K47 - Bai Giang C1 - Chat Va Tach Chat

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 1: CHẤT VÀ TÁCH CHẤT

Phần 1: CHẤT

SV tự đọc tài liệu tham khảo và tìm thông tin trên mạng internet trả lời những câu hỏi sau:
1. Chất là gì? Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Hỗn hợp là gì?
2. Phân biệt đơn chất và hợp chất? Chất nguyên chất và hỗn hợp?
3. Chất có những tính chất nào?
- Tính chất vật lý của chất được thể hiện qua những tính chất gì?
- Tính chất hóa học của chất được thể hiện qua những tính chất gì?
4. Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
1. Khái niệm về chất
1.1. Chất có ở đâu?
Xung quanh chúng ta có những vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông,
suối,... Nhà ở, quần áo, sách vở, đồ dùng, phương tiện,... là những vật thể nhân tạo. Các vật
thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau. Ví dụ không khí có các chất: khí oxygen, khí
nitrogen, hơi nước, ...; trong nước biển có muối ăn (sodium chloride, NaCl); đá vôi có thành
phần chính là calcium carbonate (CaCO3). Còn các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu.
Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Ví dụ: aluminium, copper,... là chất; gỗ
gồm có cellulose là thành phần chính; thép, gang có sắt là thành phần chính và một số chất
khác;...
Vậy chất có ở đâu? Ngày nay, khoa học đã biết hàng chục triệu chất khác nhau. Có
những chất có sẵn trong tự nhiên như những chất do con người tạo ra, điều chế được, ví dụ:
chất dẻo, thuốc nổ, cao su, dược phẩm. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có
chất.

Hình 1.1. Các vật thể xung quanh cuộc sống

1.2. Đơn chất, hợp chất


1.2.1.Đơn chất
Đơn chất là chất được cấu tạo từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: Khí hydrogen, sulfur,
..., các kim loại sodium, aluminium,... được tạo nên từ một nguyên tố hóa học tương ứng là
H, S, ..., Na, Al, Ca,...
Thường tên gọi của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số rất ít trường
hợp. Một số nguyên tố có thể tạo nên 2,3,... dạng đơn chất. Người ta gọi đó là các dạng thù
hình của nguyên tố đó, ví dụ nguyên tố carbon có 3 dạng thù hình: than chì, kim cương,
carbon vô định hình; nguyên tố oxygen có 2 dạng thù hình: oxygen (O2), ozone (O3).
Đơn chất chia làm 2 loại chính là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Các kim

1
loại như copper, aluminium, iron,... đều có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt và dẻo. Đó là những
tính chất vật lý chung của các đơn chất kim loại. Còn những đơn chất khác như carbon,
phosphous, nitrogen,... không có những tính trên (ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ...), (trừ
than chì có tính dẫn điện, ...), chúng được gọi là đơn chất phi kim.
Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trình tự xác
định là:
- Mạng tinh thể lập phương tâm khối như các kim loại kiềm, Ba, V, Cr, Fe,...
- Mạng tinh thể lập phương tâm diện như các kim loại Ni, Cu, Ag, Au, Al,...
- Mạng tinh thể lục phương như các kim loại Be, Mg, Zn...

a) b) c)
Hình 1.2. Mạng tinh thể kim loại: a) lập phương tâm khối;
b) lập phương tâm diện; c) lục phương

Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định
và thường là 2 (thí dụ O2, N2, Cl2, ...).
Á kim gồm những nguyên tố hóa học B, Si, Ge, As, Sb, Te, Po. Những nguyên tố này
nằm giữa kim loại và phi kim trong bảng tuần hoàn hóa học. Phụ thuộc vào điều kiện môi
trường, chúng có thể có các tính chất của kim loại như dẫn điện hay phi kim như cách điện.
Ở điều kiện bình thường, á kim có dạng rắn.
Khí hiếm là những nguyên tố thuộc nhóm VIIIA của bảng tuần hoàn gồm helium
(He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe), radon (Rn). Khí hiếm là những
nguyên tố không hoạt động hóa học, nghĩa là trơ và chúng được gọi là khí trơ hay khí quí.
Các khí hiếm có các lực tương tác nội nguyên tử cực kỳ yếu, kết quả là chúng có nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi rất thấp. Điều này giải thích tại sao tất cả chúng đều ở dạng khí
trong các điều kiện bình thường, thậm chí ngay cả các nguyên tố có nguyên tử lượng lớn
hơn so với nhiều chất rắn thông thường khác. Mặc dù các khí hiếm nói chung là không hoạt
động hóa học, nhưng trong một số điều kiện cụ thể thì chúng vẫn tạo ra các hợp chất.
1.2.2. Hợp chất
Hợp chất là chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: dung dịch
sulfuric acid H2SO4 tạo nên từ 3 nguyên tố là H, O, S.
Hợp chất chia làm 2 loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Hợp chất vô cơ là
những hợp chất hóa học không có nguyên tử carbon, ngoại trừ CO, CO2, acid H2CO3 và các
muối carbonate, hydrocarbonate... Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2,
muối: carbonate, cyanide, ...). Hợp chất hữu cơ có ở hầu hết lương thực, thực phẩm, đồ
dùng, ngay cả trong cơ thể con người và động thực vật. Các hợp chất vô cơ thường được
xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường
liên quan đến các quá trình sinh học.

2
Bảng 1.1. So sánh đơn chất và hợp chất
Đơn chất Hợp chất
1. Định nghĩa
- Là chất được cấu tạo từ một nguyên tố hóa - Là chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa
học. học trở lên.
2. Phân loại
- Chia thành 2 loại: - Chia thành 2 loại:
+ Đơn chất kim loại + Hợp chất vô cơ
Ví dụ: iron (Fe), aluminium (Al), gold Ví dụ: đá vôi (calcium carbonate, CaCO3),
(Au), copper (Cu),... muối ăn (sodium chloride, NaCl), sodium
+ Đơn chất phi kim hydroxide (NaOH),…
Ví dụ: carbon (C), sulfur (S), nitrogen + Hợp chất hữu cơ
(N2),... Ví dụ: tinh bột ((C6H10O5)n),
đường glucose (C6H12O6),
glycine (NH2CH2COOH),...
3. Đặc điểm cấu tạo
- Đơn chất kim loại: Các nguyên tử sắp xếp - Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết
khít nhau theo một trật tự xác định. với nhau theo một tỷ lệ và thứ tự nhất định.
- Đơn chất phi kim: Các nguyên tử thường
liên kết với nhau theo một số nhất định và
thường là 2.
1.3. Chất nguyên chất và hỗn hợp
Chất nguyên chất là những chất không có lẫn chất nào khác, có tính chất nhất định,
không thay đổi. Ví dụ: Nước cất là chất nguyên chất, có nhiệt độ nóng chảy là 0oC, nhiệt độ
sôi là 100oC, khối lượng riêng là 1 g/ml ở 4oC.
Hỗn hợp là hệ vật chất tạo bởi hai hay nhiều chất khác nhau, trộn vào nhau nhưng
không có phản ứng hóa học xảy ra, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được tính chất của mình.
Hỗn hợp đó có thể gồm các đơn chất (ví dụ hỗn hợp bột đồng - nhôm); có thể gồm các hợp
chất (ví dụ hỗn hợp đường - muối), có thể gồm đơn chất - hợp chất (ví dụ pin điện hóa có
kim loại Zn, Cu - dung dịch H2SO4 loãng).
Hỗn hợp được chia thành 2 loại:
- Hỗn hợp đồng thể: có thành phần hoàn toàn đồng nhất trong toàn bộ, ví dụ nước
muối là hỗn hợp của muối tan trong nước, không khí là hỗn hợp đồng thể chứa các khí
nitrogen, oxygen,...
- Hỗn hợp dị thể: không có thành phần đồng nhất trong vật thể, ví dụ đất, đá. Khi hỗn
hợp gồm cả chất rắn, chất lỏng thì mỗi phần rắn hoặc lỏng được gọi là pha. Khi hai chất
lỏng không trộn lẫn nhau, ví dụ: hỗn hợp dầu hỏa và nước thì ta có pha hữu cơ, pha nước.
2. Tính chất của chất
Trong vật lý và hóa học, tính chất là các đặc tính, đặc điểm riêng của chất. Mỗi chất
có những tính chất nhất định.
2.1. Tính chất vật lý
Trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan hay không tan trong
nước (hay trong một số dung môi khác), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,
tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, độ cứng, độ nhớt, nhiệt dung riêng... là những tính chất vật lý

3
của chất.
Thực tế, mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử (như đơn chất
kim loại) hay những phân tử (như các hợp chất). Tùy điều kiện về nhiệt độ và áp suất,
thường một số chất có thể tồn tại ở ba trạng thái (hay thể): rắn, lỏng, khí (hay hơi). Khi chất
ở trạng thái rắn, các hạt (nguyên tử hay phân tử) sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ, ở
trạng thái lỏng các chất ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau, còn ở trạng thái khí
(hay hơi) các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh, về nhiều phía hơn (hỗn độn). Ví dụ:
Nước ở nhiệt độ ≤ 0oC sẽ tồn tại thể rắn và có hình dạng nhất định, người ta gọi là nước đá.
Ở nhiệt độ thường, nước tồn tại ở thể lỏng và có chuyển một phần nhỏ thành thể khí. Khi ở
nhiệt độ cao, nước sẽ ở thể hơi, người ta gọi là hơi nước.
Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt
độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó
chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Ngược lại của quá trình trên ta gọi là nhiệt độ đông đặc
hay điểm đông đặc. Ví dụ: Naphthalene - băng phiến (C10H8), có nhiệt độ nóng chảy là
80,2oC, khi đó băng phiến chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
Nhiệt độ sôi hay điểm bay hơi/điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi
của chất lỏng bằng với áp suất khí quyển trên bề mặt chất lỏng. Khi đạt tới ngưỡng đó thì
chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí. Ngược lại của sự thay đổi trên ta gọi nhiệt độ ngưng
tụ hay điểm ngưng tụ. Ví dụ: Ethanol (C2H5OH) có nhiệt độ sôi là 78,4oC lúc đó từ thể lỏng
sẽ chuyển sang thể khí.
Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt thường có ở các nguyên tố kim loại. Kim loại có tính
dẫn điện được là do khi được nối với nguồn điện, các electron tự do chuyển động hỗn loạn
tạo thành dòng trong kim loại. Khi tăng nhiệt độ, sự dao động của các cation kim loại tăng
lên, làm cản trở sự chuyển động của các electron tự do trong kim loại cho nên tính dẫn điện
giảm. Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau chủ yếu là do mật độ electron tự do
của chúng không giống nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Au, Al.
Kim loại có khả năng dẫn nhiệt được là do những electron tự do ở vùng nhiệt độ cao
có động năng lớn hơn, chúng chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp hơn của kim loại và
truyền năng lượng cho các ion dương ở đây. Những kim loại dẫn điện được thì dẫn nhiệt
tốt. Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Các kim loại dẫn nhiệt tốt
Ag, Cu, Al, Zn, Fe.
Ví dụ về tính chất vật lý của các chất:
- Copper (Cu) là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và dát mỏng. Copper có độ dẫn
điện và dẫn nhiệt rất cao (chỉ kém bạc), độ dẫn điện của copper giảm nhanh nếu có lẫn tạp
chất. Khối lượng riêng của copper là 8,98 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 1083oC. Copper tinh
khiết tương đối mềm.
- Acetic acid (CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua và tan vô hạn trong
nước, khối lượng riêng 1,049 g/ml. Acetic acid có nhiệt độ nóng chảy là 16,5oC, nhiệt độ
sôi là 118,2oC, tan tốt trong cellulose và cellulose nitrate. Acetic acid có độ nhớt là 1,22
mPa ở 25oC, độ acid là 4,76 ở 25oC.
2.2. Tính chất hóa học
Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ khả năng bị phân hủy, khả năng oxy hóa,
khả năng kết hợp với chất khác là những tính chất hóa học của chất. Quá trình biến đổi chất
hóa học này thành chất hóa học khác được gọi là phản ứng hóa học.

4
Các phản ứng hóa học xảy ra khi:
- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau (bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng hóa học
xảy ra càng dễ). Ví dụ: Ở dạng bột, iron và sulfur sẽ phản ứng dễ dàng hơn.
- Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định (có những phản ứng hóa học cần đun nóng
đến một nhiệt độ nào đó, cũng có những phản ứng hóa học không cần đun nóng). Ví dụ:
Florine tác dụng với hydrogen trong bóng tối nhiệt độ thấp, trong khi đó bromine tác dụng
với hydrogen ở nhiệt độ cao.
- Có chất xúc tác (chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên sau phản
ứng hóa học). Ví dụ: Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có xúc tác là men giấm.
CH3 -CH2 -OH + O2  ⎯⎯⎯⎯ men giÊm
→ CH3 -COOH + H2O
Ví dụ về tính chất hóa học của các chất:
- Ví dụ 1: Aluminium (Al) tác dụng với oxygen. Trong phản ứng thì aluminium thể
hiện tính khử và oxygen thể hiện tính oxy hóa. Aluminium chỉ phản ứng với oxygen trên bề
mặt (vì tạo ra lớp màng oxide trên bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản
ứng tiếp).
2Al + 3O2 ⎯⎯ → Al2O3
Bột aluminium cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxide bao phủ trên bề mặt Al (bằng
cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng aluminium bột nung nóng).
- Ví dụ 2: Calcium carbonate bị phân hủy ở nhiệt độ cao, giải phóng carbon dioxide
và calcium oxide, thường được gọi là vôi sống.
CaCO3 ⎯⎯ → CO2 + CaO
o
t

Calcium carbonate sẽ phản ứng với nước có hòa tan carbon dioxide để tạo thành
calcium bicarbonate tan trong nước.
CaCO3  + CO2  + H 2 O → Ca ( HCO3 )2
2.3. Cách để biết tính chất của chất
a. Quan sát
Quan sát kỹ một chất ta có thể nhận ra một số tính chất bề ngoài của nó. Ta có thể
nhận ra màu sắc, trạng thái của chất đó trong tự nhiên.
Ví dụ: - Sulfur ở nhiệt độ thường có màu vàng, dạng bột.
- Aluminium màu trắng bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng oxide hóa tạo thành
rất nhanh khi để ngoài không khí.
b. Dùng dụng cụ đo
Muốn biết được một chất nóng chảy hay sôi ở nhiệt độ nào, có khối lượng riêng bằng
bao nhiêu phải dùng dụng cụ đo.
Ví dụ: - Nhiệt kế để xác định nhiệt độ sôi.
- Cân điện tử, cân kỹ thuật để xác định khối lượng của chất rắn.

5
a) b)
Hình 1.3. Hình ảnh một số dụng cụ đo
c. Làm thí nghiệm
Những tính chất như có tan trong nước, có dẫn điện và dẫn nhiệt, tính chất hóa học
thì đều phải làm thí nghiệm mới biết được.
Ví dụ: - Khả năng dẫn điện của muối ăn, nước cất và nước muối.
https://www.youtube.com/watch?v=1rdlCR34sSY

Hình 1.4. Thí nghiệm về khả năng dẫn điện


- Thí nghiệm về tính chất hóa học của chlorine khi tác dụng với copper.
https://www.youtube.com/watch?v=ZkVu32_UqE4

Hình 1.5. Thí nghiệm về chlorine tác dụng với copper

Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết ?
A. Nước suối. B. Nước cất. C. Nước khoáng. D. Nước từ nhà máy.
Câu 2: Cho những hiện tượng:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do phosphine (PH3) cháy trong không
khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch acid đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2, ...) gây ra ô nhiễm

6
không khí rất nghiêm trọng.
Những hiện tượng vật lý là:
A. 1, 2 B. 4, 5 C. 2, 4 D. Chỉ có 2.
Câu 3: Nước sông thuộc loại:
A. Đơn chất B. Hợp chất C. Hỗn hợp D. Chất tinh khiết.
Câu 4: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong các câu sau:
A. Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.
B. Than chì là chất dùng để làm lõi bút chì.
C. Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
D. Áo may bằng sợi bông (95 – 98% là cellulose) mặc thoáng mát hơn may bằng
nilon (một thứ tơ tổng hợp).
E. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su,...
Câu 5: Các câu nói sau đây đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng:
a) Nước mía nguyên chất.
b) Trong chất copper sulfate có đơn chất copper và phân tử gốc acid.
c) Oxide base kết hợp với acid tạo thành muối và nước.
d) Hỗn hợp gồm nhiều nguyên tử khác loại.
Câu 6: Cho các chất sau: phosphoric acid, carbonic acid, kim cương, ozone, kim loại bạc,
khí carbon dioxide, sulfuric acid, than chì, vàng, khí acetylene. Chất nào là đơn chất, chất
nào là hợp chất? Nếu là hợp chất thì tạo nên từ các nguyên tố nào?
Câu 7: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kỹ thuật,
người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC,
oxygen lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxygen và khí nitrogen từ
không khí?
Câu 8: Kim loại Tin (Sn) có nhiệt độ nóng chảy xác định là 232oC. Thiếc hàn nóng chảy
ở khoảng 180oC. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải
thích.
Câu 9: Quá trình quang hợp của cây xanh diễn ra theo sơ đồ phương trình phản ứng:
CO2 + H 2O ⎯⎯⎯ diÖp lôc
→(C 6 H10O5 )n + O2
a. Hoàn thành phương trình phản ứng và nêu biện pháp bảo vệ không khí.
b. Tính khối lượng tinh bột thu được và thể tích O2 (đktc) được giải phóng nếu lượng
nước tiêu thụ là 5 tấn và lượng khí CO2 tham gia phản ứng dư. Cho biết hiệu suất phản
ứng là 80%.
Câu 10: Nung 500 gam đá vôi chứa 93% CaCO3 phần còn lại là tạp chất không bị phân
hủy. Sau một thời gian người ta thu được chất rắn A và khí B.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng chất rắn A thu được, biết hiệu suất
phân hủy CaCO3 là 80%.
b. Tính % khối lượng CaO có trong chất rắn A và thể tích khí B thu được ở đktc.

7
Phần 2: TÁCH CHẤT

SV đọc tài liệu tham khảo và tìm thông tin trên mạng internet trả lời những câu hỏi sau:
1. Tại sao phải tách chất?
2. Tách chất từ hỗn hợp bằng phương pháp hóa học dựa trên cơ sở nào?
3. Quy trình tách một chất từ hỗn hợp nhiều chất bằng phương pháp hóa học là
gì?
4. Ngoài phương pháp hóa học, người ta còn sử dụng phương pháp nào để tách
chất từ hỗn hợp? Trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp đó.
5. Trình bày quy trình tách kim loại vàng từ quặng.
6. Hãy cho biết quy trình sản xuất oxygen từ không khí.
7. Nêu quy trình làm sạch nước sinh hoạt ở các nhà máy cấp nước.
8. Trình bày cách sản xuất phân potassium chloride từ quặng sylvinite.

2.1. Tầm quan trọng của tách chất


Tách chất là nhóm các phương pháp vật lí, hóa học, hóa lí nhằm đi từ một hỗn hợp
phức tạp thành hỗn hợp đơn giản rồi thành từng chất. Những sản phẩm được tách ra có thể
có tính chất hóa học và vật lý khác so với hỗn hợp ban đầu như kích thước phân tử, nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi,... Hầu hết các nguyên tố hoặc hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên
đều ở trạng thái hỗn hợp của hai hay nhiều chất khác nhau. Trong cuộc sống, tùy thuộc vào
mục đích sử dụng mà người ta có thể cần đến đơn chất hay hợp chất. Khi các đơn chất được
tách ra thì có thể kếp hợp với nhau theo tỷ lệ mà nhà sản xuất mong muốn để tạo ra sản
phẩm tiêu dùng khác nhau giúp tăng giá trị kinh tế.
Một ví dụ điển hình cho quá trình tách chất là công nghệ luyện kim. Luyện kim chủ
yếu tập trung vào sản xuất kim loại. Bắt đầu bằng việc xử lý quặng, mỏ bằng các phương
pháp như nghiền, tuyển,... Sau đó tiến hành tách kim loại ra khỏi quặng bằng các phản ứng
hóa học và làm sạch kim loại. Thành phẩm sẽ là các kim loại hoặc hợp kim phù hợp với nhu
cầu sử dụng.
2.2. Tách chất bằng phương pháp hóa học
Tách chất từ hỗn hợp nhiều chất bằng phương pháp hóa học là dùng phản ứng hóa
học đặc trưng của từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp. Sau đó dùng phản ứng thích
hợp để tái tạo lại chất ban đầu (nếu cần). Phương pháp này cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chất dùng để tách chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.
+ Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp.
+ Sản phẩm có khả năng tái tạo lại chất ban đầu.
Quy trình tách:
XY
+ Y (ph¶n øng t¸i t¹o)
AX ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ →
+ X (ph¶n øng t¸ch)
Hỗn hợp (A, B) ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ A
B
Ví dụ 1: Từ hỗn hợp khí CO2, O2 trình bày cách thu được oxygen tinh khiết từ hỗn hợp đó.
Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch nước vôi trong dư ta sẽ thu được khí O2 tinh
khiết đi ra từ dung dịch, còn CO2 bị giữ lại do có phản ứng:
Ca ( OH )2 + CO 2  → CaCO3 + H 2 O

8
Ví dụ 2: Từ hỗn hợp khí C2H2, C2H4, C2H6, bằng phương pháp hóa học để tách các chất
trên.
Hướng dẫn: Dẫn hỗn hợp 3 khí qua dung dịch AgNO3/NH3 dư, C2H2 bị giữ lại theo phương
trình hóa học:
C2 H 2 + 2[Ag(NH3 )2 ]OH → C2Ag 2  + 4NH3 + 2H 2O
Lọc kết tủa và cho tác dụng với dung dịch HCl dư:
C2 Ag 2 + 2HCl → C2 H 2  + 2AgCl 
Khí thoát ra là C2H2.
Hai khí thoát ra khỏi dung dịch AgNO3 cho đi qua dung dịch Br2, khí C2H4 bị giữ lại
theo phương trình:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Cho Zn vào bình đựng dung dịch Br2 trên và đun nóng:
o
C 2 H 4 Br2 + Zn ⎯⎯
t
→ C 2 H 4  + ZnBr2
Khí thoát ra là C2H4. Khí thoát ra khỏi dung dịch Br2 là C2H6.
Ví dụ 3 : Nêu phương pháp tách hỗn hợp MgO, CuO ở thể rắn thành các chất nguyên chất.
Hướng dẫn: Trước tiên ta sẽ khử các oxide kim loại trên bằng hydrogen ở nhiệt độ cao:
o
CuO + H 2  ⎯⎯
t
→ Cu + H 2 O
Còn lại MgO không bị khử. Sau đó ta cho các chất thu được tác dụng với acid HCl thì Cu
không phản ứng và bị oxi hóa ở ngoài không khí tạo thành CuO:
2Cu + O2  → 2CuO
Ta tách được CuO ra khỏi hỗn hợp.
MgO + 2 HCl → MgCl2  + H2
Ta điện phân nóng chảy MgCl2 tạo thành Mg, sau đó đốt nóng thì Mg bốc cháy trong
không khí tạo ra MgO:
MgCl2  ⎯⎯⎯ ®pnc
→ Mg + Cl 2
o
2Mg + O2   ⎯⎯
t
→ 2MgO
Cuối cùng, ta tách được MgO thành chất nguyên chất.
Ví dụ 4: Trong nước biển có chứa NaCl có lẫn CaCl2, MgCl2, BaCl2. Hãy nêu cách tách
riêng được NaCl khan.
Hướng dẫn: Ta nhỏ dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hợp, CaCl2, MgCl2, BaCl2 phản ứng theo
phương trình:
Na 2CO3 + CaCl2 → CaCO3  + 2NaCl
Na 2CO3 + MgCl2 → MgCO3  + 2NaCl
Na 2CO3 + BaCl2 → BaCO3  + 2NaCl
Lọc bỏ kết tủa ta thu được dung dịch NaCl và Na2CO3. Tiếp tục nhỏ HCl dư vào
dung dịch:
Na 2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H 2O + CO2 
Sau đó cô cạn dung dịch, ta được NaCl khan.
2.3. Tách chất bằng phương pháp vật lý
Khác so với phương pháp hóa học, tách chất từ hỗn hợp bằng phương pháp vật lý là
dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lý như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng
9
riêng, tính tan trong nước.
a. Phương pháp lắng gạn: Dùng để tách các chất rắn có khối lượng riêng khác nhau khỏi
nước hoặc dung dịch.
Ví dụ 1: Nước ngầm, nước giếng khoan sử dụng trong sinh hoạt thường có lẫn các
tạp chất, muốn làm sạch thì dùng bể lắng xử lý là đơn giản nhất. Trong bể lắng sẽ có nhiều
lớp vật liệu khác nhau (cát thạch anh, sỏi, đá, than hoạt tính, ...), nước sẽ chảy lần lượt qua
các lớp vật liệu và tạp chất (chất gây màu, gây mùi, các kim loại nặng, chất đục, ...) sẽ bị
giữ lại tùy theo đặc điểm qua các vật liệu. Cuối cùng, nước sạch sẽ theo đường ống lọc ra
ngoài để sử dụng. Tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình mà người dân sẽ thay đổi
các lớp vật liệu lọc cho thích hợp.

Hình 1.6. Mô hình bể lắng xử lý nước sinh hoạt tại gia đình
Ví dụ 2: Bột CuO bị lẫn bột than. Để làm sạch bột CuO, cho hỗn hợp bột CuO lẫn
bột than vào cốc, thêm nước vào, khuấy đều rồi lắng gạn. Làm đi làm lại nhiều lần bột than
nhẹ sẽ trôi theo nước ra ngoài, bột CuO chìm xuống đáy. Lúc này ta thu được CuO.
b. Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan rắn (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra
khỏi dung dịch.
Ví dụ: Việc thu hoạch muối kết tinh từ nước biển sử dụng phương pháp này. Ở nước
ta, các vùng miền có cách thu hoạch muối khác nhau. Ở miền Trung và miền Nam, người
dân thu hoạch muối bằng phương pháp phơi nước - muối kết tinh trên nền đất. Với phương
pháp này, người dân sẽ tạo ra các nền đất ruộng bằng phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn, mỗi
ô là 4 m x 10 m, sau đó bơm nước biển vào ruộng. Dưới tác động của nhiệt độ ánh nắng mặt
trời nước bốc hơi, muối kết tinh lại khoảng 7 ngày thì thu hoạch. Bên cạnh đó, để tăng năng
suất thì người dân tạo ra một phương pháp khác - phương pháp muối kết tinh trên nền đất
trải bạt. Về cơ bản các giai đoạn sản xuất muối theo phương pháp trải bạt giống với phương
pháp truyền thống - muối kết tinh trên nền đất. Điểm khác là có các bể chứa, đường dẫn
nước được lắp đặt để đưa nước vào ruộng; ở ô kết tinh có lót bạt nhựa. Bạt nhựa làm bằng
nhựa PVC hoặc PE, thời gian kết tinh 3 ngày.
Ở miền Bắc, người dân thu hoạch muối bằng phương pháp phơi cát. Người làm muối
tạo ra các bãi cát mịn, phẳng, đã sàng lọc kỹ, dẫn nước biển vào cho cát ngấm nước. Để lấy
được nước biển người dân sẽ lợi dụng lúc thủy triều lên cao và trước đó họ đã làm sẵn những
hệ thống dẫn nước vào đồi cát, cống dẫn nước phải được đặt ở nơi nước biển có nồng độ
muối cao. Nhờ ánh nắng mặt trời, cát khô đi để muối kết tinh trên hạt cát. Lớp cát đó sau lại

10
đem thu dồn vào trong một cái bể gạch, gọi là “chạt”, nén chặt “chạt” rồi đổ thêm nước
biển, cho nước thấm qua lớp cát rồi hứng vào thùng. Thùng nước này có độ mặn cao hơn
nước biển, gọi là “nước chạt” sẽ đem đổ ra sân nhỏ gọi là ô kết tinh phơi cho đến khi nước
chạt kết thành muối hột. Ưu điểm phơi cát là hạt cát hấp nhiệt nhanh hơn và có nhiều góc
cạnh để bốc hơi hơn, trong khi mặt nước chỉ có một bề mỏng trên cùng hấp nhiệt. Tùy vào
thời tiết người làm muối sẽ trải lớp cát dày hay mỏng rồi châm nước vào. Nếu quá khô vì
nắng gắt mà ít nước thì muối sẽ ở dạng bột thay vì hột.

Hình 1.7. Người dân sản xuất muối ở Ninh Thuận (trái) và Nghệ An (phải)
c. Phương pháp lọc: Dùng để tách kết tủa (chất rắn) khỏi dung dịch. Lọc là phương pháp
loại bỏ các chất rắn ra khỏi dung dịch bằng cách cho dung dịch qua một màng lọc để giữ
các chất rắn lại. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để loại bỏ các chất vi sinh
vật hoặc các ion trong dung dịch.

Hình 1.8. Lọc chất rắn ra khỏi dung dịch bằng giấy lọc
Ví dụ: Đường bị lẫn một ít cát. Để làm sạch đường, hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước.
Khi đó đường bị tan vào nước còn lại cát không tan. Cho giấy lọc vào phễu, lọc và thu phần
nước lọc, đem cô cạn phần nước lọc ta thu được đường.
d. Phương pháp chưng cất: Dùng để tách các chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi hỗn hợp. Phương
pháp này chỉ áp dụng khi các chất có nhiệt độ sôi chênh lệch nhau khá lớn (khoảng 20oC trở
lên). Sau đó dùng phương pháp ngưng tụ để thu lại các chất.
Ví dụ 1: Chưng cất rượu, biết nhiệt độ sôi của rượu là 78,3oC.
Sau khi quá trình ủ men nước kết thúc, ta thu được bỗng rượu. Cho bỗng rượu cùng
nước vào nồi nấu. Sau đó đun hỗn hợp, ta sẽ bắt đầu thu được hơi rượu từ 78oC. Hơi rượu
bay lên trên đi vào đường dây dẫn ở nhiệt phòng sẽ ngưng tụ lại thành chất lỏng và chảy
vào can đựng rượu.

11
Hình 1.9. Mô hình chưng cất rượu bằng nồi điện
Ví dụ 2: Chưng cất tinh dầu tràm
Sau khi chuẩn bị lá tràm rửa sạch và dụng cụ chưng cất đầy đủ (nồi áp suất, bếp đun,
ống làm mát, ...), ta sẽ tiến hành đun sôi nước trong nồi áp suất. Khi nước bắt đầu sôi ta sẽ
cho lá tràm vào và đảm bảo rằng lá sẽ không chặn đường ra của hơi nước qua vòi gắn với
vung nồi. Hơi nước bay lên lẫn tinh dầu tràm theo vòi dẫn đi đến bộ phận ngưng tụ gặp
nhiệt độ thấp hơn sẽ tạo thành chất lỏng và chảy vào dụng cụ chứa. Cứ như vậy ta sẽ thu
được tinh dầu tràm thơm ngát.

Hình 1.10. Mô hình chưng cất tinh dầu


e. Phương pháp chiết tách: Dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau từ hỗn hợp tách
lớp.
Ví dụ: Để tách riêng dầu ăn có lẫn nước, cho dầu ăn có lẫn nước vào phễu chiết. Dầu ăn
không tan trong nước và nhẹ hơn nước nổi lên trên. Mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết,
đóng khóa lại ta tách được dầu ăn và nước riêng.

Hình 1.11. Chiết chất lỏng bằng phễu chiết


Một ứng dụng phổ biến của phương pháp này là việc xử lý dầu loang trên mặt biển.
12
Việc ngăn, quây dầu bị loang có thể được tiến hành bằng các công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn
giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn, có
thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào.
Sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công. Trường hợp
tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho
dầu loang ra vào gây ô nhiễm.

Hình 1.12. Hình ảnh sử dụng phao ngăn dầu loang trên biển
2. 4. Ứng dụng của việc tách chất và thu hồi, điều chế, sản xuất một số chất
2.4.1. Quy trình tách kim loại vàng từ quặng
Mở đầu
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au và số hiệu nguyên tử 79 trong bảng tuần
hoàn hóa học. Vàng là kim loại chuyển tiếp (hoá trị III và I) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu
vàng và chiếu sáng. Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và
phần lớn hoá chất. Vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất trừ nước cường toan
(HNO3 : HCl = 1 : 3) để tạo thành acid chloroauric, là một hợp chất vô cơ có công thức
HAuCl4.
Au có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích. Ở Việt Nam, quặng
hoá vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ, tổng tài nguyên tính được khoảng vài
nghìn tấn và trữ lượng đạt vài trăm tấn. Đến nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ
vàng gốc, trong đó có gần 30 nơi đã được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng với số
lượng khoảng 300 tấn vàng. Các mỏ vàng gốc tập trung tại miền núi phía Bắc và miền Trung
như: Da Bạc, Kim Bôi (Hòa Bình), vùng núi Xà Khía (Quảng Bình), Hà Giang, Bồng Miêu
(Quảng Nam)...
Nói đến vàng là người ta thường nghĩ đến sự quý giá, mọi người vẫn hay nói “quý
như vàng”, vàng có nhiều đặc điểm được cho là kim loại quý. Người ta quý vàng từ ngàn
xưa, đền thờ, tượng thần, của hồi môn, vật phòng thân, của cải tích lũy, công khố, hay trang
sức cá nhân đều dùng tới vàng. Vàng không rỉ sét dùng đúc tượng không bị thời gian hủy
hoại sau hàng chục thế kỷ. Vàng làm đồ trang sức không gây dị ứng, đẹp mà bền, không
cần bảo trì mà không xuống cấp. Vàng dùng cho các mạch điện nhạy cảm trong các máy vi
tính. Vàng rất hiếm, đãi 10 tấn đất, sỏi mới kiếm ra một lượng vàng (37,5 gram). Chính vì
vậy nên vàng còn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi
tiền tệ và là kim loại đúc tiền.
Quy trình tách
Vàng được tách ra chủ yếu từ vàng tự do ở trong quặng gốc hoặc sa khoáng. Người

13
ta tách vàng ra khỏi quặng (đã nghiền) theo các phương pháp sau:
a. Tuyển trọng lực
Dựa vào tỉ khối của đất, đá và cát bé hơn so với vàng, người ta dùng nước rửa trôi
chúng ở trên các máng đãi đặt dốc để tách vàng. Quặng sau khi được nghiền mịn được cho
vào máy tuyển trộn nước vào. Quặng sẽ trôi ra các máng đặt hơi dốc để đãi các tạp chất,
những hạt cát, đất có khối lượng nhẹ hơn vàng sẽ nổi lên theo dòng nước chảy ra ngoài.
Tiếp tục đãi nhiều lần như vậy bằng nước có thể thu được vàng thô.
b. Hỗn hống hóa
Cho quặng hay tinh quặng thu được sau khi đã đãi bằng nước đi qua những máng đặt
dốc và rung, đáy máng có những lá đồng trên mặt được bôi thủy ngân, vàng tan vào thủy
ngân tạo thành hỗn hống vàng và nằm lại trên máng. Đun nóng hỗn hống vàng trong thiết
bị riêng để chưng cất thủy ngân và thu vàng. Phương pháp này tuy cho phép thu hồi vàng
cỡ nhỏ ở đất bồi tích (phù sa) hoặc các hạt vàng từ những quặng được nghiền, nhưng chỉ
còn được áp dụng trong sản xuất thủ công vì thủy ngân độc gây ra những tổn thương thần
kinh không thể phục hồi ở những người phải tiếp xúc.
c. Cyanide hóa
Chế hóa quặng hoặc tinh quặng với dung dịch NaCN (hay KCN) và liên tục sục
không khí nén vào dung dịch ít ngày, vàng tan dần theo phản ứng:
4Au + 8NaCN + 2H2 O + O2 → 4Na  Au ( CN )2  + 4NaOH
Sau đó dùng bụi kẽm để kết tủa vàng:
2Na  Au ( CN )2  + Zn → Na 2  Zn ( CN )4  + 2Au
Phương pháp cyanide được dùng rộng rãi hơn hai phương pháp trên, tuy nhiên trong
các nguồn thải ra của phương pháp này có chứa các chất độc hại (như khí SO2, CO2, NO2,
các ion kim loại nặng) gây tác động nghiêm trọng đến các thành phần môi trường tự nhiên.
Đặc biệt, sodium cyanide là một hóa chất độc hại đối với con người và động vật.
d. Phương pháp hiện đại để tách vàng từ quặng
Hiện nay, khoảng hơn 85% các doanh nghiệp sản xuất vàng trên thế giới sử
dụng sodium cyanide (NaCN) phục vụ trong việc sản xuất vàng. Để giải quyết vấn đề trên,
các nhà khoa học phối hợp với các công ty đã nghiên cứu tạo ra sản
phẩm Vichemgold không độc hại với môi trường và dùng tương đương như Sodium cyanide
trong quá trình chiết tách vàng từ quặng. Vichemgold có thành phần chủ yếu là: SC(NH2)2,
Na2SiO3, NaOH, (NaPO3)6. Lượng hóa chất sử dụng dựa trên thành phần và đặc tính của
quặng vàng. Khoảng nồng độ của Vichemgold sử dụng trong khoảng 0,05 - 0,08%. Dung
dịch sau khi chiết tách vàng khi dùng Vichemgold có thể tái sử dụng hoàn toàn mà không
cần thải ra môi trường.
Quy trình tách:
Quặng vàng đã nghiền + Vichemgold → giàn sục khí → hồ chứa → lọc → hấp thụ
(sử dụng than hoạt tính hấp thụ vàng) → đốt cháy - hợp kim vàng.

14
Hình 1.13. Hình ảnh rót vàng ra khuôn tạo ra thành phẩm
Bên cạnh đó, ngày nay đã có những máy dò vàng được sản xuất ra để phục vụ mục
đích là đi tìm quặng vàng tự nhiên. Các loại máy này có thể phát hiện được những cốm vàng
nhỏ nhất lẫn trong đất đá, cát, sỏi một cách nhanh chóng, giúp người đi tìm vàng không mất
nhiều thời gian để đãi vàng (trước đây việc đãi vàng tốn nhiều thời gan, công sức và phải
gần nguồn nước).
Video sử dụng máy dò vàng:
https://www.youtube.com/watch?v=orHAX8-zyl8&feature=youtu.be
2.4.2. Quy trình sản xuất oxygen từ không khí
Mở đầu
Oxygen là một nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên. Trong khí quyển, oxygen
chiếm khoảng 23% về khối lượng, trong nước chiếm 89%, trong cơ thể người có 65%, trong
cát có 53%, trong đất sét có 56%. Tổng cộng lượng oxygen trong vỏ quả đất là 50% khối
lượng hay 53,3% số nguyên tử. Oxygen tự do hầu hết tập trung trong khí quyển. Tuy là
nguyên tố phổ biến nhưng người ta biết đến oxygen muộn vì trước đấy không khí được coi
là một nguyên tố. Oxygen được phát hiện gần như đồng thời vào những năm 70 của thế kỷ
XVIII bởi ba nhà khoa học Joseph Priestley (1733 – 1804, người Anh) điều chế được oxygen
bằng cách đun nóng mercury (II) oxide (1770); Carl Wilhelm Scheele (1742 – 1786, người
Thụy Điển) điều chế oxygen bằng cách nhiệt phân magnesium nitrate, potassium nitrate
(1772) và Antoine Lavoisier, nhà khoa học người Pháp, cũng bằng cách nhiệt phân
mercury(II) oxide (1774 – 1775).
Oxygen được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, thương mại, y học và khoa
học. Oxygen được sử dụng trong các lò cao để sản xuất thép và là một thành phần quan
trọng trong sản xuất nhiều hóa chất tổng hợp, bao gồm ammonia, rượu và các loại nhựa
khác nhau. Khí oxygen kết hợp với khí acetylene được dùng trong đèn hàn xì sử dụng cho
việc hàn và cắt kim loại. Khí oxygen được làm lạnh dưới - 297°F (- 183°C), nó trở thành
một chất lỏng màu xanh nhạt được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.
Quy trình sản xuất
Trong công nghiệp, oxygen được điều chế phổ biến bằng phương pháp chưng cất
phân đoạn không khí lỏng. Sản phẩm thu được là khí nitrogen, oxygen và các khí hiếm.
Trước khi hóa lỏng, không khí được làm sạch bụi, hơi ẩm và khí carbon dioxide. Nén không
khí sạch ở áp suất 100 - 200 atm (trong máy nén) rồi đưa vào thiết bị làm lạnh để làm lạnh,
thì chia làm hai phần: một phần không khí nén được làm lạnh và một phần giữ nguyên.
Không khí nén sau khi làm lạnh sẽ dẫn sang phần không khí nén còn lại (trong máy trao đổi
nhiệt) để làm lạnh. Quá trình nén khí rồi dẫn khí như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thiết bị hoạt động liên tục làm cho không khí hóa lỏng.
15
Để tách riêng oxygen trong không khí lỏng, người ta dùng cột chưng cất phân đoạn.
Chức năng của cột đó là tạo nên một dòng hơi đi lên trên và một dòng chất lỏng chảy từ trên
xuống. Trong cột chưng cất phân đoạn, dòng hơi và dòng lỏng tiếp xúc mật thiết với nhau,
đảm bảo sự trao đổi thường xuyên của các phân tử. Những phân tử của các chất có nhiệt độ
sôi thấp hơn (nitrogen) đi nhiều vào dòng hơi. Khí nitrogen bay ra ở phía trên của cột, còn
oxygen lỏng chảy ra ở phía dưới.

Không khí

Loại bỏ CO2 bằng cách cho không khí đi qua dung dịch NaOH
Loại bỏ hơi nước dưới dạng nước đá ở nhiệt độ - 25oC

Không khí khô


không có CO2

Hóa lỏng không khí

Không khí lỏng

Chưng cất phân đoạn

N2 Ar O2

- 196oC - 186oC - 183oC (nhiệt độ sôi)


Hình 1.14. Sơ đồ sản xuất oxygen từ không khí

Video sản xuất oxygen từ không khí


https://www.youtube.com/watch?v=mlBoFCCycuA
Gần đây người ta mới tìm được một phương pháp tách oxygen từ không khí. Cho
không khí đi qua “rây phân tử” có khả năng giữ nitrogen lại, hỗn hợp khí thu được chứa tới
80% oxygen, có thể sử dụng ngay vào luyện kim.
2.4.3. Quy trình làm sạch nước sinh hoạt tại các nhà máy
Mở đầu
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá, được dùng các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết tất cả các hoạt
động đều cần nước ngọt. Trên trái đất có 97% là nước biển, chỉ có 3% là nước ngọt. Hiện
nay, nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của con người được sản xuất từ 2 nguồn
nước chính là nước mặt và nước ngầm.
Việc sử dụng nguồn nước để sinh hoạt, sản xuất ngày một tăng lên, điều này dẫn đến
việc xả nguồn nước thải ra môi trường cũng bị ảnh hưởng. Tại các khu công nghiệp, nước

16
rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống. Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt
được vứt lung tung làm tắc đường cống. Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn,
lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các
mạch nước ngầm.
Quy trình làm sạch
Gắn liền với nhu cầu sử dụng nước tăng cao, công nghệ sản xuất nước sạch phục vụ
cho sinh hoạt của con người ngày càng được quan tâm và coi trọng. Hiện nay, các nhà máy
vẫn áp dụng các bước cơ bản để xử lý nước mặt hoặc nước ngầm thành nguồn nước cấp cho
dân cư sinh hoạt.

Keo tụ
Nước mặt Bơm nước tạo cặn

Nước cấp Khử trùng Lọc Lắng bùn

Xả cặn, bùn
Hình 1.15. Quy trình xử lý nước sinh hoạt
Một quy trình chuẩn gồm 5 bước sau:
Bước 1: Bơm nước
Với hệ thống bể lắng có khối lượng lớn, nước được bơm từ nước sông thông qua
vách ngăn chắn rác để triệt giảm các loại rác thải, cặn bã, cát và các vật cản lớn đi theo dòng
nước vào bể chứa để tiếp tục quy trình xử lý nước thải trong các bước tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện quá trình keo tụ
Công đoạn keo tụ tạo bông chính là phương pháp khởi đầu giúp kết dính các tạp chất
thành những hạt lớn hơn lắng đọng xuống đáy bể.
Hóa chất dùng để kẹo tụ thường sử dụng đó là PAC (Poly Aluminium Chloride) tồn
tại ở dạng cao phân tử với thành phần chính là phèn nhôm, ưu điểm nổi trội đó chính là khả
năng lắng đọng đến 4 - 5 lần so với các hợp chất khác. PAC với vai trò tạo ra nguồn nước
chất lượng cao làm cho quá trình lắng đọng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Bước 3: Xử lý bùn
Sau thời gian lắng đọng nước hoàn toàn loại bỏ tạp chất phía trên còn đối với các lớp
cặn bã (bùn) lắng xuống dưới được bơm ra ngoài. Bùn lắng đọng được nén lại và sử dụng
làm phân bón. Nước đã được lắng tiếp tục được xử lý qua hóa chất tại bể lắng.
Bước 4: Lọc
Là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn
kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây
ra độ đục và độ màu. Nước đi ra từ bể lọc lúc này sẽ không còn các hạt bụi, cát, keo sắt,...
và sạch hơn nhiều lần trước đó.
Bước 5: Khử trùng
Thêm dung dịch NaClO với lượng vừa đủ qua bể tiếp xúc nhằm khử trùng hoàn toàn

17
các chất độc hại và vi sinh vật còn sót lại trong bể chứa và sẽ tiếp tục được khử trùng trước
khi đưa vào sử dụng trong hệ thống nước sinh hoạt hằng ngày hay nước dùng trong công
nghiệp. Để đảm bảo an toàn về mặt vi trùng học, nước trước khi cấp cho người tiêu thụ phải
được khử trùng:
- Đun sôi nước.
- Dùng tia tử ngoại.
Cuối cùng là ổn định nước, là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời tạo
lớp màng bảo vệ để cách li không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu làm ống. Hóa chất
dùng để ổn định nước là: hexametaphosphate, sodium silicate, soda,...

Hình 1.16. Hình ảnh trạm bơm (trái) và xử lý bùn (phải) tại một nhà máy nước
2.4.4. Công nghệ sản xuất phân potassium
Mở đầu
Phân bón potassium cung cấp chất dinh dưỡng potassium cho cây xanh. Potassium
có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh
dưỡng cho cây xanh.
Potassium làm tăng khả năng chống chịu của cây xanh đối với các tác động có hại từ
bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Nguyên tố này tạo cho cây xanh cứng,
chắc, ít đổ ngã, khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Bón phân potassium làm tăng phẩm
chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cây xanh, tăng hàm lượng đường trong quả
làm cho màu sắc quả đẹp, tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản
của quả (ví dụ: làm tăng chất bột trong củ khoai, tăng hàm lượng đường trong mía).
Công nghệ sản xuất phân potassium chloride (KCl)
a. Nguyên liệu
Nguyên liệu để chế biến phân potassium chloride là quặng chứa potassium chloride.
Có thể dùng muối tự nhiên trực tiếp làm phân bón. Muối được dùng nhiều nhất là sylvinite,
hỗn hợp của KCl và NaCl, có thể dùng quặng sylvinite nghiền trộn với potassium chloride.
b. Phương pháp sản xuất
* Phương pháp hòa tan rồi kết tinh phân đạm
Nguyên lí của quá trình này dựa trên cơ sở: độ tan của KCl tăng nhanh theo nhiệt độ,
còn độ tan của NaCl hầu như không thay đổi. Do đó, khi là lạnh dung dịch này chỉ có KCl
kết tinh. Quá trình điều chế KCl bao gồm các công đoạn chủ yếu sau:
- Hòa tan quặng sylvinite bằng nước, đun nóng dung dịch, KCl tan nhanh hơn NaCl.
- Tách kết tủa và lấy dung dịch bão hòa KCl, NaCl.
- Làm lạnh dung dịch bão hòa trên và kết tinh thu được KCl.
* Phương pháp tuyển nổi
Nguyên tắc: Dựa trên độ thấm nước khác nhau của các loại hạt trong quặng để tách
18
riêng KCl. Chất tuyển nổi hấp phụ cả các hạt đất sét có trong quặng sylvinite, tạo thành lớp
bọc bền, cần phải tách sơ bộ đất sét trong bùn quặng. Vì vậy, quá trình tuyển KCl được thực
hiện qua hai giai đoạn:
- Loại đất sét ra khỏi quặng sylvinite.
- Sau đó, tách KCl khỏi quặng.

Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Chlorine là một khí độc. Vì vậy, việc dùng nước máy chứa hàm lượng chlorine
vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để dùng nước máy an toàn,
chúng ta cần phải:
A. Xả nước máy ra chậu, để một thời gian mới sử dụng.
B. Dùng ngay nước máy mới ra khỏi vòi.
C. Xả nước máy vào xô, chậu và đậy kín.
D. Trộn nước máy với nước giếng rồi sử dụng.
Câu 2: Hãy chọn phương pháp thích hợp nhất (cho trong bảng) để tách các chất trong mỗi
hỗn hợp sau:
Hỗn hợp cần tách Phương pháp thực hiện
A - Cát và nước 1 - Chưng cất phân đoạn
B - Rượu và nước 2 - Hóa lỏng rồi chưng cất phân đoạn.
C - Muối ăn và nước 3 - Lọc
D - Bột gạo và nước 4 - Lắng gạn
E - Xăng và nước 5 - Kết tinh
F - Bột đồng và bột sắt 6 - Chiết
G - Khí oxygen và khí nitrogen 7 - Từ tính
Câu 3: Để làm tinh khiết kim loại copper có lẫn bột các kim loại zinc, tin, lead, người ta
ngâm hỗn hợp trên trong copper (II) nitrate. Hãy giải thích việc làm này và viết phương
trình phản ứng xảy ra?
Câu 4: Một số tàu trở dầu khi gặp sự cố, bị chìm trên sông, biển, dầu thoát ra bên ngoài,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước, môi trường sinh thái, gây chết các loài
sinh vật. Hãy nêu các ảnh hưởng của sự cố tràn dầu và đề xuất phương án xử lí tình huống
dầu rò rỉ trên sông, biển.
Câu 5: Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt được dùng để điều chế những
kim loại có thế điện cực chuẩn cao như Au, Ag, Hg, Cu,... Cơ sở của phương pháp thủy
luyện là dùng các dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,... để hòa tan kim loại và tách ra khỏi
phần không tan có trong quặng. Sau đó khử các ion này trong dung dịch bằng kim loại có
tính khử mạnh hơn. Thí dụ: Vàng lẫn trong đất có thể hòa tan trong dung dịch NaCN cùng
với O2 của không khí, được dung dịch muối vàng, rồi dùng kim loại Zn khử ion Au. Hãy
viết các phương trình hóa học của quá trình điều chế vàng bằng phương pháp thủy luyện.
Câu 6: Nhiều nhà máy cấp nước hiện nay đã và đang khai thác nước ngầm để cung cấp
nước sạch. Tuy nhiên, nước ngầm thường chứa sắt dưới dạng iron (II) hydroxide không
tốt cho sức khỏe con người. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, có
màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp. Để loại iron (II) người ta thường oxi hóa chúng thành iron (III) hydroxide không
tan trong nước, sau đó lọc bỏ kết tủa và khử trùng rồi dẫn đến nơi sử dụng. Hãy đề xuất

19
phương pháp để loại sắt khỏi nước ngầm.
Câu 7: Một trong những công đoạn của việc xử lý nước giếng khoan trong các nhà máy
dùng “giàn phun”, việc này có thể được sử dụng trong các gia đình bằng cách dùng các
ống nhựa PVC đục thủng nhiều lỗ và dẫn nước qua. Hãy nêu mục đích của việc sử dụng
“giàn phun” trong công đoạn xử lí nước.
Câu 8: Phân potassium chloride sản xuất từ quặng sylvinite (chứa NaCl và KCl) thường
chỉ ứng với 50% K2O. Tính hàm lượng % KCl trong phân bón đó là:
A. 79,2% B. 75,7% C. 79,3% D. 78%
Câu 9: Theo tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc), ở nước
ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất
dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng ta cần bón phân hóa học
như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?
Câu 10: Theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn: Lượng phân bón cho 1ha là 20 - 25 tấn
phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urea, 200 kg phân potassium.
Vậy muốn trồng rau bắp cải trong vườn nhà có diện tích 40 m2 cần lượng phân bón mỗi
loại là bao nhiêu?

20

You might also like