TT Luan An Ncs Nga 08 2011 BM 3154

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 159

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................... i


Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI .................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc của cây hoa cúc ..................................................................... 4
1.1.2. Phân loại cây hoa cúc................................................................................ 4
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc................................................. 6
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc...................................................... 7
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc trên thế giới ...................... 10
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới ............................................. 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới ........................................ 12
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam ....................... 19
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam .............................................. 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam ......................................... 22
1.4. Một số vấn đề rút ra từ tổng quan tài liệu ............................................. 32
iv

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 34


2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 34
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 35
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành
phố Thái Nguyên ...................................................................................... 35
2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc năng suất cao, chất
lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên.................... 35
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại
Thái Nguyên .............................................................................................. 35
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên ............................... 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36
2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên........ 36
2.3.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc thích hợp với điều kiện
sinh thái Thái Nguyên.............................................................................. 36
2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng hoa cúc tại Thái Nguyên .............................................................. 37
2.3.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông-Xuân 2007-2008 tại Thái Nguyên.............................................. 39
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 40
2.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................ 42
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................44
3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở thành phố Thái Nguyên.......... 44
3.1.1. Tình hình sản xuất hoa Thái Nguyên ................................................... 44
3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên ............................ 49
3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên ...... 51
3.1.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc
ở Thái Nguyên........................................................................................... 52
v

3.2. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc nâng suất cao,
chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên .............. 53
3.2.1. Nghiên cứu đặc trưng hình thái, tình hình sinh trưởng, phát
triển của tập đoàn hoa cúc tại Thái Nguyên .................................. 53
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất
chất lượng một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên ........ 70
3.2.3. Hiệu quả kinh tế các giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên .......... 78
3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng với giống cúc triển vọng vàng thược dược tại Thái Nguyên ...... 79
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến
năng suất chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược.......................... 79
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ
sung đến năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược .......... 87
3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa cúc
Vàng Thược Dược vào dịp 20/11.................................................. 95
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của giống cúc
Vàng Thược Dược dịp tết Nguyên Đán tại Thái Nguyên .............. 99
3.4. Xây dựng mô hình hoa cúc ở phường Quan Triều TP Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 103
3.4.1. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình ................ 104
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình..................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 107
1. Kết luận .................................................................................................... 107
2. Đề nghị ..................................................................................................... 108
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ .............. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 110
vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
CCC Chiều cao cây
CT Công thức
Đ/c Đối chứng
MH Mô hình
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
TB Trung bình
TCN Tiêu chuẩn ngành
Tr.đ Triệu đồng
TV Thời vụ
Vụ TĐ Vụ Thu-Đông
Vụ ĐX Vụ Đông- Xuân
ĐK hoa Đường kính hoa
CC 1 Cành cấp 1
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Giá trị xuất nhập khẩu hoa cúc hàng năm của một số nước
trên thế giới ............................................................................... 12
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003 ... 20
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và 2009....... 21
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của thời lượng chiếu sáng quang gián đoạn đến
thời gian ra hoa và chất lượng hoa cúc Vàng Pha lê................... 28
Bảng 3.1. Cơ cấu sản xuất hoa vụ Đông Xuân năm 2003-2004 của một
số phường xã điều tra tại thành phố Thái Nguyên ...................... 45
Bảng 3.2. Thời vụ trồng hoa cúc ở một số điểm điều tra tại Thái Nguyên ...... 46
Bảng 3.3. Cơ cấu giống và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất
hoa cúc tại các điểm điều tra trong vụ Thu-Đông và Đông-
Xuân năm 2003-2004 tại thành phố Thái Nguyên ...................... 47
Bảng 3.4. So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác
năm 2003 tại Thái Nguyên (tính cho 1ha) .................................. 48
Bảng 3.5. Lượng hoa tiêu thụ tại thành phố Thái Nguyên .......................... 49
Bảng 3.6. Phân bố thị trường hoa của Thành phố Thái Nguyên ................. 50
Bảng 3.7. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở
Thái Nguyên .............................................................................. 52
Bảng 3.8. Một số đặc trưng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại
Thái Nguyên............................................................................................. 55
Bảng 3.9. Đặc điểm phản ứng với quang chu kỳ của các giống cúc thí
nghiệm tại Thái Nguyên ................................................................... 58
Bảng 3.10. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ............... 60
Bảng 3.11. Một số đặc điểm hình thái của các giống cúc vụ Thu Đông
(2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên.................. 62
Bảng 3.12. Một số đặc điểm năng suất và chất lượng các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và vụ Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ......... 64
Bảng 3.13. Độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên các giống cúc vụ Thu
Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên ........ 66
viii

Bảng 3.14a: Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm vụ Thu Đông
(2003) tại Thái Nguyên.............................................................. 68
Bảng 3.14b. Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm vụ Đông Xuân
(2003-2004) tại Thái Nguyên..................................................... 69
Bảng 3.15. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống cúc có
triển vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ......................................................................... 71
Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống cúc có triển vọng
vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên .... 72
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng các giống cúc có
triển vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ......................................................................... 74
Bảng 3.18. Độ bền hoa của các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên .... 75
Bảng 3.19a. Tình hình sâu, bệnh hại một số giống cúc có triển vọng vụ
Thu Đông (2004) tại Thái Nguyên ............................................. 76
Bảng 3.19b. Tình hình sâu hại một số giống cúc có triển vọng vụ Đông Xuân
(2004-2005) tại Thái Nguyên.............................................................. 77
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên ... 78
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến các thời kỳ sinh
trưởng giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-
2005) tại Thái Nguyên ............................................................... 80
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến sự tăng trưởng
chiều cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông
Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên ........................................... 81
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến động thái ra lá
của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ......................................................................... 83
Bảng 3.24. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược ở
các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân (2004-2005) tại
Thái Nguyên .............................................................................. 83
ix

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất, chất
lượng hoa cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005)
tại Thái Nguyên ......................................................................... 85
Bảng 3.26. Tình hình sâu bệnh hại giống cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên.................................. 86
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến các giai
đoạn sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-
Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ........................................... 88
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-
Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ........................................... 90
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến năng suất,
chất lượng hoa của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-
Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên ........................................... 92
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến tình hình sâu bệnh
hại của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2005-
2006) tại thành phố Thái Nguyên............................................... 94
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của giống cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11....................... 95
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng hoa cúc
Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên ........................... 97
Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược
Dược vào dịp 20-11 tại Thái Nguyên ......................................... 98
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và phát
triển của giống cúc Vàng Thược Dược vào dịp tết Nguyên
đán tại Thái Nguyên ................................................................ 100
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng hoa cúc
Vàng Thược Dược dịp Tết Nguyên Đán .................................. 101
Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược Dược
vào dịp Tết Nguyên đán tại Thái Nguyên ................................ 103
Bảng 3.37. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình ............. 104
Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế ở các mô hình tại Thành phố Thái Nguyên ... 105
x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2 đến sự tăng
trưởng chiều cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ
Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên.................................... 82
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến số
hoa/cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-Xuân
(2005-2006) tại Thái Nguyên....................................................... 93
Hình 3.3. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của giống
cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên....................... 96
Hình 3.4. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của giống
cúc Vàng Thược Dược............................................................... 100
1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoa là sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị
kinh tế. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã có nhu cầu sử dụng hoa để trang
trí làm đẹp thêm cho cuộc sống, ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu về hoa ngày càng tăng. Ngoài việc sử dụng hoa vào mục đích thẩm mỹ,
con người còn coi việc sản xuất hoa thành một ngành kinh tế có thu nhập cao.
Sản lượng hoa trên toàn thế giới năm 1999 đạt 40 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
7,8 tỷ USD. Trong rất nhiều loại hoa thì hoa cúc được dùng rất nhiều với giá
trị lợi nhuận cao và mục đích sử dụng đa dạng: hoa cắt cành, hoa trồng chậu,
làm thuốc… Hoa cúc được trồng ở nhiều nước trên thế giới, như: Hà Lan,
Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ở nước ta, hoa cúc đã du nhập vào từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX,
đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để
chơi, thưởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược
liệu. Hiện nay cúc có mặt ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi
đến đồng bằng. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội (450 ha),
thành phố Hồ Chí Minh (370 ha), Đà Lạt (160 ha), Hải Phòng (110 ha).
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Đông Bắc nước ta, có
nền kinh tế xã hội tương đối phát triển.Vị trí địa lý của Thái Nguyên hết sức
thuận lợi, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Tây
Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh
Bắc Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra Thái Nguyên còn có hệ
thống giao thông thuận tiện nằm trên trục quốc lộ 3 và còn là nơi tập trung
nhiều trường Đại học và Cao đẳng như: trường Đại học Nông Lâm, trường
Đại học Sư Phạm, trường Đại học Y, trường Đại học Kinh Tế và Quản trị
2

kinh doanh, trường Cao đẳng Sư Phạm… Chính vì vậy Thái Nguyên là thị
trường lớn tiêu thụ các loại hoa.
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chọn tạo ra
nhiều giống cúc mới, mầu sắc đa dạng phong phú phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng cung cấp cho sản xuất hoa trong nước. Tuy nhiên, so với các
vùng trồng hoa khác trong cả nước thì sản xuất hoa Thái Nguyên vẫn còn
nhỏ lẻ mang tính tự phát, theo kinh nghiệm, chưa áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật, thiếu nguồn cung cấp giống chất lượng tốt nên sản lượng hoa ít,
làm cho năng suất và chất lượng hoa ở Thái Nguyên chưa đáp ứng đủ nhu
cầu của thị trường. Đặc biệt, ở các vụ Thu Đông và Đông Xuân nhu cầu về
hoa là rất cao để cung cấp cho các dịp lễ, tết.
Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại Thái Nguyên
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật phát triển hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
- Nhằm tuyển chọn một số giống cúc có năng suất chất lượng cao, có
khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, đồng thời xác định
một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc tại
Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sản xuất hoa ở TP Thái Nguyên.
- Xác định khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa cúc tại
TP Thái Nguyên.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng hoa cúc
tại TP Thái Nguyên.
3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu khoa học về một số
giống hoa cúc ở Việt Nam được trồng trong điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
Đây là công trình nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc
ở 2 thời vụ chính là Thu Đông và Đông Xuân và bước đầu xác định được
giống cúc có năng suất, chất lượng hoa tốt và có hiệu quả kinh tế cao, đồng
thời xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng
suất, chất lượng cúc. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa
học cho việc phát triển hoa cúc ở Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về cây hoa
cúc ở Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn


Xác định các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc, từ đó
đưa ra các biện pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã tuyển chọn được một số giống thích ứng với
điều kiện sinh thái, thời vụ trồng hợp lý, điều chỉnh thời gian chiếu sáng thích
hợp để ứng dụng vào các vùng sản xuất hoa cúc. Kết quả nghiên cứu đề tài
góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên có hiệu quả.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: gồm 30 giống hoa cúc nhập nội và địa phương được khảo
sát, đánh giá để chọn ra giống cho năng suất và chất lượng cao.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Thành phố Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2003 đến 2008.
4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1.1. Nguồn gốc của cây hoa cúc
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (vàng) và
Anthemum (hoa) bởi Line 1753, là một trong những loại cây trồng làm
cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ
Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh
rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc để mừng lễ thắng lợi và
cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Ở Nhật Bản
cúc là một loại hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ
quan trọng, người Nhật Bản coi cúc là người bạn tâm tình (Đặng Văn Đông
và cs, 2003) [7].
Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Trong
văn thơ Hán cổ, hoa cúc có 30-40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa,
Diên hoa… Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc
Dendranthema, trải qua quá trình chọn lọc lai tạo và trồng trọt, từ những biến
dị để có được những giống cúc như ngày nay (Đặng Văn Đông, 2005) [8].
Ở Việt Nam hoa cúc đã được du nhập từ thế kỷ XV, người Việt Nam coi
cúc là biểu hiện của sự thanh cao, là một trong bốn loài thảo mộc được xếp
vào hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Trúc, Cúc”.
(Trương Hữu Tuyên, 1979) [32]. Hoa cúc không chỉ được ưa chuộng bởi mầu
sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các loại hoa khác.
1.1.2. Phân loại cây hoa cúc
Hoa cúc là loại cây hai lá mầm (Dicotyledonace) thuộc phân lớp cúc
(Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc
(Asteroideae), chi Chrysanthemum (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1].
5

Người Việt Nam yêu hoa cúc không chỉ do hình dáng mà còn do có cách
sử dụng rất phong phú. Hoa cúc có màu sắc hoa đa dạng, lâu tàn và khả năng
phân cành lớn nên cúc có thể dùng để cắm lọ hay bấm ngọn, tạo tán để
trồng chậu, trang trí nhà cửa, trồng bồn, trồng chậu ở các khuôn viên, vườn
hoa, dùng trong các ngày sinh nhật, hội nghị, lễ tết, hiếu hỉ... Một số loại cúc
như Kim cúc, Bạch cúc còn được sử dụng vào mục đích làm thuốc chữa
đau đầu hay hoa mắt, chóng mặt (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1];
(Lê Kim Biên, 1984)[2].
Năm 1984, Lê Kim Biên (1984)[2] khi nghiên cứu phân loại họ cúc cho
thấy riêng chi Chrysanthemum L ( Đại cúc) ở Việt Nam có 5 loài, trên thế giới
có 200 loài, và có khoảng 1.000 giống. Các giống cúc hiện trồng chủ yếu
được sử dụng làm hoa hoặc cây cảnh, do đó hoa thường có kích thước từ
trung bình đến to, nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng... Một số loại
cúc thuộc chi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:
- Chrysanthemum cinerieafolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có lông
tơ, cao khoảng 50-70cm. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách kiểu
lông chim. Hoa được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.
- Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở
Châu Á, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu
năm, cây có thể cao hơn 100 cm.
- Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): có nguồn gốc từ Trung Quốc,
được trồng ở vùng núi Nam trung bộ và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, được
dùng làm thuốc hay cây cảnh. Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm.
Trên thực tế thế giới có tới 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa
dạng về chủng loại, màu sắc vô cùng phong phú (Anderson N. O., 1987) [37]
- Chrysanthemum macimum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu
được trồng rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn
lớn. Cây sống lâu năm, cao từ 70-100 cm.
6

- Chrysanthemum conirium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ô): có nguồn gốc từ
vùng Trung Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh
thành bụi, cây cao đến 120 cm.
Năm 1993, Trần Hợp [12] đã phân loại cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân
cỏ có hoa làm cảnh và cũng đã đưa ra một số loài hoa cúc trồng ở Việt Nam như
cây Tần Ô (rau Cúc C.coronarium Linn), cây Cúc Trắng (C.morifolium), cây
Cúc Vàng (C. indicum) và cúc Trừ Trùng (C. cinerieafoliumvis).
Như vậy, trong chi Chrysanthemum có rất nhiều loài và nhiều chủng
giống khác nhau nhưng việc phân loại cúc vẫn chưa được thống nhất.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc
1.1.3.1. Rễ
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [15 ], rễ cây hoa cúc thuộc loại chùm, rễ
cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh
nhiều rễ phụ và lông hút, nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những
rễ này mọc ở mấu của thân cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
1.1.3.2. Thân
Theo Van Ruiten và cs (1984) [74] thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ
mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc
cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp
nhất chỉ cao 20-30cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3m. Các giống
thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân
dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.
Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành
nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.
1.1.3.3. Lá
Theo Cockshull (1972)[43] thì lá cây hoa cúc mọc cách và thành vòng
xoắn trên thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên
một cành thì gần gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá
thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh
trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt
7

không bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng khoẻ, lá to và
mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và bóng. Lá hoa cúc
thường sống được 70-90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất là ở lá
thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
1.1.3.4. Hoa và quả
Các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông,
2005)[8] khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc
(Asteracea) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất
điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng
hoặc lồi, trên đó có các hoa không cuống sắp xếp xít nhau, phía ngoài cụm
hoa có các lá bắc xếp thành vòng, cả cụm hoa có dạng như một bông hoa.
Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và
đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5-12 cm. Hình dạng của hoa
có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ
những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường không thể thụ phấn
cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ
Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1].
Theo các tác giả Quách Trí Cương, Trương Vỹ (Dẫn theo Đặng Văn Đông,
2005)[8] thì quả cúc rất nhỏ, dài chừng 2-3mm, rộng 0,7-1,5mm, trọng lượng
1.000 hạt khoảng 1g, có nhiều hình dạng khác nhau như hình kim, hình gậy,
hình trứng, hình tròn dài… thẳng hoặc hơi cong, hai đầu cùng bằng, hoặc một
đầu nhọn, trên mặt có 5-8 vết dọc nông, màu nâu nhạt hoặc đậm, vỏ quả
mỏng. Theo Lê Kim Biên (1984)[2] thì quả cúc dạng quả bế khô, hình trụ hơi
dẹt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ.
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc
1.1.4.1. Phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, các tác giả
Yulian và Fujime (1995) [77] đưa ra kết luận cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng
và đêm ưa lạnh. Thời kỳ đầu cây non mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng, trong quá
trình sinh trưởng, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho cây chậm lớn và chất lượng
8

hoa giảm. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cúc: khi thời
gian chiếu sáng bằng hoặc ngắn hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì hình thành
mầm hoa và nụ, khi thời gian chiếu sáng dài hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì
không thể hình thành mầm hoa. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến chất lượng hoa
cúc: giai đoạn sinh trưởng cây cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ, thời kỳ phân
hóa mầm hoa cây cần ánh sáng ngày ngắn từ 10-11 giờ/ngày-đêm thì chất
lượng hoa cúc tốt nhất (Narumon, 1988)[63]; (Strojuy, 1985)[71] .
1.1.4.2. Yêu cầu về nhiệt độ
- Nhiệt độ: là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cúc. Cây hoa cúc có nguồn
gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, theo Myster (1995) [62], Langton (1997)
[55], Narumon (1998) [63] thì nhiệt độ cho cây cúc sinh trưởng phát triển tốt
là 15-200C. Cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10-350C, nhưng trên 350C và
dưới 100C sẽ làm cúc sinh trưởng và phát triển kém (Yeun Joo Huh và cs,
2005)[75].
Các tác giả Hoogeweg (1999) [47], Anke van der Ploeg [35], [36] thì cho
rằng nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của cúc là 160C-200C. Nhiệt độ này phù
hợp với điều kiện mùa Xuân và mùa Thu của miền Bắc Việt Nam, trong điều
kiện thời tiết miền Bắc Việt Nam việc giâm cành cúc trong mùa Hè là hết sức
khó khăn. (Đặng Văn Đông, 2005)[8].
Theo Strelitus và Zhuravie (1986) [70], thì tổng tích ôn của hoa cúc là
17000C và nhiệt độ thích hợp là 20-250C, nhiệt độ thấp<100C kìm hãm sự phát
triển của hoa, nhiệt độ cao>300C ảnh hưởng xấu tới màu sắc hoa, độ bền hoa.
Tác giả Okada (1999) [65], Anderson (2001)[38] cũng cho rằng: sự ra
hoa của cây cúc ngoài ảnh hưởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ. Nụ đã được phân hoá nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị
chậm nên hoa cũng nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào
chế độ nhiệt độ và đặc tính di truyền của giống.
9

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống
cúc tại châu Âu, Karlson và cộng sự [50], [51] chia cúc làm 3 nhóm:
- Nhóm giống không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ: trong phạm vi từ 10-
0
27 C, nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự phân hoá và phát dục của hoa.
Nhưng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên sẽ ức chế sự ra hoa.
- Nhóm giống bị nhiệt độ thấp ức chế ra hoa: bình thường chúng bắt đầu
phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ thấp hơn 160C sẽ ức chế sự phân
hóa hoa.
- Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa: thời điểm bắt đầu phân hoá
hoa của nhóm này ở nhiệt độ cao (>200C) nhưng nếu nhiệt độ quá cao (trên
350C) kéo dài thì sự phát dục của nụ bị ngừng trệ.
Theo các tác giả Rijsdijk và cộng sự (2000) [66], thì nhiệt độ ảnh hưởng
tới cây hoa cúc thể hiện ở hai mặt:
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển nụ và thúc đẩy quá trình nở hoa.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng hoa: ở nhiệt độ cao, màu
sắc hoa nhạt, không đậm.
Trong một nghiên cứu với 6 giống hoa cúc được đem so sánh (Larsen
and Persson, 1999)[56], kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau
nào giữa các giống trong quá trình ra hoa phản ứng với cường độ ánh sáng,
nhưng lại cho thấy có sự khác nhau rõ rệt đối với phản ứng về nhiệt độ.
1.1.4.3. Yêu cầu về ẩm độ
- Ẩm độ: cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng đồng thời là cây có
sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm
đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu ẩm
độ không khí quá cao sẽ làm cho hoa dễ bị thối nát, cây dễ bị đổ non, gây khó
khăn cho việc thu hoạch (Hoogeweg, 1999) [47], (Margaretha Blom-Zandstra
và cs, 2006)[58]. Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết mà luôn cung
cấp đủ lượng nước cho cúc bằng biện pháp bơm nước tưới cho cây (Đặng
Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003) [7].
10

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU HOA CÚC TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới
Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa
trên thế giới. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không
ngừng tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh
không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc,
Niu- Di- lân, Kê- ni-a, Ê-cu-a-do, Cô-lôm-bi-a, Ixraen... Hiện nay, Trung Quốc
là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là
122.600 ha, nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ: 65.000
ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng 23.300 ha (AIPH, 2004)[39].
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa, cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 56 tỷ USD (tốc
độ tăng bình quân năm là 20%). Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa
chính là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản (Buschman và cộng sự,
2005)[41]. Hàng năm, giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ
USD, đứng đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu
USD, Cô-lôm-bi-a 430 triệu USD, Kê-ny-a 70 triệu USD và Ixraen 135 triệu
USD (Nguyễn Văn Tấp, 2008)[30].
Hoa cúc là một trong 5 loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Cây
hoa cúc thu hút người tiêu dùng đặc biệt ở màu sắc phong phú: trắng, vàng,
xanh, đỏ, tím, hồng, da cam... Không những vậy, hình dáng và kích cỡ hoa cũng
rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho ra hoa tạo nguồn hàng hóa
quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa được tiêu thụ đứng thứ hai
trên thị trường thế giới (sau hoa hồng) (Đặng Ngọc Chi, 2006) [3].
Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa,
cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà
Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Hàng năm, Hà Lan đã sản xuất
hàng trăm triệu hoa cúc cắt cành và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ
11

rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Tiếp sau là các nước: Nhật Bản,
Côlômbia, Trung Quốc... Năm 2006, có 4 nước sản xuất hoa cúc trên thế
giới đạt sản lượng cao nhất là Hà Lan đứng đầu với sản lượng 1,5 tỷ cành,
Côlômbia là 900 triệu cành, Mê-hi-cô và I-ta-li-a đạt 300 triệu cành (Erik Van
Berkum, 2007)[45].
Nhật Bản hiện đang dẫn đầu tại châu Á về sản xuất và tiêu thụ hoa cúc,
hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng gần 4.000 triệu Euro để phục vụ nhu cầu
hoa trong nước (Jo Wijnands, 2005)[49]. Người dân Nhật Bản ưa thích hoa
cúc và cúc trở thành là loài hoa quan trọng nhất tại Nhật Bản chiếm tới 36%
sản phẩm nông nghiệp, mỗi năm Nhật Bản sản xuất khoảng hơn hai trăm
triệu cành hoa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Diện tích trồng
hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa. Năm 2008 diện tích trồng hoa
ở Nhật Bản là 16.800 ha, giá trị sản lượng đạt 2.599 triệu USD (Takahiro
Ando, 2009)[73]. Tuy vậy Nhật Bản vẫn phải nhập một lượng lớn hoa cúc
từ Hà Lan và một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan,
Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Cô-lôm-bi-a...
Ở Malaixia, cúc chiếm 23% tổng sản lượng hoa. Ngoài lan ra, 3 loại hoa
quan trọng nhất là hồng, cúc và cẩm chướng chiếm 91,1% tổng sản lượng hoa
ôn đới (Lim Heng Jong, 1998)[78].
Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với sản
lượng cành cắt hàng năm là 50.841.500 cành và đạt năng suất 101.700/Rai
(1ha= 6,25Rai) (Oradee Sahavacharin, 1998)[79]. Ở Trung Quốc, cúc là 1
trong 10 loài hoa cắt quan trọng sau hồng và cẩm chướng chiếm khoảng 20%
tổng số hoa cắt trên thị trường bán buôn ở Bắc Kinh và Côn Minh. Vùng sản
xuất hoa cúc chính là Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh bao gồm các
giống ra hoa mùa Hè, Thu, Đông sớm và Xuân muộn với loại cúc đơn, màu
được ưa chuộng nhất là vàng, trắng, đỏ (Nguyễn Thị Kim Lý, 2001)[22].
Hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hoa cúc trên thế giới ước đạt tới
1,5 tỷ USD.
12

Bảng 1.1. Giá trị xuất nhập khẩu hoa cúc hàng năm của
một số nước trên thế giới
(Đv: triệu USD)
TT Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
1 Trung Quốc 300 200
2 Nhật Bản 150 200
3 Hà Lan 250 100
4 Pháp 70 110
5 Đức 80 50
6 Nga - 120
7 Mỹ 50 70
8 Xin-Ga-Po 15 -
9 I-xra-en 12 -
(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2003)[7]
Số liệu trên cho thấy một số nước vừa xuất khẩu đồng thời nhập khẩu
hoa cúc. Sở dĩ có điều này là do đặc điểm của giống phản ứng chặt chẽ với
điều kiện ngoại cảnh và điều kiện khí hậu thời tiết của các nước khác nhau
nên chủng loại hoa cúc trồng cung cấp cho thị trường khác nhau. Vì vậy mà
có những giống hoa cúc nếu trồng trái vụ chi phí điều khiển điều kiện ngoại
cảnh làm cho giá thành sẽ cao hơn so với nhập khẩu hoa cúc từ nước khác về.
Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hoa cúc ở Việt Nam khi
trong điều kiện khí hậu Việt Nam cây hoa cúc sinh trưởng phát triển tốt, cho
năng suất, chất lượng ổn định.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới
1.2.2.1. Kết quả lai tạo và nhân giống hoa cúc trên thế giới
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật hiện đại thì
ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng đã có vai
trò rất quan trọng. Các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu lĩnh vực
chọn tạo giống hoa cúc bằng nhiều phương pháp khác nhau: lai hữu tính,
chuyển gen vào tế bào hoa cúc, tạo giống hoa cúc đột biến và kết quả là đã
đưa ra nhiều giống hoa cúc mới.
13

Shibata và cs (1998) [69] đã lai tạo thành công giống cúc “Moonlight” là
kết quả của phép lai xa giữa loài Chrysanthemum moifolium Ramat và loài
C.Pacifium Nakai, con lai F1 được lai lại với C.morifolium và chọn được
giống “Moonlight” có hoa đơn, đường kính hoa 5 cm, có 25 cánh tràng màu
vàng hơi xanh, lá nhỏ hơn và cuống lá dài hơn C.morifolium, có bộ NST
2n=64.
Đột biến là một trong những phương pháp chọn giống có nhiều thành
công đối với cây hoa cúc, tạo ra giống mới có những biến dị về màu sắc hoa,
hình dạng hoa, kích cỡ hoa và một số đặc tính thực vật học khác. Theo NBRI-
Newsletters (1989)[64], khi xử lý tia gamma (1-3 krad) cho 125 giống cúc
(Dendranthema) đã thu được từ chồi ra rễ các thể đột biến về mầu sắc và hình
dạng hoa ở dòng vô tính M1 và M2 của 50 giống, trong đó có 36 giống được
coi là giống mới, nồng độ tia gamma thích hợp nhất là 1,5 và 2,5 krad.
Các nhà khoa học Benetka và Pavingerova (1995)[40] đã sử dụng kỹ
thuật chuyển gen lạ vào genome của giống hoa để tạo ra giống mới, giống cúc
Chrysanthemum (Dendranthma grandiflora Tzvelev.) CV. “White Snowdon”
được chuyển gen (pTiB6S3 T-DNA) của Agrobaceerium tumefacciens (B6S3
T-DNA) hoặc gen GUS trong cấu trúc di truyền.
Mitouchkina và cs, 2000)[60] đã nghiên cứu chuyển gen rolC bằng việc
sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes đến biến đổi hình dáng cây và
cấu trúc hoa cúc. Đoạn gen rolC dưới tác động của đoạn promoter 35S trên
plasmid pPCV003 với dòng vi khuẩn Agrobacterium GV3101 được chuyển
vào cây hoa cúc White Snowdon, hay còn gọi là giống Bông tuyết (CN42).
Một trong các dòng chuyển gen thu được có sự biểu hiện thay đổi về kích cỡ
cây, khả năng phân cành, nhánh, hình dáng hoa cũng như kiểu cánh hoa, là
nguồn vật liệu để tạo ra giống hoa cúc mới.
Cây hoa cúc có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau: gieo
hạt, giâm cành, tỉa chồi, nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên, phương pháp nuôi
cấy mô tế bào được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu nhiều nhất. Một
14

trong những nhân tố tạo nên sự thành công của ngành sản xuất hoa cúc của
một số nước trên thế giới (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan...) là đã sử dụng
công nghệ nhân giống invitro để sản xuất cây giống. Với công nghệ nhân
giống invitro mà người ta có thể sản xuất được số lượng rất lớn các cây giống
khỏe, sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Năm 1990 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh
dưỡng, Lunegent và Wardly (1990) [57] đã kết luận: đoạn thân cúc cao 1-2
cm cho phát triển trong môi trường nuôi cấy Benzyl Adenin thì chúng hình
thành 2-3 chồi so với mẫu bản và không có rễ bất định, còn trong môi trường
0,1- 0,3 mg/l axit Indol Butyric thì hình thành 1-2 chồi và có rễ bất định.
Năm 1990, Kenth và Toress [52] đã nuôi cấy mô thành công từ đoạn thân
và lá của giống hoa cúc màu tím trên môi trường MS. Tỷ lệ hình thành chồi đạt
100% và trung bình các cây được nuôi cấy mô sau 3-4 tháng đã ra hoa.
1.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về chiếu sáng bổ sung và chiếu sáng quang
gián đoạn cho cúc
Hiện tượng quang chu kỳ của cây hoa cúc là sự phản ứng của cây với
độ dài chiếu sáng trong ngày, mỗi giống cúc khác nhau thì có độ dài chiếu
sáng tới hạn trong ngày khác nhau có khả năng điều khiển quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây. Các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên
cứu tác động của quang chu kỳ đến sự ra hoa của cúc và các biện pháp kỹ
thuật điều khiển quang chu kỳ để nâng cao năng suất, chất lượng hoa cúc.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng quang chu kỳ đến sự ra hoa các giống cúc
khác nhau, Lý Hồng Triết và Quách Tiến Văn (Dẫn theo Đặng Văn Đông,
2005) [8] làm thí nghiệm xử lý che sáng với 50 giống cúc thu từ 15 đến 40
ngày cho thấy kết quả khác nhau khá lớn: đa số các giống (57,14%) xuất hiện
nụ và hoa đồng bộ nhau, 35,62% ra nụ sớm nhưng ra hoa muộn; 10,20% ra nụ
muộn nhưng nụ sinh trưởng phát dục nhanh.
Thời gian chiếu sáng rất quan trọng cho cây cúc, ảnh hưởng đến sự ra
hoa của cúc. Các tác giả Cockshull (1977)[44], Strojuy (1985) [71], Narumon
15

(1998) [63] đã khẳng định: Hầu hết các giống cúc trong thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ, trong thời kỳ phân hoá mầm hoa thời
gian chiếu sáng tốt nhất là 10-11 giờ/ngày-đêm. Thời gian chiếu sáng dài, sinh
trưởng của hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to, ra hoa muộn. Thời gian
chiếu sáng giai đoạn hình thành hoa phù hợp sẽ cho chất lượng hoa cúc tốt nhất.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ánh sáng ngày ngắn đến sự
phân hóa mầm hoa của hai giống cúc thu Hoàng Kim Cầu và Ngân Phong Lĩnh
ở Hàng Châu-Trung Quốc (30021’ bắc), Thạch Vạn Lý và Đào Thu Chân (dẫn
theo Đặng Văn Đông, 2005)[8] đã nhận thấy sau khi chiếu sáng ngày ngắn 30
ngày thì chúng hoàn thành việc phân hoá mầm hoa. Giống Hoàng Kim Cầu
bắt đầu phân hoá từ ngày 31/8 và đến ngày 31/9 thì hoàn thành, đến ngày 9/11
thì nở hoa. Giống Ngân Phong Lĩnh bắt đầu phân hoá hoa vào ngày 6/9 và
đến ngày 6/10 thì hoàn thành, bắt đầu nở hoa vào ngày 14/11.
Các nghiên cứu của Yangxiaohan, Quách Trí Cương (Dẫn theo Đặng
Văn Đông, 2005)[8], khẳng định rằng yêu cầu về độ dài ánh sáng tới hạn
trong ngày của các giống khác nhau thì không giống nhau, chúng dao động
trong phạm vi từ 12,0-13,5 giờ/ngày-đêm. Tuy nhiên cũng có một số giống có
phạm vi giới hạn tương đối rộng như giống Encor: 14,5 giờ/ngày-đêm, giống
White-Wonder: 16 giờ/ngày-đêm.
Theo những nghiên cứu khác của Mortensen và cs (1987)[61], thì tuyệt
đại bộ phận giống hoa cúc dưới ánh sáng ngày dài không thể ra hoa được,
hoặc những nụ đã được phân hoá, cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu.
Trong điều kiện ngày ngắn đêm dài, cây mới có thể phân hoá hoa và tiếp tục
tạo thành hoa. Mức ánh sáng thấp là nguyên nhân làm trì hoãn sự phát triển
mầm hoa và ngược lại, kích thích sự phát triển hoa cúc ở các mức ánh sáng
cao (Hidén và cs, 1994)[46]; (Janni Bjerregaard Lund và cs, 2007)[48].
Điều khiển quang chu kỳ là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu để thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình hình thành và nở hoa. Hiện tượng
cảm ứng hình thành hoa trong điều kiện ngày ngắn có thể bị ngăn lại hoặc làm
16

chậm lại khi điều kiện ánh sáng ngày dài bị làm ngắn bằng cách chiếu ánh
sáng có cường độ yếu trong suốt thời gian ban đêm. Matthew G. Blanchard và
cs (2009) [59] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu sáng bổ sung đến sự nở
hoa của cây hoa cúc trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn trong nhà kính.
Giống hoa cúc ‘Bianca’ (Chrysanthemum x grandiflorum (Ramat.) Kitam) và
cúc trồng chậu ‘Auburn’ được trồng trong nhà kính ở nhiệt độ trung bình
ngày là 19,5-20,70C. Ánh sáng bổ sung gián đoạn từ 22h30-2h30 bằng đèn
HPS 600W được thắp sáng trong 4h liên tục, chiếu sáng gián đoạn 30 phút
thắp sáng 6 phút trong 4h. Những cây không trồng trong điều kiện ngày ngắn
có hoa sớm hơn những cây được chiếu sáng bổ sung là từ 2-15 ngày và thời
gian nở hoa từ 7-24 ngày và tăng tỷ lệ hoa nở 15-35 %. Kết quả nghiên cứu
kết luận rằng: Việc sử dụng đèn HPS cung cấp ánh sáng nhân tạo (với cường
độ chiếu sáng >=2.4 [mu]mol m-2 s-1) là một phương pháp rất hữu hiệu trong
việc điều khiển sự nở hoa trong việc trồng hoa cúc trong nhà kính.
Khi nghiên cứu bộ phận cảm ứng ánh sáng của một số giống cúc, các tác
giả Rosenvist và cộng sự (2001) [67], cũng đều nhận thấy rằng các lá phía trên là
cơ quan cảm thụ chủ yếu, còn các lá phía dưới ít cảm ứng hơn, thậm chí không có
cảm ứng. Nếu xử lý che sáng (hoặc chiếu sáng quang gián đoạn) khi cây quá ít lá
thì không đủ để cây thay đổi quy luật ra hoa.
Khattak A. M. và cs(2004)[53] đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về
ảnh hưởng của ánh sáng bổ sung và mật độ trồng hoa cúc đến chiều cao cây
hoa cúc. Cây cúc (Dendranthema grandiflorum) được trồng trong nhà kính
với mật độ 40-100 cây/m2 và được chiếu sáng bổ sung ánh sáng hồng ngoại
(FR). Kết quả thí nghiệm cho thấy: trong công thức không chiếu sáng bổ sung
ánh sáng hồng ngoại thì chiều cao cuối cùng của cây trong giai đoạn nở hoa bị
giảm 19% khi đánh dấu từ đốt thứ 6 đến đốt thứ 11 trên thân cây. Giữa mật độ
trồng và ánh sáng hồng ngoại không có sự tác động qua lại lẫn nhau, khi mật
độ thay đổi từ 40 đến 100 cây/m2 và sự có mặt của ánh sáng hồng ngoại thì
chiều cao cây hoa cúc không bị ảnh hưởng.
17

Blacquiere (2002)[42] cũng cho rằng đối với cây hoa cúc, việc điều
chỉnh quang chu kỳ bằng cách bổ sung ánh sáng đóng một vai trò quan trọng
trong việc điều khiển sự sinh trưởng trước thời kỳ nở hoa. Kết quả nghiên cứu
của ông đã cho thấy bổ sung ánh sáng cho hoa cúc “White Reagan” vào ban
đêm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất với cường độ ánh sáng thích hợp 1.000-
4.000 µmol/ m 2 .
Sun-Ja Kim và cs (2004)[68] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng
ánh sáng đến tăng trưởng chiều dài thân và lá của của cây cúc trong nuôi cấy
in vitro. Những đoạn thân cây cúc trong môi trường nuôi cấy in vitro (dài
1cm) được chuyển sang trồng trong môi trường mới 30 g l-1 sucrose, và trồng
trong 35 ngày dưới 6 chế độ ánh sáng khác nhau: ánh sáng đèn huỳnh quang
(FL), ánh sáng xanh (B), ánh sáng đỏ (R), ánh sáng đỏ và xanh (RB), ánh
sáng đỏ và hồng ngoại (RFr), ánh sáng xanh và vùng hồng ngoại (BFr). Kết
quả cho thấy trong điều kiện ánh sáng đỏ (R) và ánh sáng đỏ và hồng ngoại
(RFr) thì chiều dài thân đạt kích thước lớn nhất trong tất cả các công thức thí
nghiệm do sự kéo dài các đốt thân, đặc biệt là đốt thứ 3 (chiều dài đốt gấp đôi
chiều dài các đốt khác). Do vậy, cây hoa cúc trong giai đoạn nuôi cấy để kéo
dài chiều cao đoạn thân cây mà vẫn đảm bảo sự sinh trưởng cân đối của cây
cần điều chỉnh tỷ lệ chiếu sáng ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh hoặc ánh sáng
đèn huỳnh quang trong thí nghiệm.
1.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng
Các chất điều tiết sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng.
Căn cứ vào hoạt tính sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng, các nhà khoa học
đã phân thành 2 nhóm chất là các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế
sinh trưởng. Các chất kích thích sinh trưởng như GA3, IAA, IBA... có tác dụng
kéo dài chiều cao cây, kéo dài chiều dài cành hoa, tăng số cành nhánh, tăng kích
thước hoa. Các chất ức chế sinh trưởng như CCC, B9, MH... có tác dụng giảm
18

chiều cao cây nhưng làm tăng đường kính thân. Vì vậy, chất điều tiết sinh trưởng
thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và trong sản xuất hoa nói riêng. Hiện nay đã có nhiều kết quả của các nhà
khoa học nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng đối với cây hoa cúc để nâng
cao năng suất, chất lượng hoa.
Khi nghiên cứu tác dụng của Axit Gibberellic (GA3) và Malein
hydrazyt (MH) sau khi trồng 30 và 60 ngày đến sự phát triển hoa và năng suất
của hoa cúc được trồng trong điều kiện nhà lưới, S.R. Dalal và cs (2009) [72]
đã cho thấy GA3 ở nồng độ 200 ppm làm tăng chiều cao cây tối đa, thúc đẩy
nhanh sự ra hoa, tăng đường kính của hoa, chiều dài của cuống hoa và năng
suất giống hoa cúc thí nghiệm. Phun MH ở nồng độ 750 ppm làm tăng số
nhánh trên cây và đường kính bông hoa.
Ksenija Karlovie và cs (2004)[54] đã nghiên cứu các nồng độ khác
nhau của Daminozide (B9) và Chlormequat (CCC) là những chất ức chế sinh
trưởng đến sự sinh trưởng của cây hoa cúc ‘Revert’. Kết quả cho thấy
Daminozide ở nồng độ 2.000 ppm có tác dụng làm giảm chiều cao cây hoa tốt
nhất, số lượng chồi hoa cũng giảm đi và hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng
chất Chlormequat.
Prohexadione Calcium (Pro-Ca) là chất có tác dụng ức chế quá trình
sinh tổng hợp gibberellin làm giảm chiều dài tế bào của đốt thân, chiều cao
cây, chậm quá trình sinh trưởng của cây và được sử dụng cho cây trồng chậu,
trồng thảm... Yoon Ha Kim và cs (2010) [76] đã tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của Prohexadione Calcium (Pro-Ca) và Daminozide (B9) đến sự sinh
trưởng, phát triển của giống Cúc (MorifoliumR. cv Monalisa White) 3 tuần
tuổi, phun 3 lần (mỗi lần cách nhau 7 ngày). Kết quả cho thấy ở nồng độ 400
ppm Pro-Ca làm giảm chiều cao cây 30,7%, tăng đường kính thân cây, khối
lượng cây và số lượng hoa không bị ảnh hưởng. Hiệu quả sử dụng của Pro-Ca
cao hơn B9 và ít độc hại hơn với sức khỏe con người.
19

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU HOA CÚC Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam
Trước những năm 1986, sản xuất hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở các
vùng trồng hoa truyền thống của các thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch,
nghỉ mát như: Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Lâm,
Đằng Hải (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), quận Gò Vấp,
Hóc Môn (Hồ Chí Minh), phường 3,4,5,6,7,8,11,12 (Đà Lạt) (Nguyễn Xuân Linh,
1998)[16] và chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho
thị trường nội địa là chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống
kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp (1.585 ha).
Hiện nay trồng hoa là một nghề sản xuất và kinh doanh được đặc biệt
quan tâm. Chính vì vậy mà diện tích trồng hoa và cây cảnh ngày càng phát triển.
Năm 2001, nước ta có 4.500 ha trồng hoa-cây cảnh, năm 2002 là 8.512
ha, năm 2003 là 9.430 ha, năm 2004 là 11.340 ha và đến năm 2009 đạt 15.200
ha trồng hoa-cây cảnh. So với năm 1994, diện tích hoa, cây cảnh năm 2009 đã
tăng 4,3 lần, giá trị sản lượng tăng 8,2 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là
182%. Tốc độ tăng trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác
(Đặng Văn Đông, 2010)[10].
Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã
hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để
chơi, một phần phục vụ việc cúng lễ và dùng làm dược liệu. Hiện nay cây
hoa cúc có mặt ở khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến
thành thị. Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các loại hoa thì trước những
năm 1997 diện tích hoa hồng nhiều nhất chiếm 31% nhưng từ 1998 trở lại
đây diện tích hoa cúc đã vượt lên chiếm 42%, trong khi đó hoa hồng chỉ còn
29,4%. Riêng ở Hà Nội tổng giá trị sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41,3 tỷ
đồng, xuất khẩu sang Trung Quốc 3,6 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng
10% (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2000) [18].
20

Hiện nay trong thực tế sản xuất có rất nhiều các giống cúc nhập nội được
trồng phổ biến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Kết quả điều tra về cơ cấu
diện tích trồng các giống cúc trồng ở miền bắc Việt Nam của Đặng Văn Đông
(2005)[8] cho thấy trong 51 giống cúc được trồng có 24 giống trồng với diện
tích khá lớn, chiếm 88% tổng diện tích trồng. Đó là Vàng Đài Loan (13,7%),
CN98 (10,3%), CN97 (98,0%), CN93 (7,7%), CN01 (96,0%), Tím sen (6%).
27 giống còn lại cơ cấu diện tích ít (<1%).
Theo Đặng Văn Đông (2005)[8], năm 2003 cả nước có 9.430 ha gồm
hoa và cây cảnh các loại, sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484
ha cho giá trị sản lượng cao nhất 129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh
trong nước.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước năm 2003
Diện tích (ha) Giá trị sản lượng (Tr.đ)
Địa phương
Tổng số Hoa cúc Tổng số Hoa cúc
Cả nước 9.430 1.484 482.606 129.490
Hà Nội 1.642 387 81.729 30.188
Hải Phòng 814 97 12.210 1.400
Vĩnh Phúc 1.029 115 38.144 4.200
Hưng Yên 658 90 26.320 3.600
Nam Định 546 27 8.585 420
Lào Cai 52 15 12.764 1142
TP.Hồ Chí Minh 527 160 24.194 6.810
Lâm Đồng (Đà Lạt) 1.467 360 193.500 84.000
Bình Thuận 325 100 6.640 3.100
Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005[8]

Theo số liệu thống kê của www.rauhoaquavietnam thì chủng loại


hoa xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2009 khá đa dạng.
21

Trong đó phải kể đến một số mặt hàng hoa xuất khẩu như hoa cúc, cẩm
chướng, hồng, lan...

Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi 8 tháng đầu năm 2008 và 2009
Năm 2008 Năm 2009 Vượt của 2009 so
Chủng loại
(USD) (USD) với 2008 (%)
Tổng 5.271.499,9 7.364.320,9 39,7
Cúc các loại 3.026.408,3 4.433.122,3 46,5
Cẩm chướng 1.494.094,1 1.485.962,6 -0,5
Hoa hồng tươi 382.266,3 671.652,9 75,7
Lan Hồ Điệp 116.929,6 354.568,0 203,2
Lan Vũ nữ 0,0 160.213,5 100,0
Cát tường 0,0 19.814,0 100,0
Địa lan 0,0 13.860,0 100,0
Phong lan 576,8 11.880,0 1.959,6
Hoa tươi các loại 1.757,1 3.999,0 127,6
Nguồn: www.rauhoaquavietnam,2009 [80]

Trong số những mặt hàng hoa xuất khẩu thì hoa cúc vẫn chiếm ưu thế về
kim ngạch với 4,4 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ 2008. Tiếp đến là
cẩm chướng với kim ngạch đạt 1,5 triệu USD, giảm 0,5%. Xuất khẩu hoa
hồng tươi có sức tăng trưởng rất mạnh mẽ, đạt 671,6 nghìn USD, tăng 75,7%
so với cùng kỳ 2008. Giá xuất khẩu hoa cúc tăng nhẹ trong khi lượng hoa và
kim ngạch giảm trong tháng 4/09, đơn giá xuất khẩu hoa cúc các loại đang có
xu hướng tăng lên. Đơn giá trung bình xuất khẩu hoa cúc trong tháng 8/09 là
0,26 USD/cành, tăng 0,03 USD/cành so với tháng 7/09 và tăng 0,04 USD/cành so
với tháng 8 cùng kỳ năm 2008.
Các thành phố chính là nơi tiêu thụ hoa chủ yếu của Việt Nam, trong đó
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ, vừa là vùng sản
xuất hoa lớn của cả nước. Hà Nội với các điều kiện thuận lợi như nguồn gen
phong phú, đa dạng, có thể trồng được rất nhiều loài hoa ôn đới, nhiệt đới và
á nhiệt đới. Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì các vùng trồng hoa nổi
22

tiếng của Hà Nội như Quảng Bá, Ngọc Hà, Tây Hồ, Nhật Tân đang mất đi
và thay thế bởi các vùng trồng hoa rộng khắp các quận huyện ngoại thành
Hà Nội. Tây Tựu là vùng chuyên canh hoa cúc lớn nhất Hà Nội với hiệu quả
kinh tế cây hoa cúc cao hơn rất nhiều so với cây trồng khác, 1 ha hoa cúc có
thể thu được 135-140 triệu đồng, trong khi chi phí sản xuất chiếm khoảng 62-
65 triệu đồng, lãi thu được có thể đạt từ 73-74 triệu đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa cắt lớn nhất Việt Nam,
nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40-50 ngàn cành/ngày, tiếp đó là Hà Nội có
nhu cầu tiêu thụ từ 25-30 ngàn cành/ngày. Trong số các loài hoa cắt tiêu dùng
hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25-30% về số lượng và từ 17-20% về giá trị
(Đặng Văn Đông, 2005) [8].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam
1.3.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo và nhân giống hoa cúc ở Việt Nam
* Kết quả nghiên cứu về nhân giống hoa cúc
Cây hoa cúc có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau và
các phương pháp nhân giống đã ảnh hưởng đến chất lượng hoa cúc. Để đánh
giá ảnh hưởng của các phương pháp nhân giống vô tính tới chất lượng và hiệu
quả sản xuất hoa cúc cho cúc Vàng Đài Loan, Đặng Văn Đông (2005)[8] đã
nghiên cứu 4 phương pháp nhân giống là: tách mầm giá, giâm cành từ cây mẹ
chọn lọc trong vườn, nuôi cấy mô tế bào, giâm cành từ cây mẹ nuôi cấy mô tế
bào. Kết quả như sau: phương pháp tách mầm giá và giâm cành truyền thống
đơn giản, dễ làm nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao từ 9 đến 15%, các chỉ tiêu
chất lượng cành hoa thấp như chiều cao cành hoa đạt 77,4 đến 82,2 cm. Trong
khi đó phương pháp nuôi cấy mô tế bào và giâm cành từ cây mẹ nuôi cấy mô
tế bào có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp từ 3 đến 5%, các chỉ tiêu chất lượng cành hoa
cao hơn như chiều cao cành hoa đạt 91,1 đến 92,5 cm... Sử dụng phương pháp
giâm cành từ cây mẹ nuôi cấy mô tế bào cho hệ số nhân giống cao, chất lượng
cây giống tốt, hiệu quả sản xuất hoa thương phẩm cao gấp 1,7 lần so với trồng
cây nhân giống bằng phương pháp giâm cành truyền thống.
23

Hiện nay, việc ứng dụng kỹ thuật nhân giống in vitro để sản xuất hoa
cúc đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công. Theo
Nguyễn Xuân Linh và các cộng sự (1998)[16] thì khả năng tái sinh và nhân
giống của cây cúc là rất cao: cúc CN93 với hệ số nhân là 611 /năm, vàng Đài
Loan 510-610/năm, cúc hồng Đài Loan 310-410 /năm và cúc đỏ Hà Lan 311 /năm.
Quy trình nhân giống nuôi cấy mô trên cây hoa cúc gồm có 5 bước cơ bản:
tạo nguyên liệu khởi đầu, tạo và nhân nhanh chồi trong môi trường dinh
dưỡng nhân tạo, tạo cây hoàn chỉnh, đưa cây ra vườn ươm và đưa cây giống
trồng ra ruộng sản xuất. Nguồn cấy mô ban đầu là các đỉnh sinh trưởng, các
mầm bất định ở nách lá, mô lá... ngoài ra việc nuôi cấy mô cũng có thể dùng
đoạn thân, lá, đài, cánh hoa, nhị... làm mẫu cấy.
Nguyễn Thị Diệu Hương, Dương Tấn Nhựt (2004) [13] khi nghiên cứu
hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây hoa cúc (Chrysanthemum indicum L.)
sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng trong môi trường 1/2 MS
đã bổ sung BAP kết hợp với NAA, IAA, IBA theo sự biến thiên của các chất
kích thích sinh trưởng. Kết quả cho thấy trong môi trường 1/2 MS có bổ sung
NAA (0,2-0,5 mg/l), IBA (0,2-0,5 mg/l) đều tạo rễ cho chồi cây hoa cúc tốt
hơn trong môi trường 1/2 MS có bổ sung IAA (0,2-0,5 mg/l).
Tác giả Trần Thị Thu Hiền và cs (2007)[14] đã nghiên cứu phương
pháp nhân giống hoa cúc CN97 bằng nuôi cấy mô tế bào đã đưa ra kết luận: ở
giai đoạn nhân nhanh, môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA là môi
trường ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh phù hợp nhất cho chồi cúc in vitro.
Để nâng cao chất lượng của các cây giống hoa cúc nuôi cấy in vitro
thông qua nuôi cấy thoáng khí, Dương Tấn Nhựt và cs (2005) [27] tiến hành thí
nghiệm nuôi cấy cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) trong các hộp nhựa tròn có
đục lỗ và hộp không đục lỗ. Kết quả cho thấy trọng lượng tươi và chiều cao cây
trong hộp 1 lỗ thoáng khí cao hơn rõ ràng so với cây được cấy trong hộp không
thoáng khí, có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt khi ra vườn ươm.
Phương pháp nhân giống hoa cúc bằng giâm cành hiện nay vẫn đang
được áp dụng rất phổ biến trong thực tế sản xuất hoa cúc Việt Nam. Vì vậy,
24

khi nghiên cứu cải tiến biện pháp nhân giống cúc bằng giâm cành để nâng cao
chất lượng cành giâm, hạ giá thành cây giống, Nguyễn Thị Kim Lý (2001)
[22], đã tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm xây dựng quy trình cải tiến nhân
giống cúc từ khâu trồng cây mẹ và khai thác mầm giâm như sau:
- Thời vụ giâm: chọn 2 thời vụ giâm chính là vụ Xuân-Hè (từ tháng 2
đến tháng 5) và Thu-Đông (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Đất vườn ươm để trồng cây mẹ: chọn những chân đất cao, tơi xốp,
nhiều mùn đã được cày bừa và xử lý nguồn bệnh, chủ động tưới tiêu và có
giàn che mưa nắng.
- Trồng cây mẹ: chọn cành giâm tốt khoẻ, không bị sâu bệnh từ những
cây mẹ có chất lượng tốt và đảm bảo những đặc trưng hình thái giống, tốt
nhất là những mầm cành bánh tẻ, dài từ 5-8cm có khoảng 3 -4 lá với mật độ
1.000 cành giâm/m2, thường sau khoảng 10 -15 ngày, cây ra rễ tốt thì đem
trồng cây mẹ để cắt mầm. Khoảng cách trồng cây mẹ là 14 x 15cm, mật độ
400.000cây/ha.
- Kỹ thuật bấm ngọn và cắt cành: thường sau trồng khoảng 10-12 ngày,
tiến hành bấm ngọn lần 1 và sau 20 ngày, bấm ngọn lần 2. Sau 25 ngày kể từ
khi bấm ngọn lần 2, tiến hành cắt lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3-4
cành. Sau đó, tiếp tục cắt lần 2, lần 3 và mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày.
Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trên 1 ha có thể
thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng tốt.
Việc giâm cành vào vụ Xuân và vụ Thu tiến hành dễ dàng hơn, còn vào
vụ Hè-Thu khó khăn hơn. Để giải quyết những khó khăn này, Nguyễn Thị
Kim Lý (2001) [22], đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp giâm cành với
2 giống được trồng khá phổ biến ngoài sản xuất giống cúc CN 97 và Họa Mi.
Kết quả đã thu được là trong các biện pháp xử lý cành giâm, biện pháp giâm
trên nền đất phù sa nhẹ, chỉ tưới đẫm 1 lần kết hợp với xử lý IBA 1.000 ppm
và Zinep 0,1%, cho tỷ lệ hình thành rễ và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất. Biện
pháp này khi áp dụng ngoài sản xuất đã đạt hiệu quả kinh tế cao, cung cấp đủ
25

cây cho sản xuất cây thay vì trước đây việc giâm trên nền cát ẩm là không
thích hợp cho sự ra rễ cành giâm.
Khi nghiên cứu biện pháp nhân giống hoa cúc bằng giâm cành vào mùa
hè, Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1999) [21] đã sử dụng Kích phát
tố của công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: việc sử dụng loại phân bón này
với liều lượng 1g thuốc pha trong 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành
khoảng 3 phút, rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá
phun lại lên cành giâm, cứ 3-5 ngày phun dung dịch này 1 lần, có thể đảm bảo
80 đến 90% số cây ra rễ, với thời gian rút ngắn so với đối chứng từ 3-4 ngày.
Phương pháp này thường được áp dụng có hiệu quả cao hơn cho việc nhân
giống vào mùa Hè. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20
lần, tức là trồng từ 15-20 ha phải có 1 ha vườn cây mẹ.
* Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cúc
Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội là con đường cải tiến giống
nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Thực tế cho thấy rằng, nhiều giống cúc được nhập nội
sinh trưởng và phát triển mạnh, có năng suất và chất lượng tốt trong điều kiện
khí hậu nước ta. Vì vậy, để có được các giống hoa cúc năng suất và chất lượng
tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng thì các nhà khoa học đã có nhiều
kết quả nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn giống và đưa ra giới thiệu cho sản xuất.
Trong các năm 1996-1998, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [22] đã thu thập
khảo sát 30 giống hoa cúc từ nguồn trong nước và nhập nội và đã tuyển chọn
được một số giống cúc có triển vọng ở các thời vụ khác nhau như vụ Xuân-Hè
và Hè-Thu là CN93, CN98, Tím sen, Vàng hè Đà Lạt, vụ Thu- Đông là Vàng
Đài Loan, CN97 và các giống cúc chi như Cao Bồi Tím, Họa Mi… vụ Đông Xuân
là giống Tím Xoáy.
Nguyễn Xuân Linh và cs (1998) [17], khi nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng, phát triển các giống cúc ở Việt Nam đã kết luận: các giống nhóm cúc
mùa thu nở hoa vào đầu tháng 11 thì phân hóa hoa từ cuối tháng 8, các giống
cúc thu đông có thời gian sinh trưởng 14 tuần và thường nở hoa vào giữa
tháng 12 đến đầu tháng giêng.
26

Năm 2002, Phạm Xuân Tùng, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2004) [31]
đã tiến hành khảo sát đánh giá 20 giống hoa cúc vụ Hè tại Đà Lạt. Kết quả cho
thấy có 2 giống cúc (giống 41 và 44) có dạng hoa và màu sắc đẹp, có khả năng
kháng ruồi và nấm bệnh tốt, có triển vọng trong sản xuất và trên thị trường.
Từ năm 2001-2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành khảo sát,
đánh giá và so sánh các giống hoa cúc nhập từ Hà Lan. Kết quả đã tuyển chọn
cho sản xuất giống hoa cúc chùm CN20 có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, cây cao 70-90 cm, thân cứng khỏe, thời gian sinh trưởng 3-4 tháng, hoa
đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng và được trồng 2 vụ chính là vụ Thu và
Đông (Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh, 2004) [23]; (Nguyễn Thị Kim Lý,
Lê Sỹ Dũng, 2008 [25]).
Đặng Văn Đông (2005)[8] đã tiến hành điều tra đánh giá tập đoàn các
giống cúc trồng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả đã xác định được 51 giống
cúc đang được trồng với mục đích sản xuất hàng hóa và 15 giống đang được
trồng với các mục đích khác trên quy mô diện tích ít. Kết quả điều tra cho
thấy các giống cúc được trồng có xuất xứ tại Hà Nội từ năm 1995 đến nay khá
ít có 6/51 giống, từ vùng hoa Đà Lạt có 5/51 giống, còn lại chủ yếu nhập nội
từ các nước khác nhau. Trong đó Hà Lan 23 giống, Xin-Ga-Po 8 giống, Nhật Bản
4 giống, Đài Loan 1 giống, Trung Quốc 1 giống và Ấn Độ 1 giống.
Giống cúc Vàng Hè mới (CN01) đã được Trung tâm Hoa-Cây cảnh
(Viện Di truyền Nông nghiệp) khảo sát, đánh giá, tuyển chọn và hiện nay đang
được trồng rộng rãi ở các vùng trồng hoa. Theo Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn
Xuân Linh (2005) [24] thì giống CN01 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
trong vụ Xuân-Hè và Hè-Thu, tỉ lệ nở hoa cao (97-99%), khả năng chống chịu
sâu bệnh tốt, hình dáng và mầu sắc hoa đẹp nên được thị trường ưa chuộng.
Khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống cúc nhập
nội và địa phương tại Hà Nội, Đặng Ngọc Chi (2006)[3] đã đưa ra kết quả: trong
18 giống cúc trồng thử nghiệm, chỉ có 7 giống là Đồng Tiền trắng, Chi Xanh,
Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi Tím, Tua Vàng có khả năng sinh trưởng, phát
triển tốt, các đặc điểm hình thái và chất lượng hoa được người sản xuất và tiêu
27

dùng ưa chuộng. Các giống còn lại tuy có màu sắc đẹp nhưng có những đặc
điểm hình thái không phù hợp với sản xuất và khả năng vận chuyển kém nên
không được người sản xuất và tiêu dùng lựa chọn và phổ biến rộng rãi.
1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về điều khiển ánh sáng cho cây hoa cúc
Đa số các giống cúc đều phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, chịu sự tác
động của quang chu kỳ ngày ngắn trong việc phân hoá mầm hoa, tức là chúng
chỉ phân hoá mầm hoa ở một điều kiện thời gian chiếu sáng ngắn nhất định
trong ngày. Nắm được đặc tính này, Đặng Văn Đông (2000)[5] đã đề ra
phương pháp điều chỉnh sự ra hoa của cúc vào thời điểm thích hợp bằng cách
che bớt ánh sáng hoặc kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày hoặc sử dụng
quang gián đoạn (chiếu ánh sáng nhân tạo trong thời gian ngắn vào lúc nửa
đêm). Giống cúc CN93 ra hoa sớm trong điều kiện ngày ngắn (thời gian chiếu
sáng trong ngày 10-11 giờ/ngày đêm). Nếu trồng vụ Xuân-Hè (ngày dài), cây
đủ thời gian sinh trưởng 90-110 ngày mới ra hoa, nhưng nếu trồng vụ Đông khi
thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn thì cây sẽ nở hoa ngay sau khi trồng 20-
30 ngày, từ đó dẫn đến chất lượng hoa kém. Để khắc phục điều này, các tác giả
trên khuyến cáo sử dụng ánh sáng nhân tạo bằng cách chiếu sáng quang gián
đoạn cho cúc. Kết quả là cây cúc sinh trưởng, phát triển bình thường và khi đủ
kích thước nhất định mới ra hoa thì chất lượng hoa cao hơn hẳn.
Chiếu sáng quang gián đoạn là tác động chiếu sáng ngắn vào thời gian
đêm của một chu kỳ ngày đêm (biến một đêm dài thành 2 đêm ngắn). Tác động
này sẽ làm cho cây ngày ngắn (chỉ ra hoa được trong điều kiện đêm dài liên
tục) sẽ không ra hoa được. Nắm được nguyên lý này, Đặng Văn Đông (2005)
[8]; Đặng Văn Đông, Nguyễn Quang Thạch (2005)[9] đã tiến hành thí nghiệm
xử lý quang gián đoạn cho cúc Vàng Pha lê trồng vào vụ Đông. Ở 3 mức độ
chiếu sáng quang gián đoạn khác nhau, các tác giả thu được kết quả bảng 1.4.
28

Bảng 1.4. Ảnh hưởng của thời lượng chiếu sáng quang gián đoạn đến
thời gian ra hoa và chất lượng hoa cúc Vàng Pha lê
Chỉ tiêu Thời gian Thời gian Đường
Đường Khối
từ trồng từ trồng kính Chiều
kính lượng 10
đến có nụ đến nở hoa cuống cao bông
bông hoa bông hoa
Công thức 30% 30% hoa hoa
(cm) (kg)
(ngày) (ngày) (cm)
0 (đ/c) 56 75,7 0,32 4,50 3,8 0,56
2 h (22h-0h) 76 103,0 0,35 6,47 4,2 0,75
3h (22h-1h) 80 105,7 0,37 6,63 4,4 0,77
4h (22h-2h) 78 103,0 0,35 6,70 4,1 0,74
12h (18h-6h) 81 106,7 0,36 6,20 4,0 0,73
Nguồn: Đặng Văn Đông (2005) [8]

Kết quả cho thấy thời gian trồng đến nở hoa ở công thức đối chứng chỉ
có 75,7 ngày, ngắn hơn hẳn các công thức xử lý từ 28-31 ngày. Chất lượng
hoa là các chỉ tiêu đường kính cuống hoa, chiều cao bông hoa, khối lượng hoa
ở các công thức xử lý ánh sáng đều cao hơn đối chứng không xử lý. Các công
thức xử lý ánh sáng 2h, 3h, 4h (xử lý lúc nửa đêm) so với xử lý ánh sáng cả đêm
không có sự chênh lệch nhiều về chất lượng hoa của giống cúc Vàng Pha Lê.
Trong đó công thức chiếu sáng quang gián đoạn 3h (từ 22h đến 1h), cường độ
chiếu sáng tối thiểu 100 lux, thời điểm chiếu sáng là 15 ngày sau trồng,
phương pháp chiếu sáng gián đoạn 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, cách 1 giờ
chiếu sáng 1 lần đã kéo dài thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng hoa
cao nhất.
Độ lớn của hoa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoa
cúc. Trong trồng trọt để tăng đường kính hoa người ta thường dùng các biện
pháp bón phân, tưới nước, phun phân qua lá, phun chất kích thích sinh
trưởng... Tuy nhiên, Đặng Văn Đông (2000) [5] khi nghiên cứu biện pháp
chiếu sáng đã đưa ra kết luận: đối với những cây cúc đã xử lý chiếu sáng
quang gián đoạn 15 ngày, sau đó để thời gian chiếu sáng ngày ngắn cho cây
phân hoá mầm hoa (20 ngày), rồi lại chiếu sáng quang gián đoạn thêm 12
ngày thì thời gian ra hoa sẽ kéo dài từ 7-10 ngày, độ lớn, phẩm chất hoa tốt
hơn hẳn so với đối chứng không xử lý và xử lý liên tục 47 ngày.
29

Trong thực tế sản xuất, trồng hoa cúc trong vụ Hè ở Hà Nội thời tiết
khắc nghiệt, có ngày nhiệt độ cao 36-370C, cường độ ánh sáng 62-70 ngàn lux
hoặc mưa to, gió lớn đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hoa cúc vụ Hè.
Đặng Văn Đông (2005) [8] đã tiến hành thí nghiệm che lưới đen cho giống
hoa cúc CN98 trong vụ hè với các công thức: che 1 lớp lưới, che 2 lớp lưới,
che 3 lớp lưới. Kết quả cho thấy biện pháp che giảm ánh nắng cho hoa cúc vụ
hè có tác dụng rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, năng suất, chất lượng hoa. Trong
đó công thức che 1 lớp lưới đen tương đương giảm 30% cường độ ánh nắng là
phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,44 lần so với không che.
Đặng Văn Đông (2005)[8] khi nghiên cứu thời gian sinh trưởng tập đoàn
cúc đông trong điều kiện thời gian chiếu sáng tự nhiên của Hà Nội đã rút ra
kết luận: thời gian sinh trưởng các giống cúc đông ngắn dần theo thứ tự từ
Hè-Thu đến Thu-Đông và đến Đông-Xuân. Điều này được giải thích do nhóm
cúc đông phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn mà từ 21/6 (ngày hạ chí) đến
21/12 (ngày đông chí) thời gian chiếu sáng trong ngày giảm dần từ 14
giờ/ngày xuống 11,5 giờ/ngày-đêm. Hầu hết các giống cúc đông cần có thời
gian chiếu sáng để cây phân hóa là <13 giờ/ ngày nên ở vụ Hè Thu khi thời
gian chiếu sáng trong ngày dài, cây sinh trưởng sinh dưỡng tối đa mới ra hoa,
còn sau đó ngày càng ngắn lại thì sự phân hóa mầm hoa diễn ra nhanh và rút
ngắn quá trình sinh trưởng của cây.
1.3.2.3. Nghiên cứu thời vụ trồng các giống hoa cúc
Nguyễn Thị Kim Lý (2001)[22] qua nghiên cứu và đánh giá một số
giống địa phương và nhập nội cho thấy các loại cúc này đều có thể trồng được
vào các thời vụ khác nhau như vụ Hè-Thu, Thu-Đông và Đông-Xuân, nên
chúng ta có thể sản xuất hoa cúc quanh năm. Tuy nhiên, cần xác định đúng
thời điểm trồng cho các giống hoa thích hợp để hoa có thể nở đúng vào dịp
cần dùng giá trị hoa cao và lượng tiêu thụ hoa lớn hơn. Ở Việt Nam, lễ hội
thường tập trung vào dịp sau Tết nguyên đán nên các thời vụ cúc trồng từ
tháng 11 trở đi (nhất là các giống cúc chùm Hà Lan) được trồng nhiều nhất
vì giá hoa cúc ở thời điểm này thường cao hơn so với các thời điểm khác
30

trong năm từ 200-300 đồng/bông (Nguyễn Thị Kim Lý và cs, 1998 [20]);
(Nguyễn Thị Kim Lý và cs, 1999 [21]). Vì vậy, khi nghiên cứu thời vụ trồng
một số giống hoa cúc vào các dịp lễ tết, Nguyễn Thị Kim Lý (2001)[22] đã có
kết quả như sau:
- Để có hoa cúc vào dịp 20/11, ta có thể sử dụng một số giống như Họa
mi, Đồng Tiền trắng, Cao Bồi tím, Nhài hồng. Các giống cúc này trồng vào
thời điểm 5/7 hàng năm sẽ có hiệu quả kinh tế cao gấp 5,68 lần so với đối
chứng trồng 5/6.
- Để cúc ra hoa vào dịp 8/3, ta có thể sử dụng một số giống như Cao
bồi, Đỏ Tổ ong, Nhài hồng, Tua vàng. Giống có năng suất chất lượng hoa cao
nhất là giống Tím xoáy (trồng vào 9/12 hàng năm, hiệu quả kinh tế gấp 2,3
lần so với đối chứng trồng vào 9/11).
- Để cúc ra hoa vào dịp tết Nguyên đán ta có thể trồng các giống CN97,
Vàng Đài Loan, Đỏ Ấn Độ, Cúc Gấm. Trong đó, hiệu quả kinh tế cao nhất là
Vàng Đài Loan. Nếu giống này trồng vào 10/10, hiệu quả sẽ gấp 3,17 lần so
với đối chứng, trồng vào 20/9.
Thông thường, không riêng ở Việt Nam mà ở các nước sản xuất hoa
khác trên thế giới vào các thời điểm thu hoạch rộ (chính vụ) giá hoa thường
rất rẻ. Để sản xuất hoa trái vụ, Đặng Thị Tố Nga (1999) [28] khi nghiên cứu
thời vụ trồng cúc Xin-Ga-Po tại Thành phố Thái Nguyên đã kết luận giống
cúc Chi nhị tím thích hợp với vụ Đông. Thời vụ tốt nhất là từ tháng 7 và để
thu hoạch vào dịp 20/11 thì nên trồng vào 15/7. Thời vụ cho trồng cúc Xin-
Ga-Po Đầu đỏ là từ 15/7-15/11, tốt nhất là trong tháng 9, nếu trồng sớm hay
muộn hơn thì năng suất và chất lượng hoa sẽ bị giảm.
Theo tác giả Đặng Ngọc Chi (2006)[3], khi nghiên cứu thời vụ trồng
các giống cúc Đồng Tiền trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi
Tím và Tua Vàng cho thấy: các giống Đồng Tiền trắng, Mặt Trời, Chi Xanh,
CN19, CN20 vào ngày 15/8 cho hoa đúng dịp 20/11 với chất lượng hoa tương
đối cao. Giống Cao Bồi tím để ra hoa vào 20/11 cần trồng trước 15/8 từ 5-10
ngày cũng có chất lượng hoa tốt. Giống Tua Vàng có thời gian sinh trưởng
31

dài và phải tích lũy đủ tổng tích ôn thì mới ra hoa do đó phải trồng đầu tháng
7 thì mới ra hoa vào dịp 20/11.
1.3.2.4. Chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá
Trong những năm gần đây, chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá
ngày càng được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu để tăng năng suất,
chất lượng cây hoa cúc.
Năm 2000, Đặng Văn Đông [5] khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế
phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N-Grow 1%; Atonik 0,5%;
GA3 50 ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc Vàng
Đài Loan. Trong đó GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng,
làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N-Grow và Atonik tác
động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa
cắt. Còn 2 loại thuốc Spray-GA3 100ppm cùng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỷ lệ nở hoa, đặc biệt là chiều
cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng (Đặng Văn Đông,
Đỗ Thị Lưu, 1997) [4].
Khảo sát hiệu ứng tăng trưởng thực vật của chế phẩm Oligoalginat (OA)
bằng kĩ thuật bức xạ trên cây hoa cúc, Lê Quang Luận sử dụng dung dịch OA
phun lên lá cúc ở các nồng độ khác nhau khi cúc được 12-14 ngày tuổi sau
giâm cành. Kết quả là dung dịch OA có nồng độ 80 ppm làm tăng quá trình
sinh trưởng về chiều cao, số lá, đường kính hoa, tăng trọng lượng cành hoa.
(Lê Quang Luận, 1999)[26].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng GA3 đến sinh
trưởng phát triển của cây và chất lượng 1 số giống hoa cúc thí nghiệm, tác giả
Đặng Ngọc Chi (2006) [3] đã thử nghiệm ở các nồng độ 100ppm, 200ppm,
300ppm, 400ppm. Kết quả cho thấy chất lượng mang cành hoa của tất cả các
giống cúc Đồng Tiền trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi tím và
Tua Vàng được nâng cao đặc biệt về chiều cao khi xử lý GA3 ở nồng độ 200ppm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm GA3, phân bón lá, Kích
phát tố hoa trái đến năng suất phẩm chất hoa cúc CN97 trồng trong vụ Đông -
32

Xuân ở các vùng trồng hoa Hà Nội, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006)[19]
đã kết luận: GA3, phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đều ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của cúc CN97 vào vụ Đông-Xuân. Trong đó GA3 có tác
dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn Kích phát tố hoa trái cho
hiệu quả cao hơn ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Sử dụng kết hợp cả 3 chế
phẩm GA3, phân bón lá, kích phát tố hoa trái đã làm tăng chiều cao cây, hoa
đạt chất lượng tốt trong điều kiện ra hoa trái vụ.
Phân bón thể lỏng A, B của Ôt-xtrây-li-a là sản phẩm phân sạch chất
lượng cao, có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng như N, P,
K, Cu, Mo, Zn... Để xác định hiệu lực và liều lượng phân thể lỏng A, B, Lê
Văn Thiện (2006) [33] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại phân bón này trên
cây hoa cúc Hoàng Đế. Kết quả cho thấy phân bón thể lỏng A, B của Ôt-
xtrây-li-a có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của giống cúc Hoàng
Đế, cho chiều cao cây, đường kính tán, số nụ, số hoa trên cây nhiều hơn so
với bón NPK. Trong đó công thức có tỉ lệ trộn 1A: 2B với liều lượng phun
2.000 lít/ha, nồng độ phun là 0,5% là thích hợp nhất làm tăng năng suất, chất
lượng hoa cúc Hoàng Đế.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá Diệp Lục tố,
Growmore, Agriconik, phân chiết xuất từ cá, hỗn hợp ngâm ủ (cá +chất dinh
dưỡng vô cơ) đến sinh trưởng, phát triển của cây cúc chi vàng Đà Lạt,
Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự (2010)[11], cũng có kết luận: phân bón lá
Diệp Lục tố nồng độ 400 ppm có tác dụng tốt nhất, làm tăng số hoa lên 22%,
tăng độ bền hoa 3 ngày so với đối chứng và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Điều kiện thời tiết khí hậu nước ta nói chung và của tỉnh Thái Nguyên
nói riêng phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa cúc. Tuy
nhiên, trong mỗi mùa vụ khác nhau, mỗi giống hoa cúc khác nhau vẫn có
những yêu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh, do đó cần lựa chọn các
giống hoa cúc thích hợp với từng vụ và từng vùng sinh thái.
33

- Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến
sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu nhưng chưa có kết quả nghiên cứu cho vùng Thái Nguyên. Đó là cơ sở
cho việc xác định thời vụ trồng hợp lý, điều chỉnh về ánh sáng, nhiệt độ, chất
điều tiết sinh trưởng để điều khiển sự nở hoa của hoa cúc .
- Các yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc của thế giới và trong nước đã được
các nhà khoa học nghiên cứu và đã đưa ra một số biện pháp áp dụng có hiệu quả
trong sản xuất. Tuy nhiên, đối với tiểu vùng sinh thái Thái Nguyên những vấn đề
trên chưa được đề cập. Do vậy chúng tôi sẽ nghiên cứu trong đề tài này.
- Về thời vụ trồng hoa cúc Đông các tác giả đều khẳng định trồng càng
sớm càng có tiềm năng năng suất cao hơn, thời vụ trồng cúc đông vụ Thu-Đông
là từ 15 đến 30/ 9, thời vụ trồng vụ Đông-Xuân là từ 15-30/12. Các tác giả đều
kết luận rằng để xác định được thời vụ trồng hoa cúc cần căn cứ vào đặc tính của
giống, thời tiết và mức độ thâm canh. Các kết quả đã công bố ở trên là những tài
liệu có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa
được thử nghiệm tại vùng trung du miền núi như Thái Nguyên. Điều đó cho thấy
sự cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm để xác định thời vụ trồng thích hợp
cho giống hoa cúc nhập nội tại Thái Nguyên.
- Những nghiên cứu về chất điều tiết sinh trưởng, chiếu sáng bổ sung
trong các điều kiện sinh thái khác nhau đã được giới thiệu và khuyến cáo
trong và ngoài nước khá phong phú. Các tác giả cho rằng: để đạt được năng
suất cao, phẩm chất tốt thì hoa cúc cần được đảm bảo thời gian chiếu sáng
trong ngày do phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng. Trong thực tế sản
xuất phải tuỳ thuộc vào thời vụ, giống cụ thể mà bổ sung chiếu sáng cho
thích hợp. Do vậy không thể có một công thức chung cho tất cả các giống,
các vụ, các vùng khác nhau. Vì vậy, việc tiến hành thí nghiệm để xác định
thời gian chiếu sáng thích hợp cho giống hoa cúc mới trong điều kiện của
tỉnh Thái Nguyên là cần thiết.
34

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu: 30 giống cúc được thu thập từ Trung tâm Hoa-
cây cảnh Viện Di truyền Nông nghiệp và ở khu vực Thái Nguyên.
STT Tên giống Tên khoa học Nguồn thu thập
1 C4 Chrysanthemum morifolium AnbertHeijn Viện Di truyền NN
2 C5 Chrysanthemum morifolium Balloon new Viện Di truyền NN
3 C6 Chrysanthemum morifolium Bijoux lilac Viện Di truyền NN
4 C7 Chrysanthemum morifolium Grand pink Viện Di truyền NN
5 C9 Chrysanthemum morifolium Rocky Viện Di truyền NN
6 C13 Chrysanthemum morifolium Spoetnik Viện Di truyền NN
7 CN19 (Chi Vàng) Chrysanthemum morifolium Thái Nguyên
8 CN20 (Chi Trắng) Chrysanthemum morifolium Puma White Thái Nguyên
9 CN42 Chrysanthemum indicum Alexandra White Viện Di truyền NN
10 Vàng Thược Dược Chrysanthemum indicum Viện Di truyền NN
11 Vàng Công Chúa Chrysanthemum morifolium Viện Di truyền NN
12 Cao Bồi Chrysanthemum indicum Lineker Thái Nguyên
13 Đầu Đỏ Chrysanthemum indicum Thái Nguyên
14 Sao Nhỏ Chrysanthemum morifolium Viện Di truyền NN
15 Tím Lồi Chrysanthemum indicum Thái Nguyên
16 Chi Nghệ Chrysanthemum indicum louis Viện Di truyền NN
17 Viền Tím Dendrathema indicum Thái Nguyên
18 Da Bơ Dendrathema indicum Reagan Sanlmon Viện Di truyền NN
19 Muống Hồng Dendrathema indicum Biarritz Thái Nguyên
20 Đỏ Bạc Mới Chrysanthemum indicum Viện Di truyền NN
21 Thọ Đỏ Chrysanthemum indicum Thái Nguyên
22 Đỏ Tổ Ong Chrysanthemum indicum Thái Nguyên
23 Ánh Bạc Dendrathema indicum Wesllan Reagal Thái Nguyên
24 Vàng Pha Lê Chrysanthemum indicum Reyellow Thái Nguyên
25 Trắng Đồng Tiền Chrysanthemum indicum Viện Di truyền NN
26 Vàng Nhị Xanh Chrysanthemum indicum Viện Di truyền NN
27 Trắng Tuyết Chrysanthemum indicum Penine Chrysal Viện Di truyền NN
28 Tím Hoa Cà Chrysanthemum indicum Viện Di truyền NN
29 Chi Trắng Chậu Chrysanthemum indicum Thái Nguyên
30 Cánh Sen Chrysanthemum indicum Reagan Improved Viện Di truyền NN
35

Cây giống trong các thí nghiệm là cây giâm ngọn.


- Vật liệu thí nghiệm:
+ GA3 (axit Gibberellic): dạng tinh bột trắng được đóng gói 1g/1gói có
tên thương phẩm là thuốc điều tiết sinh trưởng 920 do nhà máy sản xuất thuốc
Thập Bát-Công ty Trách nhiệm hữu hạn thuốc Đồng Nhân-Trung Quốc sản
xuất. Công thức hóa học tổng quát của GA3 là C19H22O6. GA3 có tác dụng kéo
giãn tế bào theo chiều dọc của cây làm tăng chiều cao cây.
+ Yogen No.2 là phân bón lá số 1 Nhật Bản, sản xuất tại Công ty Yogen
Mitsui Vina. Thành phần gồm N: 30%, P2O5: 10%, K2O: 10% và các chất vi
lượng: MnO, MgO, B2O3, S, Fe, Cu, Zn, Mo. Yogen No.2 có dạng tinh bột
mầu trắng, khối lượng 1 gói là 10g. Loại phân bón này có tác dụng giúp cây
trồng phát triển nhanh, mạnh, tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh, giúp tăng
hoa, đậu trái, chắc hạt, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành phố
Thái Nguyên
2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc năng suất cao, chất lượng tốt
phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên
- Nghiên cứu đặc trưng hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của
tập đoàn hoa cúc tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng
một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên.
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phát triển hoa cúc tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất chất
lượng hoa cúc Vàng Thược Dược.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược.
36

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự ra hoa của giống cúc
Vàng Thược Dược trong dịp 20-11 và tết Nguyên Đán.
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc tại Thái Nguyên
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên
- Thu thập số liệu thứ cấp từ cơ quan, tổ chức: phòng Nông nghiệp thành
phố, phòng Thống kê, Hội Sinh Vật cảnh, Hội Nông dân...
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural
Appraisal) và KIP (Key Imformant Panel) thông qua phỏng vấn trực tiếp theo
mẫu câu hỏi chuẩn bị trước với các chỉ tiêu như sau:
+ Tình hình sản xuất hoa cúc
+ Các kỹ thuật áp dụng trong sản xuất hoa cúc
+ Tình hình tiêu thụ hoa
- Địa điểm điều tra: chọn 6 điểm là các phường, xã trồng hoa thuộc thành
phố Thái Nguyên (Gia Sàng, Túc Duyên, Quang Vinh, Quan Triều, Tân Long,
Thịnh Đán).
2.3.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa cúc thích hợp với điều kiện sinh
thái Thái Nguyên
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn
hoa cúc tại Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 30 giống hoa cúc bố trí theo phương pháp tuần tự
không nhắc lại. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm 20m2/
ô mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Mỗi
giống xác định 30 cây theo đường chéo góc 5 điểm để theo dõi các chỉ tiêu.
Thí nghiệm được theo dõi 2 vụ: Thu-Đông năm 2003 và Đông-Xuân năm
2003-2004 tại phường Quan Triều-TP. Thái Nguyên.
- Thời điểm trồng vụ Thu- Đông là 15/8/2003.
- Thời điểm trồng vụ Đông- Xuân là 15/12/2003.
37

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất
chất lượng một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm 7 giống có triển vọng được tuyển chọn từ thí nghiệm khảo
sát tập đoàn, tiến hành 2 vụ Thu-Đông 2004 và Đông-Xuân năm 2004-2005.
- CT 1: C5
- CT 2: C13
- CT 3: CN20 (đ/c)
- CT 4: Vàng Pha lê
- CT 5: Đỏ Bạc mới
- CT 6: Vàng Thược dược
- CT 7: Trắng Đồng tiền
Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo kiểu
khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), diện tích ô thí nghiệm 5 m2. Cây giâm
ra rễ 3 tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây
được trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm được tiến hành trong
2 vụ Thu-Đông 2004 và Đông-Xuân năm 2004-2005 tại phường Quan Triều-
TP. Thái Nguyên. Mỗi ô xác định 30 cây theo đường chéo góc 5 điểm để theo
dõi các chỉ tiêu.
- Thời điểm trồng vụ Thu-Đông là ngày 15/8/2004.
- Thời điểm trồng vụ Đông-Xuân là ngày 15/12/2004.
2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng
hoa cúc tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến hoa
cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông-Xuân.
- CT 1: Phun nước lã (Đ/C)
- CT 2: Phun GA3 100ppm
- CT 3: Phun Yogen No.2 20g/8l
- CT 4: Phun GA3 100ppm + Yogen No.2 20g/8l
38

Thí nghiệm gồm 4 CT, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh (RCBD), diện tích ô thí nghiệm 5m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi được
trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều
kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông-Xuân năm
2004-2005 tại phường Quan Triều-TP. Thái Nguyên. CT 2: GA3 100ppm
được pha 1 gói 1g cho 10 lít nước, CT 3: Yogen No.2 2 gói 10g pha cho 8 lít
nước, CT 4: GA3 100ppm + Yogen No.2 2 gói 10g pha cho 8 lít nước. Sau
trồng 15 ngày tiến hành phun ở tất cả các CT, 10 ngày tiến hành phun 1 lần,
số lần phun là 3 lần.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa cúc Vàng Thược Dược.
- CT 1: điều kiện chiếu sáng tự nhiên (Đ/C )
- CT 2: chiếu sáng bổ sung liên tục trong đêm 2h (từ 22h đến 0h).
- CT 3: chiếu sáng bổ sung liên tục trong đêm 4h (từ 22h đến 2h).
- CT 4: chiếu sáng bổ sung liên tục trong đêm 6h (từ 22h đến 4h).
- CT 5: chiếu sáng bổ sung liên tục trong đêm 8h (từ 22h đến 6h).
Thí nghiệm gồm 5 CT, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm 5m2. Điện chiếu sáng bổ sung từ 22 giờ
trở đi. Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông Xuân năm 2005-2006 tại phường
Quan Triều-TP. Thái Nguyên. Thí nghiệm sử dụng bóng điện tròn 100W với
mật độ 5m2/1 bóng, có rơ le đóng ngắt điện ở các thời gian 2h, 4h, 6h, 8h.
Điện được thắp từ 22h đêm trở đi. Sau trồng 10 ngày tiến hành thắp điện, số
ngày thắp điện là 20 ngày. Để đảm bảo ánh sáng không ảnh hưởng đến các
CT thí nghiệm, khi thắp điện các ô thí nghiệm được che lưới đen + bạt dứa
dày với độ cao 1,8m ngăn cách. Buổi sáng các khung lưới đen + bạt dứa được
dỡ xuống.
- Thời điểm trồng: 25/12/2005.
39

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của
giống Vàng Thược Dược vào dịp 20-11.
- CT 1: trồng vào ngày 1/8/2006
- CT 2: trồng vào ngày 10/8/2006
- CT 3: trồng vào ngày 20/8/2006
- CT 4: trồng vào ngày 30/8/2006
- CT 5: trồng vào ngày 10/9/2006
Thí nghiệm gồm 5 CT và 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm là 5m2. Cây giâm ra rễ 3
tuần tuổi được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng
trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Thí nghiệm tiến hành tại phường Quan Triều-
TP. Thái Nguyên.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của
giống Vàng Thược Dược vào dịp Tết Nguyên Đán.
- CT 1: trồng vào ngày 2/11/2006
- CT 2: trồng vào ngày 12/11/2006
- CT 3: trồng vào ngày 22/11/2006
- CT 4: trồng vào ngày 2/12/2006
- CT 5: trồng vào ngày 12/12/2006
Thí nghiệm gồm 5 CT và 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCBD). Diện tích ô thí nghiệm là 5m2. Cây giâm ra rễ 3 tuần tuổi
được trồng trên ô thí nghiệm với mật độ 33 cây/m2. Cây được trồng trong điều
kiện chiếu sáng bổ sung 4h/1 đêm (từ 22h đến 2h). Sau trồng 10 ngày tiến hành
thắp bóng điện 100W, mật độ 5m2/1 bóng. Thời gian thắp sáng là 20 ngày liên
tục. Thí nghiệm tiến hành tại phường Quan Triều-TP. Thái Nguyên.
2.3.4. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-
Xuân 2007-2008 tại Thái Nguyên
- MH 1: Giống Chi Trắng + Qui trình kỹ thuật chăm sóc truyền thống.
40

- MH 2: Giống Chi Trắng + Qui trình kỹ thuật chăm sóc mới (Chiếu
sáng bổ sung 4h + TV trồng là vụ Tết Nguyên đán).
- MH 3: Giống Vàng Thược Dược + Qui trình kỹ thuật chăm sóc
truyền thống.
- MH 4: Giống Vàng Thược Dược + Qui trình kỹ thuật chăm sóc mới
(Chiếu sáng bổ sung 4h + TV trồng là vụ Tết Nguyên đán).
Mỗi mô hình tiến hành trên diện tích: 500 m2 tại 3 hộ nông dân ở
phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên vụ Đông-Xuân năm 2007-2008.
2.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
- Các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo TCN: Quy phạm khảo nghiệm DUS
giống hoa cúc số 10 TCN687 ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT.
- Đặc điểm hình thái cơ bản của giống cúc thí nghiệm về thân, lá, hoa
được mô tả theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt,
tính đồng nhất và tính ổn định của hoa cúc (QCVN 2010/BNNPTNT).
- Các chỉ tiêu thời kỳ sinh trưởng
+ Tỷ lệ ra rễ (%) = Số cây ra rễ/ tổng số cây đem giâm x 100.
+ Tỷ lệ sống (%) = Số cây sống/tổng số cây trồng x 100.
+ Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển: thời gian từ trồng đến hồi xanh,
phân cành, ra nụ, ra hoa (20% và 80%).
+ Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) đo từ sát mặt đất
(gốc cây) đến đỉnh sinh trưởng của cây (10 ngày theo dõi 1 lần).
+ Chiều cao thân chính khi phân cành (cm): đo từ gốc đến điểm phân
cành đầu tiên.
+ Theo dõi động thái ra lá (10 ngày theo dõi 1 lần): số lá/cây.
+ Đường kính gốc (cm ): đo bằng thước palme ở vị trí to nhất của gốc.
41

- Các chỉ tiêu thời kỳ phát triển


+ Số nụ trên cây xuất hiện trong ngày theo dõi.
+ Số hoa nở trên cây trong ngày theo dõi.
- Chỉ tiêu năng suất:
+ Số cây trồng/ đơn vị diện tích (cây/m2).
+ Số cây nở hoa/ đơn vị diện tích ( cây hoa/m2).
+ Số hoa hữu hiệu (hoa/m2).
+ Số hoa thực thu: cây hoa sử dụng được (hoa/m2).
- Chỉ tiêu chất lượng
+ Chiều dài cành hoa (cm) được đo sát đất đến cuống bông hoa.
+ Đường kính hoa (cm): được đo bằng thước palme ở nơi to nhất của
bông hoa.
+ Đường kính cuống hoa (cm): được đo bằng thước palme ở vị trí sát
bông hoa.
+ Tỷ lệ hoa nở hữu hiệu (%) = Số cây hoa nở/tổng số cây trồng.
+ Số cánh hoa trên bông: đếm toàn bộ số cánh/ bông ở tất cả các cây
theo dõi.
+ Độ bền hoa cắt: cắt mỗi ô thí nghiệm 30 cành hoa bắt đầu nở, cắm
trong nước sạch thay nước mỗi ngày 1 lần đến khi 50% cánh hoa/cây và 50%
số bông hoa/cây bị héo.
+ Độ bền tự nhiên của hoa (ngày): tính từ khi hoa đầu tiên bắt đầu nở đến khi
50% cánh hoa/cây và 50% số bông hoa/cây bị héo trên ruộng sản xuất.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Tổng thu, chi cho cây hoa cúc ở điều kiện không xử lý (đồng/m2).
+ Tổng thu, chi cho cây hoa cúc ở điều kiện xử lý (đồng/m2).
+ Lãi thuần = Tổng thu-tổng chi
+ Hiệu quả kinh tế (lần): Tổng thu của CT xử lý/ Tổng thu của CT không
xử lý.
42

* Phương pháp theo dõi sâu bệnh hại: áp dụng theo “Phương pháp chẩn
đoán bệnh bằng mắt thường” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng
(1983)[34] và “Quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây
trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ-BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm.
A x 100 A: số lượng cây bị bệnh.
+ Tỷ lệ bệnh (%) =
B B: tổng số cây điều tra.
2
+ Mật độ sâu: con/m .
- Đánh giá mức độ bệnh hại nặng, trung bình, nhẹ:
(+ )Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB) < 20%.
(++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20-40%.
(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40%.
- Đánh giá mức độ sâu hại:
(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) < 5con/m2
(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5 - 10 con/m2
(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2
- Rệp:
(+): Nhẹ có từ 1 cá thể đến 1 quần tụ rệp nhỏ trên búp
(++): TB xuất hiện 1vài quần tụ rệp nhỏ ở búp và lá non
(+++): Nặng xuất hiện nhiều quần tụ rệp liên kết với nhau làm thui nụ và
lá non.
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG
Các yếu tố phi thí nghiệm như đất đai, phân bón, chăm sóc, phòng trừ
sâu bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.
*Quy trình kỹ thuật: theo Nguyễn Xuân Linh (1998)[15]
- Phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha.
43

+ Phân vô cơ: đạm ure 330 kg, supe lân 875 kg, kali sunphat: 200 kg
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân.
+ Phân vô cơ được bón thúc 3 lần
Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.
Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân.
Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh
(nếu đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của BVTV).
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các thông tin thu được trong điều tra được lưu trữ trong phần mềm
Excel 5.0.
- Các số liệu thí nghiệm được tính toán, phân tích, xử lý thống kê bằng
phần mềm IRRISTAT 4.0.
44

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA Ở THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN

3.1.1. Tình hình sản xuất hoa Thái Nguyên


Hoa được trồng hầu hết các phường, xã thuộc thành phố Thái Nguyên.
Với điều kiện về đất đai, kỹ thuật, kinh tế và khả năng tiêu thụ khác nhau mà
các hộ trồng hoa lựa chọn loại hoa trồng phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tế
sản xuất hoa ở Thái Nguyên vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát chưa quy
hoạch thành vùng chuyên canh lớn, kỹ thuật sản xuất theo kinh nghiệm mà
chưa áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
3.1.1.1. Cơ cấu diện tích sản xuất hoa tại thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên có khí hậu tương đối phù hợp với sự sinh trưởng phát triển
của cây hoa nên các loại hoa được trồng rất đa dạng như: hồng, cúc, lay ơn,
thược dược, đồng tiền, cẩm chướng, thuý, loa kèn, su xi, violet, đào… Trong
đó có 10 loại hoa trồng với diện tích nhiều hơn cả: lay ơn, cúc, hồng, violet,
thược dược, đồng tiền, magic, cẩm chướng, loa kèn.
Cây hoa ở Thái Nguyên được trồng chủ yếu ở một số vùng chuyên trồng rau
màu, điều kiện đất đai bằng phẳng, đất tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt, có lao động
với kinh nghiệm trồng hoa. Các vùng sản xuất chính là Gia Sàng, Túc Duyên,
Quang Vinh…
Kết quả điều tra diện tích trồng hoa tại các phường xã của thành phố
Thái Nguyên được trình bày bảng 3.1.
45

Bảng 3.1. Cơ cấu sản xuất hoa vụ Đông Xuân năm 2003-2004 của
một số phường xã điều tra tại thành phố Thái Nguyên
Diện Cơ cấu diện tích các loại hoa
tích
Địa điểm Số hộ Đồng Hoa
STT trồng Hồng Cúc Lay ơn
điều tra trồng tiền khác
hoa (m2) (m2) (m2)
(ha) (m2) (m2)
1 Gia Sàng 40 3,2 5.160 10.120 6.840 400 7.680
2 Túc Duyên 22 2,6 2.080 10.133 3.280 1.000 9.507
3 Quang Vinh 17 1,2 0 8.550 500 0 2.950
4 Quan Triều 10 0,8 0 3.890 672 970 2.468
5 Tân Long 11 0,8 1.020 3.040 0 300 3.640
6 Thịnh Đán 8 0,6 0 2.670 1.800 200 1.330
Tổng cộng 108 9,2 8.260 38.403 13.092 2.870 27.575

Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy:


Ở Gia Sàng điều kiện đất đai tốt, không ngập úng, các hộ có kinh nghiệm
trồng hoa nên diện tích trồng hoa lớn nhất (3,2 ha). Đây là nơi cung cấp hoa
chủ yếu cho Thái Nguyên vào dịp Tết như cúc, lay ơn, hồng… Túc Duyên là
vùng trồng rau chính của Thái Nguyên, đất tốt, bằng phẳng gần các khu chợ
lớn, vận chuyển tiêu thụ hoa dễ dàng song do điều kiện đất đai thấp hay bị
ngập úng nên diện tích trồng hoa là 2,6 ha. Còn các nơi khác diện tích chỉ từ
0,6 đến 1,2 ha. Vì vậy, để sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên phát triển được thì
việc điều tra, quy hoạch vùng sản xuất hoa là hết sức cần thiết.
Trong các loại hoa được trồng tại thành phố Thái Nguyên, hoa cúc là
loại hoa được trồng với diện tích lớn nhất (3,84 ha) chiếm 41,7% diện tích
trồng hoa trong vụ Đông-Xuân 2003-2004 tại Thành phố Thái Nguyên.
Hoa cúc ở Thái Nguyên thường được trồng quanh năm như vụ
Đông-Xuân (ĐX), Xuân-Hè, Hè-Thu và Thu-Đông (TĐ). Kết quả điều
46

tra thời vụ trồng hoa cúc tại thành phố Thái Nguyên được trình bày ở
bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thời vụ trồng hoa cúc ở một số điểm điều tra tại Thái Nguyên
Vụ Đông- Xuân Vụ Xuân- Hè Vụ Hè- Thu Vụ Thu- Đông
Thời vụ
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Diện tích Diện tích Diện tích Diện tích
hộ trồng 2 hộ trồng 2 hộ trồng 2 hộ trồng
Địa điểm (m ) (m ) (m ) (m2)
(%) (%) (%) (%)
Gia Sàng 100,0 10.120 25,0 3.000 20,0 2.160 25,0 3.600
Túc Duyên 100,0 10.133 31,8 2.160 27,3 1.060 45,5 2.880
Quang Vinh 100,0 8.550 17,6 1.800 17,6 1.440 35,2 1.080
Quan Triều 100,0 3.890 10,0 720 20,0 1.060 40,0 1.440
Tân Long 100,0 3.040 9,0 720 - - 36,4 1.080
Thịnh Đán 100,0 2.670 25,0 720 - - 37,5 1.080

(Kết quả điều tra năm 2004)

Số liệu bảng 3.2 cho thấy ở Thành phố Thái Nguyên hoa cúc được
trồng tập trung ở một số điểm có các hộ gia đình chuyên sản xuất hoa và trồng
quanh năm theo thời vụ (TV) khác nhau. Tuy nhiên dựa trên điều kiện khí hậu
thời tiết và khả năng tiêu thụ của thị trường thì có hai TV chính trồng với diện
tích nhiều nhất là vụ ĐX và vụ TĐ. Trong đó vụ ĐX có 100% hộ trồng hoa
cúc với diện tích lớn nhất, vì trồng cúc vào vụ ĐX (vụ hoa Tết) có lượng hoa
tiêu thụ nhiều nhất trong năm, vụ TĐ có 25- 45,5% hộ trồng hoa trồng cúc.
Tìm hiểu nguyên nhân vụ Xuân Hè và Hè Thu ít hộ trồng cúc thì đa số các hộ
đều cho rằng điều kiện thời tiết khí hậu 2 vụ này không thuận lợi, lượng hoa
tiêu thụ không nhiều nên không mở rộng diện tích để trồng hoa cúc.
* Kỹ thuật canh tác hoa cúc ở Thái Nguyên: chủ yếu theo phương thức
canh tác truyền thống, chưa áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
Cây hoa được trồng ở điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng, không có hệ
thống nhà lưới, nhà ni lông bảo vệ cây hoa khi gặp điều kiện bất thuận của
thời tiết nên năng suất, chất lượng hoa cúc ở Thái Nguyên chưa cao.
47

Bảng 3.3. Cơ cấu giống và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất
hoa cúc tại các điểm điều tra trong vụ Thu-Đông và Đông-Xuân
năm 2003-2004 tại thành phố Thái Nguyên
Tỷ lệ hộ sử dụng: %
Gia Túc Quang Quan Tân Thịnh
Chỉ tiêu TB
Sàng Duyên Vinh Triều Long Đán
1. Giống
Chi Trắng, Chi Vàng 62,5 72,7 47,0 50,0 54,5 70,0 59,5
Ánh Vàng, Ánh Bạc 20,0 40,9 30,8 30,0 18,2 50,0 31,7
Thọ Đỏ 20,0 18,2 29,4 30,0 36,4 20,0 25,7
Đỏ Tổ ong 17,5 13,6 11,7 40,0 9,1 25,0 19,5
Vàng Đài Loan 75,0 81,8 70,5 60,0 54,5 70,0 68,6
Vàng Pha lê 25,0 77,2 29,4 20,0 0 25,0 29,4
Các giống khác 20,0 18,1 11,7 30,0 18,2 30,0 21,3
2. Kỹ thuật
- Trồng theo kinh nghiệm 70,0 63,6 70,6 70,0 55,5 63,5 65,4
- Trồng theo quy trình kỹ thuật 30,0 36,4 29,4 30,0 44,5 37,5 34,6
(Kết quả điều tra năm 2004)

Qua số liệu bảng 3.3 ta thấy: Các giống cúc được trồng ở Thái Nguyên
chủ yếu ở 2 dạng hoa là cúc 1 bông (Vàng Đài Loan) và cúc chùm (Chi Trắng,
Chi Vàng, Thọ Đỏ...) trong đó cúc chùm được trồng nhiều giống mới hơn với
diện tích tương đối lớn.
Điều tra về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, số đông các hộ trồng hoa
được phỏng vấn đều trả lời trồng hoa cúc theo kinh nghiệm chiếm khá cao (55,5-
70,6%). Như vậy, các thông tin về tiến bộ kỹ thuật trồng cúc chưa đến được hoặc
đến song chưa có sự hướng dẫn cụ thể, chi phí đầu tư theo kỹ thuật mới cao nên
các hộ trồng hoa chưa áp dụng. Tuy nhiên đã có một số hộ áp dụng kỹ thuật mới
trong trồng hoa cúc (29,4- 44,5%), đặc biệt là vụ Đông Xuân vì đặc điểm hoa
cúc phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, muốn chất lượng hoa cúc tăng cần thắp
điện chiếu sáng bổ sung. Các hộ này đều cho rằng sử dụng giống mới và kỹ
thuật mới cho năng suất, chất lượng hoa cúc cao hơn đáng kể.
48

Kỹ thuật nhân giống cúc ở Thái Nguyên: có một số trồng hoa có kinh
nghiệm sản xuất giống đã để cây giống từ vụ trước là nguồn cây mẹ cho vụ
sau. Ngoài ra, cây con giống cúc được đưa từ các nơi khác về từ rất nhiều
nguồn khác nhau theo con đường không chính thức, chưa được kiểm định chất
lượng. Vì vậy, để phát triển và mở rộng diện tích trồng hoa cúc ở Thái Nguyên
thì cần phải chú ý quan tâm đến khâu giống. Giống phải được khảo nghiệm,
tuyển chọn giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái, có khả năng chống
chịu tốt, có năng suất chất lượng cao và được thị trường ưa chuộng đem giới
thiệu cho sản xuất thì hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.1.1.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất hoa so với cây trồng khác
Trong những năm gần đây nhu cầu về hoa ngày càng lớn, sản xuất hoa
tại Thái Nguyên không đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường cả về số lượng
cũng như chất lượng. Để thấy rõ hơn giá trị kinh tế của cây hoa trong sản xuất
trồng trọt ở Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành điều tra hiệu quả kinh tế của
một số cây trồng khác để so sánh với hoa.
Kết quả được trình bày bảng 3.4:
Bảng 3.4. So sánh hiệu quả kinh tế cây hoa với một số cây trồng khác
năm 2003 tại Thái Nguyên (tính cho 1ha)
Chỉ tiêu
Tổng thu Tổng chi Lãi So sánh
Loại
(Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) (lần)
cây trồng
Lúa 12,21 6,82 5,39 1,00
Rau 30,11 14,2 15,91 2,95
Hoa cúc 160,4 73,62 86,76 16,1

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên)

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy:


Thu nhập từ hoa cúc cao hơn rất nhiều so với lúa và rau đem lại hiệu quả
kinh tế cao (160,4 Tr.đ/ha/năm) và lãi là 86,76 Tr.đ /ha/năm. Trong khi đó
49

nếu trồng lúa thuần thì hiệu quả kinh tế rất thấp (12,21 Tr.đ) và lãi 5,39 Tr.đ
/ha/năm. So sánh với lúa và rau thì lãi của hoa cúc so với lúa gấp 16,1 lần, với
rau gấp 2,95 lần.
Điều này cho thấy trồng hoa là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao so với cây trồng khác ở Thái Nguyên. Vì vậy sản xuất hoa muốn
được phát triển được cần có sự đầu tư thích đáng, quy hoạch vùng sản xuất để
khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của Thái Nguyên.
3.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa tại thành phố Thái Nguyên
Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng có giá trị thẩm mỹ và giá
trị kinh tế cao. Tuy nhiên để sản xuất hoa có hiệu quả kinh tế thì người trồng
hoa phải nắm bắt được nhu cầu thị hiếu mà đáp ứng thị trường. Vì vậy, việc
xác định nhu cầu tiêu thụ hoa để định hướng phát triển hoa cúc ở Thái Nguyên
là cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành điều tra lượng hoa tiêu thụ năm 2003-2004
tại Thái Nguyên và thu được kết quả ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Lượng hoa tiêu thụ tại thành phố Thái Nguyên
Đơn vị: bông/ngày
TT Loại hoa Ngày thường Ngày Tết Ngày 8/3
1 Hồng 11.560 110.000 185.000
2 Cúc 3.250 106.000 36.200
3 Cẩm chướng 1.420 35.000 45.700
4 Đồng Tiền 760 1.090 14.800
5 Lay ơn 550 115.000 76.000
6 Lily 200 6.700 10.000
7 Tầm Xuân 200 16.500 10.000
8 Rum 50 200 2.550
9 Huệ 150 6.750 2.550
10 Hoa khác 800 1.500 1.500

(Kết quả điều tra năm 2004)


50

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: ngày thường số lượng hoa tiêu thụ ít, trong
đó có hồng và cúc được bán nhiều nhất. Vào các dịp Tết hoa hồng, cúc, lay
ơn, phăng tiêu thụ rất nhiều gấp hàng chục lần so với ngày thường.
Vào dịp 8/3 hoa được tiêu thụ chủ yếu các loại hoa cao cấp như: hồng,
cúc, cẩm chướng, đồng tiền, lay ơn, lily, rum…
Thái Nguyên có rất nhiều thị trường diễn ra hoạt động kinh doanh và
tiêu thụ hoa nằm ở các chợ lớn và các tụ điểm đông dân cư như cổng trường
Đại học, Cao đẳng, nhà máy, xí nghiệp…
Kết quả điều tra phân bố thị trường hoa Thái Nguyên năm 2004 được
trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân bố thị trường hoa của thành phố Thái Nguyên

Số hộ bán
TT Địa điểm % Thị trường
thường xuyên
1 TT thành phố 19,12 20
2 Đồng Quang 29,67 11
3 Quán Triều 4,04 5
4 Tân Long 3,62 5
5 Thịnh Đán 5,34 4
6 Gia Sàng 4,31 4
7 Tê Ba Nhất 9,88 5
8 Dốc Hanh 6,58 6
9 Nơi khác 17,44 18

Tổng cộng 100,0 78

(Kết quả điều tra năm 2004)


51

Qua số liệu bảng 3.6 ta thấy:


Khu vực Đồng Quang có mức tiêu thụ hoa lớn nhất thành phố chiếm
29,67%. Địa điểm này có tụ điểm dân cư đông, nằm trên đường quốc lộ 3 là
khu vực chợ gần Trung tâm, lại có các trường Đại học và Trung học trên địa
bàn nên lượng hoa mua rất nhiều.
Khu vực chợ Trung tâm thành phố cũng có lượng hoa tiêu thụ khá lớn
chiếm 19,12%. Do đây là khu vực chợ lớn nhất thành phố, gần các cơ quan,
công sở của tỉnh, thành phố trên địa bàn.
Còn các tụ điểm khác nằm rải rác ở các phường, xã của thành phố như
Tê Ba Nhất, Thịnh Đán, Gia Sàng… có mức tiêu thụ thấp hơn từ 3,62 đến
9,88% thị trường hoa Thái Nguyên. Với kết quả trên cho thấy thành phố
Thái Nguyên là một thị trường tiêu thụ hoa lớn và hoa đã trở thành sản
phẩm mang tính hàng hoá cao.
3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên
Điều tra về những thuận lợi trong sản xuất hoa cúc cho thấy, yếu tố
thuận lợi nhất là hoa cúc dễ tiêu thụ và mức đầu tư trung bình, có tới 100%
số hộ ở tất cả các điểm điều tra đều kết luận như vậy. Yếu tố thuận lợi thứ
hai là đất đai: 77,1% các hộ cho rằng có đất tốt, gần nơi tiêu thụ. Một số hộ
trồng hoa thời vụ có thể tận dụng đất sau khi thu hoạch lúa mùa xong thì
trồng kịp vào vụ hoa tết. Hoa cúc là cây dễ trồng, dễ sống là ý kiến của
80,1% số hộ điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn cung cấp
giống tốt, có tới 77,4% số hộ cho rằng chưa có giống tốt, chất lượng chưa cao
nên năng suất, chất lượng cúc Thái Nguyên thấp. Đây là nguyên nhân chính
hạn chế sản xuất hoa cúc của vùng.
52

Bảng 3.7. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với
sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên
Tỉ lệ hộ điều tra: %
Gia Túc Quang Quan Tân Thịnh
Chỉ tiêu TB
Sàng Duyên Vinh Triều Long Đán
THUẬN LỢI
Có đất tốt, gần nơi
100,0 95,5 100,0 50,0 54,6 62,5 77,1
tiêu thụ
Dễ trồng 85,0 86,3 82,4 70,0 81,8 75,0 80,1
Dễ tiêu thụ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Đầu tư trung bình 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
KHÓ KHĂN
Thiếu giống tốt 75,0 72,7 76,4 80,0 72,7 87,5 77,4
Sâu bệnh hại 65,0 86,3 88,2 80,0 81,8 75,0 79,4
Thiếu kỹ thuật mới 60,0 63,6 70,6 70,0 56,4 75,0 70,2
Thời tiết 60,0 54,5 82,3 60,0 72,2 87,5 69,5
(Kết quả điều tra năm 2004)
Sâu bệnh hại cũng là yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng hoa, trong
đó có tới 79,4% số hộ cho là rệp, bọ trĩ, bệnh đốm lá và bệnh lở cổ rễ gây hại
lớn đến sản xuất cúc. Thiếu kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng hạn chế
sản xuất hoa cúc chiếm 70,2% số hộ được hỏi.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết thất thường về nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ đã
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoa làm cho có năm hoa nở sớm, có năm hoa
nở muộn đã làm cho người trồng hoa thất thu chiếm 69,5% số hộ được hỏi.
3.1.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế sản xuất hoa cúc ở
Thái Nguyên
Qua kết quả điều tra đánh giá trên chúng tôi thấy có rất nhiều yếu tố
hạn chế sản xuất hoa cúc của tỉnh Thái Nguyên, trong đó vấn đề thiếu giống
chất lượng cao thích ứng với sinh thái, sâu bệnh hại, thiếu quy trình kỹ thuật,
công nghệ áp dụng cho sản xuất. Để phát triển sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
53

- Điều tra, thu thập và phân loại các giống hoa cúc hiện có theo phản
ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc.
- Xác định khả năng thích ứng của các giống cúc và tuyển chọn các
giống có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu
thị hiếu của Thái Nguyên.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất
lượng hoa vào trong sản xuất hoa cúc Thái Nguyên: sử dụng phân bón lá và
các chất điều tiết sinh trưởng, chiếu sáng bổ sung, thời vụ trồng hợp lý vào
các dịp lễ tết...
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG HOA CÚC NĂNG SUẤT CAO,
CHẤT LƯỢNG TỐT PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI THÁI NGUYÊN
3.2.1. Nghiên cứu đặc trưng hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển
của tập đoàn hoa cúc tại Thái Nguyên
3.2.1.1. Đặc điểm thực vật học tập đoàn giống cúc thí nghiệm
Các giống hoa cúc nghiên cứu rất phong phú đa dạng về hình dáng và
màu sắc thân, lá, hoa. Mỗi giống hoa đều mang những đặc trưng hình thái
riêng về thân, lá, hoa mang đặc tính di truyền của giống đó. Đây là một chỉ
tiêu quan trọng để phân loại, nhận biết các giống. Đặc điểm thực vật học của
các giống nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.8. Qua bảng 3.8 cho thấy:
- Đặc điểm cây: các giống hoa cúc thí nghiệm có thể phân thành 3
nhóm: cây cao, cây trung bình (TB), cây thấp. Các giống có loại hình thân cao
là: Cao Bồi, C13, C19, Đỏ Bạc Mới, C5, Vàng Thược Dược… Giống có thân
TB như C6, C7, Đầu Đỏ, Sao Nhỏ, Da Bơ và một số giống thân thấp là: Ánh
Bạc,Vàng Pha Lê, Trắng Đồng Tiền.
+ Về mật độ cành của các giống chúng tôi thấy hầu hết các giống cúc
thí nghiệm là bông chùm nên khả năng phân cành biểu hiện mức TB đến dày,
hầu hết các giống hoa mật độ cành dày là những giống hoa nhỏ, các giống
mật độ cành TB có hoa to hơn. Như vậy đặc điểm về khả năng phân cành với
loại hình bông có liên quan mật thiết với nhau.
54

+ Dạng hình cây cúc có dạng đứng, nửa đứng, bán cầu. Hầu hết các
giống cúc có nhiều cành nhánh và hoa chùm nên có cây dạng hình đứng như:
C5, CN19, CN20, Cao Bồi, Đỏ Bạc Mới, Cánh Sen...Cây dạng hình nửa đứng
như: C7, C13, Vàng Thược Dược hoặc dạng cây hình bán cầu như Sao Nhỏ,
Chi Trắng Chậu...
- Đặc điểm màu sắc thân của các giống cúc có sự khác nhau: xanh đậm,
xanh, xanh nhạt, tím, tím nâu... Giống cúc thân có mầu xanh đậm như C4,
CN19, CN20, Vàng Thược Dược, Chi Nghệ, Đỏ Bạc Mới, những giống thân
có mầu xanh như C13, Vàng Nhị Xanh, Trắng Tuyết hoặc mầu tím như Viền
Tím, Muống Hồng...
- Đặc điểm lá của các giống cúc rất đa dạng, phong phú và là một trong
những đặc điểm để phân biệt các giống với nhau. Đặc điểm lá của các giống cúc
gồm có phiến lá, thế lá, độ sâu răng cưa, mầu sắc… đều có sự khác nhau.
- Đặc điểm của hoa: Các giống hoa cúc thí nghiệm đều là loại hoa có
đường kính hoa từ TB đến nhỏ và mục đích sử dụng hầu hết là hoa cắt cành
dạng chùm hoặc hoa trồng chậu.
+ Màu sắc các giống cúc rất phong phú, đa dạng với các màu như
trắng, đỏ, tím, vàng, hồng, xanh hoặc trên 1 bông hoa có nhiều màu pha trộn
xen kẽ nhau như cúc Đầu Đỏ, Muống Hồng, Viền Tím, Thọ Đỏ…
+ Kiểu bông và hình dạng cánh hoa cúc khá phức tạp. Một số giống có
kiểu bông hoa kép, cánh ngắn xếp chặt như C5, C9, Vàng Thược Dược... Có
giống kiểu hoa đơn, cánh ống xếp lỏng như Ánh Bạc, Muống Hồng hoặc có
giống kiểu bông đơn, cánh hoa to xếp chặt như C13, Đỏ Tổ Ong, Trắng
Tuyết, Tím Hoa Cà…
Qua các đặc điểm thực vật học các giống cúc trên chúng ta thấy 30
giống hoa cúc thuộc nhiều nhóm giống khác nhau với nhiều loại hình hoa
khác biệt. Đây là nguồn vật liệu quý để các nhà khoa học có thể tuyển chọn
giống cúc mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
55

Bảng 3.8. Một số đặc trưng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu Thân
Cây Lá Hoa

Mật độ Chiều Độ sâu Kiểu Loại hình


CCC Dạng hình mầu sắc Thế lá Màu sắc Màu sắc Hình dạng cánh hoa
Giống cành rộng răng cưa bông bông
1 C4 Cao Dày Nửa đứng Xanh đậm Rộng Ngang Sâu Xanh đậm Kép Dạng chùm Tím hồng Cành dài nhiều tầng xếp lỏng
2 C5 Cao TB Đứng Xanh tím Rộng Nửa đứng TB Xanh đậm Kép Dạng chùm Xanh Cánh ngắn xếp chặt
3 C6 TB Dày Đứng Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh TB Kép Dạng chùm Tím hồng nhạt Cánh dài nhiều tầng xếp lỏng
4 C7 TB Dày Nửa đứng Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh TB Kép Dạng chùm Hồng tím Cánh dài xếp thưa
5 C9 Thấp Dày Đứng Xanh nhạt Hẹp Ngang Sâu Xanh đậm Kép Dạng chùm Xanh cốm Cánh ngắn xếp chặt

55
6 C13 Cao Dày Nửa đứng Xanh Rộng Ngang Sâu Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Vàng tươi Cánh to xếp thưa
7 CN19 Cao Dày Đứng Xanh đậm Rộng Ngang TB Xanh đậm Kép Dạng chùm Vàng tươi Cánh ngắn xếp chặt
8 CN20 TB Dày Đứng Xanh đậm Rộng Ngang Nông Xanh đậm Kép Dạng chùm Trắng Cánh ngắn xếp chặt
9 CN42 TB TB Đứng Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh TB Kép Dạng chùm Trắng Cánh ngắn xếp chặt
10 Vàng Thược Dược Cao Dày Nửa đứng Xanh đậm Rộng Ngang TB Xanh đậm Kép Dạng chùm Vàng Cánh ngắn xếp chặt
11 Vàng Công Chúa TB TB Bán cầu Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Vàng nhạt Cánh to, xếp lỏng
12 Cao Bồi Cao Dày Đứng Xanh đậm TB Ngang Sâu Xanh TB Đơn Dạng chùm Tím hồng Cánh to xếp thưa
13 Đầu Đỏ TB TB Đứng Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh TB Đơn Dạng chùm Đỏ vàng Ngắn đều xếp chặt
14 Sao Nhỏ TB Dày Nửa đứng Xanh vàng Hẹp Ngang TB Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Đỏ vàng Ngắn đều xếp chặt
56

STT Chỉ tiêu Thân


Cây Lá Hoa

Mật độ Chiều Độ sâu Kiểu Loại hình


CCC Dạng hình mầu sắc Thế lá Màu sắc Màu sắc Hình dạng cánh hoa
Giống cành rộng răng cưa bông bông
15 Tím Lồi TB Dày Đứng Xanh nhạt Rộng Ngang TB Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Tím nhạt Cánh dài không đều xếp lỏng
16 Chi Nghệ TB Dày Nửa đứng Xanh đậm Hẹp Ngang Nông Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Vàng nghệ Cánh ngắn xếp chặt
17 Viền Tím TB TB Đứng Tím Hẹp Nửa đứng TB Xanh đậm Đơn Dạng chùm Tím viền Cánh ngắn xếp chặt
18 Da Bơ TB TB Nửa đứng Xanh nhạt Hẹp Ngang Nông Xanh đậm Đơn Dạng chùm Da cam nhạt Cành to nhiều tầng không chặt
19 Muống Hồng Thấp TB Đứng Tím Hẹp Nửa đứng TB Xanh TB Đơn Dạng chùm Trắng hồng Cành dài xếp lỏng
20 Đỏ Bạc Mới Cao TB Đứng Xanh đậm Hẹp Nửa đứng Nông Xanh đậm Đơn Dạng chùm Đỏ tím Cánh dài xếp thưa
21 Thọ Đỏ Cao Thưa Nửa đứng Tím nâu Rộng Ngang Sâu Xanh đậm Kép Dạng chùm Đỏ da cam Cánhngắnnhiềutầngxếpchặt
22 Đỏ Tổ Ong Cao TB Nửa đứng Tím nâu Hẹp Nửa đứng Nông Xanh TB Đơn Dạng chùm Đỏ sẫm Cuộn tổ ong xếp chặt

56
23 Ánh Bạc Thấp Thưa Nửa đứng Xanh nhạt Nhỏ Ngang Nông Xanh đậm Đơn Dạng chùm Hồng bạc Cánh dài không đều xếp chặt
24 Vàng Pha Lê Thấp Thưa Đứng Xanh nhạt Rộng Nửa đứng Sâu Xanh đậm Kép Dạng chùm Vàng đậm Cánh dài nhiều tầng xếp chặt
25 Trắng Đồng Tiền Thấp TB Đứng Xanh nhạt Rộng Ngang Sâu Xanh nhạt Kép Dạng chùm Trắng sữa Cánh dài nhiều tầng xếp chặt
25 Vàng Nhị Xanh TB TB Nửa đứng Xanh Rộng Ngang Nông Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Vàng nhạt Cánhtoxếplỏng
27 Trắng Tuyết TB TB Nửa đứng Xanh TB Ngang Nông Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Trắng tuyết Cánhtoxếplỏng
28 Tím Hoa Cà TB TB Nửa đứng Xanh TB Ngang Nông Xanh nhạt Đơn Dạng chùm Tím hoa cà Cánh to nhiều tầng xếp lỏng
29 Chi Trắng Chậu TB TB Bán cầu Xanh đậm Hẹp Ngang Nông Xanh đậm Kép Dạng chùm Trắng Cánhngắnnhiềutầngxếpchặt
30 Cánh Sen Cao Dày Đứng Xanh đậm Rộng Ngang Sâu Xanh đậm Kép Dạng chùm Tím sen Cánh ngắn xếp chặt
57

3.2.1.2. Đặc điểm phản ứng quang chu kỳ của giống cúc thí nghiệm tại
Thái Nguyên
Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa
của các giống cúc. Căn cứ vào mức độ phản ứng độ dài chiếu sáng tới hạn
(quang chu kỳ) của các giống cúc với điều kiện ánh sáng trồng ngoài tự nhiên,
có thể phân thành 3 nhóm cây là nhóm cây ngày ngắn, ngày dài và trung tính.
Theo Yulian và Fujime (1995)[77] thì cây hoa cúc là cây ngày ngắn, khi
thời gian chiếu sáng bằng hoặc ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn mới có
thể hình thành mầm hoa và nụ, khi thời gian chiếu sáng dài hơn thời gian
chiếu sáng tới hạn thì không thể hình thành mầm hoa. Các tác giả Cockshull
(1977)[44], Strojuy (1985) [71], Narumon (1998) [63] cũng đã khẳng định:
hầu hết các giống cúc là giống phản ứng với điều kiện ánh sáng ngày ngắn,
khi thời gian chiếu sáng là 10-11 giờ/ngày-đêm thì cây phân hoá mầm hoa. Vì
vậy, để có cơ sở chọn lựa các giống cúc phù hợp ở các thời vụ trồng khác
nhau tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành đánh giá và phân nhóm các
giống cúc thí nghiệm theo mức độ phản ứng quang chu kỳ. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.9.
Kết quả bảng 3.9 cho thấy:
Các giống cúc thí nghiệm đều thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ phân hóa
mầm hoa và ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Đây là các giống cúc có thể
trồng và ra hoa vào các vụ Thu-Đông, Đông-Xuân tại Thái Nguyên.
58

Bảng 3.9. Đặc điểm phản ứng với quang chu kỳ của các giống cúc thí
nghiệm tại Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu Phản ứng Thời điểm cây sinh
quang chu kỳ Thời điểm nở trưởng tốt ngoài tự
đối với sự hoa tự nhiên nhiên mà không ra
Giống ra hoa (tháng) hoa
(nhóm cây) (từ tháng- tháng)
1. C4 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
2. C5 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
3. C6 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
4. C7 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
5. C9 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
6. C13 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
7. CN19 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
8. CN20 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
9. CN42 Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
10. Vàng Thược Dược Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
11. Vàng Công Chúa Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
12. Cao Bồi Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
13. Đầu Đỏ Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
14. Sao Nhỏ Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
15. Tím Lồi Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
16. Chi Nghệ Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
17. Viền Tím Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
18. Da Bơ Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
19. Muống Hồng Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
20. Đỏ Bạc Mới Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
21. Thọ Đỏ Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
22. Đỏ Tổ Ong Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
23. Ánh Bạc Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
24. Vàng Pha Lê Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
25. Trắng Đồng Tiền Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
26. Vàng Nhị Xanh Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
27. Trắng Tuyết Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
28. Tím Hoa Cà Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
29. Chi Trắng Chậu Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
30. Cánh Sen Ngày ngắn 10,11,12,1 4-9
59

Do đặc điểm cây hoa cúc phản ứng với quang chu kỳ nên mỗi giống
cúc chỉ trồng và ra hoa ở thời vụ thích hợp. Có những giống nếu trồng không
đúng thời vụ này thì cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng không ra hoa, hoặc trồng
đúng thời vụ nhưng sau trồng một thời gian ngắn cây ra hoa ngay khi chưa đạt
yêu cầu về kích thước, độ tuổi sinh lý. Kết quả đánh giá các giống cúc thí
nghiệm cho thấy: tất cả các giống cúc thí nghiệm là giống cúc Đông, từ tháng
4 đến tháng 9 trong điều kiện ánh sáng tự nhiên của Thái Nguyên không ra
hoa, nhưng khi trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau thì các giống cúc này
ra hoa ngay. Kết quả đánh giá này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng
Văn Đông (2005)[8]. Vì vậy, để điều khiển được sự ra hoa các giống cúc thí
nghiệm tại Thái Nguyên vào các thời điểm lễ tết và nâng cao năng suất chất
lượng hoa khi trồng vào thời điểm này thì phải có các biện pháp kỹ thuật như
lựa chọn được thời vụ trồng hợp lý, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, xử lý
quang gián đoạn cho cây...
3.2.1.3. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của giống cúc thí nghiệm vụ
Thu-Đông (2003) và Đông-Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống chủ yếu là do đặc tính di
truyền quyết định, ngoài ra TGST còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Nắm được các thời kỳ sinh trưởng của
các giống có ý nghĩa quan trọng trong xác định TV, bố trí cơ cấu cây trồng
hợp lý đồng thời có biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sự nở hoa đáp ứng yêu cầu
thị trường. Để xác định được các thời kỳ sinh trưởng của các giống cúc,
chúng tôi tiến hành theo dõi các thời kỳ sinh trưởng phát triển của tập đoàn
cúc và kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
60

Bảng 3.10. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cúc
vụ Thu Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
T Thời gian từ trồng đến ngày…
T Hồi Phân Ra Hồi Phân Ra
Ra nụ Ra nụ
Giống xanh cành hoa xanh cành hoa
1. C4 8 56 77 105 4 37 41 72
2. C5 5 58 69 100 4 30 43 79
3. C6 8 72 87 125 4 41 57 78
4. C7 6 61 62 97 5 37 51 60
5. C9 7 57 64 83 5 31 47 66
6. C13 8 45 62 84 5 31 44 70
7. CN19 7 42 66 97 4 41 55 73
8. CN20 7 43 54 96 4 31 41 72
9. CN42 5 27 66 94 4 52 69 91
10. Vàng Thược Dược 6 56 63 97 5 30 34 69
11. Vàng Công Chúa 7 63 65 96 4 33 54 76
12. Cao Bồi 6 63 78 105 5 40 63 82
13. Đầu Đỏ 8 62 94 117 4 41 61 82
14. Sao Nhỏ 8 27 52 86 4 41 61 80
15. Tím Lồi 6 33 77 95 5 31 47 72
16. Chi Nghệ 8 72 57 74 4 42 47 58
17. Viền Tím 6 68 102 114 4 51 67 77
18. Da Bơ 8 62 75 93 4 31 57 83
19. Muống Hồng 6 78 93 113 5 45 63 82
20. Đỏ Bạc Mới 5 52 53 95 4 31 51 76
21. Thọ Đỏ 7 57 66 88 4 41 52 76
22. Đỏ Tổ Ong 7 46 62 77 5 33 51 66
23. Ánh Bạc 5 62 76 94 4 41 57 76
24. Vàng Pha Lê 6 51 70 92 5 31 51 70
25. Trắng Đồng Tiền 6 59 75 103 4 31 51 76
26. Vàng Nhị Xanh 7 37 62 91 4 33 49 85
27. Trắng Tuyết 7 38 65 91 4 28 59 86
28. Tím Hoa Cà 7 39 60 92 4 29 57 89
29. Chi Trắng Chậu 5 32 88 121 4 28 69 84
30. Cánh Sen 8 71 81 98 5 41 51 73
61

Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy: các giống tham gia thí nghiệm đều sinh
trưởng phát triển tốt trong vụ TĐ và ĐX tại Thái Nguyên, tuy nhiên thời gian
từ trồng đến ra hoa của một số giống vụ TĐ kéo dài hơn so với vụ ĐX. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2005)[8] khi
điều tra, đánh giá tập đoàn cúc ở miền Bắc Việt Nam. Điều này được giải
thích do các giống cúc thí nghiệm đều là giống cúc Đông phản ứng chặt với
ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng trong ngày giảm dần từ vụ TĐ đến
vụ ĐX nên TGST các giống đã rút ngắn lại.
Số liệu thu được cho thấy các giống hoa cúc thí nghiệm trong vụ TĐ có
thời gian từ trồng đến ra hoa từ 74-125 ngày, vụ ĐX từ 58-91 ngày. Trong đó
vụ TĐ giống Chi Nghệ có thời gian từ trồng đến ra hoa 80% là ngắn nhất (74
ngày), tiếp đến là các giống C9, C13, Đỏ Tổ Ong, Sao Nhỏ. Giống có TGST
dài nhất là C6 (125 ngày), Chi Trắng Chậu (121 ngày), Đầu đỏ (117 ngày),
Muống Hồng (113 ngày). Vụ ĐX giống có TGST ngắn nhất là Chi Nghệ thời
gian từ trồng đến ra hoa 80% là 58 ngày, dài nhất là giống CN42 (91 ngày).
3.2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cúc thí nghiệm
Đặc điểm sinh trưởng của các giống được quy định bởi đặc tính di
truyền của giống nhưng lại chịu sự chi phối của các yếu tố như nhiệt độ, ánh
sáng, ẩm độ, dinh dưỡng. Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng giúp cho các
nhà khoa học đưa ra các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng
hoa cúc. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các giống cúc thí nghiệm
được trình bày qua bảng 3.11.
62

Bảng 3.11. Một số đặc điểm hình thái của các giống cúc vụ Thu Đông
(2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
TT Số lá Số CC 1 Số lá Số CC 1
CCC (cm) CCC (cm)
(lá/cây) (cành/cây) (lá/cây) (cành/cây)
Giống
1. C4 69,0 28 18,0 62,0 27 10,8
2. C5 68,1 26 9,5 50,6 22 6,2
3. C6 57,4 29 12,4 45,8 23 13,6
4. C7 56,8 31 8,8 48,4 28 8,2
5. C9 41,4 28 15,6 37,6 27 14,8
6. C13 65,6 32 10,8 58,2 29 8,2
7. CN19 51,6 31 13,2 44,8 30 11,2
8. CN20 47,8 29 12,2 38,0 24 9,8
9. CN42 48,6 32 6,2 40,8 23 6,6
10. Vàng Thược Dược 58,5 25 7,8 50,0 23 7,6
11. Vàng Công Chúa 50,5 25 7,2 46,7 23 5,0
12. Cao Bồi 65,6 31 17,6 38,3 29 11,6
13. Đầu Đỏ 47,8 38 13,2 43,7 38 12,6
14. Sao Nhỏ 52,8 25 20,6 45,2 23 14,0
15. Tím Lồi 50,0 25 8,4 47,5 23 7,2
16. Chi Nghệ 43,4 28 14,6 39,2 26 15,0
17. Viền Tím 45,4 26 13,2 42,8 24 10,4
18. Da Bơ 43,6 26 10,2 41,0 24 11,8
19. Muống Hồng 49,6 30 12,6 37,2 28 12,0
20. Đỏ Bạc Mới 70,8 31 12,6 64,3 26 11,2
21. Thọ Đỏ 44,5 26 8,6 38,1 27 5,2
22. Đỏ Tổ Ong 45,6 28 14,2 39,0 28 6,6
23. Ánh Bạc 42,8 28 14,8 35,7 27 12,2
24. Vàng Pha Lê 43,1 23 7,8 35,3 21 6,0
25. Trắng Đồng Tiền 49,2 26 12,4 38,7 24 10,6
26. Vàng Nhị Xanh 45,1 39 8,4 36,2 25 6,8
27. Trắng Tuyết 46,1 29 9,8 35,5 25 8,6
28. Tím Hoa Cà 43,0 30 9,8 40,2 28 8,2
29. Chi Trắng Chậu 43,7 27 17,2 33,7 26 8,8
30. Cánh Sen 55,4 26 24,4 52,8 26 15,4
CV (%) 17,05 13,30 33,43 17,99 13,99 30,72
63

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy:


- Chiều cao cây (CCC) vụ TĐ lớn hơn vụ ĐX. Do phản ứng của cúc
với điều kiện ánh sáng: vụ TĐ có thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn vụ
ĐX nên các giống cúc có thời gian tích lũy chất dinh dưỡng dài hơn mới
chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa. Trong cùng một vụ cũng có sự
chênh lệch lớn giữa các giống: vụ TĐ giống có chiều cao thấp nhất là C9
(41,4cm), cao nhất là giống Đỏ Bạc mới (70,8cm). Vụ Đông-Xuân CCC biến
động từ 33,7 cm đến 65,0 cm trong đó giống có chiều cao thấp nhất là Chi
Trắng Chậu (33,7cm), cao nhất là giống Đỏ Bạc Mới (64,3 cm)
- Số lá trên cây vụ ĐX cũng giảm đi so với vụ TĐ cùng với CCC. Vụ
TĐ số lá biến động từ 25 đến 39 lá/cây. Trong đó có nhiều giống có số lá là
25 lá như Vàng Thược Dược, Vàng Công Chúa, Sao Nhỏ, Tím Lồi. Giống có
số lá nhiều nhất là Vàng Nhị Xanh (39 lá), Đầu Đỏ (38 lá). Vụ ĐX số lá biến
động từ 21 lá (Vàng Pha Lê) đến 38 lá (Đầu Đỏ).
- Số cành cấp 1 trên cây là chỉ tiêu giúp ta đánh giá được số hoa trên
cây ít hay nhiều vì số cành cấp 1 thường tỉ lệ với số hoa trên cây. Số cành cấp
1 ở 2 vụ TĐ và ĐX có sự biến động lớn do phụ thuộc vào đặc điểm giống. Vụ
TĐ số cành cấp 1 dao động từ 6,2 cành (CN42) đến 24,4 cành (Cánh Sen), vụ
ĐX dao động từ 5,0 cành (Vàng Công Chúa) đến 15,4 cành (Cánh Sen).
3.2.1.4. Đặc điểm về năng suất và chất lượng các giống hoa cúc thí nghiệm
Mục đích của khảo nghiệm giống là chọn ra được các giống hoa có
năng suất, phẩm chất tốt, màu sắc đẹp, tuổi thọ cao hình dáng hoa đa dạng để
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nghiên cứu đặc điểm về năng suất và
chất lượng giúp ta phân loại, đánh giá và chọn ra những giống hoa thích hợp
từng TV khác nhau.
Theo dõi các đặc điểm năng suất, chất lượng hoa của tập đoàn cúc
chúng tôi thu được kết quả bảng 3.12.
64

Bảng 3.12. Một số đặc điểm năng suất và chất lượng các giống cúc vụ
Thu Đông (2003) và vụ Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân

TT Số Số hoa Số cánh ĐK Số Số hoa Số cánh ĐK


Giống nụ/cây nở/cây hoa/bông hoa nụ/cây nở/cây hoa/bông hoa
(nụ) (bông) (cánh) (cm) (nụ) (bông) (cánh) (cm)

1 C4 20,6 19,4 29,3 9,7 19,6 18,0 29,3 9,6


2 C5 14,0 12,1 352,0 3,9 12,2 10,8 338,0 3,7
3 C6 51,6 48,6 56,5 8,5 40,4 43,4 56,5 8,4
4 C7 22,8 21,8 34,0 7,2 21,8 20,2 28,1 7,0
5 C9 42,6 41,6 203,0 3,7 41,6 39,8 202,4 3,7
6 C13 49,2 40,6 34,0 8,8 35,2 28,2 33,9 8,1
7 CN19 46,4 43,8 35,3 4,0 45,4 42,8 34,6 3,5
8 CN20 28,6 27,6 36,8 4,0 27,6 26,2 35,2 3,1
9 CN42 18,2 14,8 57,5 9,5 17,4 14,6 57,0 9,3
10 Vàng Thược Dược 16,6 14,5 328,5 4,0 16,8 12,6 322,2 3,2
11 Vàng Công Chúa 16,2 15,1 325,7 8,4 14,4 11,2 323,5 7,7
12 Cao Bồi 16,0 13,6 20,6 5,1 15,4 12,8 20,6 5,1
13 Đầu Đỏ 25,2 23,4 21,1 5,7 24,6 22,4 21,1 5,7
14 Sao Nhỏ 98,2 94,8 15,1 3,1 97,6 90,0 15,0 3,1
15 Tím Lồi 27,8 26,2 26,6 6,3 26,8 25,0 26,3 6,2
16 Chi Nghệ 16,6 15,4 31,1 7,0 15,8 14,2 30,0 7,0
17 Viền Tím 15,6 13,4 36,0 7,0 15,2 13,0 35,2 7,0
18 Da Bơ 23,4 21,4 50,7 6,0 23,0 19,2 50,6 5,9
19 Muống Hồng 17,6 16,2 61,9 8,3 17,4 15,4 61,0 7,2
20 Đỏ Bạc Mới 52,0 48,6 46,4 5,1 50,6 48,2 44,8 4,8
21 Thọ Đỏ 16,6 14,6 235,5 7,4 15,6 13,0 230,7 7,4
22 Đỏ Tổ Ong 27,2 26,2 49,2 7,0 26,4 25,2 49,3 7,0
23 Ánh Bạc 48,4 46,8 48,8 6,5 47,4 45,2 47,3 6,4
24 Vàng Pha Lê 17,2 16,0 247,8 6,9 15,1 13,2 248,4 6,7
25 Trắng Đồng Tiền 14,2 12,4 124,8 11,3 12,4 9,8 123,5 10,6
26 Vàng Nhị Xanh 23,4 22,2 50,2 6,4 23,2 22,6 50,0 6,2
27 Trắng Tuyết 23,6 20,8 49,8 6,2 22,6 21,0 49,9 5,9
28 Tím Hoa Cà 22,8 20,4 50,0 6,2 22,1 20,2 48,8 5,8
29 Chi Trắng Chậu 28,6 27,6 44,3 4,0 24,6 22,4 35,3 4,0
30 Cánh Sen 42,4 42,4 241,5 9,4 41,4 39,6 240,0 8,4
CV (%) 60,91 63,71 62,52 65,96
65

Qua số liệu bảng 3.12 ta thấy:


Ở vụ TĐ và ĐX các giống cúc đều sinh trưởng tốt và ra hoa.
- Số nụ trên cây các giống cúc ở vụ TĐ nhiều hơn so với vụ ĐX bởi ảnh
hưởng của điều kiện nhiệt độ cao hơn, thời gian chiếu sáng dài hơn. Vụ TĐ và
ĐX có một số các giống có số nụ nhiều là: Sao Nhỏ có 98,2 nụ và 97,6 nụ,
giống Đỏ Bạc Mới có 52 nụ và 50,6 nụ. Các giống có số nụ ít là Trắng Đồng
Tiền 14,2 nụ và 12,4 nụ, giống C5 có 14,0 nụ và 12,2 nụ.
- Số hoa nở trên cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa.
Số nụ hoa nhiều, số hoa nở cao thì tỷ lệ hoa hữu hiệu cao. Vụ TĐ có tỉ lệ hoa
nở cao hơn vụ ĐX trong đó giống Sao Nhỏ có số hoa nở cao nhất đạt 94,8
hoa, thấp nhất là giống C5 có 12,1 bông. Vụ ĐX giống Sao Nhỏ có 90 hoa đạt
cao nhất và thấp nhất là C5 đạt 10,8 hoa/cây.
- Số cánh hoa trên bông là chỉ tiêu quan trọng giúp ta phân loại hoa đơn
hay hoa kép và ảnh hưởng đến độ bền hoa sau này. Số cánh hoa ngoài sự chi
phối của đặc điểm di truyền của giống thì còn chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Số liệu cho thấy vụ TĐ số cánh hoa của các giống thí nghiệm cao hơn vụ TĐ.
Số cánh hoa có độ biến động rất lớn, vụ TĐ từ 15,1 cánh (Sao Nhỏ) đến 352
cánh (C5) và vụ ĐX từ 15,0 cánh (Sao Nhỏ) đến 338 cánh (C5).
- Đường kính hoa phụ thuộc vào giống và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng
cho cây. Các giống khác nhau có đường kính hoa khác nhau, cùng một giống
ở 2 vụ TĐ và ĐX không có sự chênh lệch nhiều về đường kính hoa. Căn cứ
vào đường kính hoa ta cũng có thể điều chỉnh số lượng hoa, tỉa cành, tỉa nụ để
sử dụng hoa ở mục đích hoa một bông chuẩn hay hoa chùm. Đường kính hoa
các giống thí nghiệm tương đối nhỏ vì hầu hết đều là giống hoa để chùm và
có sự biến động từ 3,1 cm (Sao Nhỏ) đến 11,3 cm (Trắng Đồng Tiền) ở vụ
TĐ và từ 3,1 cm (Sao Nhỏ) đến 10,6 cm (Trắng Đồng Tiền) ở vụ ĐX.
66

Bảng 3.13. Độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên các giống cúc
vụ Thu Đông (2003) và Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
TT Độ bền hoa cắt Độ bền hoa tự Độ bền hoa Độ bền hoa tự
Giống (ngày) nhiên (ngày) cắt (ngày) nhiên (ngày)
1. C4 19,4 22,8 13,7 19,4
2. C5 21,3 23,8 15,2 22,1
3. C6 17,7 17,8 10,3 13,4
4. C7 17,7 19,4 15,6 18,2
5. C9 17,4 20,0 14,1 15,6
6. C13 18,0 21,4 12,8 18,0
7. CN19 17,4 19,7 15,7 16,6
8. CN20 16,3 18,4 14,0 18,8
9. CN42 13,7 17,8 10,8 14,6
10. Vàng Thược Dược 17,9 20,7 13,1 17,3
11. Vàng Công Chúa 16,3 17,0 13,2 17,2
12. Cao Bồi 13,3 15,8 9,0 14,4
13. Đầu Đỏ 16,0 17,4 15,6 16,6
14. Sao Nhỏ 15,4 18,3 12,1 14,4
15. Tím Lồi 13,8 15,7 14,7 15,0
16. Chi Nghệ 17,7 20,0 13,1 14,4
17. Viền Tím 12,0 14,8 12,4 14,4
18. Da Bơ 13,7 18,0 14,0 15,6
19. Muống Hồng 14,7 16,6 9,3 16,2
20. Đỏ Bạc Mới 17,4 18,7 13,2 18,8
21. Thọ Đỏ 20,3 22,2 16,9 18,0
22. Đỏ Tổ Ong 17,8 19,0 15,1 18,6
23. Ánh Bạc 13,7 18,2 11,7 14,2
24. Vàng Pha Lê 15,4 17,0 12,9 15,2
25. Trắng Đồng Tiền 14,0 18,3 11,0 13,8
26. Vàng Nhị Xanh 15,7 18,4 13,8 16,2
27. Trắng Tuyết 15,3 18,6 14,5 16,8
28. Tím Hoa Cà 16,7 19,6 13,3 16,4
29. Chi Trắng Chậu 14,4 19,3 12,4 16,8
30. Cánh Sen 16,7 22,0 12,5 15,0
67

- Độ bền hoa: Hoa cúc được người tiêu dùng đặc biệt ưa thích bởi tính
bền lâu của hoa, tuy nhiên các giống khác nhau trong điều kiện ngoại cảnh
khác nhau thì độ bền hoa khác nhau. Vụ TĐ do có chất lượng hoa tốt hơn,
điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn nở hoa của cây thích hợp nên độ bền hoa cao
hơn vụ ĐX. Hầu hết các giống có độ bền hoa tự nhiên cao thì cũng có độ bền
hoa cắt cao như giống C5 có độ bền hoa cắt và hoa tự nhiên từ 21,3 đến 23,8
ngày và giống Thọ Đỏ từ 20,3 đến 22,2 ngày. Đây là những giống có cánh
hoa ngắn xếp chặt nên hoa rất bền, lâu tàn.
3.2.1.5. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cúc thí nghiệm
Hoa cúc là một trong số những cây hoa có nhiều các loại sâu bệnh phá
hại. Theo kết quả điều tra về sâu bệnh hại trên hoa cúc, Đặng Văn Đông
(2003) [7] cho thấy riêng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đã có tới 9 loại sâu hại
và 6 loại bệnh phát sinh gây hại cho cây hoa cúc. Nếu không có biện pháp
ngăn chặn kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cúc. Vì vậy
nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại giúp cho người sản xuất có thể phòng trừ
sâu bệnh hại có hiệu quả nhất.
Kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại hoa cúc được trình bày ở bảng sau:
Qua số liệu bảng 3.14a chúng tôi thấy:
Vụ TĐ thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của
cây cúc, thành phần và mức độ sâu bệnh hại ít hơn so với vụ ĐX. Nguyên
nhân do vụ TĐ có điều kiện thời tiết giai đoạn đầu nhiệt độ đã giảm, ẩm độ
tương đối thấp (khoảng 80%). Thời điểm ra hoa lại là lúc thời tiết có ẩm độ
thấp, nhiệt độ thấp không phải là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát sinh,
phát triển.
Sâu bệnh hại chính ở vụ TĐ là sâu xanh, héo xanh, lở cổ rễ gây hại cho
giống cúc thí nghiệm. Một số giống cúc có nhiều sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ đến
nặng như C7, Cao Bồi, Đầu Đỏ. Các giống có khả năng chống chịu tốt hơn ít sâu
bệnh hại là: C5, CN19, CN20, Vàng Thược Dược, Chi Nghệ, Vàng Pha Lê,
Trắng Đồng tiền, Trắng Tuyết, Tím Hoa cà, Đỏ Bạc mới, Chi Trắng chậu...
68

Bảng 3.14a: Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm
vụ Thu Đông (2003) tại Thái Nguyên
Tên sâu bệnh hại Sâu Sâu Rệp Héo Lở cổ Đốm Phấn Vàng
Gỉ sắt
xanh khoang xanh đen xanh rễ vòng trắng lá
TT Bộ phận Lá,
bị hại Lá nụ, Lá nụ, Toàn Gốc, Thân, Thân, Lá,
ngọn, nụ, Lá
Giống hoa hoa cây rễ lá lá ngọn
hoa
1 C4 - - - - ++ - - - -
2 C5 - - - - - + - - -
3 C6 - + - + + - - - -
4 C7 ++ + + + + - - - -
5 C9 + - - + - - - - -
6 C13 + - + + + - - - -
7 CN19 + - - + - - - - -
8 CN20 - - + + - - - - -
9 CN42 + - + - - + - - +
10 Vàng Thược Dược ++ - - - - + - - -
11 Vàng Công Chúa - +++ + - - - - - -
12 Cao Bồi + - - ++ +++ ++ - - -
13 Đầu Đỏ - - - + - + - +++ -
14 Sao Nhỏ + - - + + - - -
15 Tím Lồi - - - ++ ++ - - - +
16 Chi Nghệ + - - - + - - - -
17 Viền Tím + - ++ ++ - - - - -
18 Da Bơ - - - ++ + - - - -
19 Muống Hồng + - - ++ ++ - - - -
20 Đỏ Bạc Mới - - - + - ++ - - -
21 Thọ Đỏ - + - - ++ - - - -
22 Đỏ Tổ Ong - - - + - + + - -
23 Ánh Bạc + - - ++ - + + - -
24 Vàng Pha Lê + - - - + - - - -
25 Trắng Đồng Tiền - - - ++ - - - - -
26 Vàng Nhị Xanh + - - - - + - - +
27 Trắng Tuyết + - - - - + - - -
28 Tím Hoa Cà + - - - - + - - -
29 Chi Trắng Chậu - - - ++ - - - - -
30 Cánh Sen + - - - + - - - ++

Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng.
69

Bảng 3.14b. Thành phần sâu bệnh hại hoa cúc thí nghiệm
vụ Đông Xuân (2003-2004) tại Thái Nguyên
Tên sâu bệnh hại Sâu Sâu Rệp xanh Héo Lở cổ Đốm Phấn Vàng
Gỉ sắt
xanh khoang đen xanh rễ vòng trắng lá
Bộ phận
TT
bị hại Lá nụ, Lá nụ, Lá, ngọn, Toàn Gốc, Thân, Thân, Lá,
Giống Lá
hoa hoa nụ, hoa cây rễ lá lá ngọn
1 C4 + + ++ - - + + - -
2 C5 + - + - - + + - -
3 C6 + - ++ - - + + - +
4 C7 + - ++ - - - ++ - -
5 C9 ++ - + - + + + - -
6 C13 ++ - + - - + - - -
7 CN19 ++ + ++ + + + + - -
8 CN20 ++ + ++ + - + + - -
9 CN42 + - + + - + + - -
10 Vàng Thược Dược + - ++ - - + - - -
11 Vàng Công Chúa ++ + - ++ + + ++ - -
12 Cao Bồi ++ - ++ + + + + - -
13 Đầu Đỏ ++ - + + + + + - -
14 Sao Nhỏ - - - + - + + - -
15 Tím Lồi + + + + + + + - -
16 Chi Nghệ + ++ + - + ++ - - -
17 Viền Tím + - + - - - - - -
18 Da Bơ ++ - + + - + + - -
19 Muống Hồng - - - ++ - + ++ - -
20 Đỏ Bạc Mới + - + - - + - - -
21 Thọ Đỏ - - - ++ + + ++ - -
22 Đỏ Tổ Ong - + - + - + + - -
23 Ánh Bạc + - + + - + + - -
24 Vàng Pha Lê ++ + + + - - - - -
25 Trắng Đồng Tiền + - ++ - + + - - -
26 Vàng Nhị Xanh + - + - + + + - -
27 Trắng Tuyết + - + - + + - - -
28 Tím Hoa Cà + - + - + + + - -
29 Chi Trắng Chậu - + + - - - ++ - ++
30 Cánh Sen + - + - + + ++ - -

Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng
70

Số liệu bảng 3.14b cho thấy:


Vụ ĐX có nhiều loại sâu hại hoa cúc và hại hầu hết các giống, trong đó
đáng chú ý là rệp xanh đen, sâu xanh, bệnh phấn trắng, đốm lá. Nguyên nhân do
thời tiết vụ ĐX nhiệt độ thấp, giai đoạn cây có hoa ẩm độ cao, cây hoa cúc dễ bị
nhiễm sâu bệnh. Một số giống có nhiều sâu bệnh hại như: C9, CN19, CN20, Cao
Bồi, Đầu đỏ, Tím Lồi. Các giống ít bị nhiễm sâu bệnh hại là: C5, Vàng Thược
Dược, Sao Nhỏ, Viền tím, Muống hồng, Đỏ Bạc Mới, Đỏ Tổ ong, Vàng Pha lê,
Trắng Đồng tiền, Trắng Tuyết, Tím Hoa cà.
Qua kết quả nghiên cứu ban đầu các giống tham gia thí nghiệm chúng
tôi có kết luận sơ bộ: 30 giống cúc thí nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt trong
điều kiện vụ TĐ và ĐX tại Thái Nguyên, cho năng suất hoa cao, số lượng nụ
hoa nhiều, tỷ lệ nở hoa cao, độ bền hoa dài rất thích hợp cho dạng hoa cắt
cành chùm.
Từ những nghiên cứu sơ bộ trên, chúng tôi tiến hành thí nghiệm so
sánh một số giống hoa cúc được người sản xuất và người tiêu dùng ưa thích.
Đó là các giống cúc dạng cành chùm: C5, C13, CN20, Vàng Pha lê, Đỏ Bạc
Mới, Vàng Thược Dược, Trắng Đồng Tiền. Đây là các giống cúc được sản
xuất và thị trường ưa chuộng là giống thân cao, dạng hình cây gọn dễ vận
chuyển ít dập nát, có khả năng nhân giống tốt, đường kính hoa TB, độ bền
cao, màu sắc mới lạ, phong phú.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất
chất lượng một số giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên
3.2.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cúc thí nghiệm
Kết quả theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống cúc
thí nghiệm được trình bày bảng 3.15.
71

Bảng 3.15. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống cúc có triển
vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Đơn vị: ngày
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
Thời gian từ trồng đến..... Thời gian từ trồng đến.....
TT
Hồi Phân Hồi Phân
Ra nụ Ra hoa Ra nụ Ra hoa
Giống xanh cành xanh cành
1 C5 6 59 68 99 5 35 40 78
2 C13 7 45 62 87 5 32 45 72
3 CN20 (đ/c) 7 43 55 96 5 30 42 73
4 Vàng Pha lê 6 51 71 93 5 33 50 70
5 Đỏ Bạc mới 5 51 62 95 5 31 53 75
6 Vàng Thược dược 6 56 64 96 5 30 35 68
7 Trắng Đồng tiền 6 59 75 101 6 31 52 75

Qua bảng số liệu 3.15 cho thấy:


- Thời kỳ từ trồng đến hồi xanh là thời kỳ đánh giá khả năng thích ứng
của từng giống với điều kiện môi trường thay đổi. Tuy nhiên, giữa các giống
và giữa 2 TV không có sự chênh lệch nhiều về chỉ tiêu này do thời điểm trồng
2 vụ điều kiện thời tiết đã thuận lợi hơn cho cây cúc sinh trưởng. Sau trồng từ
5-7 ngày các giống có 100% số cây của các giống hồi xanh hoàn toàn. Trong
đó giống Đỏ Bạc mới khả năng hồi xanh nhanh nhất (sau trồng 5 ngày 100%
số cây hồi xanh), các giống còn lại thời gian hồi xanh biến động từ 5-7 ngày.
Các thời kỳ từ trồng đến phân cành, ra nụ, ra hoa của các giống thí
nghiệm ở vụ ĐX đã rút ngắn hơn so với vụ TĐ. Điều này hoàn hoàn phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2001)[22], Đặng Văn Đông
(2005) [8].
- Thời kỳ từ trồng đến phân cành: vụ TĐ hầu hết các giống phân cành
muộn hơn so với giống CN20 (đ/c), giống phân cành muộn nhất là C5 và
Trắng Đồng Tiền (59 ngày). Vụ ĐX có giống C5 phân cành muộn nhất (35
ngày), nhanh nhất là giống Đỏ Bạc Mới và Trắng Đồng Tiền (31 ngày).
72

- Thời kỳ từ trồng đến ra nụ, ra hoa: các giống thí nghiệm có thời kỳ
ra nụ vụ TĐ kéo dài từ 55-75 ngày và vụ ĐX từ 41- 53 ngày, thời kỳ ra hoa
vụ TĐ kéo dài từ 87- 101 ngày và vụ ĐX từ 68-78 ngày. Trong đó giống
C13 ra hoa sớm nhất vụ TĐ (87 ngày sau trồng), giống Trắng Đồng Tiền ra
hoa muộn nhất (101 ngày). Vụ ĐX chúng tôi thấy giống Vàng Thược Dược
ra hoa sớm nhất (sau trồng 68 ngày) và giống C5 có thời gian ra hoa muộn
nhất (78 ngày sau trồng).
3.2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống cúc thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống
cúc thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống cúc có triển vọng
vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
STT CCC Số lá/thân Số CC 1 CCC Số lá/thân Số CC 1
Giống (cm) chính (lá) (cành) (cm) chính (lá) (cành)
1 C5 68,9 26,3 10,7 50,0 21,6 6,0
2 C13 65,5 32,2 10,9 57,0 28,7 8,5
3 CN20 (đ/c) 46,5 28,8 11,7 37,8 24,0 9,3
4 Vàng Pha lê 43,5 23,4 7,2 35,2 20,8 5,9
5 Đỏ Bạc mới 71,5 29,4 12,6 64,0 25,0 10,2
6 Vàng Thược dược 58,5 24,5 8,7 50,5 24,0 7,2
7 Trắng Đồng tiền 51,2 25,0 12,5 40,0 23,5 10,5
CV(%) 3,7 5,2 8,5 3,3 6,2 6,6
LSD05 2,5 1,7 1,5 1,8 1,8 0,6

Qua bảng số liệu 3.16 cho thấy:


- Chiều cao cây (CCC) là chỉ tiêu biểu hiện đặc tính di truyền của giống
trong điều kiện trồng trọt, chăm sóc cụ thể. Qua theo dõi, chúng tôi thấy vụ
Thu Đông CCC của các giống cúc thí nghiệm biến động từ 43,5- 71,5 cm, vụ
ĐX từ 35,2-64,0 cm. Trong vụ TĐ có giống Vàng Pha lê có CCC thấp nhất
(43,5 cm) và thấp hơn chắc chắn so với giống Đ/c, giống Đỏ Bạc mới có CCC
cao nhất (71,5 cm), vụ ĐX có giống Vàng Pha lê có CCC thấp nhất (35,2 cm),
giống Đỏ Bạc mới có CCC cao nhất (64,0 cm), các giống còn lại có CCC cao
hơn chắc chắn so với giống Đ/c.
73

- Số lá: Là chỉ tiêu quan trọng của cây trong suốt quá trình sinh trưởng. Số
lá tăng dần và đạt cực đại khi cây bắt đầu ra nụ, ra hoa, kết thúc quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Trong thí
nghiệm vụ TĐ năm 2004, các giống có số lá biến động từ 23,4-32,2 lá trong đó
giống Vàng Pha lê có số lá ít nhất (23,4 lá), giống C13 có số lá nhiều nhất (32,2
lá). Vụ ĐX các giống có số lá biến động từ 20,8- 28,7 lá trong đó giống Vàng Pha
lê có số lá ít nhất (20,8 lá) và ít hơn chắc chắn so giống Đ/c, giống C13 có số lá
nhiều nhất (28,7 lá) và nhiều hơn chắc chắn so với giống Đ/c.
- Số cành cấp 1 (CC1): là chỉ tiêu biểu hiện khả năng cho số hoa/trên
cây. Vụ TĐ các giống có số cành cấp 1 biến động từ 7,2-12,6 cành, trong đó
giống Vàng Pha lê có số CC1 ít nhất (7,2 cành) và ít hơn so với giống đối
Đ/c, vụ ĐX số cành cấp 1 các giống cúc thí nghiệm dao động từ 5,9-11,2
cành. Trong đó giống Đỏ Bạc mới có số CC1 nhiều nhất (11,2 cành), Vàng
Pha lê có số CC1 ít nhất (5,9 cành).
3.2.2.3. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa của các giống có triển
vọng trong vụ Thu- Đông 2004 và Đông- Xuân 2004-2005 tại Thái Nguyên.
Kết quả theo dõi chỉ tiêu năng suất và chất lượng hoa của các giống cúc
thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.17.
Qua số liệu bảng 3.17 chúng tôi thấy:
- Số nụ trên cây của các giống cúc thí nghiệm vụ TĐ và ĐX biến động
rất lớn trong đó ở cả 2 vụ, giống Đỏ Bạc mới có số nụ trên cây nhiều nhất
(51,0-47,1 nụ) và nhiều hơn so với Đ/c, giống C5 có số nụ trên cây ít nhất
(14,0-12,8 nụ) và ít hơn so với giống Đ/c.
- Số hoa trên cây của các giống vụ TĐ biến động từ 12,0- 47,1 hoa,
trong đó Đỏ Bạc mới có số hoa/cây nhiều nhất (47,1 hoa), tiếp đến là giống
C5 có số hoa/cây ít nhất (12 hoa). Vụ ĐX số hoa trên cây của các giống biến
động từ 10,5 hoa (C5, Trắng Đồng Tiền) đến 48,2 hoa (Đỏ Bạc Mới).
74

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng các giống cúc có triển
vọng vụ Thu Đông (2004) và Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông Vụ Đông Xuân
Số Số Số cánh ĐK Số Số Số cánh ĐK
STT
nụ/cây hoa/cây hoa/bông hoa nụ/cây hoa/câyhoa/bông hoa
Giống (nụ) (hoa) (cánh) (cm) (nụ) (hoa) (cánh) (cm)
1 C5 14,1 12,0 353,2 3,9 12,8 10,5 339,0 3,8
2 C13 49,1 23,8 34,4 9,2 45,1 28,1 32,9 7,6
3 CN20 (đ/c) 28,6 19,7 36,4 4,0 27,4 26,2 34,2 3,2
4 Vàng pha lê 18,4 17,8 248,4 6,8 15,6 12,9 248,4 6,8
5 Đỏ bạc mới 51,0 47,1 49,0 5,3 50,0 48,2 45,0 4,8
6 Vàng Thược dược 17,3 15,0 327,2 3,9 15,5 12,2 320,3 3,1
7 Trắng Đồng tiền 14,1 12,6 126,0 10,8 12,7 10,5 122,1 8,3
CV(%) 3,9 5,8 6,8 7,8 8,3 4,6 9,4 8,4
LSD05 1,3 2,2 16,2 0,6 2,5 1,7 25,7 0,5

- Số cánh hoa trên bông phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng
giống nên sự biến động ở 2 vụ TĐ và ĐX không nhiều nhưng có sự chênh
lệch rất rõ giữa các giống. Số cánh hoa giúp phân biệt giống hoa đơn hay kép,
độ bền hoa ngắn hay dài. Những giống cúc thí nghiệm có số cánh trên bông
lớn thường là những giống có hình dạng hoa đẹp thường có hoa dạng nửa
hình cầu như C5, Vàng Thược Dược. Trong các giống thí nghiệm có 4 giống
có số cánh hoa lớn nhất là: C5 (353,2-339,0 cánh), Vàng Thược Dược (327,2
-320,3 cánh), Vàng Pha lê (248,4 cánh), Trắng Đồng tiền (126,0 cánh). Các
giống còn lại số cánh/hoa tương đương so với giống CN 20 (Đ/c) trong đó
giống Đỏ Bạc mới có số cánh hoa/bông ít nhất (34,4-32,9 cánh).
- Đường kính hoa của các giống cúc thí nghiệm có sự khác nhau giữa
các giống và khác nhau giữa 2 vụ TĐ và ĐX. Điều đó cho thấy đường kính
hoa không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà còn phụ thuộc
vào chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh. Vụ TĐ đường kính hoa các
giống cúc dao động từ 3,9 cm- 10,8 cm, lớn nhất là Trắng Đồng tiền (10,8 cm)
và nhỏ nhất là C5, Vàng Thược Dược (3,9 cm). Vụ ĐX đường kính hoa các
75

giống cúc dao động từ 3,1 cm-8,3 cm, lớn nhất là Trắng Đồng tiền 8,3 cm và
nhỏ nhất là Vàng Thược Dược 3,1 cm.
- Độ bền hoa là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoa cúc, là
một yếu tố để người tiêu dùng lựa chọn khi sử dụng hoa. Qua theo dõi độ bền
hoa tự nhiên và độ bền hoa cắt của các giống thí nghiệm, chúng tôi thu được
kết quả bảng 3.18:
Bảng 3.18. Độ bền hoa của các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Vụ Thu Đông (2004) Vụ Đông Xuân (2004-2005)
STT Độ bền hoa Độ bền tự Độ bền hoa Độ bền tự
Giống cắt (ngày) nhiên (ngày) cắt (ngày) nhiên (ngày)
1 C5 21,3 23,6 14,3 22,0
2 C13 18,5 21,7 12,5 17,7
3 CN20 (đ/c) 16,1 18,6 12,9 18,2
4 Vàng Pha lê 15,1 17,0 12,4 15,2
5 Đỏ Bạc mới 17,0 18,9 12,9 17,2
6 Vàng Thược dược 18,2 20,2 12,0 18,0
7 Trắng Đồng tiền 15,0 18,2 10,8 13,1
CV(%) 4,6 3,0 8,4 4,4
LSD05 2,6 0,6 1,2 0,9

Độ bền hoa ngoài do yếu tố di truyền quy định thì còn phụ thuộc nhiều
vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng. Vì
vậy độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên các giống thí nghiệm có sự biến
động lớn giữa 2 vụ, giữa các giống với nhau.
Vụ TĐ các giống cúc thí nghiệm đều có độ bền hoa cắt cao từ 15,1-
21,3 ngày, trong đó giống C5 là giống có độ bền cao nhất (21,3 ngày), các
giống còn lại có độ bền hoa cắt tương đương với Đ/c. Độ bền tự nhiên dao
động từ 17,0-21,6 ngày, cao nhất là C5, Vàng Thược Dược (21,6 và 20,2
ngày), thấp nhất là Vàng Pha lê (17 ngày).
3.2.2.4. Tình hình sâu bệnh hại các giống cúc thí nghiệm
Qua quá trình theo dõi các giống cúc thí nghiệm chúng tôi đã thu được
kết quả tình hình sâu bệnh hại các giống cúc thí nghiệm vụ TĐ và ĐX ở bảng
3.19a và 3.19b.
* Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cúc thí nghiệm vụ Thu Đông
76

Bảng 3.19a. Tình hình sâu, bệnh hại một số giống cúc có triển vọng
vụ Thu Đông (2004) tại Thái Nguyên
Tên sâu bệnh
hại Sâu xanh Rệp Héo xanh

STT Bộ phận
bị hại Lá, ngọn, nụ,
Lá, nụ, hoa Toàn cây
hoa
Giống
1 C5 - - -
2 C13 + + -
3 CN20 (đ/c) - + +
4 Vàng Pha lê + - -
5 Đỏ Bạc mới + - +
6 Vàng Thược dược + - -
7 Trắng Đồng tiền - - +

Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng

Qua số liệu bảng 3.18a chúng tôi thấy: thành phần sâu hại ở các giống
cúc thí nghiệm đều ở mức độ nhẹ và TB. Các loại sâu bệnh hại cúc vụ TĐ
năm 2004 gồm:
- Sâu xanh: là loại sâu đa thực nó thường ăn lá non, ăn nụ, ăn hoa trên
cây hoa cúc ở các giống C13, Vàng Pha lê, Đỏ Bạc mới, Vàng Thược Dược
đều bị sâu xanh phá hại nhưng ở mức độ nhẹ (+).
- Rệp: Gây hại trên giống C13, CN20 ở mức độ nhẹ (+). Bộ phận bị hại
của các giống này tập trung trên bề mặt lá non, ngọn cây và nụ hoa.
- Bệnh hại trên cây hoa cúc ở vụ này xuất hiện duy nhất bệnh héo xanh
(do vi khuẩn Pseudomonasolanacearumn) gây hại các giống CN20, Đỏ Bạc
Mới, Trắng Đồng tiền đã bị gây hại ở mức độ nhẹ (+).
* Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cúc thí nghiệm vụ Đông Xuân
77

Bảng 3.19b. Tình hình sâu hại một số giống cúc có triển vọng
vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Sâu bệnh hại Rệp Sâu xanh Sâu khoang
Bộ phận bị
STT Lá ngọn, nụ, hoa Lá ngọn, nụ, hoa Lá ngọn, nụ, hoa
hại

Giống Đánh giá Đánh giá Đánh giá


1 C5 - + -
2 C13 ++ + -
3 CN20 (đ/c) ++ ++ +
4 Vàng Pha lê + ++ ++
5 Đỏ Bạc mới - ++ +
6 Vàng Thược dược + ++ -
7 Trắng Đồng tiền ++ + +++
Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng

Vụ ĐX ở giai đoạn đầu sau trồng, điều kiện ngoại cảnh tương đối
thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây hoa, sâu bệnh hại ít. Nhưng
khi đến cây có nụ, nở hoa thì điều kiện thời tiết lại thuận lợi cho sâu bệnh
hại phát sinh, phát triển nên mức độ hại cao hơn so với vụ TĐ. Những loại
sâu bệnh hại trong vụ này chủ yếu là rệp, sâu xanh và sâu khoang.
- Rệp gây hại chủ yếu ở lá ngọn và nụ hoa, tập trung ở các giống như: C13,
CN20, Trắng Đồng tiền (mức TB); Vàng Pha lê, Vàng Thược dược (hại nhẹ).
- Sâu xanh hại ở lá là chủ yếu: hầu hết các giống cúc đều bị hại như C5,
C13, Trắng Đồng tiền (mức độ nhẹ), CN20, Vàng Pha lê, Đỏ Bạc mới, Vàng
Thược dược gây hại ở mức TB.
- Sâu khoang xuất hiện thời kỳ ra hoa và gây hại ở một số giống như:
CN20, Đỏ Bạc Mới (mức độ nhẹ), Vàng Pha lê (mức TB), Trắng Đồng tiền
(mức độ nặng). Một số giống không bị hại như: C5, C13, Vàng Thược Dược.
Trên cơ sở theo dõi thành phần sâu hại của các giống cúc thí nghiệm vụ
ĐX 2004-2005 và mức độ chống chịu của các giống chúng tôi thấy có 3 giống
Đỏ Bạc mới, C5, Vàng Thược Dược có khả năng chống chịu tốt nhất với các
loại sâu hại trên.
78

3.2.3. Hiệu quả kinh tế các giống hoa cúc có triển vọng tại Thái Nguyên
Khi tiến hành thí nghiệm tại địa phương chúng tôi đã thăm dò đánh giá
nhận xét của các hộ trồng hoa về các giống khảo nghiệm. Hầu hết các hộ
trồng hoa cho rằng các giống thử nghiệm đều chấp nhận được vì chúng sinh
trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất cao hơn giống cũ đang sử dụng.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế các giống thí nghiệm, chúng tôi sơ bộ hạch toán
và thu được kết quả bảng 3.20.
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các giống cúc có triển vọng
tại Thái Nguyên
Diện tích:100 m2
Số Hiệu quả
cành hoa Giá bán Tổng thu Tổng chi Lãi đồng vốn
STT Giống
thực thu (đ/cành) (đ) (đ) (đ) đầu tư
(cành) (lần)
1 C5 2.871 600 1.722.600 781.901 940.699 2,20
2 C13 2.970 500 1.485.000 781.901 703.099 1,90
3 CN20 (đ/c) 2.970 500 1.485.000 781.901 703.099 1,90
4 Vàng Pha lê 2.805 500 1.402.500 781.901 785.599 1,79
5 Đỏ Bạc mới 3.135 500 1.567.500 781.901 620.599 2,00
6 Vàng Thược dược 2.970 600 1.782.000 781.901 1.000.099 2,28
7 Trắng Đồng tiền 2.706 500 1.353.000 781.901 571.099 1,73

Qua bảng hạch toán kinh tế cho thấy giống hoa cúc Vàng Thược Dược
và C5 so với các giống cúc thí nghiệm khác có giá bán cao nhất, tỉ lệ cành hoa
thu được cao nên cho hiệu quả đồng vốn cao nhất là 2,28 và 2,2 lần. Đặc biệt
trong các giống thí nghiệm thì giống Vàng Thược Dược còn có đặc điểm
bông hoa tròn đều, hình nửa quả cầu, cánh xếp sít chặt, màu vàng sáng và khi
đưa ra thị trường hoa Thái Nguyên được người tiêu thụ hoa ưa chuộng.
Dựa trên kết quả thí nghiệm và tham khảo ý kiến của các hộ trồng hoa
tại vùng khảo nghiệm sản xuất, hiệu quả kinh tế các giống thí nghiệm, chúng
tôi đã lựa chọn giống Vàng Thược Dược để nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa.
79

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VỚI GIỐNG CÚC TRIỂN VỌNG VÀNG
THƯỢC DƯỢC TẠI THÁI NGUYÊN
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất
chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược
Trong thực tế sản xuất hoa hiện nay việc sử dụng các chất điều tiết sinh
trưởng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi để điều khiển sự sinh trưởng
của cây làm tăng chiều cao và sinh khối cây, làm ngắn thân cây trồng chậu, ức
chế hình thành chồi bên, điều khiển sự ra hoa trái vụ hoặc hoa nở sớm hơn
(Nguyễn Xuân Linh, 1998)[15]. Tuy nhiên, việc sử dụng chất điều tiết sinh
trưởng cho các giống hoa khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát
triển của cây khác nhau, chất điều tiết sinh trưởng không phải là chất dinh
dưỡng nên không thể thay thế cho phân bón.
Trong các yếu tố tạo nên chất lượng hoa cúc cắt cành thì chiều cao cây
hoa và hình dáng cành hoa được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn khi sử
dụng, đây cũng là chỉ tiêu để phân cấp chất lượng hoa. Đặc điểm của các
giống hoa cúc chùm thường có rất nhiều nụ và hoa nhưng các nụ, hoa này lại
chụm gọn lại ở ngọn cây nên đã ảnh hưởng đến hình dáng cành hoa khi sử
dụng để hoa cắt cành. Chiều dài cành hoa quá ngắn cũng làm giảm chất lượng
hoa cúc cắt cành. Các kết quả nghiên cứu 2 TV trồng cúc TĐ và ĐX (thí
nghiệm 1 và 2) cho thấy do điều kiện vụ ĐX có thời gian chiếu sáng trong
ngày ngắn hơn vụ TĐ nên CCC cúc Vàng Thược Dược cũng thấp hơn so với
vụ TĐ. Để nâng cao được năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược ở
vụ ĐX, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh
trưởng GA3 và phân bón lá Yogen No.2 đến giống cúc Vàng Thược Dược vụ
ĐX tại Thái Nguyên.
3.3.1.1. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến các thời kỳ sinh trưởng của
giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến sự sinh
trưởng phát triển của giống cúc Vàng Thược Dược được trình bày ở bảng 3.21.
80

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến các thời kỳ sinh trưởng
giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu Thời gian từ trồng đến ngày
TT Phân cành Ra nụ Ra hoa
Công thức 20% 80% 20% 80% 20% 80%
1 Phun nước lã (đ/c) 25 29 31 35 64 68
2 GA3 24 27 31 35 62 66
3 Yogen No.2 26 29 32 36 64 68
4 GA3+ Yogen No.2 22 26 30 32 61 66
CV( %) 5,3 8,8 1,9
LSD( 5%) 2,92 6,13 2,60

Qua số liệu bảng 3.21 chúng tôi thấy:


- Thời kỳ phân cành: biến động từ 26 đến 29 ngày, CT phun GA3 +
Yogen No.2 có thời gian từ trồng đến phân cành 80% là 26 ngày rút ngắn 3
ngày so với CT Đ/c (29 ngày) và sự sai khác này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ ra nụ của các CT biến động từ 32 ngày (GA3+ Yogen No.2)
đến 36 ngày (Yogen No.2). Qua xử lý thống kê cho thấy các CT thí nghiệm
không sai khác so với Đ/c.
- Thời kỳ ra hoa 80% của các CT dao động từ 66 đến 68 ngày, các CT
xử lý GA3 và GA3 +Yogen No.2 có thời gian ra hoa là 66 ngày. Trong đó CT
Yogen No.2 ra hoa 80% là 68 ngày, qua xử lý thống kê không sai khác so với
CT không xử lý (68 ngày).
Từ kết quả trên chúng tôi thấy xử lý GA3, Yogen No.2 và GA3 +Yogen
No.2 không ảnh hưởng đến TGST giống cúc Vàng Thược Dược.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến sự tăng trưởng chiều cao
cây và số lá của giống cúc Vàng Thược Dược
Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng CCC và số lá giống cúc Vàng
Thược Dược được trình bày ở bảng 3.22 và 3.23.
* Động thái tăng trưởng chiều cao cây
81

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến sự tăng trưởng chiều
cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005) tại
Thái Nguyên
Đơn vị: cm
Số Chỉ tiêu Chiều cao cây sau trồng
TT Công thức 10 20 30 40 50

1 Phun nước lã (Đ/c) 6,6 15,1 25,7 41,1 51,2

2 GA3 6,9 17,5 32,8 56,0 67,6

3 Yogen No.2 7,0 15,8 25,2 41,8 55,0

4 GA3 + Yogen No.2 7,0 19,1 34,8 58,0 68,1

Số liệu bảng 3.22 cho thấy:


- Giai đoạn từ trồng đến sau trồng 20 ngày và 50 ngày CCC tăng chậm
ở các CT. Giai đoạn giữa (sau trồng 20 đến 40 ngày) CCC tăng trưởng rất
nhanh. Điều này được lí giải là do sau trồng 15-20 ngày khi cây đã hồi xanh
bén rễ kết hợp với việc phun chất kích thích sinh trưởng GA3 đã có tác dụng
làm tăng nhanh CCC.
Sau trồng 20 ngày CCC của các CT thí nghiệm đều tăng nhanh hơn so
với Đ/c, biến động từ 15,8-19,1cm. CT 4 (GA3 + Yogen No.2) có CCC cao
nhất (19,1cm) và tốc độ tăng chiều cao nhanh nhất, tiếp đến CT 2 (phun GA3)
đạt 17,5 cm.
Sau trồng 40 ngày tốc độ tăng trưởng CCC của các CT mạnh nhất biến
động từ 41,8 đến 58,0 cm. Trong đó CT xử lý GA3 và GA3 + Yogen No.2 có
động thái tăng trưởng chiều cao nhanh nhất, cao hơn so với Đ/c, còn CT 3
phun Yogen No.2 động thái tăng trưởng chiều cao tương đương với CT Đ/c.
82

70

60

50

40

30

20

10

0
10 20 3 40 50
Phun nước lã (đ/c) GA3 Yogen No.2 GA3 + Yogen No.2

Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của GA3 và YOGEN No.2


đến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống cúc Vàng Thược Dược
vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên

* Động thái ra lá:


Sau trồng 10 ngày số lá của các CT thí nghiệm không sai khác nhiều
do đặc điểm của giống, biến động từ 9,5- 9,8 lá. Sau trồng 20 đến 30 ngày
động thái tăng trưởng số lá của các CT tăng nhanh trong đó CT phun GA3 và
GA3+Yogen No.2 có số lá nhiều hơn (21,8 và 22 lá), thấp hơn là CT phun
Yogen No.2 và CT Đ/c.
- Giai đoạn sau trồng 40-50 ngày động thái tăng trưởng về số lá của các
CT thí nghiệm chậm hơn và dừng lại. Giai đoạn này cây chuyển sang thời kỳ
ra nụ và ra hoa nên số lá không tăng.
83

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến động thái ra lá của
giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Đơn vị: lá
Số Chỉ tiêu Số lá/cây sau trồng
TT Công thức 10 20 30 40 50
1 Phun nước lã (Đ/c) 9,5 15,3 20,1 23,8 23,8
2 GA3 9,7 17,2 22,0 25,0 25,0
3 Yogen No.2 9,8 16,2 20,3 24,4 24,4
4 GA3 + Yogen No.2 9,5 16,3 21,8 24,3 24,3

Từ kết quả bảng 3.22 và 3.23 ta thấy CT phun GA3 và GA3+Yogen


No.2 làm tăng CCC hoa. Các CT thí nghiệm đã ít ảnh hưởng đến động thái ra
lá của cúc Vàng Thược Dược.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến sinh trưởng giống cúc
Vàng Thược Dược
Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng của giống cúc Vàng
Thược Dược thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.24.
Bảng 3.24. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược
ở các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Chiều cao Số Chiều ĐK ĐK
CCC Số lá
TT phân cành CC 1 dài CC 1 ngọn gốc
(cm) (lá)
Công thức (cm) (cành) (cm) (cm) (cm)
1 Phun nước lã (đ/c) 51,2 23,8 9,1 7,7 11,9 0,2 0,8
2 GA3 67,6 25,0 10,9 8,2 22,9 0,3 0,9
3 Yogen No.2 55,0 24,4 12,5 7,7 15,3 0,3 0,9
4 GA3+Yogen No.2 68,1 24,3 16,2 7,8 23,4 0,3 0,9
CV( %) 5,0 1,6 6,1
LSD05 5,94 0,77 2,26

Qua số liệu bảng 3.24 ta thấy:


- Chiều cao cây: các CT 2 xử lý GA3 và CT 4 xử lý GA3 + Yogen No.2
ảnh hưởng lên CCC hoa. CCC các CT biến động từ 51 đến 68,1 cm. CT có
84

chiều cao thấp nhất là CT 1 (51,2 cm), tiếp đó là CT 2 phun Yogen No.2
(55,0 cm). 2 CT phun GA3 (67,6 cm) và phun GA3 + Yogen No.2 (68,1cm) có
CCC cao hơn chắc chắn so với Đ/c từ 16,4- 16,9 cm.
- Số lá: Giữa các CT thí nghiệm có sự biến động từ 23,8 đến 24,3 lá.
Tuy nhiên chỉ có CT xử lý GA3 cao hơn so với CT không xử lý (Đ/c) chắc
chắn ở mức tin cậy 99%. CT phun Yogen No.2 và CT GA3 + Yogen No.2 số
lá không sai khác so với CT.
- Chiều cao phân cành, số cành cấp 1 và chiều dài cành cấp 1 tăng dần
theo thứ tự CT phun nước lã (đ/c)- phun Yogen No.2- phun GA3 và phun GA3
+ Yogen No.2. Trong đó chiều dài cành cấp 1 các CT xử lý cao hơn chắc chắn
so với Đ/c từ 5,6-11,5 cm.
- Đường kính gốc và đường kính ngọn của các CT sự chênh lệch không
đáng kể. Trong đó đường kính ngọn của các CT thí nghiệm biến động từ 0,2
đến 0,3 cm và đường kính gốc biến động từ 0,8 đến 0,9 cm.
Qua bảng 3.24 chúng tôi nhận thấy các công thức phun GA3, GA3 và
Yogen No.2 đã tăng chiều cao cây từ 16,4-16,9 cm, tăng chiều cao phân cành
từ 1,8-7,1 cm và tăng chiều dài cành cấp 1 từ 5,6-11,5 cm so với Đ/c của
giống cúc Vàng Thược Dược.
3.3.1.4. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất và chất lượng
hoa cúc Vàng Thược Dược
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến hoa cúc Vàng
Thược Dược được trình bày ở bảng sau:
Qua số liệu bảng 3.25 ta thấy:
- Số nụ/cây của các CT thí nghiệm dao động từ 16,6 đến 17,7 nụ trên
cây. Trong đó CT 1 (đ/c) có số nụ thấp nhất đạt 16,6 nụ và cao nhất là CT 4
(GA3+Yogen No.2) đạt 17,7 nụ.
- Số hoa/cây: giữa các CT không có sự chênh lệch nhiều, dao động từ
11,7 đến 12,2 hoa. Tuy nhiên, khi xử lý thống kê thì không có sự sai khác
giữa các CT.
85

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của GA3 và Yogen No.2 đến năng suất, chất lượng
hoa cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Tỉ lệ cành
Số Số Số cánh Đường Độ bền Độ bền tự
hoa thực
TT nụ/cây hoa/cây hoa/ bông kính hoa hoa cắt nhiên
Công thức thu
(nụ) (hoa) (cành) (cm) (ngày) (ngày)
(%)
1 Phun nước lã (đ/c) 16,6 11,7 316,3 2,8 13,3 17,3 85,5
2 GA3 17,3 12,2 327,3 3,1 13,3 18,1 90,3
3 Yogen No.2 17,3 11,9 327,0 3,1 13,3 18,1 89,3
4 GA3+Yogen No.2 17,7 12,1 324,3 3,2 13,3 19,0 95,3
CV( %) 4,2 6,2 5,5 3,3
LSD05 1,45 1,48 0,33 1,17

- Đường kính hoa ở các CT dao động từ 2,8 đến 3,2 cm trong đó CT 1
(đ/c) có đường kính hoa thấp nhất là 2,8 cm, cao nhất là CT 4 phun GA3+
Yogen No.2 (3,2 cm) và cao hơn chắc chắn so với Đ/c với độ tin cậy 95%.
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Linh và
CTV (2006)[19] khi phun GA3 kết hợp với phân bón lá cho cúc CN97.
- Số cánh hoa: có sự biến động giữa các CT từ 316,3 đến 327,3 cánh,
trong đó ở CT phun nước là thấp nhất (316,3 cánh) tiếp đến CT GA3 + Yogen
No.2 (324,3 cánh), còn 2 CT GA3 (327,3 cánh) và Yogen No.2 (327,0 cánh)
có số cánh đều cao hơn so với đối chứng.
- Độ bền hoa: độ bền hoa cắt không có sự sai khác giữa các công thức, độ
bền tự nhiên của các công thức biến động từ 17,3 đến 19,0 ngày. Qua xử lý
thống kê ta thấy công thức 2, 3 không sai khác so với đối chứng. Công thức 4 có
độ bền hoa tự nhiên cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
- Tỉ lệ hoa thực thu biến động từ 85,5 đến 95,3%. Ở công thức phun
GA3+Yogen No.2 có tỉ lệ hoa thực thu cao nhất (95,3%) và thấp nhất là công
thức đối chứng (đạt 85,5%).
3.3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại giống cúc Vàng Thược Dược vụ đông xuân
2004-2005 tại Thái Nguyên
Kết quả theo dõi thành phần sâu bệnh hại giống cúc Vàng Thược Dược
thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.26.
86

Bảng 3.26. Tình hình sâu bệnh hại giống cúc Vàng Thược Dược
vụ Đông Xuân (2004-2005) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Sâu xanh Rệp muội Bệnh đốm đen
TT Mật độ Mức Mật độ (quần Mức độ Tỷ lệ Mức
2
Công thức (con/m ) độ hại tụ/cây) hại (%) độ hại
1 Phun nước lã (đ/c) 11 +++ 3 ++ 53,3 +++
2 GA3 16 +++ 1 + 33,3 ++
3 Yogen No.2 13 +++ 5 ++ - -
4 GA3+Yogen No.2 10 ++ 0 - 26,6 ++
Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng
Qua số liệu bảng 3.26 cho thấy:
- Sâu xanh: cả 4 CT thí nghiệm đều bị sâu bệnh hại ở mức độ TB đến nặng.
- Rệp muội: CT phun nước lã (đ/c) và phun Yogen No.2, phun GA3 bị
hại ở mức độ nhẹ đến TB, còn CT phun GA3 + Yogen No.2 không bị rệp hại.
Rệp muội là loài sâu hại rất phổ biến trên cây hoa cúc, thường xuất hiện từ
đầu đến cuối vụ, thường phát sinh ở ngay giai đoạn cây con và bám vào các
bộ phận non của cây để chích hút. Vì vậy, khi sử dụng phân bón qua lá cho
cúc Vàng Thược Dược đã giúp cho cây sinh trưởng mạnh, thân lá cứng cáp,
tăng khả năng chống chịu cho cây, làm rệp muội khó phát sinh, phát triển.
Đặc biệt khi sử dụng chất điều tiết sinh trưởng kết hợp phân bón lá với đã làm
tăng sức đề kháng với rệp muội của phân bón lá.
- Bệnh đốm đen lá: bị hại ở mức nhẹ đến nặng ở các CT, chỉ CT phun
Yogen No.2 không bị bệnh đốm đen. Điều này được lý giải là khi sử dụng
phân bón lá cho cây, trong thành phần phân bón lá có chứa các chất đa lượng
và vi lượng thiết yếu làm tăng độ xanh, dầy của lá nên đã hạn chế sự xâm
nhập của nấm bệnh đối với cây cúc Vàng Thược Dược.
Điều đó cho thấy khi xử lý GA3, Yogen No.2 đã làm tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh, mức độ sâu bệnh hại giảm dần. CT xử lý GA3 + Yogen
No.2 bị nhiễm sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ nhất trong các CT. Kết quả này phù
hợp với kết luận của Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006)[19] về tác dụng của
của phân bón lá và chất điều tiết sinh trưởng đối với khả năng chống chịu sâu
bệnh của cúc.
87

Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón lá Yogen No.2 và
GA3, ta có thể sơ bộ kết luận:
- Xử lý GA3 và GA3 + Yogen No.2 đã làm tăng CCC, chiều cao
phân cành, chiều dài cành cấp 1, tăng số cánh hoa/bông của giống cúc
Vàng Thược Dược.
- Xử lý GA3+Yogen No.2 tăng tỉ lệ hoa thực thu lên 9,8% so với Đ/c.
- Xử lý GA3+ Yogen No.2 đã làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh,
mức độ nhiễm rệp và bệnh đốm đen giảm.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung
đến năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược
Cây hoa cúc là cây phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong
ngày, trong đó hầu hết các giống cúc là cây ngày ngắn, dưới điều kiện ánh
sáng ngày ngắn cây cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa. Theo Đặng Văn
Đông (2005)[8], trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 21/9
đến 21/12 có độ dài chiếu sáng trong ngày luôn thấp hơn độ dài chiếu sáng tới
hạn của cây cúc cần nên trồng các giống cúc đông vào thời điểm đó sẽ xảy ra
hiện tượng cây nhanh ra hoa, cây hoa thấp bé, chất lượng hoa kém. Muốn
nâng cao chất lượng hoa cúc, đồng thời để điều chỉnh hoa nở theo ý muốn
(ngày lễ, Tết) thì một biện pháp kỹ thuật cần thiết và hiệu quả là chiếu sáng
bổ sung hay chiếu sáng quang gián đoạn cho cây hoa. Qua thực tế điều tra
sản xuất hoa cúc cho thấy nhiều hộ trồng hoa cúc ở Thái Nguyên mặc dù
biết xử lý ánh sáng làm tăng năng suất, chất lượng hoa cúc vụ ĐX nhưng
do không nắm được cơ chế tác động nên họ đã không áp dụng vì thắp điện
cả đêm tiêu tốn nhiều điện năng, sản xuất không có hiệu quả kinh tế cao.
Qua các thí nghiệm 1 và 2 (khảo sát, so sánh các giống cúc vụ TĐ, ĐX)
ở phần trước, chúng tôi thấy các giống cúc thí nghiệm có thể sinh trưởng phát
triển tốt ở vụ TĐ, vụ ĐX trong điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên, tuy nhiên
Thái Nguyên muốn hoa có năng suất và chất lượng tốt thì cần chiếu sáng bổ
sung khi trồng trong vụ ĐX. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh
88

hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung cho giống hoa cúc Vàng Thược Dược
trong điều kiện thời tiết Thái Nguyên.
3.3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến các giai đoạn
sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược
Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược
chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến
các giai đoạn sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược
vụ Đông-Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên
Đơn vị: ngày
Thời gian từ trồng đến….
Chỉ tiêu
Phân cành Ra nụ Nở hoa
Công thức 20% 80% 20% 80% 20% 80%
1 (Đ/C) 25 31 21 27 51 69
2 (2 h) 34 40 34 38 76 85
3 (4 h) 35 39 33 40 73 84
4 (6 h) 37 43 32 41 73 87
5 (8 h) 31 41 34 44 80 89
CV(%) 4,2 13,2 3,90
LSD05 3,02 9,94 5,96

Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy:


- Thời gian từ trồng đến phân cành: là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng hoa sau này. Cây phân cành sớm khi chưa tích lũy đủ dinh
dưỡng nuôi cành, nuôi hoa thì cây hoa sẽ thấp, bé, ít hoa. Kết quả cho thấy
các CT xử lý chiếu sáng có thời kỳ phân cành diễn ra muộn hơn so với Đ/c.
Điều này chứng tỏ chiếu sáng cho cây hoa cúc đã kéo dài quá trình sinh
trưởng của cây.
- Thời gian bắt đầu phân cành (20%) của các CT thí nghiệm dao động
từ 25-37 ngày sau trồng, các CT chiếu sáng đều phân cành muộn hơn so Đ/c
89

8-10 ngày (Đ/c 25 ngày sau trồng), trong đó CT 4 phân cành muộn nhất (37
ngày sau trồng). Thời gian phân cành 80% của các CT xử lý ánh sáng bổ sung
đều cao hơn chắc chắn so với CT không xử lý ánh sáng (Đ/c).
- Thời gian từ trồng đến ra nụ: thời gian bắt đầu ra nụ (20%) của các
CT thí nghiệm biến động từ 21- 34 ngày sau trồng, trong đó các CT có chiếu
sáng đều ra nụ muộn hơn so Đ/c. Thời gian ra nụ 80% của các CT chiếu sáng
đều dài hơn CT1 từ 11-17 ngày, trong đó CT 5 dài hơn CT 1 (đ/c) là 17 ngày.
- Thời gian từ trồng đến nở hoa: Thời gian nở hoa ( 80%) của các CT
biến động từ 69 đến 89 ngày sau trồng. Trong thí nghiệm, các CT được
chiếu sáng đều nở hoa (80%) muộn hơn chắc chắn so với Đ/c từ 15 đến 20
ngày, trong đó CT 5 ra hoa muộn nhất (89 ngày sau trồng).
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các công thức chiếu
sáng bổ sung cho thấy: cây cúc Vàng Thược Dược là cây ngày ngắn, khi
tác động biện pháp quang gián đoạn vào thời kỳ sinh trưởng của cây đã kìm
hãm sự ra hoa của cây, kéo dài thời gian sinh trưởng từ 15-20 ngày so với
CT đối chứng. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Matthew G. Blanchard và cs (2009) [59], Đặng Văn Đông (2005)[8].
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của giống cúc Vàng Thược Dược
Vụ ĐX năm 2005-2006 do điều kiện thời tiết lạnh hơn vào tháng 11, 12
nên cây giống chậm ra rễ nên chúng tôi đã tiến hành trồng muộn hơn so với
dự định 10 ngày (trồng ngày 25/12/2005). Do vậy một số chỉ tiêu năng suất,
chất lượng hoa Thược Dược Vàng ở CT Đ/c thấp hơn so với thí nghiệm tuyển
chọn và so sánh giống.
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
của từng CT và kết quả được thể hiện ở bảng 3.28.
90

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-Xuân (2005-2006)
tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Chiều cao Đường
Chiều Số cành Chiều dài Đường
Số lá phân kính
cao cây cấp 1 cành cấp kính gốc
(lá) cành ngọn
(cm) (cành) 1 (cm) (cm)
Công thức (cm) (cm)
1 (Đ/ C) 40,8 18,3 9,2 5,7 21,3 0,2 0,5
2 (2 h) 68,6 28,6 18,2 11,1 26,0 0,3 0,7
3 (4 h) 67,3 25,1 17,4 17,5 33,5 0,3 0,8
4 (6 h) 67,0 25,6 17,0 10,1 29,4 0,3 0,7
5 (8 h) 69,0 25,8 16,8 11,8 28,2 0,3 0,8
CV( %) 6,8 7,9 11,3
LSD05 8,00 3,68 0,15

Qua bảng số liệu 3.28 chúng tôi nhận thấy:


- Chiều cao cây: các CT thắp điện chiếu sáng bổ sung đều cao hơn Đ/c
biến động từ 67,0-69,0 cm (CT Đ/c là 40,8 cm), trong đó CT 5 có CCC cao
nhất (69 cm) và cao hơn chắc chắn CT Đ/c.
- Số lá: của giống cúc Vàng Thược Dược ở các CT thí nghiệm dao động từ
18,3-28,6 lá. Trong thí nghiệm các CT chiếu sáng có số lá nhiều hơn so với Đ/c từ
5,8-10,3 lá. Trong đó CT 2 có số lá nhiều nhất (28,6 lá), các CT 3; 4; 5 có số lá
tương đương nhau (25,1-25,8 lá).
- Chiều cao phân cành: các CT chiếu sáng đều cao hơn so với Đ/c.
Trong khi chiều cao phân cành ở CT Đ/c chỉ đạt 9,2 cm thì chiều cao phân
cành của các CT chiếu sáng dao động từ 16,8 cm (CT 5) đến 18,2 cm (CT 2).
Như vậy việc tiến hành chiếu sáng bổ sung đã làm tăng chiều cao phân cành
của giống cúc Vàng Thược Dược từ 7,8-9,0 cm.
- Số cành cấp 1: các CT dao động từ 5,7-17,5 cành. Tất cả các CT có
chiếu sáng đều phân cành nhiều hơn Đ/c (Đ/c: 5,7 cành), trong đó CT 3 có khả
năng phân cành nhiều nhất (17,5 cành). Như vậy việc tiến hành chiếu sáng bổ
sung cũng làm tăng khả năng phân cành của giống cúc Vàng Thược Dược.
91

- Chiều dài cành cấp 1: ở tất cả các CT thắp điện chiếu sáng bổ sung
đều cao hơn so với Đ/c. Chiều dài cành cấp 1 ở các CT chiếu sáng bổ sung
dao động từ 26,0 cm (ở CT 2) đến 33,5 cm (ở CT 3). Trong khi đó chiều
dài cành cấp 1 ở CT Đ/c chỉ là 21,3 cm.
- Đường kính gốc và đường kính ngọn: Đường kính gốc của các CT thí
nghiệm biến động từ 0,5-0,8 cm, các CT thắp điện chiếu sáng bổ sung đều
có đường kính gốc lớn hơn chắc chắn Đ/c (Đ/c là 0,5 cm). Trong đó cao
nhất là ở CT 3 và CT 5 có đường kính gốc 0,8 cm. Đường kính ngọn của
các CT chiếu sáng đều là 0,3 cm và cao hơn CT Đ/c (0,2 cm).
3.3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất và chất lượng
hoa của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-Xuân (2005-2006)
Độ dài chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất
lượng hoa của giống cúc đông có phản ứng với điều kiện ngày ngắn như
giống cúc Vàng Thược Dược. Việc xử lý chiếu sáng bổ sung, chiếu sáng
quang gián đoạn đã kìm hãm sự phân hóa mầm hoa, thúc đẩy sự sinh
trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ ra hoa, tăng chất
lượng hoa cúc trong vụ Đông (Đặng Văn Đông, Nguyễn Quang Thạch,
2005) [9]. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm về chiếu
sáng bổ sung cho cúc Vàng Thược Dược của chúng tôi. Qua theo dõi ảnh
hưởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất và chất lượng của giống cúc
Vàng Thược Dược chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.29.
Qua bảng 3.29 ta thấy:
- Chiều cao cây hoa (CCC hoa): là chỉ tiêu được đo từ sát mặt đất đến
bông hoa cao nhất của cây, đây cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoa.
Qua theo dõi chúng tôi thấy CCC hoa của các CT xử lý ánh sáng biến động
từ 67,8- 71cm, đều cao hơn Đ/c chắc chắn (Đ/c 43,2 cm) từ 24,6-28,8 cm.
Trong đó CT 5 (8h) có CCC cao nhất (67,8cm) và thấp nhất là CT 1(đ/c).
Tuy nhiên giữa các công thức xử lý ánh sáng thì sự biến động CCC không
có sự sai khác.
92

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến năng suất, chất lượng
hoa của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông-Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Tỉ lệ
CCC cây Số cánh
Số nụ / Số hoa Độ bền Độ bền cành
hoa cuối ĐK hoa hoa /
cây / cây hoa cắt tự nhiên hoa
cùng (cm) bông
(nụ) (hoa) (ngày) (ngày) thực thu
(cm) (cánh)
Công thức (%)
1 (Đ/C) 43,2 8,5 7,5 3,2 322,7 11,3 17,0 82,3
2 (2 h) 69,4 18,6 14,3 3,3 328,9 12,9 17,9 92,3
3 (4 h) 68,7 22,3 17,1 3,5 335,3 14,2 18,6 96,6
4 (6 h) 67,8 17,9 15,1 3,3 329,7 13,3 17,7 97,0
5 (8 h) 71,0 19,7 15,6 3,3 332,8 12,8 17,2 98,5
CV (%) 6,7 9,5 7,0 1,9 1,7 4,1 3,6
LSD 05 8,137 3,106 1,824 0,119 10,505 0,994 1,194

- Số nụ và số hoa trên cây: CT thí nghiệm có chiếu sáng biến động từ


17,9- 22,3 nụ nhiều hơn Đ/c (8,1 nụ / cây). Trong đó số nụ của CT 3 (4h) cao
nhất đạt 22,3 nụ. Tương tự như vậy số hoa trên cây của các CT chiếu sáng bổ
sung biến động từ 14,3-17,1 hoa, chắc chắn nhiều hơn Đ/c (Đ/c: 7,5 hoa) từ
6,6- 9,6 hoa.
- Đường kính hoa và số cánh hoa trên bông: các CT xử lý ánh sáng đều
cao hơn Đ/c (Đ/c 3,2 cm) biến động từ 3,3-3,5 cm tương ứng với 328,9-335,2
cánh hoa trên bông. Trong đó CT 3 (4h) có đường kính hoa lớn nhất (3,5 cm)
với 335,2 cánh hoa trên bông nhiều hơn Đ/c ở mức tin cậy 95%. Các CT còn
lại có đường kính hoa tương đương nhau (3,3 cm) và lớn hơn so với Đ/c ở
mức tin cậy 95%.
- Độ bền hoa cắt: các CT thắp điện biến động từ 12,8-14,2 ngày đều
cao hơn Đ/c (Đ/c 11,3 ngày) từ 1,6- 2,9 ngày.
- Độ bền tự nhiên: các CT có chiếu sáng biến động từ 17,2-18,6 ngày
trong đó CT 3 (4h) có độ bền tự nhiên cao nhất (18,6 ngày) cao hơn Đ/c chắc
chắn ở mức tin cậy 95%, các CT còn lại tương đương với Đ/c.
- Tỉ lệ cành hoa thực thu: là chỉ tiêu đánh giá năng suất hoa của các CT
thí nghiệm. Kết quả thu được cho thấy CT 2,3,4,5 có thắp điện bổ sung cho tỉ
93

lệ cành hoa thực thu cao hơn CT 1 (đ/c) từ 10,0 đến 17,2%. Trong đó CT 5
(8h) cho tỉ lệ cây hoa thu được cao nhất là 98,5%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc xử lý ánh sáng cho cây cúc Vàng
Thược Dược ở các CT thí nghiệm đều cho kết quả cao hơn Đ/c không xử lý.
Giữa các CT xử lý ánh sáng không có sự chênh lệch nhiều về chất lượng hoa.
Qua xử lý số liệu các chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng hoa, ta thấy CT
3 chiếu sáng liên tục 4 h trong đêm (từ 22h-2h) là đều có sự sai khác so với
CT Đ/c và sự sai khác so với các CT chiếu sáng khác. Từ đó cho thấy CT 3 là
cho chất lượng hoa cao nhất.

18 Số hoa/cây

16
14
12
10
8
6
4
2
0
Đ/c 2h 4h 6h 8h

Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến số hoa/cây
của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông- Xuân (2005-2006) tại Thái Nguyên

3.3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của giống cúc Vàng Thược Dược
Qua số liệu ở bảng 3.30 chúng tôi thấy vụ ĐX 2005-2006 giống hoa
cúc Vàng Thược Dược bị sâu xanh, sâu khoang, rệp muội và bệnh đốm đen
gây hại ở các mức độ trung bình đến nặng. Trong đó CT 2 và 3 có mức độ sâu
bệnh hại xuất hiện trung bình.
94

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến tình hình sâu bệnh
hại của giống cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân (2005-2006) tại thành
phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu Sâu xanh Rệp muội Bệnh đốm đen
Mật độ Mức độ Mật độ Mức độ Tỉ lệ hại Mức độ
2
Công thức (con/m ) hại (quần tụ/cây) hại (%) hại
1 (Đ/C) 12,0 +++ 0,95 + 33,4 ++
2 (2 h) 10,0 ++ 1,3 ++ 33,4 ++
3 (4 h) 9,0 ++ 1,4 ++ 26,6 ++
4 (6 h) 13,7 +++ 1,2 ++ 40,0 ++
5 (8 h) 14,7 +++ 1,4 ++ 53,4 +++
Ghi chú: (-) không gây hại, (+) gây hại nhẹ, (++) gây hại TB, (+++) gây hại nặng

Như vậy qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy có xử lý ánh sáng bổ
sung không ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống cúc
Vàng Thược Dược.
Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy:
- Chiếu sáng bổ sung cho cúc Vàng Thược Dược (2, 4, 6, 8 h) có tác
dụng kìm hãm hoa nở sớm, nâng cao năng suất chất lượng hoa rất rõ ràng: tăng
CCC, tăng số nụ, số hoa, tăng số cánh hoa, đường kính hoa, tăng độ bền hoa.
- CT 3 chiếu sáng 4h (22h-2h) có có năng suất, chất lượng cao hơn
các CT chiếu sáng bổ sung 2h, 6h, 8h mà chi phí điện năng ít hơn CT 4, 5
do thời gian thắp điện ít hơn nên hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức chiếu sáng bổ sung với
thời lượng chiếu sáng khác nhau đã tăng được năng suất, chất lượng hoa
cúc Vàng Thược Dược và không có sự khác biệt nhiều về chất lượng hoa
giữa các công thức. Điều đó cũng có nghĩa là thời gian chiếu sáng bổ sung
không cần thiết kéo dài mà vẫn có năng suất, chất lượng hoa tốt, giảm
được chi phí điện năng do thời gian thắp điện quá dài. Vì vậy, có thể lựa
chọn công thức 3 (chiếu sáng bổ sung 4h) là phù hợp nhất, chất lượng hoa
tăng mà tiết kiệm được điện năng, hiệu quả kinh tế cao nhất...
95

3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa cúc Vàng
Thược Dược vào dịp 20/11
Theo các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2001)[20],
Đặng Văn Đông (2005) [8] thì vụ TĐ là TV thích hợp nhất trồng hầu hết các
giống hoa cúc đông. Tuy nhiên cùng một giống hoa cúc nhưng trồng ở các
thời điểm khác nhau có thể có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây. Dịp 20/11 là ngày lễ lớn trong năm, nhu cầu về hoa
cúc nhiều, dễ tiêu thụ và có giá trị cao. Để chọn được TV thích hợp trồng cúc
Vàng Thược Dược vào dịp 20-11, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của TV đến sự ra hoa cúc Vàng Thược Dược.
3.3.3.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cúc Vàng Thược Dược
Kết quả theo dõi các thời kỳ sinh trưởng và phát triển các thời vụ được
trình bày qua bảng 3.31.
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của giống cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11
(Đơn vị: ngày)
Chỉ tiêu Thời gian từ trồng đến ngày… Ngày nở
Phân cành Ra nụ Ra hoa hoa
Hồi xanh
Thời vụ 20% 80% 20% 80% 20% 80% (80%)
1. (1/8) 6 52 60 68 74 78 98 7/11/2006
2. (10/8) (đ/c) 6 49 58 64 66 76 96 14/11/2006
3. (20/8) 6 44 50 61 69 74 90 18/11/2006
4. (30/8) 6 36 43 44 48 68 83 22/11/2006
5. (10/9) 5 32 39 40 44 65 81 30/11/2006

Qua số liệu bảng 3.31 ta thấy:


- Thời gian từ trồng đến hồi xanh của các TV trồng cúc Vàng Thược Dược
không chênh lệch nhiều dao động từ 5 đến 6 ngày do các thời điểm khi trồng thời
tiết vẫn còn nắng, nóng lên thời gian hồi xanh kéo dài.
- Thời gian từ trồng đến phân cành 80% các TV biến động từ 39 đến 60 ngày
trong đó ngắn nhất là TV 5 (39 ngày) và dài nhất là TV 1 (60 ngày).
96

- Thời gian từ trồng đến ra nụ 80% biến động từ 44 đến 74 ngày. TV 5 có


thời gian ra nụ nhanh nhất (44 ngày), TV 1 có thời gian dài nhất là 74 ngày.
-Thời gian từ trồng đến ra hoa 80% của các TV biến động từ 81 đến 98 ngày.
TV 5 có thời gian nở hoa nhanh nhất (81 ngày), TV 1 có thời gian dài nhất là 98
ngày. TV 2, 3, 4 có thời gian nở hoa từ 83 đến 96 ngày.
Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy TGST của Vàng Thược Dược các TV
1 đến TV 5 giảm dần từ 98 ngày xuống 81 ngày. Điều này cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2005)[8], Đặng Ngọc Chi (2006)[3]
do thời gian chiếu sáng trong ngày ở Thái Nguyên giảm dần từ tháng 8 đến
tháng 9 trong năm.

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
1/8 10/8 20/8 30/8 10/9
Phân cành Ra nụ Ra hoa

Hình 3.3. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của
giống cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên

3.3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng
hoa cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 vụ thu đông (2006) tại Thái Nguyên
Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả bảng 3.32.
97

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng
hoa cúc Vàng Thược Dược dịp 20/11 tại Thái Nguyên
Chỉ tiêu Độ bền
Số nụ Số hoa ĐK Số cánh Độ bền
CCC hoa tự
/cây /cây hoa hoa/bông hoa cắt
(cm) nhiên
(nụ) (hoa) (cm) (cánh) (ngày)
Thời vụ (ngày)
1. (1/8) 63,2 18,0 16,0 4,1 327,5 18,2 21,0
2. (10/8) (đ/c) 60,8 17,3 15,2 4,0 327,0 18,0 20,4
3. (20/8) 57,1 16,8 14,5 3,9 325,1 17,7 20,0
4. (30/8) 54,3 16,3 14,2 3,9 323,4 16,0 18,5
5. (10/9) 53,5 16,0 13,5 3,8 323,8 16,1 18,2
CV% 2,3 6,4 3,0 2,1 1,7 3,7 5,7
LSD05 1,9 1,6 0,6 0,1 8,2 1,0 1,6

Qua số liệu bảng 3.32 ta thấy:


* Chiều cao cây hoa: các TV dao động từ 53,5-63,2 cm trong đó TV 1
do trồng sớm nhất nên sinh trưởng tốt có CCC hoa cao nhất (63,2cm), TV 3,
4, 5 có CCC thấp hơn chắc chắn so với Đ/C.
* Số nụ trên cây ở các TV biến động từ 16,0- 18,0 nụ. Trong đó số nụ trên
cây đạt cao nhất ở TV 1 (18,0 nụ) và cao hơn chắc chắn so với Đ/C, các TV còn
lại tương đương so với Đ/C.
* Số hoa nở trên các thời vụ biến động từ 13,1-16,0 hoa/cây. Trong đó số
hoa nở TV 1 (16,0 hoa) cao hơn so với đối chứng, TV 3 tương đương so với
Đ/C. TV 4, 5 có số hoa nở thấp hơn so với Đ/C.
* Đường kính hoa: 5 TV dao động từ 3,8 cm đến 4,1 cm, trong đó TV 1
có ĐK hoa cao nhất (4,1 cm), các thời vụ 3, 4, 5 có ĐK hoa thấp hơn so với
Đ/C với độ tin cậy 95%.
* Số cánh hoa trên bông: biến động 323,8 cánh (TV 5) đến 327,5 cánh
hoa (TV 1).
* Độ bền hoa cắt: các TV dao động từ 16,0-18,2 ngày. Nhìn chung độ bền
hoa cắt giữa các TV chênh lệch nhau không nhiều. Các TV 1, TV 3 tương đương
với Đ/C, thời vụ 4, 5 có độ bền thấp hơn Đ/C chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
98

* Độ bền hoa tự nhiên: các TV dao động từ 18,2 đến 21,0 ngày. Trong
đó độ bền hoa tự nhiên của TV 1, 3 tương đương với đối chứng, TV 4, 5 có
độ bền hoa tự nhiên thấp hơn Đ/C chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế trồng hoa cúc Vàng
Thược Dược vào dịp 20/11
Hiệu quả kinh tế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những
nhà trồng trọt đối với cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Hoa là một
loại sản phẩm làm đẹp cho cuộc sống và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Nếu biết trồng và thu hoa đúng thời điểm cần dùng thì giá trị bông hoa cao
gấp nhiều lần so với ngày thường.

Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược Dược
vào dịp 20-11 tại Thái Nguyên
Diện tích:360m2
Tổng chi Tổng thu Lãi Lãi so với đối
Thời vụ
(đ) (đ) (đ) chứng (lần)
1. (1/8) 3.160.900 6.700.200 2.524.100 0,66
2. (10/8) (đ/c) 3.160.900 7.733.600 3.833.100 1,00
3. (20/8) 3.160.900 8.553.600 5.370.900 1,40
4. (30/8) 3.160.900 6.272.400 1.654.500 0,43
5. (10/9) 3.160.900 6.415.200 1.901.500 0,50

Qua số liệu bảng 3.33 cho thấy:


Trong các TV thì thời điểm thu hoạch hoa đã quyết định nhiều đến hiệu
quả kinh tế của việc trồng hoa. Ở TV 2, 3, hoa nở tập trung vào ngày 14/11,
18/11, thời điểm này giá bán cao là 1.000đ-1.200đ/cành hoa. Nên TV 2, 3 thu
được lãi từ trồng hoa cúc là 1.654.500 đ/360m2 đến 5.370.925 đ/360m2, cao hơn
hẳn so với các TV còn lại. Còn ở TV 1, 4, 5 hoa nở vào ngày thường giá bán thấp
hơn giá bán vào dịp 20/11 (600đ/cành) nên lãi suất thấp hơn so với TV 2 và 3.
99

3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của giống cúc
Vàng Thược Dược dịp tết Nguyên Đán tại Thái Nguyên
Tại Thái Nguyên, vụ hoa Tết Nguyên Đán được các hộ trồng hoa trồng
hoa cúc với diện tích lớn nhất và số lượng nhiều nhất. Hoa cúc được tiêu thụ
rất dễ và giá trị cao hơn hẳn ngày thường. Tuy nhiên TV này hay gặp điều
kiện bất thuận của thời tiết như thời gian chiếu sáng trong ngày, nhiệt độ thấp
đã ảnh hưởng đến thời điểm nở hoa của cúc. Để chọn ra TV thích hợp trồng
cúc Vàng Thược Dược nở đúng dịp Tết Nguyên Đán nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người sản xuất hoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của TV đến sự ra hoa của giống cúc Vàng Thược Dược dịp tết Nguyên Đán
tại Thái Nguyên.
3.3.4.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cúc Vàng Thược Dược
Nghiên cứu các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc có ý nghĩa
quan trọng giúp ta lựa chọn thời điểm trồng thích hợp nhất trong điều kiện sinh thái
của từng địa phương.
Kết quả nghiên cứu các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cúc Vàng
Thược Dược được trình bày qua bảng 3.34.
Qua số liệu bảng 3.34 ta thấy:
- Thời kỳ từ trồng đến hồi xanh là thời kỳ đánh giá khả năng thích ứng của
giống với điều kiện môi trường thay đổi (từ vườn giống ra ruộng sản xuất). Ta
thấy khả năng hồi xanh các TV không chênh lệch nhiều, TV 1, 2 và 3 nhanh nhất
sau 5 ngày, còn 2 TV 4, 5 hồi xanh sau 6 ngày.
- Thời kỳ từ trồng đến phân cành (80%) của các CT trong vụ ĐX tương đối
ngắn và giảm dần từ TV 1 đến TV 5, biến động từ 39,0-46,3 ngày. TV 1 có thời
gian phân cành 80% dài nhất (46,3 ngày) và TV 5 có thời gian phân cành ngắn
nhất là 39 ngày.
100

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời vụ đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển
của giống cúc Vàng Thược Dược vào dịp tết Nguyên đán tại Thái Nguyên
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu Thời gian từ trồng đến ngày…
Ngày nở hoa
Hồi Phân cành Ra nụ Ra hoa
(80%)
Thời vụ xanh 20% 80% 20% 80% 20% 80%
1. (2/11) 5 41,0 46,3 44,7 53,0 78,3 94,0 4/2/2007
2. (12/11) 5 38,5 42,7 37,1 48,4 77,7 92,7 13/2/2007
3. (22/11) 5 37,7 41,2 36,7 44,3 75,0 88,3 17/2/2007
4. (2/12) 6 36,3 40,5 35,7 42,7 75,7 86,3 26/2/2007
5. (12/12) (đ/c) 6 35,7 39,0 35,3 42,0 74,3 85,7 8/3/2007

- Thời kỳ từ trồng đến ra nụ (80%) sớm nhất là TV 5 (42 ngày) và muộn


nhất là TV 1 (53,0 ngày).
- Thời kỳ từ trồng đến ra hoa (80%) của các CT giảm dần từ TV 1 (94,0
ngày) xuống TV 5 (85,7 ngày). Trong các TV trồng thì TV 1 nở sớm trước tết
Nguyên Đán 13 ngày (4/2 dương lịch), TV 2 nở trước tết Nguyên Đán 4 ngày (
ngày 13/2 dương lịch), TV 3 nở đúng ngày 30 Tết (17/2 dương lịch). Các TV 4, 5
đều nở muộn hơn dịp tết Nguyên Đán.
80

70

60

50

40

30

20

10

0
2/11 12/11 22/11 2/12 12/12
Phân cành Ra nụ Ra hoa

Hình 3.4. Biểu đồ các thời kỳ sinh trưởng, phát triển (80%) của giống cúc
Vàng Thược Dượcc
101

3.3.4.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng
hoa cúc Vàng Thược Dược dịp Tết Nguyên đán tại Thái Nguyên
Trong ngành sản xuất hoa để đạt được hiệu quả cao nhất về năng suất
và chất lượng, ngoài việc chọn những giống tốt, các biện pháp kĩ thuật để điều
chỉnh sự phát triển của cây theo hướng có lợi thì đồng thời cũng cần chú ý tới
điều kiện ngoại cảnh để có sự tác động đúng hướng, kịp thời. Vì chất lượng
hoa không chỉ bị chi phối bởi các đặc tính di truyền của giống mà còn chịu tác
động của điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất, chất lượng hoa cúc
Vàng Thược Dược dịp Tết Nguyên Đán
C. tiêu Chiều Số nụ Đường Độ bền
Số hoa Số cánh Độ bền
cao cây trên kính hoa tự
trên cây hoa/bông hoa cắt
hoa cây hoa nhiên
(hoa) (cánh) (ngày)
Thời vụ (cm) (nụ) (cm) (ngày)
1. (2/11) 72,3 25,0 19,5 3,9 339,0 16,3 20,0
2. (12/11) 71,7 24,2 18,8 3,9 338,7 15,7 18,4
3. (22/11) 69,5 23,3 18,0 3,8 337,1 15,3 18,2
4. (2/12) 69,0 22,7 18,3 3,6 335,7 14,7 18,0
5. (12/12) (đ/c) 67,7 22,7 17,3 3,5 335,8 14,0 17,7
CV(%) 6,7 13,3 12,9 2,3 3,4 6,6 3,3
LSD05 4,02 2,53 2,30 0,24 4,10 1,39 1,11

Qua số liệu bảng 3.35 ta thấy:


* Chiều cao cây hoa: các TV dao động từ 67,7- 72,3 cm, trong đó thời
vụ 1, 2, 3 có CCC cao hơn so với đối chứng, TV 4 có CCC tương đương so
với Đ/C với độ tin cậy 95%.
* Số nụ và số hoa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoa cúc,
đồng thời cũng là yếu tố quyết định đến năng suất của cây hoa. Số nụ trên cây
ở các TV biến động từ 22,7-25,0 nụ. Trong đó TV 1 có số nụ cao nhất (25,0
102

nụ), các TV 2, 3, 4 đều tương đương so với Đ/C (22,7 nụ). Số hoa nở ở các
TV biến động từ 17,3-19,5 hoa/cây. Số hoa ở TV 1 đạt cao nhất (19,5 hoa) và
cao hơn so với các TV khác. Kết quả này cho thấy nếu trồng càng muộn thì tỉ
lệ nở hoa sẽ càng giảm do điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thấp hơn TV đầu.
* Đường kính hoa: 5 TV dao động từ 3,5-3,9 cm. Trong đó ĐK hoa của
TV 1, TV 2, TV 3 đều cao hơn so với đối chứng (3,5 cm). TV 4 có ĐK hoa
tương đương so với Đ/C ở mức độ tin cậy 95%.
* Số cánh hoa trên bông: biến động 335,8-339,0 cánh. Số cánh hoa trên
bông ở các TV đều tương đương so với Đ/C.
* Độ bền hoa cắt: các TV dao động từ 14,0-16,3 ngày. Nhìn chung độ
bền hoa cắt giữa các TV chênh lệch nhau không nhiều. Các TV 3, 4, 5 tương
đương so với Đ/C (14,0 ngày). TV 1, 2 cao hơn chắc chắn so với Đ/C.
* Độ bền hoa tự nhiên của các TV biến động từ 17,7- 20,0 ngày trong
đó TV 1 có độ bền hoa tự nhiên cao hơn chắc chắn Đ/C, các công thức còn lại
không có sự sai khác nhau.
Tóm lại: các TV thí nghiệm đều có sự đồng đều nhau về chế độ chăm
sóc, nhưng vẫn có sự sai khác nhau về các chỉ tiêu năng suất, chứng tỏ các TV
chịu ảnh hưởng của thời điểm trồng và điều kiện ngoại cảnh. Các thời điểm
trồng khác nhau tác động lên các TV khác nhau. Qua quá trình theo dõi và đo
đếm chúng tôi nhận thấy TV 1 (trồng 2/11) và TV 2 (trồng 12/11) do thời
điểm trồng sớm hơn TV3, TV4, TV5, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi hơn nên
cho năng suất và chất lượng hoa tốt hơn các thời vụ khác.
3.3.4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế cúc Vàng Thược Dược trồng
vào dịp tết
Giống cúc Vàng Thược Dược là loại hoa cúc chi có màu vàng sáng,
hình dáng bông hoa đẹp, độ bền hoa cao được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc
biệt vào dịp Tết. Chúng tôi đã tiến hành sơ bộ hạch toán kinh tế và kết quả thể
hiện ở bảng 3.36.
103

Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các thời vụ trồng cúc Vàng Thược Dược
vào dịp Tết Nguyên đán tại Thái Nguyên
Đơn vị diện tích: 360m2
Chỉ tiêu Tổng chi Tổng thu Lãi so với đối
Lãi (đ)
Thời vụ (đ) (đ) chứng (lần)
1. (2/11) 4.106.900 7.028.400 2.921.500 0,4
2. (12/11) 4.106.900 9.313.600 5.206.700 0,7
3. (22/11) 4.106.900 13.914.000 9.807.100 1,3
4. (2/12) 4.106.900 6.885.600 2.778.700 0,4
5. (12/12) (đ/c) 4.106.900 11.524.000 7.417.100 1,0

Qua bảng 3.36 ta thấy: ở cả 5 TV trồng hoa cúc Vàng Thược Dược đều có
lãi tuy nhiên số tiền lãi ở mỗi thời vụ khác nhau. Trong 5 TV thì TV 3 (22/11)có
số tiền lãi cao nhất (do TV này nở hoa vào đúng dịp Tết do đó giá hoa bán cao
hơn ngày thường) là 9.807.100 đồng. Tuy nhiên TV5 (12/12) hoa nở vào đúng
dịp 8/3 nên số tiền lãi thu được vẫn cao hơn ngày thường (7.417.100 đồng). Còn
những TV khác thì số tiền lãi dao động từ 2.778.700 đồng đến 5.206.700 đồng.
Như vậy có thể chọn TV 3 (trồng ngày 22/11) làm TV chính để trồng giống cúc
Vàng Thược Dược cho ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, các TV còn lại đều có lãi
tương đối cao và ổn định. Điều này chứng tỏ nhu cầu về sử dụng hoa vào các
tháng sau tết còn rất cao (cưới hỏi, lễ hội, chùa chiền, rằm, ngày 8/3… thường
tập trung vào tháng 1 -2 âm lịch hàng năm).
3.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOA CÚC Ở PHƯỜNG QUAN TRIỀU TP
THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu được, chúng tôi xây dựng các
MH trồng hoa cúc tại phường Quan Triều áp dụng giống mới là giống Vàng
Thược Dược và kỹ thuật mới. Kỹ thuật mới áp dụng là TV trồng dịp Tết Nguyên
104

đán năm 2007-2008, thời gian chiếu sáng bổ sung 4h/đêm. Chúng tôi thu
được kết quả như sau:
3.4.1. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình
Để có thể so sánh, đánh giá được năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng
Thược Dược ở các mô hình, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh
trưởng, chất lượng hoa. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.37.
Bảng 3.37. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng hoa của mô hình
Chỉ tiêu CCC Số Đường Độ bền
hoa/cây kính hoa TGST
cuối cùng hoa cắt
(hoa) (cm) (ngày)
Mô hình (cm) (ngày)
MH1 37,5 10,4 3,8 12,5 75,6
MH2 54,9 16,2 4,0 14,2 88,8
MH3 45,3 11,7 3,2 12,0 72,4
MH4 68,2 17,5 3,8 15,5 92,5

Kết quả bảng 3.37 cho thấy: vụ hoa Tết năm 2007-2008 do ảnh hưởng
của điều kiện thời tiết, tháng 12/2007 và tháng 1/2008 có một số đợt rét hại
nên thời tiết lạnh hơn đã ảnh hưởng một số đặc điểm sinh trưởng và chất
lượng hoa của mô hình, tuy nhiên sự sai khác không nhiều so với các thí
nghiệm nghiên cứu. Thời gian sinh trưởng các mô hình kéo dài hơn so với các
thí nghiệm từ 2- 4 ngày. Các chỉ tiêu này lại có sự khác nhau giữa các mô
hình vì giữa các mô hình có sự khác nhau về giống và các biện pháp kỹ thuật.
MH2 sử dụng giống Chi Trắng phổ biến địa phương, chiếu sáng bổ sung 4h
trồng cho vụ hoa Tết Nguyên đán và MH4 sử dụng giống mới Vàng Thược
Dược chiếu sáng bổ sung 4h trồng cho vụ hoa Tết Nguyên đán có CCC cuối
cùng, số hoa/cây, đường kính hoa và độ bền hoa cắt cao hơn so với MH1 và
MH3. Đặc biệt MH2 và MH4 thu hoạch được vào dịp Tết, có chất lượng tốt,
hoa đẹp, dễ tiêu thụ nên các hộ trồng hoa rất phấn khởi do hiệu quả mô hình
đem lại.
105

3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình


Sơ bộ đánh giá hiệu quả mô hình trồng hoa cúc của 3 hộ (ông Đặng
Xuyên, ông Nguyễn Văn Viết, bà Nguyễn Thị Nhung tại phường Quan Triều-
T.P Thái Nguyên, chúng ta thấy hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là rất
cao. Kết quả được trình bày ở bảng 3.38.
Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế ở các mô hình tại thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tăng Tăng so Tăng Hiệu quả


NSTT Lãi thuần
so với so với đồng vốn
(cành (tr.đồng/
MH1 MH2 MH3 đầu tư
hoa/360m2) 360m2)
Mô hình (%) (%) (%) (lần)
MH1 (đ/c) 10.098 4,25 100 - - 2,1
MH2 11.048 8,30 195 100 - 2,8
MH3 10.573 6,75 159 81 100 2,7
MH4 11.167 11,79 277 142 175 3,4

Số liệu bảng 3.38 cho thấy hiệu quả kinh tế cao nhất ở MH4 do sử dụng
giống mới (Vàng Thược Dược) được áp dụng các kỹ thuật mới là chiếu sáng
bổ sung từ 22h-2h và trồng cho vụ hoa tết Nguyên Đán nên cho hiệu quả
kinh tế cao, lãi thuần đạt 11,79 triệu đồng/360m2. Ở công thức MH1 có lãi
thấp nhất chỉ đạt 4,25 triệu đồng/360m2 do sử dụng giống đang phổ biến
(Chi Trắng) theo quy trình kỹ thuật truyền thống (trong điều kiện ánh
sáng tự nhiên) nên năng suất, chất lượng hoa thấp, hiệu quả kinh tế
không cao. MH2 sử dụng giống phổ biến (Chi Trắng) nhưng áp dụng quy
trình kỹ thuật mới nên lãi thuần đạt 8,3 triệu đồng/360m2. MH3 sử dụng
giống mới (Vàng Thược Dược) và áp dụng kỹ thuật truyền thống cho lãi
thuần đạt 6,75 triệu đồng/360m2. Như vậy, MH4 (sử dụng giống Vàng
Thược Dược và áp dụng kỹ thuật mới) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn lại
các mô hình MH1, MH2, MH3 đem lại hiệu quả kinh tế thấp hơn.
106

Qua thời gian xây dựng MH sản xuất hoa cúc tại phường Quan Triều-
Thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đã nhận được ý kiến những hộ trồng
hoa khi tham gia MH. Nhìn chung, các hộ đều có nhận định và đánh giá rất
cao về các MH sử dụng giống mới và quy trình kỹ thuật mới. Giống mới
sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh
tốt, cho năng suất cao hơn hẳn các giống đang trồng tại địa phương.
Kết quả thực tế thu được trên các MH về năng suất và hiệu quả kinh tế
đã chứng minh được ưu điểm của giống mới và kỹ thuật mới. Giống mới sử
dụng trong sản xuất tại các MH có ưu điểm hơn hẳn các giống cũ mà dân
đang sử dụng như: năng suất cao hơn, chống chịu với sâu bệnh tốt hơn. Từ
những kết quả trên bước đầu ta có thể khẳng định việc xây dựng MH trình
diễn sản xuất hoa cúc trong vụ ĐX 2007- 2008 ở Thái Nguyên đã thu được
những thành công đáng kể. Các hộ nông dân đều khẳng định giống Vàng
Thược Dược kết hợp với kỹ thuật mới rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất
đai của địa phương và cho năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn
các giống địa phương đang sử dụng.
Mô hình trồng cúc Vàng Thược Dược với kỹ thuật mới đã góp phần
nâng cao nhận thức các hộ trồng hoa ở Thái Nguyên về sản xuất hoa theo
công nghệ tiên tiến, giúp người dân dễ tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
mới vào sản xuất hoa.
107

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN
1.1 Thành phố Thái Nguyên là một vùng có nhiều lợi thế cho phát triển
sản xuất hoa, trong đó hoa cúc được trồng với diện tích lớn nhất chiếm 41,7%
diện tích so với các loại hoa khác và có hiệu quả kinh tế cao. Đây là những cơ
sở để phát triển sản xuất hoa cúc ở Thái Nguyên.
1.2 30 giống hoa cúc nghiên cứu đều có khả năng thích ứng với điều
kiện sinh thái của Thái Nguyên. Trong đó có 7 giống cúc là C5, C13, CN20,
Vàng Thược Dược, Đỏ Bạc Mới, Trắng Đồng tiền, Vàng Pha lê có các đặc
điểm hình thái và chất lượng hoa cao được ưa chuộng. Giống cúc Vàng Thược
Dược trồng trong vụ Thu Đông và Đông Xuân có năng suất cao, chất lượng tốt và
hiệu quả kinh tế cao tại Thái Nguyên.
1.3 Phun GA3 100ppm + phân bón lá Yogen No.2 20g/8l có tác dụng
tăng chiều cao cây và số cành cấp 1, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho
giống cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông Xuân.
1.4 Chiếu sáng bổ sung 2h, 4h, 6h, 8h/đêm trong 20 ngày liên tục cho
cúc Vàng Thược Dược vụ Đông Xuân đã kìm hãm hoa nở chậm hơn đối
chứng 15-20 ngày, năng suất hoa thực thu cao đối chứng 10-17,2%, chất
lượng hoa hoa cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Trong
đó chiếu sáng bổ sung 4h/đêm (từ 22h đến 2h) cho năng suất, chất lượng hoa
tốt nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.5 Thời vụ trồng hoa cúc vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp
20/11 là 10/8-20/8 (TGST là 90-96 ngày) trong điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Trong đó thời vụ trồng 20/8 có hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần đạt
5.370.900 đồng/360m2) và cao hơn thời vụ trồng 10/8 (Đ/c) là 1,4 lần.
- Thời vụ trồng hoa cúc vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp tết
Nguyên đán là 22/11 (TGST là 88,3 ngày) trong điều kiện chiếu sáng bổ sung
108

4h/đêm (từ 22h đến 2h). Thời vụ này nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên
hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần đạt 9.807.100 đồng/360m2).
1.6 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn tại thành phố Thái Nguyên khi
sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật mới đã cho năng suất và lãi thuần cao
hơn hẳn giống đang trồng phổ biến địa phương và kỹ thuật truyền thống.
MH4 sử dụng chiếu sáng bổ sung 4h/đêm vào thời vụ Tết Nguyên Đán đối
với giống cúc Vàng Thược Dược có NSTT cao nhất (11.167 cành hoa/360m2)
đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (đạt 11,79 triệu đồng/360m2) và tăng 277%
lãi thuần so với MH1 (Đ/c).
2. ĐỀ NGHỊ
2.1 Sử dụng giống cúc Vàng Thược Dược vào sản xuất hoa cúc vụ
Thu- Đông và Đông-Xuân tại Thái Nguyên
2.2 Có thể phun GA3 100ppm kết hợp với phân bón lá Yogen No.2
20g/8l để tăng chất lượng hoa vụ Đông Xuân.
2.3 Cúc Vàng Thược Dược trồng vụ Đông Xuân cần thời lượng chiếu
sáng bổ sung 4h/đêm (từ 22h đến 2h) trong 20 ngày để nâng cao năng suất,
chất lượng hoa.
2.4 Có thể chọn thời vụ trồng 10/8-20/8 (TGST là 90-96 ngày) để hoa
cúc vàng Thược Dược thu hoạch vào dịp 20/11 trong điều kiện ánh sáng tự
nhiên. Thời vụ trồng hoa cúc vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp tết
Nguyên đán là 22/11 (TGST là 88,3 ngày) trong điều kiện chiếu sáng bổ sung
4h/đêm (từ 22h đến 2h) trong 20 ngày.
109

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đặng Thị Tố Nga, Đào Thanh Vân (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của
GA3 và YOGEN NO.2 đến năng suất, chất lượng hoa cúc Vàng Thược Dược
(Chrysanthemum sp) tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
số 13 (62), Đại học Thái Nguyên, tr.87 - 90.
2. Đặng Thị Tố Nga, Đào Thanh Vân, Nguyễn Xuân Linh, (2010) “Nghiên cứu
ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng bổ sung đến hoa cúc Vàng Thược Dược
(Chrysanthemum sp.) tại Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ
số 14 (76), Đại học Thái Nguyên, tr.41 - 45.
110

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I- Tiếng Việt
1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1988), “Phân loại thực vật học”, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. Lê Kim Biên (1984), Góp phần nghiên cứu phân loại họ cúc ở Việt Nam,
Luận án PTS sinh học, Viện Khoa học Việt Nam.
3. Đặng Ngọc Chi (2006), Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật
tăng năng suất, chất lượng của một số giống cúc chi nhập nội, Luận văn
thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
4. Đặng Văn Đông, Đỗ Thị Lưu (1997), “Ảnh hưởng của một số các loại thuốc
kích thích đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc CN93”, Kết quả
nghiên cứu khoa học về rau quả 1995-1997, Nxb Nông nghiệp, tr. 124-128.
5. Đặng Văn Đông (2000), Điều tra hiện trạng sản xuất hoa cúc ở Hà Nội và
nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất chất lượng hoa
cúc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Đặng Văn Đông, Nguyễn Xuân Linh (2000), “Hiện trạng và các giải pháp
phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa
học về rau quả 1998-2000, Nxb Nông nghiệp, tr. 259-266.
7. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), Công nghệ mới trồng hoa cho thu
nhập cao-Cây hoa cúc, Nxb Lao động và Xã hội, tr. 6.
8. Đặng Văn Đông (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân
giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản suất
hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ở đồng bằng Bắc Bộ, Luận án tiến sỹ nông
nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
9. Đặng Văn Đông, Nguyễn Quang Thạch (2005), “Ảnh hưởng của xử lý quang
gián đoạn đến sự ra hoa và chất lượng hoa cúc”, Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2(8), tr. 72-74.
111

10. Đặng Văn Đông (2010), “Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển hoa, cây
cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa: hiện trạng và một số vấn đề đặt ra”,
Báo cáo kết quả khoa học năm 2010.
11. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục (2010), “Thăm dò ảnh hưởng của một
số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc tại Thành
phố Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 57, tr. 51-58.
12. Trần Hợp (1993), Hoa, cây cảnh Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, tr. 258-270.
13. Nguyễn Thị Diệu Hương, Dương Tấn Nhựt (2004), “Hoàn thiện quy trình
nhân nhanh giống cây hoa cúc (Chrysanthemum indicum L.) sạch bệnh bằng
kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng”, Tạp chí Sinh học, 26(4), tr. 45-48.
14. Trần Thị Thu Hiền, Phạm Thị Như Quỳnh, Mai Văn Chung, Nguyễn Đình
San (2007), “Nhân nhanh giống hoa cúc CN97 bằng kỹ thuật nuôi cấy in
vitro”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1(7), tr.30-33.
15. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1998), “Kết quả nghiên cứu hiện trạng
sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh tại miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo khoa
học Viện Di truyền nông nghiệp.
17. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1999), “Điều tra thu thập đánh giá bảo
tồn nhân nhanh cây hoa, cây cảnh khu vực miền Bắc 1996-1998”, Báo
cáo khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp.
18. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (2000), Kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông
nghiệp Hà Nội, tr. 80-125.
19. Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế
phẩm đến năng suất, phẩm chất hoa cúc CN97”, Tạp chí Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 1(7), tr. 97-99.
112

20. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1998), “Sơ bộ đánh giá tập đoàn hoa
cúc trong vụ thu đông tại Hà Nội”, Tạp chí khoa học rau, hoa, quả, (2).
21. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (1999), “Kết quả thử nghiệm
trồng một số giống cúc trong vụ xuân hè tại Hà Nội”, Tạp chí Nông
nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, ( 6), tr. 275-276.
22. Nguyễn Thị Kim Lý (2001), Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống cây
cúc trên vùng đất trồng hoa ở Hà Nội, Luận văn tiến sỹ nông nghiệp,
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
23. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2004), “Kết quả nghiên cứu
giống cúc chùm CN20”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
42(6), tr. 846-848.
24. Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2005), “Kết quả nghiên cứu
giống cúc đơn mới CN01”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, (1), tr. 71-74.
25. Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Sỹ Dũng (2008), “Kết quả nghiên cứu và sản
xuất thử giống hoa cúc đơn chùm CN20”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, (2), tr. 24-28.
26. Lê Quang Luận và cộng sự (1999), “Khảo sát hiệu ứng tăng trưởng thực
vật chế phẩm OLIGOALGINAT chế tạo bằng kỹ thuật bức xạ trên cây
hoa cúc”, Tạp chí Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, (10), tr. 323.
27. Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Quốc Thiện, Vũ Quốc Luận (2005), “Nâng
cao chất lượng của các cây giống hoa cúc và hông nuôi cấy in vitro
thông qua nuôi cấy thoáng khí”, Tạp chí Sinh học, 27(3), tr. 92-95.
28. Đặng Thị Tố Nga (1999), Điều tra tình hình sản xuất hoa và nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa ở thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc
sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.
29. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng
nhất và tính ổn định của giống hoa cúc (2010), QCVN 2010/BNNPTNT.
113

30. Nguyễn Văn Tấp (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily tại Ba Bể-Bắc Kạn, Luận văn
thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tr. 17.
31. Phạm Xuân Tùng, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2004), “Kết quả khảo sát
đánh giá các giống hoa cúc và lay ơn tại Đà Lạt”, Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, (8), tr. 1078-1081.
32. Trương Hữu Tuyên (1979), Kỹ thuật trồng hoa, NXB nông thôn Hà Nội.
33. Lê Văn Thiện (2006), “Nghiên cứu hiệu lực phân lỏng thể A, B của Australia
đối với giống hoa thảm nhập nội Melampodium (cúc Hoàng Đế)”, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1(17), tr. 78-90.
34. Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng (1983), Những phương pháp nghiên
cứu bệnh cây, NXB Nông nghiệp.

II- Tài liệu tiếng Anh


35. Anke van der Ploeg, Ranathunga J.K.N. Kularathne, Susana M.P.
Carvalho, and Ep Heuvelink (2007), “Variation Between Cut
Chrysanthemum Cultivars in Response to Suboptimal Temperature”, J.
Amer. Soc. Hort. Sci., (132), pp.52-59.
36. Anke van der Ploeg, Susana M.P. Carvalho, and Ep Heuvelink,
(2009), “Genotypic Variation in the Response to Suboptimal
Temperature at Different Plant Densities in Cut Chrysanthemum”,
J. Amer. Soc. Hort. Sci., (134), pp. 31-40.
37. Anderson. N O. (1987), “Reclassification of genus Chrysanthemum”,
Horticulture science.
38. Anderson N.O., Ascher P.D. (2001) “Selection of day-neutral, heat-
delay-insensitive Dendranthema×grandiflora genotypes”, J. Am. Soc.
Hort. Sci, 126 (6), pp. 710-721.
114

39. AIPH (2004), “International statistics flower and plants”, Institut für
Gartenbauökonomie der Universität Hannover, Volume 52.
40. Benetka. L.A, Pavingerova D. (1995), Phenotypic differrences In transgenic plants
of Chrysanthemum, Plant Breeding (Germany), 114(2), pp 169-173.
41. Buschman.J.C.M., Okubo.H., Miller.W.B., Chastagner.G.A. (2005).
“Globalisation-flower-flower bulds-buld flowers”, Acta Horticulture,
(673), pp. 27-33.
42. Blacquiere (2002), “How much light is needed for the prevention of
flowering of cut chrysanthemums when using high intensity HPS
lighting as a night break”, Proceedings of the Fourth International Ishs
Symposium on Artificial Lighting, (580), pp. 69-75
43. Cockshull K.E., Hughes A.P. (1972), “Flower formation in
chrysanthemum morofoliumthe influence of light level”, J.Hortic.Sci,
(47), pp. 113-127.
44. Cockshull K.E. (1977), “Flowers and flowering in Chrysanthemum
morifolium Ramat in long days”, J. Horticulture. Science, pp. 441-450.
45. Erik van Berkum (2007). World Chrysanthemum Production. htpt://
blog.maripositas.org, 17/07/2007.
46. Hidén and Larsen R. (1994), “Predicting flower development in
greenhouse grown chrysanthemum”, Sci. Horti, (58), pp.123-138.
47. Hoogeweg (1999), “Growing Instructions for out outdoor
Chrysanthemums”, MS Rijnsbulg Holland, pp. 1-11.
48. Janni Bjerregaard Lund, Theo J. Blom, and Jesper Mazanti Aaslyng
(2007), “End-of-day Lighting with Different Red/Far-red Ratios Using
Light-emitting Diodes Affects Plant Growth of Chrysanthemum
morifolium Ramat. ‘Coral Charm’”, HortScience, (42), pp. 1609-1611.
49. Jo Wijnands (2005), “Sustainable International Networks in the flower
Industry Bridging Empirical Findings and Theoretical Approaches”,
ISHS, pp. 26-69.
115

50. Karlson M.G., Hein R.D., Erwin J.E. and Berghage R.D. (1989),
“Development rate during four phases of chrysanthemum growth
determined by preceding and prevailing temperatures”, J. Am. Soc.
Science Horticultut, pp. 234-240.
51. Karlson and Toress (1990), Tissue culture techniques for horticulture, pp. 26-34.
52. Kenth and Toress (1990). Tissue culture techniques for horticulture, pp.
26-34.
53. Khattak A. M., S. Pearson, C. B. Johnson (2004), “The effects of far red
spectral filters and plant density on the growth and development of
chrysanthemums”, Scientia Horticulturae, 102 (3), pp 335-341.
54. Ksenija Karlovie, Ines Vrsek, Zoran Sindrak, Vesna Zidovec (2004),
“Influence of Growth Regulators on the Height and Number of
Inflorescence Shoots in the Chrysanthemum Cultivar ‘Revert’”,
Agriculturae Conspectus Scientificus, (69), pp. 63-66.
55. Langton F.A., Cockshull K.E. (1997), “System extension determined by
dif or by absolute day and night temperatures”, Science Horticulture,
(69), pp. 229-237.
56. Larsen R.U., Persson L. (1999), “Modelling flower development in
greenhouse chrysanthemum cultivars in relation to temperature and
response group”, Sci. Hortic., (80), pp. 73-89.
57. Lunegent and Wardly (1990), “Effcienct, direct plant regeation from stem
segment of chrysanthemum”, Plant ceel report, (8), pp. 733-736.
58. Margaretha Blom-Zandstra and Klaas Metselaar (2006), “Infrared
Thermometry for Early Detection of Drought Stress in Chrysanthemum”,
HortScience, (41), pp. 136-142.
59. Matthew G. Blanchard, Erik S. Runkle (2009), “Use of a cyclic high-
pressure sodium lamp to inhibit flowering of chrysanthemum and velvet
sage”, Scientia Horticulturae, 122(3), pp. 448- 454.
116

60. Mitouchkina T.Y.U and Dolgov (2000), “Modification of Chrysanthemum


plant and flower architechure by RolC gene from Agrobacterium
rhizogenesiss introduction”, Acta Hort (ISHS), (508), pp. 163-172.
61. Mortense L.M., Strumme E. (1987). “Effect of light quality on some
greenhouse crops”, Science Horticulture, (33), pp. 27-36.
62. Myster J., Moe R. (1995), “Effect of diurnal temperature alternations on
plant morphology in some greenhouse crops”, Science Horticulture,
(62), pp. 205-215.
63. Narumon C. (1998), The effect of growth rugulation on quality and vase-
life of chrysanthemum, Bangkok Thai Lan, pp. 143-146.
64. NBRI- Newsletters (1989), Mutation studies on chrysanthemum, NBRI-
Newsletters, pp. 2-3.
65. Okada M. (1999), “Studie on flower, bud diferentiation and floweing in
Chrysanthemum”, Memoirs of the facully of Tokyo education, pp. 163-202.
66. Rijsdijk A.A., Vogelezang J.V.M. (2000), “Temperature integration on a
24-hour base: a more efficient climate control strategy”, Acta
Horticulture, (519), pp. 163-169.
67. Rosenvist E., Otosen C.O., Aslung J.M. (2001), “Let the plant control the
climate”, Flora Culture Internationnal, pp. 28-31.
68. Sun-Ja Kim, Eun-Joo Hahn, Jeong-Wook Heo, Kee-Yoeup Paek (2004),
“Effects of LEDs on net photosynthetic rate, growth and leaf stomata of
chrysanthemum plantlets in vitro”, Scientia Horticulturae, (101), pp.
143-151.
69. Shibata. M and Kawata, J (1998), “Breeding process and characteristics of
“Moonlight”-an interspecific hybrid bewent C. morifolium (Ramat) and
C.pacicum (Nakai), Bulletin of flower and ornamental plants, Japan, pp.
257-277.
117

70. Strelitus and Zhuravie Y.P (1986), “Economic greenhouse temperatures”,


Acta Horticulture, (115), pp. 439-452.
71. Strojuy (1985), “Year-round chrysanthemum growing in poland. Effect
of the leng long day period and time of pinching on chrysanthemum
quality”, Science Horticulture, (21), pp. 91-104.
72. S.R. Dalal, G.D. Karale and Kalkame C.H. Momin (2009), “Effect of
growth regulators on growth, yield and quality of chrysanthemum under
net house conditions”, Asian Journal of Horticulturae, 4(1), pp.161-163.
73. Takahiro Ando (2009). Asia flower market. http:// www.apsaseed.org.
74. Van Ruiten J.B.M., De Jong J. (1984), “Speed of flower induction in
Chrysanthemum morifolium depends on cultivar and temperature”,
Science Horticulture, (23), pp. 287-294.
75. Yeun Joo Huh, Seoung Youl Choi, Hak Ki Shin, and Chun Ho Pak
(2005), “ (74) Effect of Temperature on Axillary Bud Formation and
Polyamine Contents of Nonbranching Chrysanthemum”, HortScience,
(40), pp. 1014.
76. Yoon Ha Kim, Abdul Latif Khan, Muhammad Hamayun, Jung Tae Kim,
Joon Hee Lee, In Cheon Hwang, Cheoul Su Yoon, In-Jung Lee (2010),
“Effects of Prohexadione Calcium on growth and gibberellins contents
of Chrysanthemum morifoliumR. cv Monalisa White”, Scientia
Horticulturae, (123), pp. 423-427.
77. Yulian and Fujime (1995), Effect of day-lenth on growth, budding and
branching of garland Chrysanthemum, Agriculture Kagawa
University, Japan.
118

III- Các trang website truy cập

78. Lim Heng Jong (1998). Cut flower production in Malaysia. Cut Flower
production in Asia. http://www.fao.org
79. Oradee Sahavacharin (1998). Cut flower production in Thailand, Cut
Flower production in Asia. http://www.fao.org
80. Rauhoaquavietnam.vn (2009). Năm 2009 xuất khẩu hoa có thể đạt 14,2
triệu USD. http://www.rauhoaquavietnam.vn
119

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG CCC FILE Chieu Cao Cay 2/ 3/** 23:44
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 CCC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 2543.48 423.914 90.90 0.000 3
2 NL 2 3.98000 1.99000 0.43 0.066 3
* RESIDUAL 12 55.9597 4.66331
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 2603.42 130.171
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Chieu Cao Cay 2/ 3/** 23:44
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS CCC


C5 3 68.9333
C13 3 65.4667
CN20 3 46.4667
vang pha le 3 43.5000
do bac moi 3 74.8667
vang thuoc d 3 58.5333
trang dong t 3 51.2333

SE(N= 3) 1.24677
5%LSD 12DF 3.84172
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CCC
1 7 59.0429
2 7 58.1571
3 7 58.0857

SE(N= 7) 0.816203
5%LSD 12DF 2.51500
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Chieu Cao Cay 2/ 3/** 23:44
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CCC 21 58.429 11.409 2.1595 3.7 0.0000 0.0666
120

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG SL/T FILE So La tren than 2/ 3/** 23:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SL/T

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 179.140 29.8567 14.84 0.000 3
2 NL 2 .771428E-01 .385714E-01 0.02 0.982 3
* RESIDUAL 12 24.1429 2.01191
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 203.360 10.1680
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE So La tren than 2/ 3/** 23:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SL/T


C5 3 26.3000
C13 3 32.2000
CN20 3 28.8333
vang pha le 3 23.4333
do bac moi 3 29.4333
vang thuoc d 3 24.5000
trang dong t 3 25.0000

SE(N= 3) 0.818923
5%LSD 12DF 2.52338
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SL/T
1 7 27.1429
2 7 27.0143
3 7 27.1429

SE(N= 7) 0.536111
5%LSD 12DF 1.65194
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE So La tren than 2/ 3/** 23:49


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SL/T 21 27.100 3.1887 1.4184 5.2 0.0001 0.9819
121

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG SCC1 FILE So Canh Cap 1 2/ 3/** 23:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SCC1

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 71.8048 11.9675 6.78 0.003 3
2 NL 2 8.59524 4.29762 2.44 0.128 3
* RESIDUAL 12 21.1781 1.76484
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 101.578 5.07890
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE So Canh Cap 1 2/ 3/** 23:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SCC1


C5 3 10.6667
C13 3 10.9000
CN20 3 11.7333
vang pha le 3 7.23333
do bac moi 3 12.6000
vang thuoc d 3 8.66667
trang dong t 3 12.4667

SE(N= 3) 0.766994
5%LSD 12DF 2.36337
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SCC1
1 7 10.8714
2 7 11.2286
3 7 9.72857

SE(N= 7) 0.502116
5%LSD 12DF 1.54719
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE So Canh Cap 1 2/ 3/** 23:52


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SCC1 21 10.610 2.2536 1.3285 8.5 0.0027 0.1282
122

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG SN/C FILE So nu tren cay 2/ 3/** 23:57
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SN/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 4137.10 689.517 561.65 0.000 3
2 NL 2 .448573 .224286 0.18 0.083 3
* RESIDUAL 12 14.7319 1.22766
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 4152.28 207.614
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE So nu tren cay 2/ 3/** 23:57
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SN/C


C5 3 14.1333
C13 3 49.1000
CN20 3 28.6000
vang pha le 3 18.4333
do bac moi 3 50.1333
vang thuoc d 3 22.2000
trang dong t 3 16.7000

SE(N= 3) 0.639703
5%LSD 12DF 1.97114
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SN/C
1 7 28.6571
2 7 28.4571
3 7 28.3000

SE(N= 7) 0.418784
5%LSD 12DF 1.29041
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE So nu tren cay 2/ 3/** 23:57


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SN/C 21 28.471 14.409 1.1080 3.9 0.0000 0.0836
123

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG SH/C FILE So hoa tren cay 2/ 3/** 0: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SH/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 2668.49 444.749 299.06 0.000 3
2 NL 2 .894284 .447142 0.30 0.749 3
* RESIDUAL 12 17.8457 1.48714
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 2687.23 134.362
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE So hoa tren cay 2/ 3/** 0: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SH/C


C5 3 12.0000
C13 3 23.8000
CN20 3 19.7000
vang pha le 3 17.8333
do bac moi 3 47.1333
vang thuoc d 3 15.0333
trang dong t 3 12.6000

SE(N= 3) 0.704070
5%LSD 12DF 2.16948
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SH/C
1 7 20.9286
2 7 21.4286
3 7 21.1143

SE(N= 7) 0.460922
5%LSD 12DF 1.42026
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE So hoa tren cay 2/ 3/** 0: 2


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SH/C 21 21.157 11.591 1.2195 5.8 0.0000 0.7488
124

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG DKH FILE Duong kinh hoa 2/ 3/** 0:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DKH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 139.219 23.2032 96.08 0.000 3
2 NL 2 .675238 .337619 1.40 0.285 3
* RESIDUAL 12 2.89810 .241508
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 142.792 7.13962
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Duong kinh hoa 2/ 3/** 0:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DKH


C5 3 3.90000
C13 3 9.20000
CN20 3 4.03333
vang pha le 3 6.80000
do bac moi 3 5.30000
vang thuoc d 3 3.93333
trang dong t 3 10.8000

SE(N= 3) 0.283730
5%LSD 12DF 0.874269
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DKH
1 7 6.02857
2 7 6.42857
3 7 6.38571

SE(N= 7) 0.185745
5%LSD 12DF 0.572344
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Duong kinh hoa 2/ 3/** 0:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DKH 21 6.2810 2.6720 0.49144 7.8 0.0000 0.2846
125

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THUDONG DBHC FILE Do ben hoa cat 2/ 3/** 0:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 90.0467 15.0078 56.50 0.000 3
2 NL 2 1.30571 .652857 2.46 0.126 3
* RESIDUAL 12 3.18762 .265635
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 94.5400 4.72700
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Do ben hoa cat 2/ 3/** 0:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DBHC


C5 3 21.3000
C13 3 18.5000
CN20 3 16.0333
vang pha le 3 15.1000
do bac moi 3 17.0000
vang thuoc d 3 18.1667
trang dong t 3 15.0000

SE(N= 3) 0.297565
5%LSD 12DF 0.916899
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DBHC
1 7 17.0571
2 7 17.6429
3 7 17.2000

SE(N= 7) 0.194802
5%LSD 12DF 0.600251
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Do ben hoa cat 2/ 3/** 0:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DBHC 21 17.300 2.1742 0.51540 3.0 0.0000 0.1262
126

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU THU DONG DBHTN FILE Do ben hoa tu nhien 2/ 3/** 0:42
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DBHTN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 43.6124 7.26873 1.46 0.272 3
2 NL 2 26.6400 13.3200 2.67 0.109 3
* RESIDUAL 12 59.8733 4.98945
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 130.126 6.50629
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Do ben hoa tu nhien 2/ 3/** 0:42
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DBHTN


C5 3 20.3000
C13 3 21.7000
CN20 3 18.6333
vang pha le 3 17.0333
do bac moi 3 18.8667
vang thuoc d 3 20.2333
trang dong t 3 18.2333

SE(N= 3) 1.28963
5%LSD 12DF 3.97379
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DBHTN
1 7 19.7143
2 7 17.7429
3 7 20.4000

SE(N= 7) 0.844262
5%LSD 12DF 2.60146
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Do ben hoa tu nhien 2/ 3/** 0:42
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DBHTN 21 19.286 2.5507 2.2337 8.6 0.2720 0.1086
127

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN CCC FILE CHIEU CAO CAY 2/ 3/** 9:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 CCC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 2194.01 365.669 145.89 0.000 3
2 NL 2 3.96286 1.98143 0.79 0.048 3
* RESIDUAL 12 30.0772 2.50643
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 2228.05 111.403
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CHIEU CAO CAY 2/ 3/** 9:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS CCC


C5 3 50.0000
C13 3 57.0000
CN20 3 37.8000
vang pha le 3 35.0000
do bac moi 3 64.0000
vang thuoc d 3 55.4000
trang dong t 3 40.0000

SE(N= 3) 0.914045
5%LSD 12DF 2.81648
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS CCC
1 7 47.8571
2 7 48.8714
3 7 48.6429

SE(N= 7) 0.598383
5%LSD 12DF 1.84382
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CHIEU CAO CAY 2/ 3/** 9:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CCC 21 48.457 10.555 1.5832 3.3 0.0000 0.0479
128

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN SL/T FILE SO LA TREN THAN 2/ 3/** 9:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SL/T

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 162.527 27.0878 11.28 0.000 3
2 NL 2 1.16952 .584761 0.24 0.079 3
* RESIDUAL 12 28.8105 2.40088
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 192.507 9.62533
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO LA TREN THAN 30/ 3/** 9:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SL/T


C5 3 21.5667
C13 3 28.7333
CN20 3 23.9667
vang pha le 3 23.3667
do bac moi 3 29.4333
vang thuoc d 3 23.2667
trang dong t 3 23.5000

SE(N= 3) 0.894590
5%LSD 12DF 2.75654
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SL/T
1 7 24.5000
2 7 25.0143
3 7 24.9857

SE(N= 7) 0.585647
5%LSD 12DF 1.80458
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO LA TREN THAN 30/ 3/** 9:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SL/T 21 24.833 3.1025 1.5495 6.2 0.0003 0.0789
129

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONGG XUAN FILE SO CANH CAP 1 2/ 3/** 9:59
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SCC1

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 64.6914 10.7819 36.31 0.000 3
2 NL 2 3.33714 1.66857 5.62 0.019 3
* RESIDUAL 12 3.56286 .296905
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 71.5914 3.57957
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO CANH CAP 1 2/ 3/** 9:59
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SCC1


C5 3 6.03333
C13 3 8.50000
CN20 3 9.30000
vang pha le 3 5.93333
do bac moi 3 10.2000
vang thuoc d 3 7.20000
trang dong t 3 10.5333

SE(N= 3) 0.314592
5%LSD 12DF 0.969366
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SCC1
1 7 8.30000
2 7 8.70000
3 7 7.72857

SE(N= 7) 0.205949
5%LSD 12DF 0.634599
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO CANH CAP 1 2/ 3/** 9:59


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SCC1 21 8.2429 1.8920 0.54489 6.6 0.0000 0.0188
130

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN SN/C FILE SO NU TREN CAY 2/ 3/** 10: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SN/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 4976.41 829.402 176.32 0.000 3
2 NL 2 17.2581 8.62904 1.83 0.020 3
* RESIDUAL 12 56.4487 4.70406
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 5050.12 252.506
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO NU TREN CAY 2/ 3/** 10: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SN/C


C5 3 12.8000
C13 3 47.5000
CN20 3 27.4333
vang pha le 3 15.6000
do bac moi 3 51.0000
vang thuoc d 3 15.5000
trang dong t 3 12.7000

SE(N= 3) 1.25221
5%LSD 12DF 3.85847
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SN/C
1 7 25.2714
2 7 25.6143
3 7 27.3429

SE(N= 7) 0.819761
5%LSD 12DF 2.52596
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO NU TREN CAY 2/ 3/** 10: 2


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SN/C 21 26.076 15.890 2.1689 8.3 0.0000 0.0200
131

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN SH/C FILE SO HOA TREN CAY 2/ 3/** 10: 6
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SH/C

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 3576.66 596.110 619.62 0.000 3
2 NL 2 3.60857 1.80428 1.88 0.019 3
* RESIDUAL 12 11.5447 .962055
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 3591.81 179.591
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO HOA TREN CAY 2/ 3/** 10: 6
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SH/C


C5 3 10.5000
C13 3 28.1000
CN20 3 26.2333
vang pha le 3 12.3333
do bac moi 3 48.2333
vang thuoc d 3 12.1667
trang dong t 3 10.5333

SE(N= 3) 0.566291
5%LSD 12DF 1.74493
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SH/C
1 7 20.5714
2 7 21.4714
3 7 21.4286

SE(N= 7) 0.370724
5%LSD 12DF 1.14233
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO HOA TREN CAY 2/ 3/** 10: 6
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SH/C 21 21.157 13.401 0.98084 4.6 0.0000 0.0194
132

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN DKH FILE DUONG KINH HOA 2/ 3/** 10:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DKH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 83.7429 13.9571 67.77 0.000 3
2 NL 2 1.26857 .634286 3.08 0.082 3
* RESIDUAL 12 2.47144 .205953
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 87.4829 4.37414
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DUONG KINH HOA 2/ 3/** 10:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DKH


C5 3 3.80000
C13 3 7.56667
CN20 3 3.16667
vang pha le 3 6.80000
do bac moi 3 5.26667
vang thuoc d 3 3.10000
trang dong t 3 8.30000

SE(N= 3) 0.262013
5%LSD 12DF 0.807352
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DKH
1 7 5.14286
2 7 5.40000
3 7 5.74286

SE(N= 7) 0.171528
5%LSD 12DF 0.528536
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DUONG KINH HOA 2/ 3/** 10:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DKH 21 5.4286 2.0914 0.45382 8.4 0.0000 0.0822
133

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN SCH FILE SO CANH HOA 2/ 3/** 10: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 SCH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 307812. 51301.9 104.95 0.000 3
2 NL 2 1468.68 734.338 1.50 0.026 3
* RESIDUAL 12 5866.04 488.837
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 315146. 15757.3
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SO CANH HOA 2/ 3/** 10: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS SCH


C5 3 339.000
C13 3 32.9000
CN20 3 34.2000
vang pha le 3 248.433
do bac moi 3 44.9667
vang thuoc d 3 286.933
trang dong t 3 122.100

SE(N= 3) 12.7650
5%LSD 12DF 39.3333
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS SCH
1 7 146.543
2 7 163.900
3 7 164.643

SE(N= 7) 8.35666
5%LSD 12DF 25.7497
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SO CANH HOA 2/ 3/** 10: 9


---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SCH 21 158.36 125.53 22.110 9.4.0 0.0000 0.0261
134

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE DO BEN HOA CAT 2/ 3/** 10:14
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 20.4200 3.40333 3.09 0.046 3
2 NL 2 1.62667 .813333 0.74 0.050 3
* RESIDUAL 12 13.2200 1.10167
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 35.2667 1.76333
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DO BEN HOA CAT 2/ 3/** 10:14
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DBHC


C5 3 14.3333
C13 3 12.4667
CN20 3 12.8667
vang pha le 3 12.3667
do bac moi 3 12.9000
vang thuoc d 3 12.0000
trang dong t 3 10.8000

SE(N= 3) 0.605989
5%LSD 12DF 1.86726
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DBHC
1 7 12.9143
2 7 12.4286
3 7 12.2571

SE(N= 7) 0.396713
5%LSD 12DF 1.22241
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DO BEN HOA CAT 2/ 3/** 10:14
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DBHC 21 12.533 1.3279 1.0496 8.4 0.0457 0.5021
135

BALANCED ANOVA FOR VARIATE VU DONG XUAN DBHTN FILE DOBEN HOA TU NHIEN 2/ 3/** 10:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 DBHTN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 6 138.939 23.1565 38.90 0.000 3
2 NL 2 6.94953 3.47476 5.84 0.017 3
* RESIDUAL 12 7.14382 .595318
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 153.032 7.65162
-----------------------------------------------------------------------------

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DO BEN HOA TU NHIEN 2/ 3/** 10:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------

CT$ NOS DBHTN


C5 3 22.0000
C13 3 17.6667
CN20 3 18.1667
vang pha le 3 15.2333
do bac moi 3 17.2333
vang thuoc d 3 18.5333
trang dong t 3 13.1000

SE(N= 3) 0.445465
5%LSD 12DF 1.37263
-------------------------------------------------------------------------------

MEANS FOR EFFECT NL


-------------------------------------------------------------------------------

NL NOS DBHTN
1 7 16.8000
2 7 17.2714
3 7 18.1857

SE(N= 7) 0.291626
5%LSD 12DF 0.898597
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DO BEN HOA TU NHIEN 2/ 3/** 10:17
---------------------------------------------------------------- PAGE 3

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION-1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DBHTN 21 17.419 2.7662 0.77157 4.4 0.0000 0.0169
136

PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số 01

Tình hình sản xuất hoa tại Thành phố Thái Nguyên

- Tên xã, phường:......................................Ngày điều tra:............................................


1. Tổng diện tích hoa, cây cảnh của địa phương:............................(ha).
2. Trong đó diện tích hoa (ha): ...............ha, chiếm tỷ lệ...........................% diện tích.
3. Sản lượng hoa thu hoạch hàng năm (bông hoa, cành):............................................
4. Số gia đình trồng hoa trong phường trong xã, phường:...........................................
5. Các loại hoa hiện trồng ở xã, phường:.....................................................................
6. Tình hình sản xuất hoa chia theo các thôn, xóm, tổ

Diện tích Chia theo các giống


Số TT Tên thôn, xóm
(m2) Hồng Cúc Layơn Đtiền Lily ≠
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Họ tên người điều tra


(ký và ghi rõ họ và tên)
137

Phiếu số 02
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tình hình sản xuất hoa tại Thành phố Thái Nguyên

1. Họ và tên người được phỏng vấn:...........................................................................


2. Tuổi:..............................Giới tính:................................Dân tộc:.............................
3. Trình độ học vấn:....................................................................................................
4. Xã (Phường)................................................................Tổ:......................................
5. Ngày điều tra:.........................................................................................................
6. Số năm trồng hoa:...................................................................................................
7. Tổng số nhân khẩu trong gia đình:....................Nam: Nữ:
8. Tổng số lao động chính trong gia đình:..................................................................
9. Tổng diện tích đất canh tác của gia đình (ha):.......................................................
10. Tổng diện tích đất trồng hoa của gia đình (m2):...................................................
11. Vi trí khu trồng hoa cách nơi cư trú của gia đình:...............................................
12. Địa hình khu trồng hoa:.......................................................................................
Bằng phẳng (1) Cao (2) (2) Trũng (3)
13. Loại đất trồng hoa:................................................................................................
Đất bãi (1) Đất ruộng (2) Đất đồi (3)
14. Các loại hoa chính mà gia đình trồng trong năm:
Diện tích Diện tích Diện tích
Loại hoa 2 Loại hoa 2 Loại hoa
(m ) (m ) (m2)
14.1 14.5 14.9
14.2 14.6 14.10
14.3 14.7 14.11
14.4 14.8 14.12
15. Loại hoa nào dễ trồng:...........................................................................................
16. Loại hoa nào dễ tiêu thụ:.......................................................................................
17. Trong những năm tới trồng thêm loại hoa gì?......................................................
18. Lý do:....................................................................................................................
19. Trong những năm tới không trồng loại hoa gì?.....................................................
20. Lý do:....................................................................................................................
21. Các ý kiến khác....................................................................................................
Họ tên người điều tra
(ký và ghi họ tên)
138

PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số 03

Kỹ thuật trồng các loại hoa

1. Họ tên người được phỏng vấn:.................................................................................


2. Địa chỉ: ........................Phố ..................Phường.................thành phố Thái Nguyên
3. Ngày điều tra:..........................................................................................................
4. Loại hoa trồng phổ biến của gia đình

Loại đất thích hợp


TT Loại hoa
Đất bãi Đất ruộng Đất đồi Đất ≠
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

5. Kỹ thuật trồng các loại hoa


Các kỹ thuật
Loại
TT Thời vụ Khoảng cách Trồng cây con Các cách nhân
hoa
trồng trồng giâm ngọn giống khác
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

5. Loại phân hữu cơ bón cho hoa:................................................................................


6. Số lượng phân hữu cơ bón cho hoa (kg/m2):...........................................................
7. Thời điểm bón:.........................................................................................................
8. Loại phân bón cho hoa:............................................................................................
9. Số lượng phân hoá học bón cho hoa (kg/m2): .........................................................
10. Thời điểm bón:.......................................................................................................
11. Gia đình có sử dụng biện pháp điều chỉnh hoa nào không? Có:...........Không:......
12. Nếu có là biện pháp nào?.......................................................................................
139

13. Sử dụng lúc nào?....................................................................................................


14. Để làm gì? .............................................................................................................
15. Gia đình có sử dụng thuốc trừ sâu cho hoa không? Có...............Không:...............
16. Nếu có thì dùng loại thuốc nào? ...........................................................................
17. Sử dụng lúc nào?....................................................................................................
18. Để diệt loại sâu nào?.............................................................................................
19. Gia đình có sử dụng thuốc trừ bệnh cho hoa không? Có.............Không:..............
20. Nếu có thì dùng loại thuốc nào? ...............................21. Sử dụng lúc nào?...........
22. Để trừ loại bệnh nào? .............................................................................................
23. Gia đình có sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho hoa không?
Có:.............Không:............
24. Nếu có thì dùng loại nào? ............................25. Sử dụng lúc nào?.........................
26. Để làm gì? .............................................................................................................
27. Gia đình tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật trong trồng hoa từ nguồn thông tin nào?
Báo:...............................Đài:........................TV:.......................Các nguồn khác:.........
28. Gia đình đã tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nào chưa? Nội dung là gì:...........
29. Gia đình đã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh nào chưa?......
Thời gian bao nhiêu lâu? ..................Do ai tổ chức:...........................ở đâu?..............
30. Ý kiến của gia đình để phát triển cây hoa tại Thái Nguyên phải làm gì?..............
31. Yêu cầu của gia đình đối với sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức:......................

Họ tên người điều tra


(ký và ghi họ tên)
140

PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số 04

Kỹ thuật nhân giống hoa của các hộ điều tra

1. Họ tên người được phỏng vấn:................................................................................


2. Địa chỉ: ..................Phố ....................Phường.....................thành phố Thái Nguyên
3. Ngày điều tra:..........................................................................................................
4. Giống hoa trồng hàng năm của gia đình là:
Lượng giống hoa
TT Loại hoa
Tự nhân giống Mua
5
6
7
8. Nếu mua thì mua ở đâu:...........................................................................................
9. Loại hoa nào dễ nhân giống:...................................................................................
10. Loại hoa nào khó nhân giống:..............................................................................
11. Phương pháp nhân giống một số loại hoa:
Phương pháp nhân giống
TT Loại hoa
Gieo hạt Giâm cành Để củ Tách chồi
12
13
14
15
16. Mức độ nhân giống
Phương pháp nhân giống
TT Loại hoa
Dễ Trung bình Khó Rất khó
17
18
19
20
21. Mức độ bảo quản giống hoa
Mức độ bảo quản
TT Loại giống hoa
Dễ Trung bình Khó Rất khó
22 Hạt
23 Củ
24 Hom
Họ và tên người điều tra
141

PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số 05

Chi phí sản xuất và tiêu thụ hoa của các hộ điều tra
1. Họ tên người được phỏng vấn:...............................................................................
2. Địa chỉ: ......................Phố .....................Phường...............thành phố Thái Nguyên
3. Ngày điều tra:..........................................................................................................
4. Tổng số diện tích hoa đang trồng (m2):..................................................................
5. Tổng chi phí cho sản xuất trồng hoa (đồng/năm):..................................................
6. Chi phí mua vật tư, phân bón:................................................................................
7. Chi phí cho giống:.................................................................................................
8. Chi phí công lao động:...........................................................................................
9. Mua dụng cụ, máy móc (tưới nước):.....................................................................
10. Trả tiền thuế đất, thuê đất:...................................................................................
11. Chi phí trung bình cho sản xuất: (đồng/100m2).
TT Loại hoa Chi phí (đồng/100m2) TT Loại hoa Chi phí (đồng/100m2)
12 15
13 16
14 17
2
12. Thu nhập từ sản xuất hoa: (đồng/100m ).
Chi phí Chi phí
TT Loại hoa 2 TT Loại hoa
(đồng/100m ) (đồng/100m2)
19 22
20 23
21 24
13. Tình hình tiêu thụ hoa:
Tình hình tiêu thụ
Giá bán
TT Loại hoa Dễ tiêu thụ Khó tiêu Trung
(đồng/cành)
thụ bình
25
26
27
28
14. Địa điểm và hình thức bán hoa:
Địa điểm bán (%) Hình thức bán (%)
TT Loại hoa
ở nhà ở chợ Bán lẻ Bán buôn
30
31
Họ và tên người điều tra
142

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tình hình thời tiết khí hậu thành phố Thái Nguyên
các năm thí nghiệm
Nhiệt độ Ẩm độ Lượng mưa Số giờ nắng
Tháng
( 0C) (%) (mm) (giờ)
1 16,1 78,2 16,0 53,2
2 18,1 82,3 29,2 39,2
3 20,3 85,2 50,9 38,3
4 24,2 84,2 82,7 77,2
5 27,1 81,2 266,6 152,0
6 28,9 81,5 219,2 156,3
7 28,8 83,7 385,5 157,7
8 28,3 85,2 313,2 152,7
9 27,5 82,3 203,8 166,3
10 25,7 79,7 59,7 129,3
11 21,9 78,5 81,3 133,8
12 17,8 76,8 25,1 92,5

(Số liệu trung bình 6 năm 2003-2008)


143

Phụ lục 2: Hạch toán cho thí nghiệm xử lý ánh sáng


1. Chi phí chung cho các công thức (tính cho 360m2)
(Tính theo giá năm 2005-2006)
Loại vật tư Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
Công lao động 30 công 20.000 600.000
Giống 12.000 cây 150 1.800.000
Phân chuồng 1 tấn 500.000 500.000
Đạm Urê 12 kg 5.000 60.000
Supe lân 28 kg 1.300 36.400
Kaliclorua 9 kg 4.000 36.000
Thuốc Bảo vệ thực vật 2 lọ 20.000 40.000
Que + dây làm dàn 86.500
Tổng tiền 3.160.900

2. Chi phí cho thí nghiệm xử lý ánh sáng

Chi phí khác


Tiền điện Tổng chi phí
Công thức (Bóng, dây điện và cọc)
( đ) ( đ)
( đ)
1 (Đ/C) 0 0 0
2 288.000 370.000 658.000
3 576.000 370.000 946.000
4 864.000 370.000 1.234.000
5 1.152.000 370.000 1.522.000

3. Hiệu quả kinh tế của thời gian chiếu sáng đến hoa cúc Vàng Thược
Dược
(Diện tích: 360m2)
Chỉ tiêu Lãi so
Chi
Tổng thu Chi xử lý Tổng chi Lãi với đối
chung
(đ) (đ) (đ) (đ) chứng
(đ)
Công thức (lần)
1 (Đ/C) 7.524.000 3.160.900 0 3.160.900 4.363.100 1,0
2 (2 h) 9.252.000 3.160.900 658.000 3.818.900 5.433.100 1,25
3 (4 h) 10.118.000 3.160.900 946.000 4.106.900 6.011.100 1,38
4 (6 h) 10.080.000 3.160.900 1.234.000 4.394.900 5.685.100 1,30
5 (8 h) 10.080.000 3.160.900 1.522.000 4.682.900 5.397.100 1,24
144

Phụ lục 3: Hạch toán cho thí nghiệm thời vụ 20/11

1. Chi phí chung cho các công thức (tính cho 360m2)
(Tính theo giá năm 2006)
Đơn giá Thành tiền
Loại vật tư Số lượng
(đ) (đ)
Công lao động 30 công 20.000 600.000
Giống 12.000 cây 150 1.800.000
Phân chuồng 1 tấn 500.000 500.000
Đạm Urê 12 kg 5.000 60.000
Supe lân 28 kg 1.300 36.400
Kaliclorua 9 kg 4.000 36.000
Thuốc Bảo vệ thực vật 2 lọ 20.000 40.000
Que + dây làm dàn 86.500
Tổng tiền 3.160.900

2. Tổng thu
Thời vụ Số cành hoa Giá bán Thành tiền
thực thu (đ) (đ)
1/8 11.167 600 6.700.200
10/8 11.048 700 7.733.600
20/8 10.692 800 8.553.600
30/8 10.454 600 6.272.400
10/9 10.692 600 6.415.200
145

Phụ lục 4: Hạch toán cho thí nghiệm thời vụ Tết Nguyên Đán

1. Chi phí chung cho các công thức (tính cho 360m2)
(Tính theo giá năm 2006-2007)
Đơn giá Thành tiền
Loại vật tư Số lượng
( đ) (đ)
Công lao động 30 công 20.000 600.000
Giống 12.000 cây 150 1.800.000
Phân chuồng 1 tấn 500.000 500.000
Đạm Urê 12 kg 5.000 60.000
Supe lân 28 kg 1.300 36.400
Kaliclorua 9 kg 4.000 36.000
Thuốc Bảo vệ thực vật 2 lọ 20.000 40.000
Que + dây làm dàn 86.500
Điện 946.000
Tổng tiền 4.106.900

2. Tổng thu
Thời Số cành hoa Giá bán Thành tiền
vụ thực thu (đ) (đ)
2/11 600 7.028.400
11.714
12/11 800 9.313.600
11.642
22/11 1.200 13.914.000
11.595
2/12 600 6.885.600
11.476
12/12 1.000 11.524.000
11.524
146

Phụ lục 5: Hạch toán cho các mô hình trình diễn

1. Chi phí cho các mô hình (tính cho 360m2)


(Tính theo giá năm 2007-2008)
Đơn giá Thành tiền
Loại vật tư Số lượng
( đ) (đ)
1. Chi chung các MH
Công lao động 30 công 25.000 750.000
Giống 12.000 cây 180 2.160.000
Phân chuồng 1 tấn 600.000 600.000
Đạm Urê 12 kg 5.600 67.200
Supe lân 28 kg 1.800 50.400
Kaliclorua 9 kg 6.100 54.900
Thuốc Bảo vệ thực vật 2 lọ 20.000 40.000
Que + dây làm dàn 100.000
Tổng tiền chi MH1, MH3 3.822.500
2. Chi riêng cho MH2, MH4
Điện 1.135.200
Tổng tiền chi MH2, MH4 4.957.700

2. Tổng thu
MH Số cành hoa Giá bán Thành tiền
thực thu (đ) (đ)
MH1 800 8.078.400
10.098
MH2 1.200 13.257.600
11.048
MH3 1.000 10.573.000
10.573
MH4 1.500 16.750.500
11.167
147

Phụ lục 6: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TRỒNG GIỐNG CÚC VÀNG


THƯỢC DƯỢC TẠI THÁI NGUYÊN

1. Thời vụ trồng:
- Thời vụ 20/11: Trồng từ 10/8-20/8.
- Thời vụ Tết Nguyên Đán: trồng cách Tết từ 88-93 ngày
2. Đất trồng:
- Chọn đất: Tơi xốp, thuận lợi tưới tiêu. Đất tốt nhất là có thành phần cơ
giới nhẹ (cát pha hay thịt nhẹ).
- Làm đất: cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, phơi ải, xử lý đất trước khi trồng
3. Phân bón:
+ Phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha.
+ Phân vô cơ: đạm ure 330 kg, supe lân 875 kg, kali sunphat: 200 kg
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân.
+ Phân vô cơ được bón thúc 3 lần
Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.
Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân.
Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại.
4. Kỹ thuật chăm sóc:
- Vụ Đông Xuân: định kỳ 10 ngày/1 lần phun phân bón lá YoGen No.2
20g/10l và GA3 100ppm sau trồng 15 ngày để tăng năng suất, chất lượng hoa cúc.
+ Thắp điện bổ sung 4h/1đêm, sau trồng 10 ngày với mật độ bóng 5m2/1
bóng 100W, thời gian thắp điện 20 ngày.
5. Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu
đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của BVTV).
148

MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA CHO LUẬN ÁN


Các giống cúc có triển vọng tại Thái Nguyên
149

Thí nghiệm so sánh giống


150

Thí nghiệm so sánh giống


151

You might also like