. Cam kết

1
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. Mục đích.
- Thực hiện việc thử vận hành Đốc, thử hệ thống bơm ballast và hệ thống cột
chống neo.
II. Hiện trạng thực tế cầu cảng số 1 Ba Son.
- Chiều dài cầu cảng: 190 m
- Chiều rộng cầu cảng: 30m
- Ứng suất chịu lực của cầu cảng: 4T/m2.
- Độ sâu thủy diện cảng: 8m;
IV. Thông số kỹ thuật chính của Đốc và vị trí cập cầu, vị trí thử nhấn đốc:
- Tên Đốc: LEWEK HERCULES, quốc tịch SINGAPORE
- Trọng tải toàn phần:15932 T,
- Chiều dài/rộng lớn nhất: 100 m / 52.5 m ,
- Mớn nước hiện tại: 3 m,
- Mớn nước tối đa: 13.8m,
- Tàu cập sát thượng lưu cầu B1,
- Vị trí dự kiến sẽ nhấn: Cách cầu cảng B1 từ 5-8m,
- Mớn nước dự kiến sẽ nhấn : 6.5m,
- Thời gian dự kiến thử nhấn đốc: dự kiến từ 13h00 đến 17h00 ngày
17/12/2020.

Hình 1. Vị trí của Đốc tại cầu cảng số 1 Ba Son

2
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC


I. Điều kiện tự nhiên khu vực công trình.
Hệ thống sông Thị Vải bao gồm ba con sông lớn nhất Thị Vải, Gò Gia và Cái
Mép. Sông Thị Vải – Cái Mép chạy theo hướng Bắc Nam gần song song với quốc lộ
51. Độ sâu trung bình từ 15 – 20m, chỗ sâu nhất (ở Ngã ba Thị Vải – Gò Gia – Cái
Mép) đạt tới hơn 30m. Bề rộng trung bình 300 – 400m, riêng ở Cái Mép có chỗ rộng
tới 600m.
Khu nước của Cầu cảng số 1 BA SON tương đối sâu, cao độ đáy trung bình đạt
đến -10m (hệ cao độ Hòn Dấu), tại khu vực này sông rộng khoảng 300. Nhìn chung
địa hình thuận lợi cho việc thực hiện nhấn đốc.
II. Các điều kiện về khí tượng:
1. Gió
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ở miền Nam
Việt Nam, có hai mùa gió thịnh hành cơ bản, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Các giá trị đặc trưng của khí tượng được trình bày
trong bảng sau:
Giá trị đặc trưng của khí tượng khu vực nghiên cứu

Số liệu khí Ngày quan Thời


Trường hợp Giá trị
tượng sát gian
36m/s,
Gió Tối đa 23/6/1972 1952-
WSW
2000
Nhiệt độ Tối đa 39,30C 7/5/1998
(49 năm)
không khí Tối thiểu 14,10C 30/12/1976
Tối đa hàng năm 2.463mm 1966
Tối thiểu hàng năm 1.391mm 1958
Lượng mưa Tối đa hàng tháng 590mm 9/1968
Tối đa hàng ngày 155mm 30/5/1962 1952-
Tối đa hàng giờ 114mm 10/1981 1987
Áp suất Tối đa 1.019mb 2/1692 (36 năm)
không khí Tối thiểu 999mb 2/1973
Tối đa 89 ngày/năm 1976
Sấm sét
Tối thiểu 31 ngày/năm 1952
Tối đa hàng năm
2.675 giờ 1962
Tối thiểu hàng năm 1959-
2.144 giờ 1975
Giờ nắng Tối đa hàng tháng 1987
305 giờ 3/1987
Tối thiểu hàng (20 năm)
122 giờ 9/1977
tháng
Vận tốc gió trung bình hàng tháng ở Vũng Tàu thay đổi từ 3,0m/s vào Tháng 8
đến 5,7m/s vào Tháng 2. Vận tốc gió trung bình hàng tháng vào mùa khô cao hơn

3
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

không đáng kể so với mùa mưa, các số liệu cho thấy vận tốc gió trung bình hàng tháng
trong một năm là 4,1m/s.
Vận tốc gió hàng tháng tại Vũng Tàu
(Đo tại trạm Khí Tượng Vũng Tàu từ năm 1928 - 1939 và 1956 - 1976.)
Đơn vị: m/s
Trung
Tháng bình
Tốc độ gió
năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trung bình 4,7 5,7 5,2 4,7 3,5 3,5 4,2 3,0 3,6 3,5 4,0 4,0 4,1

Lớn nhất 18 18 18 18 18 18 30 15 18 15 18 15 -
Hướng gió Đ ĐN ĐN ĐN TTB TTB TTB TTN ĐN ĐN TB ĐN -

Vận tốc gió hàng tháng tại Thị Vải


(Đo tại trạm Thị Vải từ 10/1988 đến 10/1989)
Đơn vị: m/s
Đặc Năm 1988 Năm 1989 Cả
trưng năm
10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trung 3,7 2,8 2,3 3,9 4,0 - 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 2,3 3,1
Bình
Cực đại 10 10 6 11 9 - 9 9 13 10 10 17 11 17
Hướng WSW NW SE E ESE SE WNW WNW WNW WSW SE SE 9/1989

Nguồn: Các điều kiện khí tượng - thủy văn và động lực học hệ thống sông Thị Vải –
Vịnh Gành Rái, Công ty KSTK Đường Biển
2.Bão và áp thấp nhiệt đới
Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đi qua vùng ven biển miền Nam tại vĩ độ 11 0
Bắc trong 26 năm qua từ năm 1954 đến năm 1980 là 5 lần, được thể hiện trong hình
dưới đây.
40
Số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới

35
Bắc VT 19-12
30 Bắc VT 15-19 15
Bắc VT 11-15
25 Nam VT 11
3
20 22

15
15
19 4
13
10 10
10
5 8
2 5 6
1 3 4
1 2 1 1
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng

Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trong Việt Nam (1954 đến 1980)

4
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

(Nguồn: Thiết kế chi tiết cảng Quốc tế Cái Mép-Thị Vải, tháng 02/2006)
3. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ cao nhất: 39,3oC
- Nhiệt độ trung bình: 26,8oC
- Nhiệt độ thấp nhất: 14,1oC.
4. Thủy hải văn:
4.1 Thủy triều
Tại ven biển Vũng Tàu: thủy triều ở khu vực Gành Rái và phụ cận thuộc loại bán
nhật triều không đều, với giá trị độ lớn thủy triều cực đại đến hơn 4m. Mực nước trung
bình tháng mùa khô cao hơn mùa mưa. Đây là kết quả hoạt động nước dâng ở biển
Đông dưới tác dụng của gió mùa.
Trên sông Thị Vải: chế độ dao động mực nước như Vũng Tàu với vai trò chủ yếu
của thành phần thủy triều. Thành phần lượng nước sông không lớn, thậm chí kể cả
mùa mưa.
Tốc độ truyền triều tại khu vực là không lớn, triều tại khu vực sông Cái Mép Thị
Vải thường chậm pha hơn tại Vũng Tàu khoảng 1 giờ.
4.2 Mực nước
Đối với luồng sông Cái Mép - Thị Vải mực nước khu vực chịu ảnh hưởng mạnh
của chế độ bán nhật triều không đều (trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần
triều xuống). Dựa trên số liệu quan trắc tại trạm thủy văn Vũng Tàu từ năm 1979-
2005, đường tần suất mực nước được thể hiện trong hình sau:
ĐƯỜNG TẦN SUẤT MỰC NƯỚC TRẠM VŨNG TÀU (1979-2006)

500
480
460
440
420
400
380
CAO ĐỘ MỰC NƯỚC (HỆ HẢI ĐỒ)

360
340
320
300
280
260
240
Đường tần suất mực nước giờ
220
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
-20
-40
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

TẦN SUẤT XUẤT HIỆN (P%)

Đường tần suất mực nước giờ tại trạm Vũng Tàu
4.3 Dòng chảy
Cũng như mực nước, dòng chảy tại khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy
triều, dòng chảy sông Cái Mép Thị Vải chủ yếu là dòng chảy triều. Do vậy khi triều
5
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

lên dòng chảy có hướng từ Nam lên Bắc, khi triều xuống dòng chảy có hướng ngược
lại từ Bắc xuống Nam. Đặc biệt giữa hai lần triều lên và triều xuống xuất hiện thời
gian nước đứng có vận tốc dòng chảy rất nhỏ, đó là thời gian chuyển triều. Sự chuyển
triều này thường xuất hiện gần thời điểm mực nước thấp nhất và mực nước cao nhất
trong ngày. Trong trường hợp mực nước cao xuất hiện nước đứng là thời điểm thuận
lợi cho việc chạy tàu, tuy nhiên thời gian này thường kéo dài không lâu chỉ khoảng 1
giờ, vì vậy cần tận dụng thời gian này để đưa tàu qua các khúc cong gấp.
4.4 Bức xạ mặt trời, Tầm nhìn:
Lượng bức xạ mặt trời trong năm phụ thuộc vào số giờ nắng trung bình, cực đại,
cực tiểu. Số giờ nắng trung bình tăng lên trong các tháng ở mùa khô từ 245 giờ đến
301 giờ (tháng 11 đến tháng 3) và vào mùa mưa số giờ nắng trung bình giảm từ 245
(tháng 5) xuống 194 giờ (tháng 10). Số giờ nắng trung bình cả năm 2826 giờ.
Ở vùng biển Vũng Tàu sương mù rất hiếm, trung bình hàng năm có khoảng 11 ÷
12 ngày có sương mù. Tuy nhiên do mưa to, độ trông thấy có thể bị hạn chế trong thời
gian 142 giờ mỗi năm.
III. ĐỘ SÂU THỰC TẾ KHU VỰC SẼ THỬ VẬN HÀNH NHẤN ĐỐC:
- Độ sâu khu vực nhấn Đốc là từ 10-12m (trong thời gian dự kiến nhấn Đốc),
hoàn toàn đảm bảo an toàn cho việc nhấn Đốc 6.5m theo quy trình.

6
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH NHẤN ĐỐC

I. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.


- Quá trình nhấn chìm dự kiến bắt đầu vào lúc 13h00 và kết thúc vào lúc 17h00
ngày 17/12/2020 (dựa trên bảng thủy triều lúc nước lớn).
- Tổng thời gian cho việc thử nhấn chìm: 4 giờ
 Thời gian cho việc kéo Đốc vào vị trí nhấn chìm: 1 giờ
 Thời gian dằn nước để nhấn chìm Đốc: 1 giờ
 Thời gian cho việc xả dằn nước cho Đốc về lúc ban đầu: 1 giờ
 Thời gian cho việc kéo Đốc về vị trí ban đầu : 1 giờ
II. Công tác chuẩn bị:
1.Điều kiện thời tiết:
Trước khi tiến hành thử, người vận hành phải kiểm tra và đảm bảo điều kiện thời tiết
không vượt quá các yêu cầu dưới đây:
- Vận tốc dòng theo hướng chiều dài tàu là 2.14 knots (1.1m/s)
- Vận tốc dòng theo hướng chiều rộng tàu là 0.58 knots(0.3m/s)
- Chiều cao sóng lớn nhất 0.5m
- Vận tốc gió: 20.61 knots
2.Yêu cầu mớn nước trước khi kéo tàu:
- Mớn nước của Đốc khi kéo tới vị trí nhấn chìm: 4.5m.
3.Chuẩn bị cho việc nhấn chìm Đốc:
- Kiểm tra lòng sông để đảm bảo chắc chắn không có vật cứng, nhọn có thể gây
ảnh hưởng đến vỏ bao thân đốc tại vị trí nhấn chìm.

- Hệ thống cảm biến, hệ thống dằn tàu của Đốc phải được kiểm tra và thử nghiệm
trước khi thực hiện nhấn chìm.

- Thử vận hành hệ thống bơm và van trước khi thử nghiệm nhấn chìm.

- Kiểm tra hệ thống cột chống neo trước khi thử nghiệm nhấn chìm.

- Chuẩn bị điều kiện dằn cho Đốc trước khi nhấn chìm, tham khảo tài liệu đính
kèm, mớn nước ban đầu phải đảm bảo đạt 4.5m trước khi nhấn chìm và kéo ra
vị trí nhấn chìm. Xem phụ lục B
7
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

- Thông tin hệ thống dằn:

 Hệ thống bơm: 7 bơm x 740 m3/h @ 25m head; Tốc độ: 1750 rpm
440V/3ph/60hz 65kw

 Loại: 300CLH-27AL-4, Bơm ly tâm trục đứng. Bảng điều khiển khởi
động bên cạnh máy bơm
- Kiểm tra và thử nghiệm hệ thống giữ Đốc khi thực hiện nhấn chìm.

- Ánh sáng phải đảm bảo được cung cấp đủ cho việc thực hiện nhấn chìm.

- Sử dụng 03 tàu kéo tham gia vào quá trình nhấn chìm, cách bố trí tàu kéo thể
hiện trong bãn vẽ đính kèm. Xem Phụ Lục A

- Sử dụng 03 tàu cảnh giới để cảnh giới lòng sông và trực ứng cứu sự cố trong
quá trình nhấn Đốc.

- Trong quá dằn và xả, giá trị lớn nhất cho độ nghiêng dọc và độ nghiêng ngang
của Đốc là 500mm.

- Yêu cầu độ sâu tại vị trí nhấn chìm : 8000mm.

- Ánh sáng phải đảm bảo cung cấp đủ cho việc nhấn chìm.

- Sắp xếp, bố trí các tàu kéo hỗ trợ Đốc khi kéo Đốc ra vị trí nhấn chìm. Xem
Phụ lục A - Bản vẽ bố trí nhấn Đốc

- Độ ổn định cần được kiểm tra và xác nhận trước khi bắt đầu kéo.

- Dây kéo được gắn chặt vào cột bích theo kế hoạch bố trí kéo.

- Đèn định vị và các ký hiệu cần thiết được hiển thị theo quy ước

- Khi Đốc được kéo ra vị trí nhấn chìm, mớn nước của Đốc phải đảm bảo là
4.5m( trong các khoang két phải chứa ít nhất 20-40% nước trước khi bơm theo
quy trình để nhấn chìm tàu). Xem phụ lục B- Sơ đồ két dằn tàu
III. Quy trình thử nhấn chìm Đốc
1. Kéo Đốc vào vị trí nhấn chìm
- Đốc sẽ được tàu lai kéo về vị trí nhấn chìm bằng tàu kéo chuyên dụng để đảm
bảo an toàn cho việc nhấn chìm. Đốc phải được bố trí hợp lý để đảm bảo phù
hợp cho việc nhấn chìm.
8
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

- Thiết bị giữ tàu sẽ hoạt động cho việc giữ tàu không di chuyển bởi sóng, gió
hoặc các ngoại lực tác động khác, các chân cọc thiết bị sẽ hoạt động xuyên
xuống lòng sông và giữ Đốc cố định đúng theo vị trí nhấn chìm
- Tàu kéo và hệ thống chằng buộc từ cầu tàu sẽ giữ góp phần giữ cho Đốc không
di chuyển bởi các lực tác dụng bên ngoài như sóng, gió, vận tốc dòng nước của
sông THỊ VẢI.
2. Quy trình nhấn chìm Đốc
- Sau khi Đốc được kéo đến đúng vị trí nhấn chìm, người điều khiển và thuyền
viên cần cho việc nhấn chìm phải lên Đốc để chuẩn bị cho việc nhấn chìm
- Khởi động máy phát điện và hệ thống thông gió
- Giải phóng dây chằng buộc giữa Đốc và cầu cảng
- Đảm bảo tất cả các thiết bị điện hoạt động và cung cấp điện cho tất cả các thiết
bị.
- Tất cả các điều khiển phải được điều được trên bảng điều khiển.
- Người vận hành phải kiểm tra xem tất cả các thiết bị cần thiết cho việc nhấn
chìm đã sẵn sàng và hoạt động đảm bảo không có vấn đề.
- Kiểm tra tình trạng của các van trong khoang bơm và hệ thống bơm phải đảm
bảo khi nhấn chìm Đốc.
- Sử dụng hệ thống dằn để nhấn chìm Đốc. Quy trình dằn theo tài liệu đính kèm
bên dưới.
- Khởi động bơm theo kế hoạch và phải bơm vào các tank 4-A (S)BWT, 4-A
(P)BWT, 5-A (S)BWT, 5-A (P)BWT trước và quy trình bơm sẽ bơm vào các
két trọng tâm và bơm đều ra các két khác.
- Trong quá trình nhấn chìm, cần phải có 1 tàu kéo hỗ trợ liên tục.
- Nước dằn được bơm vào cho việc nhấn chìm. Người vận hành phải dằn Đốc
bằng cách chuyển nước dằn vào các két dằn khác nhau để có thể nhấn chìm sà
làn một cách trơn tru và không có độ nghiêng.
- Mực nước trong các két có thể được theo dõi từ bảng hiển thị đồng hồ của két.
- Có thể giám sát mớn nước tàu bằng cách quan sát vạch mớn nước trên thân Đốc
qua cửa phòng điều khiển
- Khi độ sâu nhấn chìm xấp xỉ 5m tương ứng mức nước ngay tại boong chính
trong quá trình nhấn chìm, hoạt động bơm phải được giảm xuống 1 nửa ( 7 bơm
thì phải giảm xuống còn 4 bơm) và phân bố đều cho các két vì Đốc này có diện
tích mặt phẳng nhỏ khi ở mực nước ở 5m.
- Trong quá trình nhấn chìm, sẽ có nhân viên được bố trí tại mũi và lái của Đốc
để ghi lại mớn nước ở cả hai phía và liên lạc với người điều hành.

9
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

- Tàu kéo luôn hỗ trợ Đốc trong quá trình dằn tàu , xem bố trí theo bãn vẽ đính
kèm. Xem phụ lục A
- Khi Đốc đạt được mớn nước 6.5m thì người vận hành sẽ dừng quá trình bơm
ngay lập tức.
3. Quy trình xả dằn
- Người vận hành sẽ kiểm soát quy trình xả dằn theo tài liệu được đính kèm bên
dưới. Xem Phụ lục B
- Trong quá trình xả dằn, chân cọc thiết bị giữ cho Đốc tự động kéo lên nhờ lực
đẩy của Đốc.
- Tàu kéo phải luôn hỗ trợ Đốc trong quá trình xả dằn, được bố trí sắp xếp theo
bản vẽ đính kèm.Xem Phụ lục A
- Quá trình xả dằn sẽ dừng lại khi Đốc có mớn nước 4.5m
- Kéo thiết bị giữ chân cọc lên vị trí ban đầu bằng hệ thống tời.
4. Kéo Đốc về vị trí tại cầu cảng
- Tàu kéo được bố trí sắp xếp cho việc kéo tàu về cầu cảng. Xem Phụ lục A

- Đốc sẽ được kéo trở lại cầu tàu và sau đó được neo đậu bằng hệ thống neo
trên cầu tàu.
5. Trường hợp sự cố nói chung

5.1 Mất điện hoặc gặp trục trặc về máy chính.


- Trên Đốc hiện có 02 hệ thống máy phát điện:
 Máy phát điện chính CAT 18 (Công suất 320KW @ 1800rpm)
 Máy phát điện phụ VOLVO PENTA D12-MG (Công suất 320KW @
1800rpm)
- Khi xảy ra sự cố về máy phát điện chính , máy còn lại sẽ tham gia cấp nguồn
cho những bơm còn lại và tiếp tục tiến hành cuộc thử.

5.2 Trường hợp trục trặc liên quan tới bơm


- Có tổng cộng 30 két nước dằn được chia thành 4 nhóm như dưới đây, mỗi nhóm
được bố trí đầy đủ bơm và ống xả trên boong để đảm bảo việc bơm nước hoặc
xả dằn làm việc một cách hiểu quả nhất.

10
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4


1(C) BWT 2-a (S)BWT 10(P)BWT 2-a (P)BWT
10(S)BWT 3-a (S)BWT 2-b (P)BWT 3-a (P)BWT
2-b (S)BWT 4-a (S)BWT 3-b (P)BWT 4-a (P)BWT
3-b (S)BWT 5-a (S)BWT 4-b (P)BWT 5-a (P)BWT
4-b (S)BWT 6-a (S)BWT 5-b (P)BWT 6-a (P)BWT
5-b (S)BWT 7-a (S)BWT 6-b (P)BWT 7-a (P)BWT
6-b (S)BWT 9(S)BWT 7-b (P)BWT 9(P)BWT
7-b (S)BWT     8(C) BWT

- Khi bơm nước dằn hoặc xả nước dằn, nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến
bơm khiến cho bơm gặp trục trặc thì có thể sử dụng bơm khác của nhóm két
khác để thay thế duy trí cho việc bơm hoặc xả
- Tất cả các két trong Đốc có thể hỗ trợ và dự phòng cho nhau bởi tất cả đều có
van thông nhau.
 Nhóm 1, nhóm 2 có thể dự phòng và hỗ trợ cho nhau bằng cách mở van
 Nhóm 3, nhóm 4 có thể dự phòng và hỗ trợ cho nhau bằng cách mở van
 Nhóm 1, nhóm 3 có thể dự phòng và hỗ trợ cho nhau bằng cách mở van
 Nhóm 2, nhóm 4 có thể dự phòng và hỗ trợ cho nhau bằng cách mở van

- Một két cụ thể có thể được dằn đồng thời trong khi một két khác cũng được xả
dằn theo quy trình tương ứng được liệt kê theo các nhóm két được vận hành bởi
người điều khiển.

5.3 Trường hợp thủng thân đốc


- Tất cả các két trong Đốc đều là két được ngăn cách bới vách kín nước, điều đó
có thể đảm bảo cho Đốc vẩn hoạt động khi không may có bất kỳ két chứa nào bị
hư hỏng
- Bên cạnh đó, cần bố trí thiết bị khắc phục các lỗ hỏng trên Đốc khi Đốc đang
làm việc ví dụ
 Gỗ hình chóp
 Búa để đóng các miếng gỗ hình chóp vào các lỗ hỏng.
6. Sơ đồ bố trí Đốc và tàu kéo - Xem phụ lục A
7. Sơ đồ dằn ballast các két theo các giai đoạn - Xem phụ lục B

11
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN NHẤN ĐỐC LEWEK HERCULES

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG

I. Huấn luyện, phổ biến quy tắc an toàn lao động.


- Tất cả các công nhân, kỹ sư và chỉ huy làm việc tại hiện trường phải được
huấn luyện an toàn lao động trước khi bắt đầu công việc.
- Tất cả các vị trí công tác có khả năng nguy cơ gây nguy hiểm phải có chứng
chỉ làm việc đầy đủ. Những công việc này chỉ được bắt đầu khi đã được kiểm
tra an toàn và xác nhận bảo đảm .
- Bố trí tàu sẵn sàng ứng cứu sự cố để đảm bảo an toàn cho toàn bộ nhân lực
tham gia nhấn đốc
II. Hướng dẫn kiểm tra an toàn công cụ dụng cụ.
- Nón bảo hộ lao động phải có dây đeo cằm trong tình trạng tốt.
- Đồng phục bảo hộ lao động phải có may dạ quang.
- Áo Phao phải trong tình trạng sử dụng tốt, các quai cài không bị hỏng hóc.
- Giày bảo hộ lao động phải có mũi sắt, thường xuyên mang mắt kính tại hiện
trường.
- Giây an toàn loại toàn thân có hai móc trong tình trạng tốt (khi làm việc ở độ
cao 2m trở lên phải luôn đeo dây an toàn và phải móc vào điểm cứng vững,
hợp lý.
- Các dụng cụ và máy công cụ phải trong tình trạng tốt, không bị rò rỉ điện phải
được phòng bảo trì Cảng kiểm tra và dán tem cho phép sử dụng.
- Các dây điện và tủ điện phải trong tình trạng tốt, được đấu nối đúng quy cách
an toàn về điện.
- Thiết bị nâng: cần cẩu, xe nâng, palang, dây cáp, móc… phải có kiểm định an
toàn.
III. CAM KẾT:
1. Phương án này được nghiên cứu, thiết lập trên cơ sở ý kiến thống nhất của
đại diện chủ phương tiện liên quan và tình trạng kỹ thuật Đốc;
2. Doanh nghiệp cảng, đại diện chủ phương tiện cam kết tổ chức thực hiện
nghiêm phương án và chịu trách nhiệm về an toàn cho tàu, bến cảng.
Kính đề nghị Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu xem xét, chấp thuận, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp./.
Nơi nhận: TỔNG CÔNG TY BA SON CTY AUSTAL VIETNAM
- Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu
(để xem xét, chấp thuận);
- Các chủ phương tiện liên quan;
- Các đơn vị liên quan khác;
- Lưu: ..............

12

You might also like