Hội Chứng Thận Hư

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

A. YHHĐ
I. Định nghĩa
Hội chứng thận hư là một hội chứng tổn thương ở cầu thận do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc trưng bởi tình trạng phù, protein niệu
cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và gây ra đái mỡ
II. Nguyên nhân
- Nguyên nhân nguyên phát:
+ Viêm cầu thận màng
+ Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch
+ Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch
+ Xơ hóa cầu thận ổ, cục bộ  
- Nguyên nhân thứ phát:
+ Các bênh lý chuyển hóa như đái tháo đường ...
+ Các bệnh lí di truyền như hồng cầu hình liềm, sốt địa trung hải
+ Các bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ
+ Các bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn
III. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Dấu hiệu phù
- Protein niệu cao hơn 3,5 g trong 24 giờ
- Protein máu giảm dưới 60 g/lít, kèm theo albumin máu giảm dưới 30
g/lít
- Tăng cholesterol máu từ 6,5 mmol/lít trở lên
- Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ xuất hiện trong nước tiểu
Trong đó tiêu chuẩn 2,3 là bắt buộc có còn những tiêu chuẩn khác
không bắt buộc

- Chẩn đoán thể trên lâm sàng:


+ Hội chứng thận hư thể đơn thuần: Khi xác định đầy đủ các tiêu
chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, không có kèm theo biểu hiện
tăng huyết áp, tiểu ra máu hoặc suy thận.
+ Hội chứng thận hư thể không đơn thuần: Ngoài những tiêu chuẩn
chẩn đoán hội chứng thận hư, còn có sự xuất hiện của tăng huyết áp,
tiểu máu đại thể hoặc vi thể, hoặc có suy thận kèm theo.
IV. Điều trị
1. Điều trị triệu chứng
- Phù: dùng nhóm lợi tiểu quai như Furosemid
- Đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn
- Hạ áp: dùng nhóm ức chế men chuyển
- Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid
2. Điều trị đặc hiệu
- Corticoid: Presison, presnisonlon, thường dung đối với bệnh nhân
thay đổi tối hiểu cầu thận, viêm cầu thận tăng sinh…
- Liều dùng: Tấn công: 1-2mg/kg/ngày
Củng cố: có thể kéo dài 4 tháng với liều giảm dần
Duy trì: 5-10mg/ngày có thể dùng hàng năm

B. YHCT
I. Định nghĩa
Hô ̣i chứng thâ ̣n hư thuô ̣c phạm trù chứng Thủy thũng của Y học cổ
truyền. Thủy thũng là các chứng trạng của thủy tà phát sinh do sự trở
ngại trong quá trình vâ ̣n hóa, điều tiết và bài tiết thủy dịch mà hình thành.
Biểu hiê ̣n của bê ̣nh này là thủy dịch bị ứ nhiều ở bì phu, chân tay, đầu
mă ̣t, mi mắt, bụng, … thâ ̣m chí toàn thân đều phù.
II. Sự chuyển hóa nước liên quan đến Phế, Tỳ, Thận và sự liên kết
- Phế chủ bì mao, dùng phát hãn để tuyên khai phế khí, làm cho nước
theo lỗ chân lông đi ra. Khi bị phong hàn xâm phạm làm phế khí
không lưu thông, tân dịch không được xuống bàng quang nên nước ứ
lại sinh ra thủy thũng.
- Tỳ chủ về hóa thấp, có chức năng vâ ̣n hóa thủy thấp. Khi công năng
của tỳ dương giảm sút, không vâ ̣n hóa được thủy thấp làm cho nước
đình lại mà thành chứng thủy thũng.
- Thâ ̣n là tạng của thủy, ở giữa có mê ̣nh môn hỏa có tác dụng ôn vâ ̣n tỳ
dương giúp bàng quang đủ sức khí hóa nước.
- Nếu công năng của Tỳ và Bàng quang yếu hoă ̣c do công năng của
Mê ̣nh môn hỏa suy kém làm ảnh hưởng đến Tỳ và Bàng quang làm
cho Tỳ dương hư không vâ ̣n hóa được thủy thấp, Bàng quang không
khí hóa được nước, nước bị đình lại ngấm ra bì phu mà thành thủy
thũng.
- Thủy thũng phân làm hai loại lớn là Âm thủy và Dương thủy, Âm
thủy và dương thủy lại chia ra nhiều thể bê ̣nh tuy luâ ̣n chứng khác
nhau nhưng vẫn được quy nạp về hai loại trên.
- Dương thủy : Phù nửa trên người trước, thuô ̣c thực nhiê ̣t, thể bê ̣nh
cấp, tiểu ít đỏ, đại tiê ̣n táo, mạch phù sác.
- Âm thủy : Phù nửa người dưới trước, thuô ̣c hư hàn, tiểu ít nhưng
không đỏ, đại tiê ̣n thường không táo, mạch trầm tế, do chứng dương
thủy lâu ngày không khỏi biến thành.
- Hô ̣i chứng thâ ̣n hư thuô ̣c thể âm thủy của chứng thủy thũng.
III. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Ngoại cảm phong tà thủy thấp
Ngoại cảm phong tà phạm phế làm công năng túc giáng của phế khí
mất điều hòa, không thể thông điều thủy đạo, làm cho thủy dịch không
xuống được bàng quang mà đình lưu lại, tràn ra bì phu cơ nhục mà thành
thủy thũng, gọi là phong thủy thuô ̣c thể dương thủy của chứng thủy
thũng.
Ngoại cảm thấp tà do nơi ở ẩm ướt hoă ̣c lô ̣i nước dầm mưa, thủy thấp
ngấm vào trong, ứ đọng ở trung tiêu hoă ̣c do nô ̣i thấp lâu ngày làm tổn
thương tỳ dương, lại do ăn uống không điều đô ̣, lo nghĩ quá đô ̣ làm tổn
thương tỳ khí gây trở ngại công năng vâ ̣n hóa thủy dịch của tỳ, thủy thấp
không đưa xuống được mà hình thành thủy thũng.
- Nô ̣i thương, ẩm thực, hư lao.
Ăn uống không điều hòa, no đói thất thường hoă ̣c mê ̣t mỏi quá mức
làm tỳ khí bị tổn thương, ảnh hưởng đến công năng khí hóa của thâ ̣n. Tỳ
mất chức năng kiê ̣n vâ ̣n đưa đến thủy ứ đọng không chưng hóa được.
Thâ ̣n khí bị tổn thương, chức năng đóng mở không thuâ ̣n lợi, thủy dịch
tràn ra cũng gây nên thủy thũng.
Dương thủy lâu ngày không khỏi hoă ̣c điều trị không triê ̣t để có thể
chuyển thành âm thủy.
IV. Các thể bệnh YHCT
1. Tỳ thận dương hư
- Triệu chứng:  Phù toàn thân, tiểu ít, sợ lạnh, không mồ hôi, mệt mỏi,
ăn kém, rêu lưỡi trắng mỏng, hình bè, bụng chướng chậm tiêu, phân
nát. Tiểu đêm, mạch trầm trì
- Pháp: Ôn dương lợi thủy
- Điều trị: Chân vũ thang + Ngũ bì ẩm( tam bạch khương phụ+ trần bì,
sinh khương bì, tang bạch bì, phục linh bì, đại phúc bì)
2. Can thận âm hư
- Triệu chứng: Phù mặt và phù chi dưới. Khát nước muốn uống, miệng
đắng ăn kém, đại tiện táo, chân tay ấm, lưỡi chất hồng, rêu trắng
mỏng mạch trầm tế hoặc huyền tế
- Pháp: Dục âm lợi thủy( tư bổ can thận, lợi thủy)
- Phương: Tri bá địa hoàng hoàn+ sa tiền, ngưu tất
3. Khí âm lưỡng hư
- Triệu chứng: Phù toàn thân, chân nặng hơn tay, bụng chướng, khó
thở. Mệt mỏi, đoản khí, đau đầu hoa mắt, khát, thích uống nước mát,
lưỡi hồng nhạt có hằn răng, mạch trầm tế hoặc huyền tế
- Pháp: Ích khí, dưỡng âm kiêm lợi thủy
- Phương: Sâm kỳ mạch vị địa hoàng thang (lục vị+ sâm kỳ mạch)
4. Phong nhiệt phạm phế
- Triệu chứng: Phù nhẹ toàn thân, mặt nặng hơn, sợ lạnh, phát sốt, đau
mỏi người, rêu trắng mỏng mạch phù sác thường cảm mạo, tái phát
viêm mũi
- Pháp: Tân lương giải biểu, tuyên Phế, lợi thủy
- Phương: Đại quất bì= ngũ linh(_ quế)+ lục nhất tán+ trần bì, mộc
hương, binh lang
5. Khí trệ thủy đình
- Triệu chứng: Phù nặng toàn thân, tái phát liên tục. Chướng bụng, tức
ngực khó thở, buồn nôn. Tiểu ít, nước vàng, chất lưỡi hồng, mạch
huyền hoạt
- Pháp: Tuyên thông Phế khí, hành khí, lợi thủy
- Phương: Đạo thủy phục linh thang, đại quất bì sa nhân, mộc qua.
6. Thấp nhiệt ủng trệ
- Triệu chứng: Phù toàn thân, sắc hồng, miệng đắng dính, miệng khô
không muốn uống nước, có mụn nhọt, lở loét. Tiểu tiện đoản sáp dít,
đại tiện không thông. Lưỡi hồng, rêu vàng dày, mạch hoạt sác hoặc
huyền sác
- Pháp: Thanh nhiệt táo thấp hành thủy
- Phương: Tỳ giải phân thanh âm, Ngũ vị tiêu độc ẩm (ngân bồ cúc, tử
bối thiên quỳ, tử hoa địa đinh)

You might also like