Phuc Trinh - Hoan Chinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÀI PHÚC TRÌNH


THÂM CỨU CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY

2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÀI PHÚC TRÌNH


THÂM CỨU CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY

GV HƯỚNG DẪN NHÓM 2


PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU HUỲNH BÁ DI (M0116003)
NGUYỄN LÊ QUỐC THI (M0116009)
CHIM CẨM CHI (M0116013)
NGUYỄN VIỆT TRUNG (M0116022)
HÀ THỊ XUÂN MAI (M0115023)

2017
1. CÁC KINH NGHIỆM ĐÃ HỌC TẬP
1.1 Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Sôcôla Kim My - Kimmy's
Chocolate
Qua thực tế tại cơ sở, nhóm đã hiểu được kỹ thuật lên men hạt cacao bằng thùng gỗ
3 tầng truyền thống có hơn 1000 năm trước. Kỹ thuật này tạo môi trường thuận lợi cho
Vi sinh vật lên men phát triển để lên men hạt cacao trong 6 ngày, hiệu quả hơn rất nhiều
so với dùng thùng máy lên men do Đại học Bách Khoa chế tạo (làm mất hết vi sinh vật
lên men do môi trường trong thùng máy ko có oxy).
Kỹ thuật dùng thùng gỗ giúp nhận biết được giai đoạn lên men: 2 ngày đầu hạt
cacao được lên men ở thùng thứ 1 trên cùng; 2 ngày tiếp theo hạt cacao được đưa xuống
lên men ở thùng thứ 2 ở giữa và 2 ngày cuối hạt cacao được chuyển xuống lên men ở
thùng thứ 3. Trên mỗi thùng khi lên men được đậy kín bằng bao gai để giúp nhiệt độ
trong quá trình ủ ít bị thoát ra ngoài.
Sau khi ủ, hạt cacao được phơi khô ở ngoài nắng. Nếu những ngày mưa kéo dài có
thể dùng máy sấy để sấy hạt cacao tuy nhiên chất lượng sẽ không ngon bằng phơi nắng.
Tiếp theo là đến công đoạn cán vỏ hạt và nghiền nhân hạt, vỏ hạt nhẹ sẽ thoát ra ngoài
còn nhân hạt nặng sẽ rơi xuống bên dưới. Nhân hạt cacao lúc này có thể ăn được, hoặc
có thể sử dụng thay đậu phộng để trang trí bánh, kem, cà phê, ... Nếu không sẽ được xay
thành cacao nhão.
Theo chủ công ty, trong cacao nhão có chứa 10% dầu có thể chiết xuất lấy dầu
làm thành bơ cacao. Cacao nhão sẽ được cho vào máy xay mịn 24 giờ nhằm giảm bớt độ
chua và phối trộn với đường, sữa tạo thành sô cô la 65%, 75%, 85% và 100% cacao.
- Từ trái cacao, công ty không bỏ đi 1 thứ gì. Sản phẩm của công ty rất đa dạng: sô
cô la đen, sô cô la trắng, bột cacao, bơ cacao, ... Ngoài ra, vỏ trái cacao được ủ làm phân
bón hữu cơ và ruột trái cacao được tận dụng làm thức ăn cho cá basa.
- Tiền Giang là tỉnh trồng cacao với sản lượng lớn nhưng chưa có nơi chế biến nên
nông dân thường bán trái thô và thường bị thương lái ép giá mỗi khi đến mùa rộ làm
nông dân trồng cacao ở Tiền Giang rất khó khăn. Thành công của công ty là biết tận
dụng nguồn nguyên liệu cacao sẵn có ở địa phương và xây dựng cơ sở thu mua, nhà máy
chế biến sô cô la xuất khẩu, giúp nông dân đảm bảo thu nhập, đồng thời mang hương vị
sô cô la Việt Nam giới thiệu ra thế giới. Để có được thành quả như hôm nay, chủ cơ sở
đã trải qua rất nhiều lần thất bại. Sau mỗi lần thất bại, ông tìm ra sai sót và sửa lại đến
khi hoàn chỉnh.

1
Một vấn đề đáng chú ý là công ty không chỉ chú trọng đến lợi nhuận, mà có rất
quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm. Bằng chứng là công ty đã có được chứng nhận
theo tiêu chuẩn UTZ (tiêu chuẩn giống như Global GAP) trên cây cacao.
1.2 Tại Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Bến Tre, Công ty TNHH Chế Biến Dừa
Lương Quới
Qua báo cáo của giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Bến Tre, nhóm có được
nhìn nhận rõ hơn về vị thế và tiềm năng của cây dừa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy diện tích dừa của Việt Nam rất ít so với các nước trên thế giới, nhưng có chất lượng
rất cao. Bến Tre có một quần thể dừa rất đa dạng về nguồn gen, là cơ sở tốt để chọn tạo
những giống dừa chất lượng cao, mang nhãn hiệu của Việt Nam. Tập trung vào chế biến
các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị của cây dừa. Đồng thời cần có sự liên kết
giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhà nước đưa ra các chính sách định hướng để hỗ trọ
doanh nghiệp phát triển.
Về phía công ty Lương Quới: phát triển từ 1 cơ sở sản xuất, chế biến nước dừa
thô sơ, nhỏ lẻ với vài chục công nhân thì nay, công ty Lương Quới đã phát triển thành 1
tập đoàn lớn với hơn 700 công nhân và hơn 70 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên nghiên cứu
về cây dừa đã cho thấy sự thành công to lớn của công ty. Điều tạo nên thành công thứ
nhất chính là việc công ty đã chọn đúng thế mạnh của tỉnh nhà để phát triển. Bến Tre có
diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, với hơn 163.000 hộ trồng dừa, mang về GDP năm
2017 ở Bến Tre đạt 190 triệu USD. Nơi đây có hệ gen dừa phong phú, đa dạng cho
nghiên cứu, lai tạo. Thứ hai, công ty đã nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới ngày
càng ưa chuộng sản phẩm qua chế biến. Trong đó, xu hướng nước dừa đóng lon đang
dần thay thế cho nước ngọt có gas.
Sản phẩm chủ lực của công ty là nước dừa đóng lon xuất khẩu qua châu Âu, Mỹ;
dầu dừa tinh khiết (dòng sản phẩm cao cấp được lấy từ cơm dừa đạt độ pH nhất định),
dầu dừa tinh luyện (chất lượng thấp hơn) xuất khẩu qua châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ngoài ra, còn có nước cốt dừa và chỉ xơ dừa xuất khẩu qua Trung Quốc làm thảm dừa
chà giày, dép.
1.3 Trung tâm dừa Đồng Gò
Đã học tập được cách lựa chọn, ươm dừa giống và cách thu nhựa buồng hoa dừa.
Một kinh nghiệm rất hay khi vạt dừa để xác định chính xác mộng dừa mà không cần thả
xuống nước là vạt mộng dừa ở phần đối diện mặt lớn nhất của trái dừa. Cách chọn dừa
giống là chọn trái từ 1,2-1,4kg; không bị sâu bệnh, méo mó. Mua trái về khoảng 20 ngày
trái sẽ chuyển sang màu nâu xám, lúc đó tiến hành vạt dừa. Dạt sau 2-3 ngày mới ươm
giống. Nếu mùa mưa thì đặt trái dừa nằm nghiêng để tránh bị úng nước. Mùa nắng thì
đặt trái dừa nằm ngang. Ươm từ 2,5-3 tháng mới nảy mầm. Trong quá trình ươm cần
2
tưới nước cả tháng. Trái dừa đủ nước là khi bấm ngón tay xuống phần vạt mộng dừa lún
xuống, tay ẩm là được.
Quy trình lấy mật buồng hoa dừa: Lấy mật từ buồng hoa kế buồng hoa nhỏ nhất lấy
xuống. Lấy dây quấn lại để ức chế sự nở của buồng hoa, đập trên 20 lần, 7 ngày sau sẽ
ra mật. Thu mật vào 9h sáng và 14h chiều. Mỗi ngày vạt mặt buồng hoa 2 lần, mỗi lần
khoảng 3,0 mm. Thu mật trong vòng 1 tháng, trữ lượng mật mỗi ngày khoảng 1 lít/
buồng. Dùng Nitrat 90 (trong trường hợp chế biến) hoặc lá cây chát (trong trường hợp
dùng làm nước uống) để giảm sự lên men của mật, cản trở sự phát triển của vi sinh vật
giúp bảo quản được lâu hơn. Nếu lấy mật đề làm rượu thì không cần thêm chất bảo
quản. Một năm có thể thu mật từ 6 buồng hoa (trong vòng 6 tháng). Sau đó, chăm sóc
cây dừa 6 tháng để phục hồi. Một năm tiến hành bón phân 2 lần, sử dụng phân hóa học
NPK 20-20-15. Nếu thu nhựa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây.
Giải phẩu hình thái củ hủ dừa:
Sau khi tiến hành tách từng bẹ dừa ra đến phần nhỏ nhất quan sát được các đỉnh
thấy rằng có khoảng 30 hoa (30 bẹ lá). Điều này có ý nghĩa là khi ta quan sát thấy hoa
dừa ở trên cây nhú ra thì trước đó đã được phân hóa trước đó gần 2,5 năm (trung bình
mỗi lá 1 tháng). Điều này đã chứng minh cho lý thuyết rằng cây dừa là loại cây thuộc
nhóm ra hoa liên tục. Vậy khi áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác để đảm bảo các mo
nhú ra đều có thể trổ hoa và đậu trái thì cần phải chăm sóc, bón phân quanh năm. Mặt
khác, đối với các giống dừa có khả năng cho trái sớm (có trái sau 2-3 năm) thì cần phải
chú ý bổ sung đinh dưỡng từ giai đoạn ươm cây, để có thể phát huy tốt khả năng ra trái
sớm của cây.
2. BÀI HỌC RÚT RA
Qua chuyến thực tế, nhóm đúc kết được muốn phát triển cây công nghiệp phải gắn
liền với chế biến. Nếu không chế biến không thể đem lại lợi nhuận cao cho cây công
nghiệp đặc biệt là cây dừa và cacao. Chế biến thì phải đa dạng sản phẩm để có được thị
trường rộng lớn, tận dụng tối đa tiềm năng chế biến của cây trồng để đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Tuy diện tích của ca cao và dừa của Việt Nam là rất nhỏ, bù lại sản lượng trên đơn
vị diện tích của nước ta lại cao hơn. Đăc biệt, chất lượng của trái ca cao và trái dừa được
đánh giá rất cao.
Tận dụng lợi thế của mình để phát triển các sản phẩm chất lượng cao nhẳm đem lại
thu nhập cao nhất. Đây là hướng đi mà Sô-cô-la Kimmy và Dầu dừa Lương Quới đang
thực hiện. Tuy quy mô và cách thức thực hiện là có khác nhau nhưng đều hướng đến
việc tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, hướng đến thị trường cao cấp.
3
Cần có sự liên kết giữa các nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo
sản phẩn có chất lượng ổn định và tiêu thụ tốt. Nhà nước đóng vai trò cầu nối giữa các
bên, đưa ra các chính sách, đường lối để đẩy mạnh phát triển. Nhà khoa học nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng.

You might also like