Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 53: THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. Cầu chì
1. Công dụng
    Cầu chì là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi
xảy ra sự cố ngắn mạch hay quá tải.
2. Cấu tạo và phân loại
a) Cấu tạo
    Cấu tạo gồm: vỏ, cực giữ dây chảy và dây dẫn điện, dây chảy.
    Vỏ cầu chì thường được làm bằng sứ hoặc thuỷ tinh, bên ngoài ghi điện áp và dòng diện
định mức.
    Các cực giữ dây và dây dẫn được làm bằng đồng, dây dẫn thường làm bằng chì.

b) Phân loại:
    Cầu chì có các loại: cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút, ...

3. Nguyên lí làm việc


    Trong cầu chì, bộ phận quan trọng nhất là dây chảy, được mắc nối tiếp với mạch điện cần
bảo vệ. Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức (do ngắn mạch hoặc quá tải) dây chảy
cầu chì nóng chảy và bị đứt( cầu chì nổ) làm mạch điện bị hở. Nhờ đó mà mạch điện, các đồ
dùng điện và thiết bị điện được bảo vệ.
Trong mạch điện cầu chì được mắc vào dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện.
    Người ta chọn dây chảy cầu chì theo trị số dòng điện định mức, giá trị định mức của dây
chảy cầu chì.( Bảng 53.1 SGK/185)
II. Aptomat (Cầu dao tự động)
    Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải.
    Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì.
    Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá
định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ dùng
điện khỏi bị hỏng. Như vậy aptomat đóng vai trò như cầu chì.
    Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây sự cố của mạch điện và sửa chữa xong, lúc đó
ta bật núm điều chỉnh về vị trí đóng mạch điện. Mạch điện sẽ có điện. Như vậy, aptomat đóng
vai trò như cầu dao.

* Ghi nhớ ( SGK/ 186)


Bài 55.SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

1. Sơ đồ điện là gì?

Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.

2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện


3. Phân loại sơ đồ điện

a) Sơ đồ nguyên lí

Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị
trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.

Sơ đồ nguyên lí dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện là cơ sở để xây dựng
sơ đồ lắp đặt.

b) Sơ đồ lắp đặt (sơ đồ đấu dây)

Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.

Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị
điện.

* Ghi nhớ ( SGK/ 192)


Bài 56: Thực hành: VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN
I. Chuẩn bị
    Giấy khổ A4.
    Bút chì thước kẻ, tẩy.

II. Nội dung và trình tự thực hành


1. Phân tích mạch điện
Hãy điền các kí hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị… vào sơ đồ điện dưới đây. Tìm những
chỗ sai trong mạch
Trả lời:

- Hình a
+ Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện (2 pin)
+ Chỗ sai của mạch điện:
 Công tắc mở mà đèn sáng
 A và V mắc sai. Vì vậy phải đổi chỗ cho nhau
 Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế
 + Sơ đồ mạch điện hình a chính xác:
Hình b
Mạch điện gồm: 2 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, nguồn điện ( 1 pin)
- Hình c
+ Mạch điện gồm: 1 đèn sợi đốt, 1 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện( 2 pin)
+ Chỗ sai của mạch điện: Thiếu kí hiệu mối nối ở hai đầu vôn kế.
+ Sơ đồ mạch điện hình c chính xác:

+
- V -

+
-

 Hình d
+ Mạch điện gồm: 2 cầu chì, 2 đèn sợi đốt, 2 công tắc 2 cực, 1 vôn kế, nguồn điện xoay chiều.
+ Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính: A,O
+ Chỗ sai của mạch điện: Dây dẫn chưa nối với ổ cắm

b. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện


- Trình tự vẽ:
+ Bước 1: Phân tích các phần tử của mạch điện.
 Mạch điện có bao nhiêu phần tử?
 Kí hiệu của những phần tử đó như thế nào?
+ Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.
 Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào ?
 Chú ý vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và các đồ dùng điện.
+ Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
* Một số lưu ý khi vẽ sơ đồ mạch điện bảng điện:
 Cầu chì được mắc vào dây pha trước công tắc.
 Công tắc mắc nối tiếp với cầu chì và đèn.
 Đèn được mắc nối tiếp với công tắc và dây trung tính.
 Ổ cắm điện được mắc nối tiếp sau cầu chì và dây trung tính.

III.BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Bài tập vận dụng: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện có 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc 2 cực
điều khiển 1 bóng đèn.

Các em thực hiện báo cáo thực hành vào vở

Bài 57: Thực hành: VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN

I. Tóm tắt lý thuyết


1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: thước kẻ.
- Vật liệu: Giấy trắng khổ A4, bút chì.
II Nội dung và trình tự thực hành
1. Phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện
- Sơ đồ nguyên lí là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. Do vậy, trước khi xây dựng sơ đồ lắp đặt
cần phân tích sơ đồ nguyên lí.
 Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện.
 Vị trí các phần tử trong mạch điện.
 Mối quan hệ điện giữa các phần tử đó.
- Ví dụ: phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện sau:

+ Các phần tử của mạch là: 1 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm 2 cực, một bóng đèn sợi đốt, dây
dẫn, nguồn xoay chiều
+ Vị trí các phần tử đó trong mạch:
 Cầu chì được mắc trên dây pha và nối tiếp với công tắc, ổ điện.
 Công tắc được mắc sau cầu chì và trước đèn.
 Ổ điện, đèn được mắc song song với nguồn điện.
2.Vẽ sơ đồ lắp đặt
- Trình tự vẽ: 
 Vẽ đường dây nguồn. Chú ý kí hiệu dây pha và dây trung tính.
 Xác định các vị trí để bảng điện, bóng đèn. Xác định các vị trí của các thiết bị đóng -
cắt, bảo vệ và lấy điện trên bảng điện sao cho đẹp và hợp lí.
 Nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí thể hiện đúng mối liện hệ về điện giữa các
phần tử trong mạch điện.
 Kiểm tra sơ đồ theo nguyên lí
III. THỰC HÀNH

Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà vào vở.

Bài tham khảo

Bài 58: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN

1.Thiết kế mạch điện là gì?


    Thiết kế mạch điện là quá trình tạo ra một mạch điện trước khi lắp đặt. Gồm những nội
dung sau:
    - Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
    - Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp.
    - Xác định những phần tử cần thiết để lắp điện.
    - Lắp thử và kiểm tra mạch điện.

2. Trình tự thiết kế mạch điện


    Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
    Mạch điện của bạn Nam Chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
    Bước 2:Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn các phương án thích hợp.
Lựa chọn 1 trong 4 phương án thiết kế do bạn Nam đưa ra.
    Xác định những đặc điểm mạch điện bạn Nam cần thiết kế:
    - Đặc điểm 1: 2 bóng đèn sợi đốt.
    - Đặc điểm 2: 2 công tắc.
    - Đặc điểm 3: cầu chì.
    Xác định sơ đồ điện mà em thấy phù hợp với mục đích thiết kế của bạn Nam.
    Sơ đồ phù hợp với mục đích thiết kế là sơ đồ số: 3.

 Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện


    Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước những bóng đèn có số liệu mà em cho là phù hợp với
mạch điện của bạn Nam:
    A. 220V – 75W
    B. 220V – 100W
    ©. 220V – 25W
    D. 220V – 60W
    Hãy chọn giúp bạn Nam 2 công tắc và 1 cầu chì ghi số liệu vào bảng.

Loại Số liệu kĩ thuật

Cầu chì Cầu chì sứ 500V – 15A

Công tắc đèn giữa phòng Nhựa Công tắc cách điện

Công tắc đèn bàn Nhựa Công tắc cách điện


    Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo đúng mục đích thiết kế không?

* Ghi nhớ ( SGK/ 198)

You might also like