Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ôn thi lớp 9 - 2021

BÀI TẬP VỀ NHÀ SỐ 3


ĐỀ DÀNH CHO HS THI VÀO 10 CHUYÊN NGỮ
Bằng một đoạn văn (khoảng 100 từ), em hãy trình bày cảm nhận về một biện pháp tu từ so sánh
hoặc nhân hóa hoặc ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Trời lơ cao vút không buông gió;
Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng,
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;
Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.

Quán cũ nằm lười trong sóng nắng,


Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...
Đứng lặng trong mây một cánh diều.
(“Trưa hè”, Bàng Bá Lân)

* Về hình thức: HS trả lời trong đoạn văn khoảng 100 từ. 1 đ
* Về nội dung: 9 đ
 2 điểm: HS trả lời được tên 01 biện pháp tu từ trong số 3 BPTT : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và chỉ
rõ từ ngữ, câu thơ chứa BPTT đó

+ Nhân hóa: Trời… không buông gió/ đứng lặng…. một cánh diều/ Quán cũ nằm lười…
+ Ẩn dụ: Nghe mồ hôi…/ Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;/ Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.
+ So sánh: Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...
 7 đ: HS nêu tác dụng ở 3 phương diện: gợi tả: 4đ/ gợi cảm 2 đ/ nghệ thuật: 1 đ
Cụ thể:

1/ Gợi tả:
- Khung cảnh làng quê quen thuộc trong một trưa hè nắng gắt, mọi khung cảnh đều trong
trạng thái yên lặng nghỉ ngơi.
+ Ẩn dụ: Êm đềm…lúa: bầu trời xanh tươi sáng, mặt đất êm đềm với đồng cỏ, cánh đồng lúa: so sánh
ngầm lúa mềm mại mượt mà san sát nhau như những lớp sóng êm đềm khẽ chuyển động. Chuyển động
ấy nhịp nhàng, thư thả trên cánh đồng.
+ Ẩn dụ: Nhạc ngựa…đồng: âm thanh nhạc ngựa của hành trình đường xa vọng lại được hữu hình hóa
như những vật thể. Trong tâm hồn của người đang ngắm nhìn và lắng nghe cảnh vật; tiếng nhạc ấy đã
hữu hình hóa thành những mảnh đồng rắc xuống đường đi.
(hs có thể cảm nhận thêm ẩn dụ: sóng nắng: nắng hè rót xuống mặt đất; hòa quện lại, như làn nước làn
sóng)
+ Nhân hóa: Quán cũ nằm lười…: nhân hóa: căn quán xưa cũ nhỏ bé quen thuộc với làng quê Việt
Nam thường nằm bên đường đi, cũng mang tâm trạng của con ngời; cũng uể oái biếng nhác dưới cái
nắng gay gắt của trưa hè (HS có thể cảm nhận nhân hóa: Đứng lặng trong mây một cánh diều)
1

Tất cả các mùi hương đều bị cuốn theo chiều gió nhưng chỉ có hương đức hạnh là ngược gió bốn phương.
Ôn thi lớp 9 - 2021
+ So sánh: Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm...”: So sánh quen thuộc; gợi tả sự nóng nực của mùa hè;
ẩn dụ chuyển đối cảm giác: lắng nghe được tiếng mồ hôi: không gian yên tĩnh nơi làng quê / cảm nhận
tinh tế
2/ Gợi cảm:
- Tình cảm của tác giả: tình yêu thiên nhiên/ gắn bó với cảnh vật chốn thôn quê.
- Tình cảm của người đọc: mến yêu; khơi gợi tình cảm quê hương đất nước

3/ Về nghệ thuật: nhà thơ có cách cảm nhận tinh tế và diễn tả sinh động, có hồn, giàu hình ảnh…

ĐỀ DÀNH CHO HS THI VÀO 10 ĐẠI TRÀ “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
Đọc đoạn trích sau và thực hiêṇ các yêu cầu:

Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm
gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống,
kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
Câu 1: Nhân vâ ̣t “nàng” là ai và nói câu trên trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

Câu 3: Nêu và phân tích rõ giá trị biểu đạt của các yếu tố miêu tả trong câu văn sau:

Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết
bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng
Phu kia nữa.

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp cảm nhận về số phận của nhân
vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

_____________________Hết______________________

Đáp án:
Câu 1: 2,0 đ Nhân vâ ̣t “nàng “ là Vũ Nương và nói câu trên trong hoàn cảnh :

- Nhân vâ ̣t Vũ Nương nói câu trên sau khi bị Trương Sinh nghi oan là không chung thủy, mắng
nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

Tất cả các mùi hương đều bị cuốn theo chiều gió nhưng chỉ có hương đức hạnh là ngược gió bốn phương.
Ôn thi lớp 9 - 2021
- Nàng nói câu này với Trương Sinh trước khi quyết định tự vẫn; có thể coi đây là lời trăng trối
của nàng để chồng hiểu về nỗi oan của mình.

Câu 2: 1,0 đ Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

- Nghi gia nghi thất là nên cửa nên nhà; thành vợ thành chồng
- Cụm từ này ý nói Vũ Nương coi trọng gia đình, mong muốn cùng chồng xây dựng hạnh phúc
gia đình.

Câu 3: 3.0 đ Chỉ rõ và phân tích giá trị biểu đạt của các yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên.

- Chỉ rõ : yếu tố miêu tả những khung cảnh đổ vỡ (bình rơi trâm gãy), thảm đạm (mây tạnh mưa
tan), héo tàn, vô hương vô sắc (sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, hoa rụng cuống trong tuyết
lạnh), chia ly, tan tác ( cái én lìa đàn),
- Tác dụng: mọi yếu tố miêu tả, đều là phương tiện truyền tải xúc cảm của nhân vật trữ tình :
+ nỗi đau đớn thất vọng tô ̣t cùng khi Vũ Nương khi bị chồng nghi oan, khi hạnh phúc tan vỡ
+ niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của Vũ Nương.
Câu 4:4.0 đ
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lối tổng phân hợp cảm nhận về số phận của nhân vật Vũ Nương
trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương số phận bất hạnh
Đến với “Chuyện người con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ, người đọc vô cùng xót thương
cho nhân vâ ̣t Vũ Nương, người phụ nữ có số phâ ̣n đau khổ, bất hạnh.
 Vũ Nương quê ở Nam Xương, một vùng quê chiêm trũng, khổ nghèo và lam lũ. Nàng tên thật là
Vũ Thị Thiết, cái tên mang theo sự thuần phác và cả những nhọc nhằn khốn khó của người phụ
nữ bình dân miền đất này. Cách giới thiệu về Vũ Nương hoàn toàn khác với những nhân vật nữ
thường gặp trong văn học trung đại hoặc những mĩ nhân trong lầu son gác tía hoặc trong những
điển tích, điển cố Trung Hoa vốn là chuẩn mực cho những vẻ đẹp ; điều đó cho thấy cái nhìn
đầy tiến bộ của Nguyễn Dữ; sự quan tâm đến số phận những con người bình thường, những
mảnh đời bất hạnh.
 Trước hết, Vũ Nương phải chịu nhiều thiệt thòi khi lấy chồng là Trương Sinh:
+ Vũ Nương lấy chồng trong một cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh con nhà hào phú, Vũ
Nương con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.
 Nàng phải gánh vác mọi việc trong nhà khi chồng đi lính: thay chồng chăm lo mẹ già, một mình
nuôi dạy con thơ. Nàng còn trẻ mà phải sống trong cảnh cô đơn, nhớ nhung, lo lắng cho chồng
nơi chiến trận xa xôi, mòn mỏi chờ đợi mà chồng vẫn biền biệt .
3

Tất cả các mùi hương đều bị cuốn theo chiều gió nhưng chỉ có hương đức hạnh là ngược gió bốn phương.
Ôn thi lớp 9 - 2021
* Lúc Trương Sinh trở về, Vũ Nương lại phải chịu oan khuất và phải chết bi thảm.
Nỗi oan xuất phát từ lời con trẻ nói về cái bóng. Vốn tính đa nghi, Trương Sinh không hỏi kĩ
con lại nghi ngờ vợ thiếu thủy chung . Bị chồng đánh đập, la mắng và đuổi đi, Vũ Nương hết lời giải
thích nhưng không được chồng chấp nhận. Trong lúc bế tắc tột cùng, nàng đành tìm đến cái chết:
nàng “tắm gội chay sạch”, cất lời than rồi gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
* Khi Vũ Nương ở dưới thủy cung, dù nàng đã được giải oan nhưng vẫn không thực sự hạnh phúc.
Nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ gia đình, quê hương mà chẳng thể trở về.
=> Kết đoạn:
Thông qua số phâ ̣n bất hạnh của Vũ Nương, nhà văn đã phê phán xã hội phong kiến bất công
với chế độ nam quyền, với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào
bế tắc; đồng thời, bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận khổ đau của người phụ nữ Việt Nam trong
xã hội cũ.

Tất cả các mùi hương đều bị cuốn theo chiều gió nhưng chỉ có hương đức hạnh là ngược gió bốn phương.

You might also like