Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ CÁC SẢN PHẨM SAU XI MĂNG

1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT XI MĂNG


Xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, hiện
chưa có sản phẩm thay thế. Với vai trò là nguyên liệu đầu vào chính cho các ngành kinh
tế lớn khác như bất động sản, xây dựng, đầu tư công, ngành xi măng được coi là ngành
công nghiệp trụ cột, góp phần công nghiệp hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa của một
quốc gia.
Ngành xi măng gồm tất cả các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, thương mại và xuất nhập khẩu xi măng nhằm mục tiêu Tiêu thụ nội địa và Xuất
khẩu.
Với mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại, Việt Nam đã
coi ngành sản xuất xi măng là ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, đáp ứng tối

đa nhu cầu về xi măng và tăng cường xuất khẩu.


Ngành xi măng thế giới
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng. Tổng công suất
thiết kế xi măng toàn cầu tính đến cuối năm 2016 ước đạt hơn 6 tỷ tấn
Sản lượng sản xuất xi măng toàn cầu tính đến năm 2017 ước đạt 4,2 tỷ tấn (theo
báo cáo của VIRAC) – tương đương 73,4% công suất thiết kế, tăng mạnh từ mức 1,38 tỷ
tấn năm 2002. Mức tăng trưởng xi măng thế giới năm 2016 là 2,44%, cao hơn so với mức
tăng trưởng 1,44% của năm 2015
Sản xuất xi măng tại khu vực Châu Á dẫn đầu toàn thế giới, chiếm khoảng 80,2%
sản lượng xi măng toàn cầu năm 2015
Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 58,6% sản lượng toàn cầu
Tổng quan về ngành xi măng Việt Nam
Thị trường
Theo loại hình doanh nghiệp: Thị trường xi măng phân chia cho 3 đối tượng, bao
gồm:
Khối Tổng Công ty Vicem (Hà Tiên 1, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Tam
Điệp) chiếm khoảng 35% thị phần – là nhóm có tổng công suất đạt 27% tổng công suất xi
măng Việt Nam.
Khối Liên doanh (SCCC (Thái Lan), Nghi Sơn (Nhật Bản), Chinfon (Indonesia),
Thăng Long (Indonesia), Luks (Hongkong)), chiếm khoảng 29% thị phần.
Khối các doanh nghiệp tư nhân (Xuân Thành, Công Thành, Vissaivà nhiều công ty
xi măng nhỏ khác tại địa phương) nắm giữ khoảng 35% thị phần.
Theo khu vực địa lý
Miền Nam: Hà Tiên 1 và SCCC là 2 nhà máy xi măng lớn nhất chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ phía Nam.
Miền Bắc và Miền Trung: có nhiều nhà máy xi măng lớn. Một số công ty tiêu biểu
như Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Bút Sơn, Nghi Sơn, Lusks và Chinfon.
Miền Trung: Bỉm Sơn, Lusks, Đồng Lâm, Xuân Thành, ... có nhiều nhà máy xi
măng lớn.
Những bất cập về sản xuất và tiêu thu:
Địa điểm xây dụng nhà máy xi măng : tập trung nhiều ở các mỏ đá vôi như
+ Miền Bắc: ( Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương... tầm 340 mỏ)
+ Miền Trung: ( Nghệ An, Quảng Bình, Huế)
+ Miền Nam: Kiên Giang, Long An
Sản xuất dư thừa tại Miền Bắc cung vượt cầu 10% trong khi đó miền Trung và
miền Nam lại thiếu hụt.
Chi phí vận chuyển cao, mặt khác việc vận chuyển xi măng ở Việt Nam từ trước
đến nay có ít sự lựa chọn đa số là đường bộ ít chú trọng vào đường sắt và đường biển.
Hiện do thiếu clinker và xi măng nên miền Nam buộc phải nhập khẩu hoặc vận
chuyển từ miền Bắc và miền Trung vào thông qua đương biển. Tuy nhiên, trạm nghiền ở
miền Nam chủ yếu là xây dựng dọc theo các con sông và các cảng biển nên hầu hết các
cảng ở miền Nam chỉ có thể tiếp nhận tàu 2.000-5.000 tấn mà không thể xử lý các tàu lớn
từ 20.000 tấn trở lên
Các loại sản phẩm của ngành:
Trên quan điểm người tiêu dùng cuối cùng, sản phẩm xi măng được chia thành ba
nhóm chủ yếu:
Xi măng thông dụng: (xi măng Portland (mác PC – không chưa phụ gia khoáng
như: PC30, PC40, PC50,...), xi măng Portland hỗn hợp (mác PCB – có trộn thêm
phụ gia khoáng như đá pudôlan, xỉ lò,…như: PCB30, PCB40,…)): là loại dùng
cho công nghiệp xây dựng dân dụng, chiếm phần lớn sản phẩm của ngành và được
sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
Xi măng đặc biệt: (xi măng bền sunfat, xi măng Porland trắng, xi măng Porland ít
tỏa nhiệt): là loại xi măng chuyên dụng được thiết kế để cải thiện tính chất bê tông, sử
dụng trong các công trình bê tông xây dựng tại những nơi có môi trường khắc nghiệt như
ngoài bờ biển hoặc các môi trường nhiễm mặn, ví dụ như cầu tàu, bến du thuyền, tường
chắn biển, đập nước… Loại xi măng này giúp giảm thiểu sự ăn mòn và phá hủy kết cấu
thép.
Bán thành phẩm: (Clinker, xi măng Portland thương phẩm): là sản phẩm thu
được sau khi nung hỗn hợp nguyên liệu đá vôi – đất sét và một số phụ gia có thành phần
cần thiết đến kết khối để tạo thành các khoáng chủ yếu gồm canxi silicat độ bền cao,
canxi alumiat và canxi alumoferit.
Các vật liệu xi măng thường dùng
Từ xi măng, trong xây dựng đã hình thành nên các vật liệu xi măng thường dùng
như sau:
Hồ xi măng: Hỗn hợp của xi măng và nước. Hồ xi măng ít có ứng dụng thực tiễn,
chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu vật liệu xi măng do chiếm tỷ lệ phần trăm
lớn và chi phối nhiều tính chất cơ lý của loại vật liệu này.
Vữa xi măng: Hỗn hợp của xi măng, cát và nước. Nói một cách khác, vữa là vật
liệu nhận được khi cho thêm cát vào công thức của hồ xi măng.
Bê tông: Hỗn hợp của xi măng, cát, sỏi và nước hoặc tùy trường hợp cụ thể có thể
có thêm chất phụ gia hoặc các chất thêm khác
2. CHUỖI SẢN XUẤT NGÀNH XI MĂNG
2.1. Yếu tố đầu vào
 Nguyên nhiên liệu:
Để sản xuất 1 tấn xi măng cần: 1.1 tán đá vôi, 0.12 tấn than, 0.03 tấn thạch cao
và 100kWh điện.
Chi phí sản xuất: Than đá ( 30%), đá vôi và đất sét ( 12%), phụ gia ( 5%)...
Than sử dụng phổ biến trong ngành xi măng hiện nay là than có nhiệt lượng từ
6000-7000 kcal/kg.
Phụ gia thay thế: Xỉ lò cao, tro bay.

You might also like