Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Câu 1: Trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phương pháp được sử dụng

nhiều nhất là phương pháp so sánh. Vì sao? Điều kiện để sử dụng phương pháp so
sánh?
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác
định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích (chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh; chỉ tiêu phản ánh điều kiện hoạt động kinh doanh và chỉ
tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh). Để tiến hành được cần xác định số gốc để so
sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:
+ Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và
giá trị.
Câu 2: Tại sao phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp tối ưu nhất trong
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố? Với những điều kiện nào thì có thể sử dụng phương pháp thay thế liên
hoàn?
 Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp tối ưu nhất trong phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
vì phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích
bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích
để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ
tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác
định, ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó
 Những điều kiện có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn là:
Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện
mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất
định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và
chú ý:
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để
tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
Câu 3: Trình bày nội dung của phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên
hoàn?
 Nội dung phương pháp so sánh là:
a) So sánh chỉ tiêu thực hiện và chỉ tiêu kế hoạch: Đánh giá quy mô, mức độ hoàn
thành kế hoạch
- Tuyệt đối: TH-KH
- Tương đối: TH/KH hoặc (TH-KH)/KH
b) So sánh chỉ tiêu thực hiện qua các kỳ
- So sánh định gốc: xác định một khoảng thời gian làm gốc, so sánh trị số ở các kỳ
với trị số của các chỉ tiêu ở kỳ gốc.
- So sánh liên hoàn: kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn kề ngay trước kỳ nghiên
cứu.
c) So sánh giữa bộ phận và tổng thể (số tương đối kết cấu)
- Biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận trong mức độ
của tổng thể.
- Cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai trò của từng bộ
phận trong tổng thể
d) So sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau
 Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn:
- Bước 1: Xác định đối tượng cần phân tích mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích
so với kỳ gốc, số lượng của các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ
tiêu phân tích để xác định công thức tính chỉ tiêu. Tùy điều kiện số liệu cho phép
và yêu cầu của việc phân tích mà số lượng nhân tố ảnh hưởng có thể được tính
khác nhau, công thức biểu hiện có thể khác nhau.
- Bước 2: Sắp xếp các nhân tố trong công thức đảm bảo tuân theo trật tự nhất định,
nhân tố số lượng đứng trước, chất lượng đứng sau, sắp xếp nhân tố chủ yếu đứng
trước nhân tố thứ yếu đứng sau.
- Bước 3: Tiến hành thay thế để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố Quy tắc
thay thế: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố ta cho nhân tố đó lấy giá trị
kỳ nghiên cứu và cố định; nhân tố đứng trước nó ở kỳ nghiên cứu và nhân tố đứng
sau nó ở kỳ gốc, ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích chính bằng hiệu
của số lần thay thế này với lần thay thế trước hoặc với số liệu kỳ gốc nếu là lần
thay thế thứ 1. Mỗi lần thay thế ta chỉ thay thế một nhân tố, có bao nhiêu nhân tố ta
thay thế bấy nhiêu lần.
- Bước 4: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đối chiếu với sự tăng, giảm chung
của đối tượng và rút ra nhận xét.
Câu 4: Tại sao ở doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh?
 Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh
cũng như thế yếu để cũng cố, phát huy hay khắc phục. Nó còn là công cụ cải tiến
công tác quản trị trong doanh nghiệp.
 Phân tích hoạt động kinh doanh giúp phát huy mọi tiềm năng, thị trường, khai
thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất
trong kinh doanh.
 Kết quả của Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản
trị ngắn hạn và dài hạn.
 Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro
bất định trong kinh doanh.
Câu 5: Trình bày phân loại nhân tố trong phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
- Theo tính tất yếu của nhân tố
+ Nhân tố chủ quan: doanh nghiệp kiểm soát được
+ Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
- Theo tính chất của nhân tố
+ Nhân tố số lượng: số lao động, doanh thu, chi phí ..
+ Nhân tố chất lượng: NSLĐ, tỷ suất LN…
- Theo xu hướng tác động
+ Nhân tố tích cực
+ Nhân tố tiêu cực
- Theo nội dung kinh tế
+ Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh
+ Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh
Câu 6: Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm giúp ích gì cho doanh nghiệp? Doanh
nghiệp cần quan tâm tới từng giai đoạn đó như thế nào?
 Phân tích chu kì sống của sản phẩm giúp ích cho doanh nghiệp là :
DN có thể quyết định khi nào phải đổi mới, cải tiến hay phải thay một sản phẩm cũ
bằng sản phẩm mới doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường một loại sản phẩm hoàn
toàn mới, nhưng cũng có thể trên cơ sở sản phẩm đang sản xuất “làm già cỗi sản
phẩm một cách có kế hoạch”,
Doanh nghiệp cần quan tâm tới từng giai đoạn đó là:
Giai đoạn thâm nhập thị trường (giới thiệu sản phẩm ):Sản phẩm hàng hóa của
doanh nghiệp bắt đầu được đưa vào thị trường, nhưng tiêu thụ rất chậm chạp. Sản
phẩm hàng hóa ít người biết đến. Chí phí sản xuất kinh doanh tính cho một đơn vị
sản phẩm khá lớn. Các chi phí nhằm hoàn thiện sản phẩm cũng lớn, chi phí quảng
cáo, giới thiệu sản phẩm rất cao.
o Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ này là:Tăng cường quảng cáo,
giao tiếp, giữ bí mật công nghệ. Tăng cường chi phí thiết lập các kênh
phân phối. Tiếp tục thăm dò thị trường, linh hoạt trong phương thức bán
hàng, tăng cường công tác tiếp thị …
Giai đoạn phát triển (tăng trưởng ): Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp tăng nhanh do thị trường đã chấp nhận. Chi phí sản xuất kinh doanh và chi
phí quảng cáo tính cho 1 đơn vị sản phẩm giảm nhanh. Tuy nhiên các chi phí cho
thị trường, triển khai, phát triển và hoàn thiện sản phẩm còn khá lớn.
o Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ này là tăng cường về số lượng
sản phẩm hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh
Giai đoạn bão hòa (chín muồi): Sự gia tăng về khối lượng sản phẩm bán ra
không lớn, ở cuối giai đoạn này khối lượng hàng hóa bán ra bắt đầu giảm. Tuy
nhiên khối lượng sản phẩm bán ra ở thời kỳ này là lớn nhất, tổng mức lợi nhuận
doanh nghiệp thu được ở giai đoạn này là cao nhất. Chi phí sản xuất kinh doanh
tính cho 1 đơn vị hàng hóa là thấp nhất và lãi tính cho một đơn vị sản phẩm là cao
nhất. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đối ổn định.
o Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là phải kéo dài thời kỳ
sung mãn và cần có ngay chiến lược và giải pháp để khai thác thị trường
ở bước sau
Giai đoạn suy thoái : Tiêu thụ hàng hóa gi ảm ất nhanh.Chi phí ản xuất kinh
doanh tính cho 1 đơn vị sản phẩm cao.Lợi nhuận giảm, nếu kéo dài thời gian kinh
doanh doanh nghi ệp có th ể bị phá sản.

o Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ này là giảm khối lượng sản
xuất, hạ giá bán, tăng cường quảng cáo, khuyến mãi, thay đổi địa điểm
bán hàng, linh hoạt trong khâu thanh toán …
Câu 7: Trình bày nội dung các phương pháp dùng để đánh giá chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp? (PP tỷ trọng, PP hệ số phẩm cấp, PP chỉ số giá, PP tỷ lệ
sai hỏng).
 Phương pháp tỉ trọng:
- Trước hết ta tính tỷ trọng của từng loại
- Sau đó tiến hành so sánh: nếu kỳ báo cáo so với kỳ gốc sản phẩm loại tốt có tỷ
trọng tăng lên, sản phẩm loại xấu tỷ trọng giảm đi thì đánh giá chất lượng sản
phẩm sản xuất ở kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc và ngược lại.
 Phương pháp hệ số phẩm cấp:
B1: Xác định phẩm cấp chất lượng bình quân từng kỳ
Sản lượng loại I x giá loại I + ….
Hệ số phẩm cấp bình quân¿ Tổng sản lượng x giá loại I

B2: Tính chỉ số chất lượng


IH =H1 / H0
+ IH > 1 🡪chất lượng SP kỳ BC tốt hơn kỳ gốc, và ngược lại
+ IH < 1 🡪chất lượng SP kỳ BC tương đương kỳ gốc
B3: Xác định mức độ ảnh hưởng tới GTSX
Sau khi tính và so sánh hệ số phẩm cấp bình quân thực tế và kế họach để
đánh giá sự biến động về chất lượng sản phẩm phải xác định mức độ ảnh
hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị sản lượng.
Mức độ ảnh hưởng của hệ số phẩm cấp đến giá trị sản lượng = (Hệ số phẩm cấp
bq thực tế - Hệ số phẩm cấp bq kế hoạch ) x Toàn bộ lương thực tế x Đơn giá sản
phẩm loại I
 Phương pháp chỉ số giá:
Bước 1: Xác định giá bình quân từng kỳ
Σ Pi qi 1 Σ Pi qi 0
P 1= Po =
Σ q i1 Σ q i0

qi là khối lượng sản phẩm loại i

pi: giá cố định sản phẩm loại i


Bước 2: Tính chỉ số giá
I P = P1 / P0

IP>1 🡪chất lượng SP kỳ BC tốt hơn kỳ


gốc, và ngược lại
IP=1 🡪chất lượng SP kỳ BC tương
đương kỳ gốc
ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất
ΔGO=( p1 −p 0 ) q 1

 Phương pháp tỉ lệ sai hỏng:


2 loại tỷ lệ sai hỏng:
+ Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: nhằm đánh giá tình trạng sai hỏng đối với từng mặt hàng
kí hiệu t
+ Tỷ lệ sai hỏng chung: nhằm đánh giá tình trạng sai hỏng chung cho nhiều mặt
hàng kí hiệu T
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt
Số lượng sản phẩm hỏng từng loại
t= Số lượng sản phẩm loại đó
x 100

Hoặc
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng loại i
tc = Giá thành công xưởng loại i
x 100

Trong đó:
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng = chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa được
+ chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa được
Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + CPQLDN

Tỷ lệ sai hỏng chung


Tổng chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
T = Giá thành công xưởng các loại SP đó x100

Chú ý: số loại sản phẩm ở tử và mẫu như nhau.


Câu 8: trình bày phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua phương
pháp chỉ số giá
Bước 1: Xác định giá bình quân từng kỳ
Σ Pi qi 1 Σ Pi qi 0
P 1= Po =
Σ q i1 Σ q i0

qi là khối lượng sản phẩm loại i


pi: giá cố định sản phẩm loại i
Bước 2: Tính chỉ số giá
I P = P1 / P0

IP>1 🡪chất lượng SP kỳ BC tốt hơn kỳ gốc, và ngược lại


IP=1 🡪chất lượng SP kỳ BC tương đương kỳ gốc
ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản xuất
ΔGO=( p1 −p 0 ) q 1
Câu 9: trình bày phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua phương
pháp tỷ lệ sai hỏng.
2 loại tỷ lệ sai hỏng:
+ Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: nhằm đánh giá tình trạng sai hỏng đối với từng mặt hàng
kí hiệu t
+ Tỷ lệ sai hỏng chung: nhằm đánh giá tình trạng sai hỏng chung cho nhiều mặt
hàng kí hiệu T
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt
Số lượng sản phẩm hỏng từng loại
t= Số lượng sản phẩm loại đó
x 100

Hoặc
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng loại i
tc = Giá thành công xưởng loại i
x 100

Trong đó:
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng = chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa được
+ chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa được
Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + CPQLDN
Tỷ lệ sai hỏng chung
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
T = Giá thành công xưởng các loại SP đó x100

Chú ý: số loại sản phẩm ở tử và mẫu như nhau.


Câu 10: Giá trị sản xuất của DN được thể hiện như thế nào thông qua các nhân tố
thuộc lao động. Trình bày phương pháp phân tích tình hình sử dụng lao động ảnh
hưởng đến giá trị sản xuất.
Q= T*S*Đ*Wg trong đó:
T- lượng lđ hao phí.
S- số ngày làm việc bq 1 lđ trong kỳ.
Đ- số giờ làm việc bq 1 ngày.
Wg- năng xuất lđ bq giờ.
Dùng pp thay thế liên hoàn để xđ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Viết pt kt Q= T*S*Đ*Wg .Tính ΔQ=Q1-Qo , %ΔQ= ΔQ/Qo*100%.
Ảnh hưởng của T,S,Đ,Wg đến Q:
ΔQt=(T1-To)*So*Đo*Wgo,%ΔQt = ΔQt / Qo *100%
ΔQs=( S1-So)*T1*Đo*Wgo , %ΔQs= ΔQs / Qo *100% Tương tự vs Đ, Wg.
Câu 11: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong yếu tố đầu vào, của quá
trình sản xuất sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cho biết
mục đích của việc phân tích nguyên vật liệu. Nêu các nội dung phân tích nguyên
vật liệu.
Mục đích: dự đoán tình hình sd NVL tương lai có kế hoạch dự trữ thu mua nhanh
chóng kịp thời đảm bảo cho sản xuất liên tục.
Các nội dung phân tích nguyên vật liệu.
– Dự trữ kịp thời: đảm bảo cho quá trình sx liên tục, ko bị gián đoạn.
– Sử dụng hợp lý: vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí cho DN.
– Tồn kho: nếu mua hợp lý ko bị tồn kho tiết kiệm CP thuê kho chứa nhân lực
quản lý lưu kho. Ns tồn kho lâu làm chất lượng NVL giảm ảnh hưởng chất lượng
sp.
Câu 12: Năng suất lao động là yếu tố dùng để đánh giá hoạt động sản xuất trong
phân xưởng, hãy trình bày nội dung của các dạng năng suất lao động và mối quan
hệ giữa chúng.
NSLĐ bq giờ: WG= Q/tổng số giờ công làm việc thực tế
NSLĐ bq ngày : WNG = Q/ tổng số ngày công làm việc thực tế
NSLĐ bình quân tháng (quý,năm) là NSLĐ bình quân 1 người trong tháng (q,n):
Wt(q,n)= Q/ số lđ bình quân.
Mối quan hệ: Q= T*S*Đ*Wg
Câu 13: Chất lượng nguyên vật liệu nhập về sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm. Anh (chị) hãy trình bày cách đánh giá
chất lượng của nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
Để đánh giá chất lượng NVL dựa vào chỉ số giá bình quân(ICL)
ICL = S1bq / SObp
S1bq= tổng M1*SO/ tổng M1
SObq = tổng MO*SO/ tổng Mo
M1 là tổng khối lượng NVL từng loại thực tế
Mo là tổng khối lượng NVL từng loại kế hoạch
So là đơn giá NVL từng loại theo kế hoạch
Câu 14: Anh (chị) hãy trình bày cách phân tích tính kịp thời của việc cung ứng
nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
+ Việc cung cấp NVL cho các doanh nghiệp không thể chỉ thực hiện 1 lần, mà
trong kỳ người ta tổ chức việc cung cấp thành nhiều lần, theo yêu cầu sản xuất và
khả năng tổ chức cung cấp. Do vậy việc cung cấp NVL cần phải kịp thời, đúng hẹn
và đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn vì thiếu NVL, ngược lại
cũng không gây ứ đọng NVL, làm khó khăn cho sản xuất của doanh nghiệp.
+ Hơn nữa đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên
vật liệu. Tính kịp thêi phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng. Đây
là một yêu cầu của công tác phục vụ. Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số
lượng và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ khụng cao. Về mặt
quy cách và chủng loại còng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại
cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn.
Câu 15: Nêu ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện giá thành và các nội
dung phân tích tình hình thực hiện giá thành? Tại sao doanh nghiệp lại phân tích
tình hình giá thành sản phẩm
Ý nghĩa của việc phân tích:
-Thông qua giá thành, sự biến động của thị trường về giá cả. Dn sẽ xác định được
số lượng sp cần sx và tiêu thụ để đạt được lợi nhuận tối đa.
-Thông qua phân tích tình hình thực hiện giá thành sẽ giúp cho dn nhận diện các
hoạt động sinh ra chi phí, thấy được các nguyên Đánh giá khái quát và toàn diện
tình hình thực hiện giá thành đơn vị sp cũng như giá thành toàn bộ và các khoản
mục giá thành.
Tại sao DN lại phân tích tình hình giá thành sản phẩm:
-Xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên.- Đề ra các biện
pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sp. - trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng
cao năng suất lao động, khai
thác tốt các nguồn lực trong sản xuất một cách tối đa.
Nội dung phân tích:
-Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành: Phân tích chung tình hình biến
động giá thành đơn vị. Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được.
- Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hóa.
- Phân tích các khoản mục giá thành. nhân làm tăng giảm giá thành từ đó đánh giá
đúng hiệu quả công tác quản lý chi phí tại dn.
Câu 16; Nêu nội dung và ý nghĩa của việc phân tích chi phí trên 1000 đồng sản
lượng đối với doanh nghiệp?
Ý nghĩa: chi phí trên 1000 đồng sản lượng hàng hóa là chỉ tiêu phản ánh mức chi
phí chi ra để sản xuất và tiêu thụ 1000 đồng sản phẩm hàng hóa.
Nội dung phân tích:
-Xác định biến động của chỉ tiêu F giữa các kỳ,
Fo= (tổng QoZo/tổng QOPO) *1000
F1= (tổng Q1Z1 / tổng Q1P1)*1000
ΔF= F1-Fo
-Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (sản lượng sp, kết cấu sp, giá thành
đv, giá bán đv) đến sự biến động đó.
Câu 17: Phân tích giá thành sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp tìm ra giải pháp hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản
phẩm. Theo bạn có những nhân tố nào có thể ảnh hưởng tới giá thành của sản
phẩm sản xuất? Nhân nào là quan trọng nhất theo bạn? Giải thích.
Câu 18: Trình bày nội dung và ý nghĩa của việc phân tích mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới việc hạ giá thành sản phẩm so sánh được tại doanh nghiệp.
-Mục tiêu phấn đấu của dn là hạ giá thành sp, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi
tức càng cao.
-Mức hạ (M): là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tuyệt đối về mức hạ giá thành năm nay
so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi tức, tăng tích lũy nhiều hay ít của
xí nghiệp.
-Tỷ lệ hạ (T): là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối của kết quả hạ giá thành năm
nay so với giá thành năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và biểu hiện tiến
bộ trong công tác quản lý giá thành, sự phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của xí
nghiệp.
Các bước tiến hành phân tích:
-Phân tích chung: đánh giá khái quát dn có hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành
sp so sánh đc hay ko.
Mo= tổng q0z0- tổng q0znt M1= tổng q1z1- tổng q1znt ΔM= M1-Mo
To= Mo/ tổng q0znt *100 T1= M1/tổng q1znt *100 ΔT= T1-To
-Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (sản lg sp, kết cấu sp, giá thành đv)
đến việc thực hiện kế hoạch giá thành.

Câu 19: Khi xác định giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp một yếu tố không thể
thiếu đó là chi phí sản xuất chung. Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của chi phí
sản xuất chung tại doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp với các đặc điểm sau:
-Gồm nhiều nội dung kinh tế do sự phát sinh của nhiều hoạt động khác nhau,
-Do nhiều bộ phận quản lý khác nhau trong doanh nghiệp đảm nhiệm,
-Cùng lúc liên quan đến nhiều loại spsx nên trong quá trình tính giá thành phải
thông qua phương pháp phân bổ để xác định chi phí sản xuất chung cho từng loại
sp.
-Bao gồm cả định phí và biến phí mà chủ yếu là định phí.
-Do các đặc điểm trên, khi phân tích chi phí sx chung người ta thường phân tích
chi phí sx chung thành 2 yếu tố là định phí và biến phí: Đối với biến phí sx chung,
các bước phân tích tương tự như phân tích biến động của chi phí NVL trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp. Đối với định phí sx chung ta có thể tiến hành đơn giản
hơn, chỉ cần so sánh số chi phí thực tế với chi phí kế hoạch để xác định mức biến
động.

Câu 20: Tình hình tiêu thụ và lợi nhuận luôn là yếu tố được quan tâm nhất tại các
doanh nghiệp. Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích tình
hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp
-Ý nghĩa: Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sp hàng hóa
và dịch vụ. Có tiêu thụ được sp hàng hóa, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và
có quá trình kinh doanh tiếp theo, mới xác định được lãi hay lỗ. Phân tích tình hình
tiêu thụ để xác định nguyên nhân, tìm ra biện pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu kinh
doanh của dn (số lượng
sp tiêu thụ, giá bán, thị trường, lợi nhuận …). Doanh thu, lợi nhuân là cơ sở để tính
các chỉ tiêu chất lượng, dùng để đánh giá hiệu quả sxkd của dn.
-Nhiệm vụ: Đánh giá tình hình tiêu thụ của từng loại sp và toàn bộ dn, đánh giá
tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu. Đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến
tình hình tiêu thụ. Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sp. Phân
tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ. Phân tích chung tình hình lợi nhuận. Phân tích
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận. Phân tích các chỉ tiêu về
tỷ suất lợi nhuận.

Câu 21 Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp là việc tính toán đánh giá số
liệu về sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Vậy theo bạn việc phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm mục đích gì? Cho ví dụ để thấy rõ lợi
ích của việc phân tích tình hình tiêu thụ
-Ý nghĩa: Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sp hàng hóa
và dịch vụ. Có tiêu thụ được sp hàng hóa, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và
có quá trình kinh doanh tiếp theo, mới xác định được lãi hay lỗ. Phân tích tình hình
tiêu thụ để xác định nguyên nhân, tìm ra biện pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu kinh
doanh của dn (số lượng
sp tiêu thụ, giá bán, thị trường, lợi nhuận …). Doanh thu, lợi nhuân là cơ sở để tính
các chỉ tiêu chất lượng, dùng để đánh giá hiệu quả sxkd của dn.

Câu 22: Tình hình tiêu thụ và lợi nhuận luôn là yếu tố được quan tâm nhất tại các
doanh nghiệp. Anh (chị) hãy trình bày nội dung của việc phân tích chung tình hình
tiêu thụ về mặt sản lượng tiêu thụ tại doanh nghiệp
-Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượng
sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối
quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu
thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.
-Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh.
-Chỉ tiêu phân tích:
Khối lượng sp tiêu thụ =Khối lượng sp tồn kho đầu kỳ+Khối lượng sp sx trong
kỳ- Khối lượng sp tồn kho cuối kỳ
Tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ của dn=ΣQ1Po / ΣqoPo *100%
Trong đó: Qo , Q1 : là số lượng sản phẩm tiêu thụ theo KH và TT của từng loại sp.
Po : là giá bán KH của mỗi loại sản phẩm.

Câu 23: Tình hình tiêu thụ và lợi nhuận luôn là yếu tố được quan tâm nhất tại các
doanh nghiệp. Anh (chị) hãy trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình
hình tiêu thụ.
Nguyên nhân chủ quan
-Tình hình cung cấp, thu mua: Chịu sự tác động của các nhân tố: Vốn, tiền mặt.
Thị trường cung ứng. Năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi. Tổ chức, kỹ thuật
tác nghiệp.
-Tình hình dự trữ hàng hóa: Phân tích tình hình tồn kho: hàng tồn kho phải bảo
đảm không để tình trạng thiếu hụt nhưng cũng phải đảm bảo không gây nên tình
trạng ứ đọng vốn. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ. Phân tích luân chuyển
hàng hóa: số vòng luân chuyển hàng hóa (số vòng quay kho)và kỳ luân chuyển(số
ngày cho 1 vòng).
-Giá bán: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ
và doanh thụ. Về lý thuyết kinh tế: giá và lượng cầu có quan hệ nghịch biến khi xét
đén hành vi người tieu dùng. Trong khi đó giá và lượng cung là thuận biến đối với
ứng xử của nhà sản xuất. Điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là giao
điểm của đườncung và đường cầu.
-Chất lượng hàng hóa: Xu hướng của xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng,
mẫu mã, bao bì hàng hóa. Cần chú ý đến giá thành sản phẩm, sự phù hợp giữa chất
lượng và giá cả Không có “một giá rẻ với mọi chất lượng”.
-Phương thức bán hàng: Cần xem xét phương thức và hình thức thanh toán, quảng
cáo, tiếp thị.
-Tổ chức, kỹ thuật thương mại: Tình hình nhân sự, mạng lưới đại lý, bố trí cửa
hàng.
Nguyên nhân khách quan
-Nguyên nhân thuộc chính sách nhà nước: Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ
chính sách thuế, các chính sách kinh tế của chính phủ và tình hình giao thương
quốc tế. Mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính tiền tệ.
Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh. Chính sách bảo hộ với các chiến
lược thương mại và công nghiệp hóa.
-Nguyên nhân thuộc về xã hội: Phân tích nhu cầu, thu nhập, thay đổi tập quán tiêu
dùng. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng là một hàm số của thu nhập và có mối quan hệ
thuận với thu nhập(Keynes): thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tăng và ngược lại. Có
ba loại nhu cầu: Nhu cầu thiết yếu, Nhu cầu trung lưu, Nhu cầu cao cấp
* Nguyên nhân quan trọng nhất là: chủ quan( thuộc về bản thân xí nghiệp).

Câu 24: Trong phân tích tình hình tiêu thụ có một phương pháp được sử dụng đến
rất nhiều đó là phương pháp phân tích điểm hòa vốn sản lượng. Anh (chị) hãy trình
bày khái niệm và các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn tại doanh nghiệp.
-Khái niệm: Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tai đó tổng doanh thu bằng
tổng chi phí. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không lỗ.
-Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn:Sản lượng hòa vốn, Doanh thu hòa vốn, Thời
gian hòa vốn, Công suất hòa vốn, Doanh thu an toàn

Câu 25: Trong doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Anh
(chị) hãy trình bày các loại lợi nhuận hiện nay mà doanh nghiệp có thể thu được
-LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. bao gồm lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ .
-LN từ hoạt động đầu tư tài chính: Được xác định bằng thu nhập hoạt động tài
chính trừ chi phí hoạt động tài chính, đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như:
góp vốn liên doanh, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín
phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi
và cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ, mua bán ngoại tệ.
-LN bất thường:Được xác định bằng thu nhập bất thường trừ chi phí bất thường.
Thực chất đây không phải là lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong
kỳ mà từ kỳ trước để lại hoặc do khách quan đem lại, chứ không phải do kết quả
kinh doanh.

Câu 26: hãy trình bày nội dung phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tới lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp.
-LN= tổng qipi- ( tổng qizi+ tổng qifi+ tổng qibi) Vs q: số lượng sp tiêu
thụ ,p: giá bán đơn vị sp ,z: giá thành SX đơn vị sp, f: chi phí QLDN tính cho đvsp,
b: chi phí bán hàng tính cho đvsp
Mức biến động tuyệt đối ΔLN= LN1-Lno ≥0, dn hoàn thành kế hoạch ln.
-Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động ln như khối lượng
sp tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá thành sx, giá bán, cp ngoài sx( cp bán hàng, cp
quản lý).
- Nhân tố 1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi :Trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lợi nhuận tăng và ngược lại
- Nhân tố 2: Kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi nếu tăng tỷ trọng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm
tỷ trọng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận chung sẽ tăng và ngược
lại
- Nhân tố 3: Nhân tố giá bán thay đổi :Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi
gía bán tăng lợi nhuận tăng và ngược lại.
- Nhân tố 4: Nhân tố giá thành sản xuất thay đổi :Trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi giá thành sản xuất tăng lợi nhuận giảm và ngược lại
- Nhân tố 5: Nhân tố chi phí quản lý thay đổi
- Nhân tố 6: Nhân tố chi phí bán hàng thay đổi

Câu 27: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những khoản mục chi phí
lớn nhất tại các doanh nghiệp sản xuất. Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa là nội dung
phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại doanh nghiệp.
-Ý nghĩa của việc phân tích khoản mục chi phí NVL trực tiếp là giúp cho dn thấy
rõ ưu, nhược điểm của mình
trong công tác quản lý và sử dụng NVL để sản xuất sp.
-Nội dung phân tích sẽ đi sấu vào các trường hợp dn sx 1 loại sp cần nhiều loại
NVL khác nhau, các NVL này không thay thế được.
Chỉ tiêu phân tích: KmV = ∑ĐmV x Pv - ∑Đmf x Pf.
Trong đó:KmV : khoản mục nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm.
ĐmV : Định mức hao phí mỗi loại vật liệu cho đơn vị sản phẩm.
Pv : Đơn giá mỗi loại vật liệu.
Đmf: Định mức phế liệu có ích thu hồi.
Pf : Đơn giá mỗi loại phế liệu có ích thu hồi
Câu 28: Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những khoản mục chi phí lớn tại
các doanh nghiệp sản xuất. Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa là nội dung phân tích
khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại doanh nghiệp.
*Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích
theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính trong giá thành sản phẩm, là hao
phí lao động chủ yếu tạo ra số lượng và chất lượng sp, thường có quan hệ tỷ lệ trực
tiếp với số lượng spsx.
*Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.
*Các nhân tố ảnh hưởng: Số giờ lao động trực tiếp sx / năng suất lao động, Đơn
giá tiền lương bình quân giờ.

Câu 29: Phân tích hoạt động kinh doanh là một hoạt động rất quan trọng đối với
doanh nghiệp. Để có thể phân tích tốt được hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cần phải xác định rõ các đối tượng của việc phân tích. Anh (chị) hãy kể tên
các đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, nêu ví dụ cụ
thể.
*Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh
doanh .
-Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá
trình cung cấp , sản xuất , tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản
xuất , thương mại dịch vụ .
-Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực :
vốn , vật tư , lao động và đất đai , những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc
khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh .
-Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ
những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN , và dựa trên kết quả phân
tích để đề ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp.
*Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra , giá cả bán ra và cơ
cấu tiêu thụ . Đến lượt mình , khối lượng hàng hoá bán ra , giá cả hàng hoá bán ra ,
kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách
quan , chủ quan , bên trong , bên ngoài ... vv .

You might also like