CA LÂM SÀNG HỆ TIẾT NIỆU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CA LÂM SÀNG – 9

HỆ TIẾT NIỆU
Sỏi tiết niệu
MỤC TIÊU
1. Vận dụng các kiến thức giải phẫu về thận, niệu quản để giải thích các ứng dụng lâm
sàng?
2. Xác định được vị trí đối chiếu thận, điểm niệu quản trên thành bụng; phân biệt điểm
đau niệu quản với các điểm đau ngoại khoa khác.
NỘI DUNG CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam, 47 tuổi, tiền sử cách đây 1 năm được chẩn đoán sỏi bể thận phải và đã
điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Sau khi ra viện bệnh nhân sinh hoạt bình
thường.

Cách thời gian nhập viện 2 giờ, bệnh nhân thấy đau đột ngột vùng mạn sườn phải,
đau quặn từng cơn lan ra sau lưng và xuống dưới, mỗi cơn cách nhau khoảng 5phút,
không có tư thế giảm đau, không tiểu giắt, tiểu buốt, nước tiểu vàng trong, không nôn ói,
không sốt. Đau ngày càng tăng nên được người nhà đưa đến bệnh viện.

Qua thăm khám thấy các triệu chứng toàn thân bình thường, khám hệ tiết niệu thấy
hai hố thắt lưng cân đối, không sưng nề; Khám thấy thận không to; ấn điểm niệu quản
trên bên phải (+), giữa không đau; không cầu bàng quang. Khám các cơ quan khác: Chưa
ghi nhận bất thường. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Kết luận: Sỏi thận, niệu quản phải.

CÂU HỎI THẢO LUẬN CA LÂM SÀNG


1. Giải thích tại sao bệnh nhân lại đau vùng mạn sườn phải? Thận bình thường có hình
thể và kích thước như thế nào
2. Có thể thấy sỏi ở những vị trí nào trong thận
3. Sỏi di chuyển từ bể thận đi xuống có thể kẹt lại tại những vị trí nào ?

4. Khi nội soi để lấy sỏi niệu quản, xác định mốc trong lòng bàng quang để đưa được ống
nội soi lên niệu quản ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sinh viên cần đọc các tài liệu tham khảo dưới đây để thảo
luận ca lâm sàng:
1. Trịnh Xuân Đàn, (2015), Giáo trình giải phẫu học đại cương, Nhà xuất bản Y học Hà
Nội, chương 7- Hệ niệu dục, trang 180-205.
2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Bệnh học Ngoại khoa, Nhà
xuất bản Y học.

You might also like