Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NHÓM 6

Đề tài: Tác động của Influencers đến ý định mua sắm ngành hàng tiêu dùng
nhanh ở Gen Z Việt Nam: Vai trò của thái độ người tiêu dùng.

1. Tổng quan nghiên cứu mối quan hệ giữa người ảnh hưởng và thái độ
người tiêu dùng

Nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động của người ảnh hưởng đến
thái độ của người tiêu dùng và các kết quả đưa ra tương đối thống nhất.

Năm 2017, Duffett đã thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của truyền thông tiếp thị
trên mạng xã hội đến thái độ của người tiêu dùng trẻ tuổi” nhằm kiểm tra ảnh hưởng
của truyền thông tiếp thị trên mạng xã hội đối với các thành phần nhận thức, tình cảm
và hành vi của thanh thiếu niên ở Nam Phi. Kết quả khảo sát hơn 13.000 người trẻ tại
các trường trung học và cao đẳng chỉ ra: Truyền thông tiếp thị trên mạng xã hội có tác
động tích cực đến từng thành phần thái độ ở thanh thiếu niên, nhưng trên quy mô giảm
dần, tương quan với kênh mua hàng.

Cùng năm 2017, Lim và cộng sự đã tìm hiểu tác động của những người ảnh
hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội đến ý định mua hàng, trong đó thái độ của
khách hàng đóng vai trò là biến trung gian. Nghiên cứu tập trung vào các đặc điểm
của người ảnh hưởng, gồm độ tin cậy, sức hấp dẫn vật lý, sự phù hợp với sản phẩm và
sự truyền tải ý nghĩa. Qua khảo sát 200 sinh viên các trường đại học công lập ở
Malaysia, kết quả phân tích cho thấy các đặc điểm trên đều có ảnh hưởng tích cực đến
ý định mua hàng của người tiêu dùng, ngoại trừ yếu tố độ tin cậy được chứng minh là
không có tác động đáng kể nào.

Năm 2018, SanMiguel và cộng sự đã tìm hiểu tác động của những người ảnh
hưởng tới thái độ người tiêu dùng gen Y trong ngành hàng thời trang. Nhóm đã phỏng
vấn sâu 22 sinh viên tại một trường đại học ở Madrid, Tây Ban Nha, trong đó có 11
nam và 11 nữ. Dựa trên những phân tích tâm lý của các đối tượng, nhóm nghiên cứu
nhận thấy rằng: “Cả nam giới và nữ giới đều tin rằng nhiều người ảnh hưởng hợp tác
với các thương hiệu, như việc họ làm người mẫu và mặc quần áo của một số thương
hiệu vì họ được trả tiền để làm như vậy”. Nhóm cũng phân tích vai trò riêng biệt của
từng nhóm người ảnh hưởng. Với những người có sức ảnh hưởng nhỏ như người thân,
bạn bè, kể cả những người xem đam mê thời trang như một sở thích thì các đề xuất
của họ được xem là chân thành hơn và không nhằm mục đích lợi nhuận, do đó các
sinh viên đều có thái độ tích cực trước những gợi ý của nhóm người ảnh hưởng này.

Năm 2018, Johan Grafström và cộng sự cũng đã thực hiện nghiên cứu về tác
động của tiếp thị người ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng. Nghiên cứu điều tra
về những lý do ảnh hưởng đến thái độ của gen Y ở Thụy Điển bằng cách tiếp thị sử
dụng người ảnh hưởng trên Instagram và Blog. Qua giả thuyết sử dụng mô hình khả
năng xây dựng của Petty và Cacioppo (1983) và phân tích dữ liệu thu thập được từ
việc điền khảo sát online, nghiên cứu này chỉ ra rằng thái độ của thế hệ gen Y bị tác
động bởi sự phù hợp của các chương trình khuyến mãi mà người ảnh hưởng tham gia,
mức độ uy tín và độ tin cậy của các thông điệp, và sự thay đổi phong cách của người
ảnh hưởng.

Đến năm 2019, Reijonen đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của tiếp
thị người ảnh hưởng trên YouTube đối với thái độ của thế hệ Z”. Nghiên cứu này chỉ
tập trung vào các kênh truyền thông xã hội như YouTube và cụ thể là các Blog video
do sự tương đồng và cách trình bày nội dung được tài trợ khá giống nhau. Nhiều đối
tượng nghiên cứu chia sẻ rằng họ ấn tượng với những Vlogger hài hước và có cá tính
riêng, một số quan tâm đến chất lượng video và kỹ năng tạo video của những người
ảnh hưởng, điều này tạo thái độ tích cực cho người xem hơn đối với sản phẩm mà các
Vlogger đang nói tới. Nhưng mức độ uy tín của một Vlogger là yếu tố quan trọng
khiến người xem tin tưởng vào những gì Vlogger đó nói và có thái độ tích cực hơn về
các sản phẩm dịch vụ mà họ giới thiệu.

Nghiên cứu trong nước


Tuy trong nước chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về tác động của người ảnh
hưởng đến thái độ của người tiêu dùng, nhưng các kết quả nghiên cứu thu được lại
khá tương đồng với các nghiên cứu quốc tế trước đó và cùng thời điểm.

Năm 2019, Nguyễn Hải Ninh và cộng sự nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến thái độ của người tiêu dùng đối với thương hiệu sử dụng người ảnh hưởng trên
mạng xã hội, cụ thể là ngành dịch vụ nhà hàng và đồ uống ở Việt Nam. Nghiên cứu
trên 192 người đã cho thấy thái độ đối với thương hiệu của người tiêu dùng chịu ảnh
hưởng củа hаi уếu tố, đó là thái độ đối với người ảnh hưởng trên mạng xã hội và trải
nghiệm trước đó của người tiêu dùng với thương hiệu được người ảnh hưởng quảng
bá. Trong đó, các đặc điểm của người ảnh hưởng, gồm mức độ đáng tin cậу củа người
ảnh hưởng (1), mức độ chuуên giа củа người ảnh hưởng (2), mức độ hấp dẫn củа
người ảnh hưởng (3), sự phù hợp củа người ảnh hưởng với thương hiệu (4), mối quаn
hệ củа người ảnh hưởng với người tiêu dùng (5) được chứng minh là có ảnh hưởng
tích cực đến thái độ của người tiêu dùng Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và ý định mua
hàng của người tiêu dùng

Nghiên cứu quốc tế

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về mối quan hệ giữa thái độ
của người tiêu dùng và ý định mua hàng. Mặt khác, giữa các nghiên cứu được đưa ra
có sự tương đối giống nhau về kết quả.

Putro và cộng sự (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm hàng trực tuyến online của Zalora Indonesia. Mục đích của nghiên cứu là xem xét
mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng và thái độ của người tiêu dùng; mối quan hệ giữa
tính hữu ích, thái độ của người tiêu dùng; mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro và thái độ
của người tiêu dùng và mối quan hệ giữa thái độ của người tiêu dùng và ý định mua
Zalora. Bảng câu hỏi gồm 150 người tiêu dùng trực tuyến và những người có ý định
mua Zalora tại Paragon Mall ở Surakarta.
Vahid Hafezi và cộng sự (2016) nghiên cứu việc phân tích vai trò trung gian về
thái độ của khách hàng và ý định mua vé xem bóng đá vào năm 2016 . Kết quả nghiên
cứu cho thấy những người được hỏi có thái độ tốt đối với những người ảnh hưởng trên
mạng xã hội nói chung, sẽ có ý định mua sản phẩm đã được chứng thực của những
người ảnh hưởng.

Jessica Won và Bo-Young Kim (2020) đã nghiên cứu Ảnh hưởng của động cơ
tiêu dùng đến ý định mua ngành hàng thời trang trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm
xem xét ảnh hưởng của thái độ đến ý định tham gia chia sẻ thời trang trực tuyến của
khách hàng. Nghiên cứu được đề xuất để điều tra các mối quan hệ giữa động cơ tiêu
dùng, thái độ của người tiêu dùng và ý định mua hàng. Cuối cùng, thái độ của người
tiêu dùng đối với các nền tảng chia sẻ thời trang có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đến ý định mua hàng. Kết quả nghiên cứu cho giống như các nghiên cứu trước đây,
thái độ của người tiêu dùng ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng.

Lim và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về tác động của những người có sức ảnh
hưởng trên mạng xã hội trong lĩnh vực quảng cáo và vai trò điều tiết của thái độ người
tiêu dùng. Nghiên cứu dựa trên hơn 200 bảng hỏi được phân phát chủ yếu hướng đến
thanh thiếu niên với kinh nghiệm mua hàng trước đây của bản thân họ. Từ đó, nghiên
cứu này chỉ ra rằng những khách hàng có thái độ tích cực hơn đối với những người có
sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nói chung sẽ nuôi dưỡng ý định mua hàng cao hơn
với những sản phẩm đã được quảng cáo bởi họ.

Kartawinata và cộng sự (2020) đã đưa ra đề tài nghiên cứu: “Vai trò của thái độ
khách hàng trong việc ảnh hưởng của Tiếp thị xanh về Ý định mua sản phẩm xanh ở
Tây Indonesia. Kết quả cho thấy thái độ tích cực của người tiêu dùng ở Tây Indonesia
càng cao thì tỉ lệ ý định mua sản phẩm xanh càng cao.

Nghiên cứu trong nước:

Nguyễn Hoàng Phi và cộng sự (2012) đã cùng nhau thực hiện nghiên cứu đề
tài: Thương mại điện tử: thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Trong đó, nghiên cứu
đặc biệt nhấn mạnh xem xét tầm quan trọng của yếu tố thái độ trong việc tác động đến
quyết định và hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Một bảng câu hỏi
đã được phân phối ngẫu nhiên 500 sinh viên. Cụ thể là thái độ bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi niềm tin của người sử dụng về một hệ thống và tác động lớn đến ý định mua sắm
trực tuyến.

Năm 2016, tác giả Nguyễn Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ đã nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam:
Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định”. Kết quả khảo sát trên 413 người
đã cho thấy thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng
tích cực đến ý định mua trực tuyến. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu
cực đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng.

Nguyễn Quang Thu và Lưu Thị Kim Tuyến (2017) nghiên cứu về đề tài: Vai trò
của yếu tố ảnh hưởng xã hội trong mối quan hệ với niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro
đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Mối quan
hệ này được kiểm chứng qua 337 khách hàng đã từng mua hay có ý định mua hàng
trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh thông qua hình thức khảo sát bằng bảng câu hỏi trực
tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng xã hội tác động dương đến niềm
tin, thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Yếu tố thái độ cũng có tác động dương trực
tiếp khá mạnh đến ý định mua hàng

Nguyễn Nam Khánh Giao và cộng sự (2017) nghiên cứu về đề tài: Thái độ và ý
định mua rau VIETGAP của người tiêu dùng tài thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
nhằm phân tích các yếu tố của thái độ tác động đến ý định mua rau VietGAP của
người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), bằng việc khảo sát 633 người
dân. Kết quả cho thấy có 04 thành phần thái độ tác động đến ý định mua rau VietGAP
của cư dân TPHCM, sắp theo thứ tự độ mạnh giảm dần: (1) An toàn thực phẩm, (2)
Sự tin tưởng, (3) Mối quan tâm về sức khỏe, (4) Chuẩn chủ quan. Từ đó, nghiên cứu
đề xuất một số hàm ý quản trị đối với Ban Quản lý các doanh nghiệp sản xuất rau
VietGAP ở TPHCM nhằm giúp nâng cao khả năng bán hàng.

Nhìn chung, các nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đều đưa ra một kết luận
như nhau về mối quan hệ đáng kể giữa thái độ và ý định mua sắm của người tiêu
dùng. Tuy nhiên, việc khảo sát còn bị hạn chế bởi địa lý vùng miền, độ tuổi và quy mô
mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ.

3. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa người ảnh hưởng và ý
định mua hàng của người tiêu dùng

Nghiên cứu quốc tế

Đã có nhiều nghiên cứu quốc tế được thực hiện để tìm hiểu về mối quan hệ
giữa người ảnh hưởng và ý định mua hàng của người tiêu dùng, tuy nhiên các kết quả
đưa ra dường như chưa thống nhất. Cụ thể, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng người
ảnh hưởng không có tác động đáng kể, trực tiếp nào tới ý định mua hàng của người
tiêu dùng.

Johansen và Guldvik (2017) đã tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị sử dụng
người ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu khảo sát 180
người trong độ tuổi từ 16-35 ở Na-uy, được thiết kế dựa trên lý thuyết “Hành động
hợp lý” (Theory of Reasoned Action) kết hợp với nội dung chiến lược tiếp thị và hành
vi người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp thị sử dụng người ảnh hưởng
có tác động tích cực đến thái độ hướng tới hành vi của người tiêu dùng và không có
ảnh hưởng trực tiếp tới "chuẩn mực chủ quan" (subjective norms) của họ. Tuy nhiên,
điều đáng ngạc nhiên là tiếp thị sử dụng người ảnh hưởng lại không tác động trực tiếp
đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng tiếp thị sử
dụng người nổi tiếng không phải là chiến lược marketing hiệu quả hơn so với quảng
cáo trực tuyến thông thường.

Năm 2019, Nurhandayani và cộng sự đã nghiên cứu về tác động của những
người ảnh hưởng trên mạng xã hội và hình ảnh thương hiệu đến ý định mua hàng
trong ngành công nghiệp làm đẹp tại thành phố Jakarta, Indonesia. Khác với niềm tin
rằng người ảnh hưởng trên mạng xã hội sẽ là trung gian, chất bôi trơn có tác động tích
cực tới hình ảnh thương hiệu thì kết quả nghiên cứu lại cho thấy việc sử dụng những
người ảnh hưởng trên mạng xã hội để tác động đến ý định mua hàng của người tiêu
dùng không có hiệu quả đáng kể. Nghĩa là hầu như không có mối quan hệ trực tiếp
nào giữa người ảnh hưởng và ý định mua hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng xác nhận
người ảnh hưởng có thể giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu
dùng, và tác động gián tiếp tới ý định mua hàng vì hình ảnh thương hiệu tốt ảnh
hưởng tích cực tới ý định mua hàng nhãn hàng đó.

Hermanda và cộng sự (2019) khi nghiên cứu về tác động của người ảnh hưởng
trên mạng xã hội đến hình ảnh thương hiệu, quan niệm của bản thân và ý định mua
hàng ở 219 người, hầu hết là phụ nữ trong tiêu dùng mỹ phẩm tại Indonesia cũng có
kết luận tương tự. Khảo sát cho thấy không có mối quan hệ đáng kể nào giữa những
người ảnh hưởng và quan niệm bản thân đến ý định mua hàng. Nhưng những người
ảnh hưởng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu mà qua đó tác động gián
tiếp, đáng kể tới ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu quốc tế khác lại đưa ra những kết luận ngược lại

Moe (2003) khẳng định rằng bất cứ khi nào người ảnh hưởng đề xuất một sản
phẩm phù hợp với nhu cầu, mục đích và sở thích của người tiêu dùng, thì ý định mua
sản phẩm đó của người tiêu dùng càng cao.

Tapinfluence và Nielsen (2016) đã lựa chọn 258 người ảnh hưởng hàng đầu ở
các lĩnh vực thể dục và thực phẩm, đồng thời theo dõi việc mua hàng hóa được gợi ý
trên các blog của họ đối với nhóm người tiêu dùng công khai (exposed consumers) so
với nhóm kiểm soát trong chiến dịch. Nghiên cứu cho rằng những người tiêu dùng đã
tiếp xúc với tiếp thị sử dụng người ảnh hưởng đã mua hàng nhiều hơn đáng kể trong
mỗi lần mua hàng sau khi tiếp xúc.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tuy không chỉ ra mối quan hệ tác động trực tiếp
giữa người ảnh hưởng với ý định mua hàng của người tiêu dùng, nhưng lại chứng
minh rằng một số đặc điểm của người ảnh hưởng có thể tác động tới ý định mua.

Năm 2017, Lisichkova và Othman khi thực hiện nghiên cứu định tính bằng việc
phỏng vấn nhóm tập trung với 12 người tiêu dùng đến từ các quốc gia khác nhau về
những đặc điểm mà người ảnh hưởng cần có và nên có và ảnh hưởng của chúng đến ý
định mua hàng của người tiêu dùng đã đưa ra những gợi ý giá trị. Những phát hiện
chính cho thấy tính xác thực, cùng với độ tin cậy, uy tín, tính hợp pháp, chuyên môn
và sự trung thực của những người ảnh hưởng là những đặc điểm chính có tác động đến
người tiêu dùng và ý định mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng
khẳng định chỉ những đặc điểm mà một người ảnh hưởng sở hữu là không đủ để có
tác động đáng kể và khiến người tiêu dùng mua một sản phẩm mà không cần suy nghĩ
hoặc đắn đo về nó. Nhưng những tính năng này được cho là một yếu tố có thể nâng
cao hoặc làm giảm ý định mua hàng, khi được kết hợp với các lực lượng khác hoặc
tùy thuộc vào môi trường và cài đặt. Các tác giả cũng cho rằng người ảnh hưởng rất
quan trọng và họ có thể tác động đến ý định mua hàng trực tuyến ở một mức độ nhất
định nhưng không ảnh hưởng lớn đến mức như hầu hết các thương hiệu và nhà tiếp thị
nghĩ hiện nay. Và đề xuất sẽ rất đáng để khám phá chỉ số ROI (Lợi tức đầu tư) cho
ngân sách quảng cáo, nơi các công ty đang hoạt động mạnh mẽ và trả tiền cho những
người ảnh hưởng để quảng cáo.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh một số các đặc điểm của người ảnh
hưởng có mối quan hệ tích cực đối với ý định mua hàng của người tiêu dùng. Mandy
Pick (2020) chỉ ra cảm nhận về độ đáng tin cậy của người ảnh hưởng (theo mô hình
credibility của Ohanian (1990), gồm sự thu hút, chuyên môn và đáng tin) là tiêu chí
quan trọng có tác động đáng kể đến ý định mua hàng của người tiêu dùng và thái độ
đối với quảng cáo và sản phẩm. Các đặc điểm về đáng tin cậy và sự thu hút cũng được
khẳng định là các tiêu chí quan trọng góp phần ảnh hưởng tới ý định mua sắm của
người tiêu dùng (Djafarova and Rushworth, 2017; Schouten et al., 2019).

Nhìn chung, các nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ giữa người ảnh hưởng và ý
định mua hàng khá phong phú, nhưng vẫn chưa đưa ra một kết quả thực sự rõ ràng,
còn nhiều điểm mâu thuẫn và cần được kiểm định lại.

Nghiên cứu trong nước

Đối với Việt Nam, người ảnh hưởng vẫn còn là một khái niệm tương đối mới
mẻ và các nghiên cứu tập trung tìm hiểu về mối quan hệ giữa người ảnh hưởng và ý
định mua hàng còn rất hạn chế.

Cuong Nguyen (2020) qua nghiên cứu khảo sát 552 người, đã xác định rằng
phương tiện truyền thông xã hội, thông điệp, sự hấp dẫn, lan truyền, uy tín, giải trí và
người ảnh hưởng là những yếu tố tích cực thúc đẩy nhận thức về thương hiệu trong
bối cảnh tiếp thị lan truyền. Và tác giả cũng gợi ý doanh nghiệp nên lựa chọn những
người có tầm ảnh hưởng phù hợp, có sức ảnh hưởng lớn và phù hợp với thương hiệu
và khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới để thu hút.

Thực tế, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động tới ý định mua
hàng, nhưng các nghiên cứu phân tích tác động của yếu tố người ảnh hưởng tới ý định
người tiêu dùng thì chưa được chú ý.

Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) khi nghiên về các tác nhân ảnh
hưởng tới ý định mua hàng của người tiêu dùng ở Việt Nam cũng chứng minh một số
yếu tố trên, nhưng chưa đề cập tới tác động của yếu tố người ảnh hưởng.

Năm 2019, Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về “Các
yếu tố thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm
may mặc xanh với trọng tâm là vai trò của các giá trị vật chất”. Khảo sát trên 245
người dưới 25 tuổi ở thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy cả ba tiền đề từ mô hình
TPB (Theory of planned behavior, gồm thái độ, các chuẩn mực chủ quan và kiểm soát
hành vi nhận thức) là những yếu tố đóng góp tích cực cho ý định mua hàng may mặc
xanh, trong đó các chỉ tiêu chủ quan được cho là yếu tố dự đoán có ảnh hưởng nhất
đến ý định mua hàng.

4. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa người ảnh hưởng, thái độ
và ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Nghiên cứu quốc tế

Năm 2016, Lee và Watkins với việc khảo sát 396 người Mỹ trưởng thành, sử
dụng PSI (tương tác xã hội) và lý thuyết so sánh xã hội, đã đề xuất mô hình với ba
nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự hấp dẫn thể chất, sự hấp dẫn xã hội
và attitude homophily (hiện tượng gắn bó do sự tương đồng về thái độ, tinh thần) của
vlogger với PSI; và PSI ảnh hưởng đến nhận thức về thương hiệu cao cấp (gồm
thương hiệu, giá trị thương hiệu và sự phù hợp với hình ảnh thương hiệu) và ý định
mua hàng thương hiệu cao cấp. Các đề xuất của mô hình đều được chứng minh có mối
quan hệ tích cực với nhau, và kết quả của các nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng ý kiến
và ý định mua của người của người tiêu dùng về các nhãn hàng xa xỉ bị tác động đáng
kể bởi những người ảnh hưởng, bao gồm các blogger.

Sheeraz và cộng sự (2016) đã nghiên cứu “ Vai trò trung gian của thái độ đối
với thương hiệu trong việc hiểu mối quan hệ giữa uy tín thương hiệu và ý định mua
hàng” trong lĩnh vực dịch vụ của Pakistan. Kết quả khảo sát 309 sinh viên đại học về
các nhà hàng thức ăn nhanh và dịch vụ vận chuyển ở Pakistan, đã chỉ ra rằng cả uy tín
thương hiệu và thái độ đối với thương hiệu đều tác động tích cực đến ý định mua
hàng. Thái độ đối với thương hiệu làm trung gian một phần mối quan hệ giữa uy tín
thương hiệu và ý định mua hàng.

Năm 2017, Lim và cộng sự đã tìm hiểu khái niệm về những người ảnh hưởng
trên mạng xã hội bằng cách xem xét ảnh hưởng của họ đến thái độ và ý định mua hàng
của người tiêu dùng, trong đó tập trung vào bốn đặc điểm của người ảnh hưởng: độ tin
cậy, độ hấp dẫn, sự phù hợp với sản phẩm và cách thức truyền tải phù hợp. Kết quả
khảo sát trên 200 người độ tuổi từ 20-30, sử dụng kỹ thuật PLS-SEM đã chỉ ra mối
quan hệ tích cực và đáng kể của các yếu tố: sự phù hợp với sản phẩm và cách truyền
tải ý nghĩa của người ảnh hưởng đến thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng.
Yếu tố độ hấp dẫn thể chất không có tác động trực tiếp đến ý định mua hàng nhưng lại
có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người tiêu dùng; còn mức độ uy tín lại được chỉ
ra là không có ảnh hưởng đáng kể nào đến cả thái độ và ý định mua hàng. Đặc biệt,
nghiên cứu cũng đã xác nhận vai trò trung gian đáng kể của thái độ người tiêu dùng
trong mối quan hệ giữa người ảnh hưởng (sự hấp dẫn, sự phù hợp với sản phẩm và
truyền tải ý nghĩa) với ý định mua hàng.

AlSaleh (2017) đã nghiên cứu tác động của mức độ hữu ích của các đề xuất của
blogger, lòng tin của người đọc blog đối với chúng và danh tiếng của các blogger đối
với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng bằng cách sử dụng mẫu 439 người
tiêu dùng Kuwaiti. Tác giả đã kết hợp lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) (Fishbein
và Ajzen, 1975) với mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989) để tìm hiểu các yếu
tố ảnh hưởng đến thái độ đối với các đề xuất của blogger của người tiêu dùng. Nghiên
cứu phát hiện ra rằng mức độ hữu ích, sự tự tin và danh tiếng của blogger có ảnh
hưởng đến thái độ và ý định mua hàng của người dùng.

Năm 2019, trong bài nghiên cứu “Bloggers Youtube và Instagram đã khuyến
khích sản phẩm đó, tại sao tôi nên mua? Mức độ uy tín và tương tác xã hội ảnh hưởng
đến ý định mua hàng thế nào”, Sokolova và Kefir đã lấy mẫu khảo sát 1209 người,
đều là khán giả của bốn người ảnh hưởng nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang và làm
đẹp ở Pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả mức độ uy tín và PSI (tương tác xã hội)
với các blogger đều ảnh hưởng đến ý định mua hàng của những người theo dõi, có
nghĩa là một người theo dõi phải trải qua cả quá trình cảm tính và nội bộ khi bị ảnh
hưởng để mua một sản phẩm. Trong đó, yếu tố giới tính được chứng minh có tác động
mạnh tới PSI, còn yếu tố hấp dẫn thể chất của người ảnh hưởng, khác với kết quả của
Lee và Watkins (2016) như trên, lại không có mối quan hệ hay ảnh hưởng nào với
PSI.

Ayush Jain và cộng sự (2019) khi nghiên cứu, xem xét tác động của những
người ảnh hưởng đến thái độ và ý định mua hàng của các cá nhân với các sản phẩm
được gợi ý đã khẳng định tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa nhận thức của người
tiêu dùng về người ảnh hưởng và quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên, kết quả
khảo sát của 194 người ở Ấn Độ cũng đồng thời tiết lộ rằng mức độ uy tín và các bài
đăng được tài trợ của người ảnh hưởng không có tác động đáng kể đến ý định mua
hàng của các cá nhân.

Năm 2020, Weismueller và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng của quảng cáo
Ad (Một thông báo trên trang web hoặc blog để khách truy cập biết rằng bạn đang làm
tiếp thị liên kết) và mức độ tin cậy của người ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên
mạng xã hội. Họ đã chỉ ra sự hấp dẫn, mức độ uy tín và tính chuyên môn của một
người ảnh hưởng trên mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng. Khi
người tiêu dùng nhận thấy những người ảnh hưởng trên mạng xã hội là uy tín, đáng tin
cậy, sản phẩm được đề xuất có khả năng có giá trị cao hơn đối với người tiêu dùng, và
điều này làm tăng ý định mua hàng.

Chetioui và cộng sự (2020) khi tìm hiểu về tác động của thái độ đối với người
ảnh hưởng đến thái độ với thương hiệu và ý định mua hàng của người tiêu dùng trong
lĩnh vực thời trang, đã sử dụng mô hình nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết về hành vi
có kế hoạch TPB (Ajzen's, 2011) và kết quả lý thuyết của các tài liệu trước. Qua phân
tích khảo sát 610 người trong độ tuổi 31-40 ở Morocco, thái độ đối với người ảnh
hưởng được chứng minh có tác động tích cực đến thái độ đối với thương hiệu và ý
định mua hàng của người tiêu dùng. Trong đó, mức độ uy tín, tính chuyên môn và sự
trung thực của người ảnh hưởng được khách hàng xem là các yếu tố quan trọng nhất
khi theo dõi một người ảnh hưởng. Và yếu tố mức độ uy tín được nhấn mạnh là yếu tố
tác động nhiều nhất tới thái độ và ý định mua hàng.

Có thể thấy các nghiên cứu quốc tế mới chỉ tập trung làm rõ tác động của các
yếu tố là đặc điểm của người ảnh hưởng đến ý định mua hàng hoặc đến thái độ của
người tiêu dùng một cách độc lập mà chưa xem xét rõ ràng mối quan hệ giữa ba biến
này (người ảnh hưởng, thái độ và ý định mua của người tiêu dùng, ví dụ Lim và cộng
sự (2017)). Mặt khác, cũng có thể thấy rằng kết quả các nghiên cứu có nhiều điểm
khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn khi xác định các đặc điểm của người ảnh hưởng đối
với ý định mua hàng, chẳng hạn như mức độ uy tín trong nghiên cứu của Ayush Jain
và cộng sự (2019) không có tác động đáng kể nào đến ý định mua hàng, trong khi đó
các nghiên cứu Weismueller (2020); Chetioui và cộng sự (2020) lại có kết luận ngược
lại. Do đó, việc nghiên cứu thêm về đề tài này là cần thiết.

Nghiên cứu trong nước

Năm 2015, Phạm Thị Minh Lý và Nguyễn Thúy Vy nghiên cứu về tác động của
việc sử dụng người nổi tiếng đến thái độ của người tiêu dùng. Bài nghiên cứu nhằm
đánh giá cảm nhận của người tiêu dùng về các yếu tố của người nổi tiếng đối với
quảng cáo và thương hiệu. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến
của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng mô hình của
Ohanian (1990) và kết hợp với các yếu tố khác để xây dựng thang đo phù hợp với thị
trường Việt Nam. Kết quả đã xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ quảng
cáo được sắp xếp theo mức độ quan trọng. Kết quả cũng xác nhận thái độ đối với
quảng cáo ảnh hưởng đến thái độ đối với thương hiệu.
Năm 2017, Nguyễn Quang Thu và Lưu Thị Kim Tuyến đã nghiên cứu vai trò
của yếu tố ảnh hưởng xã hội trong mối quan hệ với niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro
đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
này kiểm định vai trò trung gian của yếu tố ảnh hưởng xã hội trong mối quan hệ với
niềm tin, thái độ, nhận thức rủi ro đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu
dùng. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua 337 khách hàng đã từng mua hay có ý
định mua hàng trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh thông qua hình thức khảo sát bằng
bảng câu hỏi trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng xã hội tác động
tích cực đến niềm tin, thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Yếu tố niềm tin có tác
động mạnh đến thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Cảm nhận rủi ro không tác
động đến niềm tin, thái độ và ý định mua hàng trực tuyến. Yếu tố thái độ cũng có tác
động mạnh ý định mua hàng trực tuyến.

Thấy rằng, nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung nghiên cứu tác động của
người ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng, tác động của thái độ đến ý định
mua hàng, chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về tác động của cả 3 nhân tố.
Với các kết quả thu thập được từ các bài nghiên cứu thì tác động của các nhân tố
thuận chiều với nhau nhưng chỉ là mối quan hệ giữa hai nhân tố. Vì vậy, việc nghiên
cứu tác động của 3 nhân tố với nhau là điều cần thiết và có những kết quả được suy
rộng ra sau này.

Khoảng trống nghiên cứu


Những năm gần đây, các nghiên cứu về chủ đề người ảnh hưởng ngày càng
phong phú và được nhiều nhà khoa học, học giả và các doanh nghiệp đặc biệt quan
tâm. Trong đó đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét mối quan hệ của
người ảnh hưởng với người tiêu dùng, mà đáng chú ý nhất là với thái độ và ý định
mua hàng. Các nghiên cứu của Lim và cộng sự (2017), SanMigue (2018) đã chỉ ra
mối quan hệ tích cực giữa người ảnh hưởng và thái độ của người tiêu dùng; và thái độ
của người tiêu dùng cũng được chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng tới ý định mua hàng của họ (Vahid Hafezi và cộng sự, 2016; Kartawinata
và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa người ảnh hưởng
và ý định mua hàng lại có nhiều kết quả trái chiều. Trong khi các nghiên cứu Johansen
và Guldvik (2017), Nurhandayani và cộng sự (2019), khẳng định người ảnh hưởng
không có hoặc chỉ có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định mua hàng, thì các nghiên cứu
Moe (2003), Tapinfluence và Nielsen (2016) lại có kết luận ngược lại. Khi nhìn bao
quát hơn, chúng ta cũng thấy rằng phần nhiều các nghiên cứu này mới chỉ tập trung
làm rõ mối quan hệ giữa 2 trong 3 biến kể trên mà rất ít nghiên cứu tìm hiểu về mối
quan hệ giữa ba biến này. Ngoại trừ Lim và cộng sự (2017) đã xác nhận vai trò trung
gian đáng kể của thái độ người tiêu dùng trong mối quan hệ giữa người ảnh hưởng với
ý định mua hàng, thì hầu như vẫn chưa có nghiên cứu nào khác cả trong lẫn ngoài
nước về chủ đề này được thực hiện. Nhưng điều đáng lưu tâm ở đây là kết quả nghiên
cứu của Lim và cộng sự lại có nhiều khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn với các nghiên
cứu khác. Mặt khác, khi chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm của người ảnh hưởng tới
thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố
- sự truyền tải ý nghĩa và sự phù hợp với sản phẩm có tác động tích cực, giống với kết
quả của nhiều nghiên cứu trước đó SanMiguel và cộng sự (2018); Johan Grafström
(2018). Nhưng kết luận về mức độ uy tín lại mâu thuẫn với Mandy Pick (2020),
Lisichkova và Othman (2017) hay Reijonen (2019), và kết luận về sự hấp dẫn thể chất
cũng khác so với nghiên cứu của Nguyễn Hải Ninh và cộng sự (2019). Như vậy, cần
có thêm nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ của ba biến người ảnh hưởng, thái độ và ý
định của người tiêu dùng, cũng như để xác nhận lại kết quả của các yếu tố còn mâu
thuẫn ở trên.

Bên cạnh đó, vì khái niệm người ảnh hưởng còn khá mới ở Việt Nam, nên các
nghiên cứu trong nước về chủ đề này còn rất hạn chế, và hầu hết mới chỉ ở giai đoạn
đầu tìm hiểu. Dù có khá nhiều các nghiên cứu trong nước chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
tới thái độ như Nguyễn Quang Thu và Lưu Thị Kim Tuyến (2017); Nguyễn Hoàng Phi
và cộng sự (2012)... hay ý định mua hàng của người tiêu dùng như Nguyễn Thị Tuyết
Mai và cộng sự (2019), Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), Nguyễn Nam
Khánh Giao và cộng sự (2017)..., nhưng tác động của người ảnh hưởng hầu như chưa
được nghiên cứu và nhìn nhận như là một yếu tố quan trọng, dù cho nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sử dụng người ảnh hưởng trong chiến lược tiếp thị quảng
cáo của mình những năm gần đây. Một số nghiên cứu khác về người ảnh hưởng trong
mối quan hệ với người tiêu dùng thì phạm vi nghiên cứu lại khá hẹp, như nghiên cứu
của Huy và Phạm Quốc (2018) với trường hợp cụ thể của hãng Maybeline, hay quá
rộng khi đề cập tới lĩnh vực tiếp thị người ảnh hưởng (Nguyên và My, 2020). Nghiên
cứu của Nguyễn Hải Ninh và cộng sự, 2019) là một trong số ít các nghiên cứu ở Việt
Nam tìm hiểu tác động của người ảnh hưởng, nhưng cũng mới chỉ xem xét các nhân tố
tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với thương hiệu sử dụng người ảnh
hưởng trên mạng xã hội. Do đó, khoảng trống nghiên cứu về đề tài này của nhóm là
rất lớn.

Thêm vào đó, cũng có thể thấy rằng các nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ của
người ảnh hưởng và thái độ, và ý định của người tiêu dùng đa phần được tìm thấy ở
các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia có mức độ phát triển
kinh tế cao hơn và nền văn hóa tiêu dùng có nhiều khác biệt với Việt Nam. Một số
nghiên cứu khác dù được tìm thấy ở các nước châu Á, như Ấn Độ hay Indonesia, tuy
nền kinh tế không chênh lệch nhiều nhưng văn hóa, thái độ hay quan niệm của các
quốc gia này cũng chứa nhiều điểm khác biệt lớn, chính vì vậy mà kết quả nghiên cứu
có nhiều khả năng cũng không tương đồng. Hơn thế, phần lớn các nghiên cứu được
thực hiện là tìm hiểu về tác động của người ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang, mỹ
phẩm hoặc thực phẩm xanh (SanMiguel và cộng sự, 2018; Nurhandayani và cộng sự,
2019; Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự, 2019;...), còn lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng
trong những năm gần đây luôn được chú trọng đầu tư về tiếp thị quảng cáo lại ít được
quan tâm. Thêm vào đó, gen Z (độ tuổi từ 9-20), và đặc biệt là những bạn trẻ trong độ
tuổi 16-20, đang là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với công nghệ, mạng xã hội và
tương tác với nhau qua các nền tảng online. Họ cũng thường xuyên theo dõi và bị tác
động bởi những người ảnh hưởng, đồng thời đối tượng này cũng sẽ trở thành nhóm
đối tượng tiêu dùng lớn trong thời gian sắp tới theo nghiên cứu của Nielsen, bởi vậy
việc lựa chọn đối tượng này để nghiên cứu tác động của người ảnh hưởng đến đối thái
độ và ý định mua hàng là phù hợp.
Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa ba yếu tố:
người ảnh hưởng, thái độ và ý định mua của người tiêu dùng trong ngành hàng tiêu
dùng của gen Z Việt Nam là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ các lý do trên mà nhóm
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của Influencers đến ý định mua sắm ngành
hàng tiêu dùng nhanh ở Gen Z Việt Nam: Vai trò của thái độ người tiêu dùng.”, trong
đó thái độ người tiêu dùng là biến trung gian và nhóm cũng sẽ tập trung nghiên cứu ở
đối tượng gen Z trong độ tuổi từ 16-20. Nghiên cứu của nhóm sẽ là cơ sở để các nhà
nghiên cứu, học giả và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng
tiêu dùng có thể tham khảo. Qua đó, nhóm cũng sẽ đề xuất các gợi ý, lưu ý với doanh
nghiệp trong việc lựa chọn cũng như sử dụng người ảnh hưởng để tiếp thị quảng cáo
cho sản phẩm thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
REFERENCES:
1. Ajzen, I. (2011). The theory of planned behaviour: Reactions and reflections.
2. AlSaleh, D. (2017). Understanding the role of blogger recommendations on consumer purchasing
behavior. The Journal of Business Inquiry, 17(1), 23-40.
3. Ayush Jain , Hrishi Shah , Ishita Tiwari And Nimisha Modi. (2019). IMPACT OF
INFLUENCERS ON THE BUYING BEHAVIOUR AND ATTITUDE OF INDIVIDUALS.
4. Chetioui, Y., Benlafqih, H., & Lebdaoui, H. (2020). How fashion influencers contribute to
consumers' purchase intention. Journal of Fashion Marketing and Management: An
International Journal.
5. Davis, F. D. (1989). ―Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of
Information Technology. MIS Quarterly, 13(3): 319-40.
6. Djafarova, E. and Rushworth, C. (2017), “Exploring the credibility of online celebrities’
Instagram profiles in influencing the purchase decisions of young female users”, Computers in
Human Behavior, Vol. 68, pp. 1-7
7. Duffett, R. G. (2017). Influence of social media marketing communications on young consumers’
attitudes. Young Consumers.
8. Fishbein, M. a. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and
Research. Reading, MA: Addison-Wesley
9. Grafström, J., Jakobsson, L., & Wiede, P. (2018). The impact of influencer marketing on
consumers' attitudes.
10. Hai, N. N. Nghiên cứu tác động của marketing sử dụng người ảnh hưởng trên mạng xã hội tới
thái độ của người tiêu dùng đố…
11. Hafezi, V., Abdavi, F., & Pashaie, S. (2016). The analysis of the mediating role of customer
attitude on purchase intention of electronic tickets of football matches. Journal of Novel Applied
Sciences, 5(5), 188-194.
12. Hermanda, A., Sumarwan, U., & Tinaprillia, N. (2019). The effect of social media influencer on
brand image, self-concept, and purchase intention. Journal of Consumer Sciences, 4(2), 76-89.
13. Johansen, I. K., & Guldvik, C. S. (2017). Influencer marketing and purchase intentions: how does
influencer marketing affect purchase intentions? (Master's thesis).
14. Kartawinata, B. R., Maharani, D., Pradana, M., & Amani, H. M. (2020, August). The Role of
Customer Attitude in Mediating the Effect of Green Marketing Mix on Green Product Purchase
Intention in Love Beauty and Planet Products in Indonesia. In Proceedings of the International
Conference on Industrial Engineering and Operations Management (Vol. 1, pp. 3023-3033).
15. Lee, J. E., & Watkins, B. (2016). YouTube vloggers' influence on consumer luxury brand
perceptions and intentions. Journal of Business Research, 69(12), 5753-5760.
16. Lim, X. J., Radzol, A. M., Cheah, J., & Wong, M. W. (2017). The impact of social media
influencers on purchase intention and the mediation effect of customer attitude. Asian Journal of
Business Research, 7(2), 19-36.
17. Lisichkova, N., & Othman, Z. (2017). The impact of influencers on online purchase intent.
18. McCormick, K. (2016). Celebrity endorsements: Influence of a product-endorser match on
Millennials attitudes and purchase intentions. Journal of Retailing and Consumer Services, 32,
39-45
19. Moe, W.W. (2003). Buying, searching, or browsing: Differentiating between online shoppers
using instore navigational clickstream, Journal of Consumer Psychology, 13(1), 29-39
20. Nguyen, M. T. T., Nguyen, L. H., & Nguyen, H. V. (2019). Materialistic values and green apparel
purchase intention among young Vietnamese consumers. Young Consumers.
21. Nguyen, C., & Nguyen, D. (2020). A study of factors affecting brand awareness in the context of
viral marketing in Vietnam. International Journal of Advanced Science and Technology, 29(5),
5401-5411.
22. Nguyen Quang Thu, Luu Thi Kim Tuyen (2017). The role of social influencing factors in the
relationship with beliefs, attitudes, perceived risks to the online purchase intention of consumers
in Ho Chi Minh City.
23. Schouten, A.P., Janssen, L. and Verspaget, M. (2019), “Celebrity vs. influencer endorsements in
advertising: the role of identification, credibility, and product-endorser fit”, International
Journal of Advertising, Vol. 39 No. 2, pp. 1-24
24. Sheeraz, M., Khattak, A. K., Mahmood, S., & Iqbal, N. (2016). Mediation of attitude toward
brand on the relationship between service brand credibility and purchase intentions. Pakistan
Journal of Commerce and Social Sciences (PJCSS), 10(1), 149-163.
25. Pham Thi Minh Ly, Nguyen Thuy Vy (2015). Impact of celebrity usage on consumer attitudes.
26. PHAM, H. T., HOANG, K. T., NGUYEN, T. T., DO, P. H., & MAR, M. T. C. (2021). Sharing
Economy: Generation Z's Intention Toward Online Fashion Rental in Vietnam. The Journal of
Asian Finance, Economics and Business, 8(3), 997-1007.
27. Putro, H. B., & Haryanto, B. (2015). Factors affecting purchase intention of online shopping in
Zalora Indonesia. Journal of Economics, Management and Trade, 1-12.
28. Reijonen, V. (2019). The influence of YouTube influencer marketing on attitudes of generation Z.
29. Sokolova, K., & Kefi, H. (2020). Instagram and YouTube bloggers promote it, why should I buy?
How credibility and parasocial interaction influence purchase intentions. Journal of Retailing
and Consumer Services, 53.
30. Thắng, H. N. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định. VNU Journal of Science:
Economics and Business, 32(4).
31. Weismueller, J., Harrigan, P., Wang, S., & Soutar, G. N. (2020). Influencer endorsements: How
advertising disclosure and source credibility affect consumer purchase intention on social media.
Australasian Marketing Journal (AMJ), 28(4), 160-170.
32. WON, J., & Kim, B. Y. (2020). The effect of consumer motivations on purchase intention of online
fashion-sharing platform. The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 7(6),
197-207.

.MEMBERS TEAM 6:

➔ NGUYỄN THỊ THÙY LINH


➔ PHÙNG THỊ THANH NHÀN
➔ ĐẬU THỦY NHUNG
➔ HÀ KIỀU ANH
➔ TRỊNH THỊ TÚ

THANK YOU ^^

You might also like