Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi của người Việt Bắc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi của người Việt Bắc

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Hai câu thơ đầu bài thơ là sự gợi nhắc về thời gian dai dẳng của những chiến sĩ cách
mạng với chiến khu Việt Bắc

 "Mình về mình có nhớ ta?" → câu hỏi tu từ ⇒ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình
được Tố Hữu hình tượng hóa, cụ thể là người ở lại hỏi người ra về liệu rằng những
người chiến sĩ khi đã về xuôi còn lưu luyên, nhớ về chiến khu Việt Bắc hay không
 "Ta" - "mình" được sử dụng xuyên suốt trong cả tác phẩm như câu hát ví dặm, những
câu ca dao, như lời hát đối đáp giữa người ở, người về [những lời yêu thương, nhắn
nhủ cho nhau

 "Mười lăm năm ấy"


o nhân dân Việt Bắc gợi lại cho chiến sĩ về khoảng thời gian 15 năm là từ 1939 -
1954 (Khởi nghĩa Bắc Sơn), 15 năm kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật →
tình cảm sâu sắc của người ở và người về
o 15 năm đối với đời người không phải một khoảng thời gian dài nhưng đối với
tình cảm của người dân VB với chiến sĩ cách mạng thì khoảng thời gian vun
đắp này vô cùng dài, vô cùng sâu nặng
o Tố Hữu tinh tế, sâu lắng gợi nhắc lịch sử vào thơ ca

⇒ 2 câu thơ gợi nên khoảng thời gian 15 năm ròng đã vun đắp nên tình cảm, kỉ niệm sâu
nặng của người chiến sĩ cách mạng với chiến khu VB

Nếu hai câu thơ đầu là gợi nhắc về thời gian, thì 2 câu thơ tiếp theo là sự gợi nhắc về
không gian

 Điệp kết cấu tu từ: khơi dậy những kỉ niệm sâu nặng
 Điệp từ "nhìn" & "nhớ" → lời nhắc nhở của người dân Việt Bắc với những cán bộ ra
về
 "cây", "núi", "sông", "nguồn"
o từ ngữ gợi không gian, mở ra không gian VB
o từ ngữ được sử dụng có tính chất bao trùm, cội rễ, côi nguồn của nhau: có
"núi" → "cây"; có "nguồn" → "sông" ⇒ như khẳng định phải có Việt Bắc thì
mới có được ngày miền Bắc có hòa bình lập lại

⇒ khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về

Bốn câu thơ sau là tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của kẻ ở và người đi

Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

 "ai" → đại từ phiếm chỉ, thể hiện sự vô định → “Tiếng ai” đó là chính tiếng của nhân
dân ⇒ thể hiện tình cảm một cách ý nhịn, kín đáo, rằng dù có là ai ở miền VB thì các
chiến sĩ đều phải biết ơn, ghi khắc công lao của họ
 Hàng loạt từ láy: "tha thiết", "bồn chồn", "bâng khuâng"
o là những từ láy Hán Việt
 “tha thiết” : là cảm xúc nỗi niềm canh cánh, đau đáu khôn nguôi.
 “bâng khuâng” : thể hiện nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau
được dồn nén (thương, nhớ, bịn rịn, lưu luyến)
 “bồn chồn”: đi đi, lại lại.
o được sử dụng để gợi tả hàng loạt những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ
cách mạng trở về xuôi → luôn luôn nhớ, yêu thương và canh cánh về VB
 "Áo chàm" → hoán dụ kép
o Là áo của người dân tộc Tày, chiếm số đông ở Việt Bắc ⇒ "áo chàm" là để chỉ
nhân dân Việt Bắc
o Là áo người dân VB mặc trong những cuộc chia tay ⇒ sự kiện lịch sử có tính
thời sự
 "Cầm tay" là truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh và tính cảm

 Tóm lại: đoạn thơ là lời đối thoại bày tỏ nỗi niềm của người ở lạ và người ra đi nhưng
thực chất đó là lời đối thoại nội tâm của nhân vật trữ tình nhằm thể hiện tình cảm gắn bó
tha thiết đối với Việt Bắc

You might also like