Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

PHÂN TÍCH NHU CẦU OXI HÓA HỌC

(CHEMICAL OXYGEN DEMAND – COD)

PHẠM VI ÁP DỤNG: Mẫu nước có COD từ 40 – 400mg/l.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Standard methods for examination of


water and wastewater (SMEWW) 21st Edition 2005. Mục 5220C

1
ĐẠI CƯƠNG

 COD là nhu cầu oxi hóa học là lượng oxi cần thiết
để oxi hóa các chất hữu cơ bằng phương pháp hóa
học.
 COD là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng
để kiểm tra ô nhiễm của nguồn nước.
 Giá trị COD càng cao chứng tỏ nước càng nhiều
chất hữu cơ.

2
NGUYÊN TẮC
 Chất hữu cơ dưới tác dụng của nhiệt độ, bị K2Cr2O7 và
H2SO4 đặc oxi hoá mạnh:
3C + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4  3CO2+ 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 8H2O

 Chuẩn độ lượng K2Cr2O7 ban đầu và lượng còn dư


bằng dung dịch Fe2+ từ đó xác định được CHC
6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+  6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O

Chỉ thị Feroin: xanh sang đỏ

sđ CHC = sđCr2O72- pư CHC = sđ Cr2O72- (ban đầu) - sđCr2O72- dư

3
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

 Các hợp chất béo mạch thẳng, các hợp chất nhân thơm
và piridin không bị oxy hóa.
• dùng Ag2SO4 làm chất xúc tác.
 Cl- : Bạc dễ cho kết tủa với các ion thuộc họ halogen.
Mặc khác chính các halogen này cũng có thể bị oxy
hóa 1 phần bởi dicromat.
• Thêm HgSO4 (tỉ lệ HgSO4:Cl = 10:1, với nồng độ Cl-
< 2000mg/l).
 Nitrit:
• Thêm 10mg sulfamic acid cho mỗi mg N – NO2
4
DỤNG CỤ,THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT
I. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
 Ống đun COD : ống thủy tinh
bosilicate có nắp chịu nhiệt.
 Bộ phản ứng COD : thiết bị đun
mẫu ở nhiệt độ 150oC 2oC
Ống COD
 Buret kỹ thuật số.
 Erlen 50ml.
 Pipet các loại và các dụng cụ
khác
Bộ phá mẫu

5
II. HÓA CHẤT
 Dung dịch digestion K2Cr2O7 , 0,01667M : Hòa 4,913 g
K2Cr2O7 (đã được sấy ở 105oC trong 2 giờ và để nguội
trong bình hút ẩm) trong 500 ml nước cất, cẩn thận thêm
167 ml H2SO4 đđ và 33,3 g HgSO4. Khuấy cho tan đều, để
nguội ở nhiệt độ phòng, định mức thành 1000 ml.
 Dung dịch H2SO4 reagent : Hòa tan 10,12 g Ag2SO4
trong 1 lít H2SO4 đđ để yên 1 – 2 ngày cho tan.

6
 Chỉ thị Ferroin : Hòa tan 1,485 g 1,10 -phenanthroline
monohydrate và 0,695 g FeSO4.7H2O, định mức thành
100ml. Pha loãng thuốc thử này 5 lần.
 Dung dịch FAS 0,1M : Hòa tan 39,2 g
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong 800 ml nước cất, cẩn thận
thêm 20 ml H2SO4 đđ, để nguội, định mức thành 1000 ml.
Dung dịch này phải được chuẩn độ chính xác trước khi sử
dụng bằng dung dịch K2Cr2O7.

7
 Sulfamic acid : Sử dụng để loại bỏ ảnh hưởng nitrit như
phần các yếu tố ảnh hưởng.
 Dung dịch chuẩn Potassium hydrogen phthalate
(HOOCC6H4COOK – KHP) : Sấy KHP ở 110oC rồi để
nguội trong bình hút ẩm. Hòa tan 425 mg KHP trong
nước cất và định mức thành 1000ml. Dung dịch này có
giá trị COD là 500  gO2/ml. Trữ lạnh và sử dụng trong
vòng 5 ngày.
 Dung dịch H2SO4 20% : Dùng để tráng dụng cụ.

8
PHÂN TÍCH

 Phương pháp đun hoàn lưu kín (khi COD > 40mg/l)
 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
• Rửa ống COD và nắp bằng dung dịch H2SO4 20%
sau đó rửa lại bằng nước cất nhiều lần.
• Các dụng cụ khác như : pipet, erlen… cũng tráng rửa
bằng dung dịch H2SO4 20% sau đó rửa lại bằng nước
cất nhiều lần.

9
 Bước 2: Phân tích
• Chọn thể tích mẫu và hóa chất theo bảng hướng dẫn

K/thước ống COD V mẫu Dd digestion Dd H2SO4 Tổng thể


thử, ml K2Cr2O7, ml reagent, ml tích,ml

20*150 mm 5,0 3,0 7,0 15,0

25*150 mm 10,0 6,0 14,0 30,0


Ống 10 mm 2,5 1,5 3,5 7,5

10
• Chọn ống COD 10 ml, ta cho hóa chất lần lượt
theo thứ tự:
2,5 ml nước cất 2,5 ml mẫu 2,5 ml mẫu

Ống 1 Ống 2 Ống 3

Chú ý : - Dùng pipet hút thật chính xác 2,5ml nước cất và mẫu.
- Mẫu phải được đồng hóa trước khi hút.
11
• Tiếp tục cho chính xác 1,5 ml dd digestion
K2Cr2O7 0,01667M vào các ống COD.
1,5 ml K2Cr2O7 1,5 ml K2Cr2O7 1,5 ml K2Cr2O7

Ống 1 Ống 2 Ống 3

12
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

• Cẩn thận cho 3,5 ml dd H2SO4 reagent chảy


dọc thành ống COD.
3,5 ml dd H2SO4 3,5 ml dd H2SO4 3,5 ml dd H2SO4
reagent reagent reagent

Ống 1 Ống 2 Ống 3

Chú ý : - Phản ứng xảy ra mạnh, có thể để ống COD vào một
cốc nước lạnh để giảm nhiệt. Tiến hành trong tủ hút.
13
• Đậy nắp và lắc ống COD thật đều. Không được dốc
ngược ống COD khi lắc.
• Đặt các ống COD vào lò nung đã bật sẵn ở nhiệt độ
150oC  2oC trong vòng 2 giờ.
• Sau 2 giờ, lấy ống COD ra để nguội đến nhiệt độ
phòng, rồi tiến hành chuẩn độ. Có thể có kết tủa
mercuric sulfate HgSO4 nhưng điều này không ảnh
hưởng đến kết quả.

14
 Bước 3: Chuẩn độ mẫu thử và mẫu trắng.
• Chuẩn độ riêng từng ống nghiệm.
2 giọt chỉ thị
Ống 1 (nước cất)
Ferroin

• Thực hiện tương tự như phần chuẩn lại nồng độ FAS.


• Ghi lại kết quả FAS đã dùng cho mỗi ống.
15
Dd FAS

Xanh lục Nâu đỏ

16
 Bước 4: Chuẩn độ lại nồng độ FAS.

1,5 ml K2Cr2O7 0,01667M


2,5 ml nước cất 2 giọt chỉ thị
Ferroin

17
Dd FAS
• Ghi nhận thể tích FAS vừa chuẩn độ.
• Nồng độ đương lượng của FAS theo quy
tắc đương lượng: (N.V)FAS = (N.V)Cr2O7
VK2Cr2O7  N K2Cr2O7
N FAS 
VFAS
• Trong đó
VK2Cr2O7 : Thể tích K2Cr2O7 đã dùng, ml.
NK2Cr2O7 : Nồng độ đương lượng của
K2Cr2O7 , N.
Xanh lục Nâu đỏ
VFAS : Thể tích FAS đã sử dụng, ml.
18
TÍNH KẾT QUẢ
• COD của mẫu thử được tính theo công thức sau:
( A  B)  N FAS  ĐOxy  1000
COD(mgO2 / L)  k
Vm
• Trong đó
A : Thể tích FAS dùng định phân mẫu trắng (ống 1), ml.
B : Thể tích FAS dùng để định phân mẫu thử (lấy trung bình của ống
2;3), ml.
NFAS : Nồng độ dương lượng của FAS được chuẩn lại.
Vm : Thể tích mẫu, ml.
k : Hệ số pha loãng.
ĐOxy : Đương lượng gam của oxy (ĐOxy = 8).
19

You might also like