Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

MỤC TIÊU HỌC TẬP PHẦN KÝ SINH TRÙNG

- HỌC PHẦN VI SINH – KÝ SINH TRÙNG 2-


I. ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về KST
2. Phân tích được 4 đặc điểm của KST
3. Trình bày được phân loại và danh pháp dùng trong định loại KST
4. Phân tích được 6 ảnh hưởng chính của KST đối với cơ thể vật chủ
5. Phân tích được 4 đặc điểm của bệnh KST
II. GIUN SÁN KÝ SINH
1. Trình bày được định nghĩa và phân loại sơ bộ giun sán ký sinh.
2. Trình bày được hình thể, chu kỳ, dịch tễ, khả năng gây bệnh, phương pháp
chẩn đóan, cách phòng và điều trị đối với các loại giun sán sau:
1. Giun đũa – Ascaris lumbricoides
2. Giun móc/mỏ – A.duodenalae / N.americanus
3. Giun tóc – Trichuris trichiura
4. Giun kim – Enterobius vermicularis
5. Giun chỉ – W.bancrofti / B.malayi
6. Sán lá gan nhỏ – Clonorchis sinensis
7. Sán lá phổi – Paragonimus westermani
8. Sán lá ruột – Fasciolopsis buski
9. Sán dây lợn/ bò – T.solium / T.saginata
III. ĐƠN BÀO KÝ SINH
1. Trình bày được khái niệm, phân loại đơn bào.
2. Mô tả được 3 loại hình thể của E. histolytica.
3. Trình bày được chu kỳ của amip
4. Trình bày được các bệnh do amip gây ra.
5. Nêu được phương pháp chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh amip
6. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách
phòng và điều trị Trichomonas vaginalis.
7. Trình bày được phân loại trùng roi đường máu và nội tạng, vật chủ trung
gian và phân bố của chúng. Trình bày được các bệnh do chúng gây ra.
8. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách
phòng và điều trị Giardia intestinalis.
9. Trình bày được hình thể, chu kỳ, tính chất gây bệnh, cách phòng và điều trị
Balantidium coli.
IV. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
1. Trình bày được hình thể, chu kỳ của KST sốt rét. So sánh sự khác nhau giữa
loài Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax.
2. Trình bày được dịch tễ học sốt rét.
3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét thể thông thường, các
thể sốt rét ác tính và các thay đổi của cơ thể người trong bệnh sốt rét.
4. Trình bày được các bước chẩn đoán bệnh sốt rét.
5. Trình bày được phân loại và tác dụng dược lý của một số thuốc chính dùng
trong điều trị sốt rét.
6. Nêu được các biện pháp phòng chống sốt rét chính.
V. TIẾT TÚC KÝ SINH
1. Trình bày được hình thể chung của tiết túc. Trình bày được hình thể của lớp
nhện và lớp côn trùng
2. Trình bày được phân loại và vai trò của tiết túc y học.
3. Trình bày được hình thể, đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, cách phòng
và điều trị đối với S.scabiei.
4. Trình bày được hình thể, đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi.
5. Chương tiết túc các em học toàn bộ nội dung cô giảng (slide) và con ghẻ
(trong giáo trình). (Bổ xung thêm cả phần chu kỳ chung của tiết túc vào
phần mục tiêu học tập còn thiếu trong phần cô đã gửi)

You might also like