Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI

A. AMONIAC
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
- Trong phân tử amoniac, nguyên tử nitơ liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng
hóa trị có cực.
- Liên kết phân cực về phía nguyên tử N→ N tích điện âm, H tích điện dương.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Thí nghiệm về tính tan của NH3 (xem SGK):
 Thí nghiệm:
- Nạp đầy khí amoniac vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt
nhọn xuyên qua.
- Nhúng đầu ống vuốt nhọn vào cốc thủy tinh có pha vài giọt phenolphtalein.
 Hiện tượng: Nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng.
 Giải thích:
- Nước trong chậu phun vào bình vì khí NH3 tan nhiều trong nước  áp suất trong bình giảm 
nước bị hút vào bình.
- Nước chuyển thành màu hồng vì dung dịch tạo ra có tính bazơ  phenolphtalein hóa hồng.
Một số nhận xét về tính chất vật lí:
- Trạng thái: khí, màu sắc: không màu; mùi: khai.
- Tính tan: tan rất nhiều trong nước.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính bazơ yếu
a. Tác dụng với nước
Khi cho NH3 vào nước xảy ra hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng vật lí vì phần lớn tan trong nước.
- Hiện tượng hóa học vì phần nhỏ tác dụng với nước: NH3 + H2O NH4+ + OH-
→ tạo ra dung dịch bazơ yếu.
→ dd amoniac chứa: NH3, NH4+, OH-. làm phenolphtalein không màu hóa hồng, làm quỳ tím hóa
xanh.
b. Tác dụng với axit
Amoniac (khí hay dung dịch) + axit → muối amoni
Ví dụ:
NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)
Phương trình ion: NH3 + H+ → NH4+
c. Tác dụng với dung dịch muối
Dung dịch muối + NH 3 + H2O → Muối amoni + bazơ 
Ví dụ: Viết các phương trình phân tử, ion thu gọn, nêu hiện tượng xảy ra
(1) Nhỏ dung dịch amoniac vào dung dịch nhôm clorua
- Phương trình phân tử: 3NH3 + AlCl3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3 
- Phương trình thu gọn: 3NH3 + Al3+ + 3H2O  3NH4+ + Al(OH)3 
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng.
(2) Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch bari clorua: không xảy ra phản ứng vì không tạo kết tủa
(chất bay hơi, hay chất điện li yếu) sau phản ứng.
2. Tính khử
a. Tác dụng với oxi:
- Đốt khí NH3 trong khí O2: NH3 cháy với ngọn lửa màu vàng:
0
4NH3 + 3O2 t→ 2N2 + 6H2O
- Đốt khí NH3 trong khí O2 có xúc tác:
0
4NH3 + 5O2 850−900

C , Pt 4NO + 6H2O

b. Tác dụng với clo (giảm tải)


Lưu ý: NH3 khử được một số oxit kim loại như PbO, CuO, Ag2O …
0
Ví dụ: 2NH3 + 3CuO t→ N2 + 3Cu + 3H2O
IV. ỨNG DỤNG
- Sản xuất axit nitric, phân đạm ure, amoni nitrat, amoni sunfat….
- Điều chế hiđrazin N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa.
- Amoniac lỏng được làm chất làm lạnh trong thiết bị làm lạnh.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Phòng thí nghiệm
- Đun nóng muối amoni (NH4+) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
0
Ví dụ: 2NH4Cl + Ca(OH)2 t→ 2NH3 + 2H2O + CaCl2
- Để điều chế nhanh một lượng nhỏ khí NH3 người ta đun dung dịch NH3 đặc có sẵn trong phòng
thí nghiệm.
- Khí NH3 thường có lẫn hơi nước, để làm khô khí NH3 người ta dùng chất nào (CaO, H2SO4
đặc)? Tại sao? Dùng CaO vì H2SO4 đặc tác dụng với khí NH3.
2. Trong công nghiệp
- Tổng hợp theo phản ứng:

- Để nâng cao hiệu suất phản ứng cần:


+ Áp suất: tăng áp suất vì cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm tổng số mol khí  chiều thuận
(thường giữ từ 200 -300 atm).
+ Nhiệt độ: giảm nhiệt độ  cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt  chiều thuận, tuy nhiên
khi giảm nhiệt độ làm giảm tốc độ phản ứng. Nên giữ nhiệt độ từ 450 - 5000C.
+ Chất xúc tác: K2O, Al2O3 ….
- Phương pháp thu hồi NH3 trong công nghiệp: làm lạnh thì NH3 hóa lỏng và tách ra.
B. MUỐI AMONI
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Tính tan: tan nhiều trong nước, màu sắc: không màu.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với dung dịch kiềm
Viết các phương trình phân tử, ion thu gọn, nêu hiện tượng khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung
dịch NH4Cl
0
- Phương trình phân tử: NH4Cl + NaOH t→ NaCl + NH3  + H2O
- Phương trình ion thu gọn: NH4+ + OH-  NH3 + H2O
- Hiện tượng: khí amoniac mùi khai bay ra.
2. Phản ứng nhiệt phân
- Thí nghiệm: Đun nóng tinh thể NH4Cl, đặt tấm kính trên thành ống nghiệm như hình vẽ.
- Hiện tượng: tấm kính trên thành ống nghiệm xuất hiện tinh thể màu trắng.
0
- Phản ứng: NH4Cl (rắn) t→ NH3 (khí) + HCl (khí)
Tổng quát:
Đặc trưng muối amoni Phản ứng nhiệt phân
0
Gốc axit không có tính oxi NH4Cl t→ NH3 + HCl
hóa khi đun bị phân hủy 0

thành amoniac và axit tương (NH4)2CO3 t→ NH3 + NH4HCO3


0
ứng. NH4HCO3 t→ NH3 + H2O + CO2
0
Gốc axit có tính oxi hóa NH4NO2t→ N2+ 2H2O (điều chế N2 trong phòng thí nghiệm)
(NO3-, NO2-) khi đun bị phân
NH 4NO3
t 0 N2O + 2H2O (điều chế N2O trong phòng thí nghiệm)
hủy thành N2, N2O. →

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like