Sang Chấn Tâm Lý Và Những Điều Học Được

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SANG CHẤN TÂM LÝ VÀ NHỮNG ĐIỀU HỌC ĐƯỢC

Sang chấn khác với mất mát hay bị tổn thương thông thường. Mất mát và tổn thương đó là điều tồi tệ
đã xảy ra với bản thân, sang chấn không dừng lại ở đó nó là khó khăn trong việc xử lý khi điều tồi tệ xảy
ra với mình. Và cấp độ cao nhất của một sang chấn đó là PTSD, khi đó sang chấn làm gãy vỡ các cấu trúc
tâm thần hiện có khiến cho bộ máy tâm thần, thể chất của chúng ta xảy ra vấn đề.

Theo định nghĩa của DSM V, Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) một rối loạn tâm thần
có thể phát triển sau khi một người tiếp xúc với một sự kiện đau buồn nghiêm trọng, chẳng hạn như tấn
công tình dục, chiến tranh, va chạm giao thông, lạm dụng trẻ em hoặc các mối đe dọa khác đối với cuộc
sống.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

 suy nghĩ, cảm xúc nặng nề hoặc giấc mơ rối loạn liên quan đến các sự kiện ra sang chấn
 đau khổ về tinh thần hoặc thể chất trước các dấu hiệu liên quan đến chấn thương
 cố gắng tránh các tín hiệu liên quan đến chấn thương,
 thay đổi cách một người suy nghĩ, cảm nhận và gia tăng phản ứng chiến, biến hay tê liệt.

Việc một người đơn giản chỉ nhớ lại sang chấn cũng sẽ dẫn đến phản ứng chiến, biến hay tê liệt khiến
cuộc sống của một người gặp những vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên sang chấn cũng giống như mất mát và việc bị tổn thương, chúng ta hoàn toàn có thể hồi phục
lại và xử lý các vấn đề sau khi một sự việc đau buồn nghiêm trọng xảy đến đối với mình. Trước khi đến
với giải pháp cho sang chấn ta nên biến rằng, mất mát và tổn tương có thể được vượt qua không mấy
khó khăn đó là nhờ:

 Dễ dàng hơn nói về những sự kiện gây mất mát hay tổn thương mình
 Chất lượng hỗ trợ xã hội tốt (kết quả của việc chúng ta kể về câu chuyện mất mát / tổn thương
cho người khác nghe và được họ thấu hiểu, cảm thông)
 Tổn thất bình thường và nằm trong dự kiến, đôi khi là không có gì bất ngờ (ví dụ quy luật sinh
lão bệnh tử)
 Phẩm giá đứng đắn, trang nghiêm (dignity) ta nhận được sau trong và sau sự mất mát - ở đây
chúng ta những nói về “sự đứng đắn, trang nghiêm” như là 1 phẩm chất đối lập với sự hổ thẹn,
nhục nhã.
 Phù hợp với hiểu biết trước đến nay của cá nhân về thế giới – hợp với thế giới quan của “tôi”

Dựa vào đó, cùng với những nghiên cứu về cách thức trị liệu sang chấn, chúng ta có 9 yếu tố chung trong
giải pháp hồi phục đối với sang chấn:

1. Phát triển thành một câu chuyện có trình tự: Sự chuyển đổi từ một ký ức mơ hồ với nhiều suy
nghĩ và cảm nhận lộn xộn sang hình thức có tổ chức hơn (Ahlers, Hackman, & Michael, 2004).
Keim – một chuyên gia trong lĩnh vực trị liệu sang chấn - mô tả quá trình này là sự chuyển đổi từ
một ký ức lộn xộn, không có cấu trúc sang một CÂU CHUYỆN CÓ TRÌNH TỰ với mở đầu, diễn
biến và kết thúc (Keim, 2013).
2. Xử lý sang chấn ở cấp độ liên cá nhân: Xử lý sang chấn thành công đặc trưng bởi nhận thức của
một người rằng phát triển sự hỗ trợ xã hội là cần thiết cùng với sau đó những cá nhân gặp sang
chấn nhận được những sự hỗ trợ này (Robinaugh, Marques, Traeger, Marksa, & Sung, 2011). Có
thể nói một trong những phần quan trọng nhất của tiến trình xử lý sang chấn đó chính là chiều
kích xã hội này. Việc kết nối và xử lý thường dùng nhất đó là trò chuyện nhưng đôi khi chỉ đơn
giản là có thể cùng người đó trải qua những phản ứng đau khổ mà hậu sang chấn xảy ra. Thâm
chí việc xử lý sang chấn này có thể cần đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần kể lại một câu
chuyện sang chấn trong vòng tròn trợ giúp xã hội – những nhóm trị liệu, cộng đồng những
người cùng trải qua sang chấn, gia đình hay đơn giản chỉ là những người bạn tốt.

Tuy nhiên việc chỉ kết nối những câu chuyện là chưa đủ, chúng ta còn cần thêm 2 yếu tố quan
trọng sau (3,4,5) để hỗ trợ yếu tố này
3. Kiểm soát nhận thức: Điều này đặc trưng bởi sự chuyển đổi từ một kí ức luôn kéo cá nhân quay
lại cách suy nghĩ của nạn nhân (bị động) sang khả năng quay lại kí ức trong khi vẫn duy trì quan
điểm hiện tại (chủ động). (Zimbardo, 2012)
4. Kiểm soát cảm xúc: Đó là sự chuyển đổi từ không có khả năng kiểm soát cường độ của một số
cảm xúc nhất định gắn với một kí ức sang khả năng điều chỉnh (chọn lọc) cảm xúc và cường độ
cảm xúc do kí ức tạo nên. (Jaycox, Zoellner, & Foa, 2002).
5. Kiểm soát giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh: Điều này mô tả sự chuyển đổi từ đáp ứng
thần kinh với căng thẳng (ở mức độ mạnh hơn, được gọi là phản ứng “chiến/biến/tê liệt) sang
phản ứng thực thể được điều tiết tốt hơn và không làm tổn hại tới quá trình xử lý sang chấn ở
cấp độ cá nhân và liên cá nhân.(Keim, 2013; DassBrailsford, 2007; Barrett, 2012) Các phản ứng
thần kinh với sang chấn, nếu không kiểm soát được, có thể làm suy yếu những bộ phận của não
bộ mà vốn cần thiết cho việc xử lý sang chấn. Một người vốn dĩ có thể tự xử lý sang chấn nay
phải loay hoay với việc dùng năng lượng cho các phản ứng đối phó với căng thẳng chiến/biến/tê
liệt.

5 yếu tố đầu là những yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho tiến trình phục hồi sang chấn, có thể nói khi
1 cá nhân có 5 yếu tố cơ bản trên thì cá nhân ấy có thể đối phó và làm giảm đi những vấn đề của
mình. Thế nhưng theo các Keim tiến trình hồi phục xử lý sang chấn để đạt được thành công thì
cần có những yếu tố sau:

6. Cảm nhận mối liên hệ với thực thể: Những cảm xúc mạnh có khả năng làm chúng ta cảm thấy rời
xa cơ thể mình. Một tiến trình hồi phục sang chấn thành công đặc trưng bởi sự tái kết nối và có
lại được sự thoải mái với cách thức cơ thể đáp ứng với căng thẳng. Ngoài vai trò quan trọng của
cơ thể trong xử lý các cảm xúc, sang chấn có thể liên quan đến một vấn đề cụ thể mà trong đó
cơ thể của một người có thể khơi dậy những ký ức gây sang chấn. Vì tránh né việc khơi gợi
những ký ức do sang chấn gây ra có thể tạo ra sự mất liên hệ giữa cơ thể và toàn bộ tâm trí của
một người. Khi sự mất liên hệ này diễn ra, việc tái thiết liên hệ giữa hai điều này là một phần
quan trọng của quá trình hồi phục sang chấn thành công (Rothchild, 2000).
7. Từ lẩn tránh đến tin tưởng tìm về: Lẩn tránh là 1 trong những đặc điểm được xác định của sang
chấn nghiêm trọng PTSD. Khi xử lý sang chấn một cách lành mạnh, con người chuyển từ sự sợ
hãi rằng ký ức sang chấn sẽ tiếp tục bị gợi lại (đồng thời lẩn tránh cả hoàn cảnh có thể là gây ra
việc gợi lại ký tương tự) sang sự tự tin tìm về, khả năng quyết định khi nào quay lại và khi nào
không quay lại ký ức gây sang chấn, sự tự tin rằng một người có thể kiểm soát trải nghiệm cảm
xúc của mình trong lần quay về hay không quay về này.
8. Vượt qua bất đồng nhận thức/ triết lý: Chúng ta nhớ tới bài viết trước: nếu như trải qua sự mất
mát hay tổn thương là một điều dễ hiểu và đôi khi là chân ngôn của cuộc sống (Ai cũng trải qua
sinh lão bệnh tử) thì ở những sự kiện trong sang chấn nó phá tan mọi thứ ta từng nhận định (Ví
dụ: chúng ta đều nghĩ rằng những chúng ta là những người tốt, làm việc tốt và sẽ gặp may mắn,
bình an trong cuộc sống như câu “Ở hiền gặp lành” và đột ngột ta gặp một tai nạn nghiêm trọng
cướp đi toàn bộ những thứ quý giá đối với ta trong đời như gia đình, sức khỏe, bạn bè). Vậy thì
việc hồi phục sang chấn miêu tả sự thay đổi từ nhận thức rằng trải nghiệm sang chấn là một trải
nghiệm khủng khiếp phá rối toàn bộ hiểu biết về cuộc sống của một người sang cách suy nghĩ
cho phép cùng tồn tại của sự kiện gây sang chấn và suy nghĩ về cuộc sống hiện tại của một người
(Jaycox, Zoellner, & Foa, 2002).
9. Xử lý việc đổ lỗi hay cảm giác tội lỗi: Sang chấn dường như thường xuyên gợi lên cảm giác tội lỗi
hay quy trách nhiệm, và xử lý những điều này là 1 đặc điểm của hồi phục sang chấn (Kubany,
1998). Ví dụ, một người có thể trải nghiệm và cảm thấy “Tội lỗi của người sống sót” thay vì thực
tế là, ở một mức độ nhận thức, người này không hề có lỗi gì trong việc bản thân đã cố gắng tồn
tại. Hình thức quy trách nhiệm hay tội lỗi này thường là trọng tâm của cuộc trò chuyện trong
những hỗ trợ xã hội và có thể nói là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công với đối với việc phục
hồi sau sang chấn.

Lời kết: Sang chấn không phải là “sự kiện tồi tệ đã xảy ra”, nó là sự “khó khăn trong tiến trình xử lý
những sự kiện đó”. Quá trình xử lý chấn thương lành mạnh đó là chúng ta có thể tổ chức sắp xếp bộ nhớ
của mình về những gì đã trải qua, sau đó "tiêu hóa" chúng, hồi phục những bộ phận bị tổn thương do
sang chấn và tiếp tục hành trình cuộc sống đang bị đứt gãy và dừng lại vì sang chấn.

Cuối cùng vô cùng biết ơn thầy James Keim về những chia sẻ quý báu và những chuyên gia tâm lý của
Passion đã hỗ trợ hết mình để tôi có thể hoàn thành bài viết

DMN

Tham khảo:

American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (ấn bản
5). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. tr. 271–80

James Keim, (2021),Tài liệu hội thảo công tác xã hội về chuyên đề Trị liệu sang chấn chung: Cách tiếp cận
và các yếu tố

QUAN ĐIỂM, CHỈNH SỬA: AE TỰ BỔ SUNG NHÉ!

You might also like