Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Đề số 2:

Tháng 5/2018 Bà Nguyễn Tuyết Lê tham dự kì thi tuyển dụng vào Bệnh viện
tỉnh T;

Năm 2019 Bệnh viện phát hiện bằng trung cấp Y của bà Lê khi thi tuyển là giả.
Tuy nhiên vào thời điểm này bà Lê đang nghỉ sinh con nên Bệnh viện không kỷ
luật chỉ thông báo cho bà Lê biết sẽ hủy kết quả thi tuyển dụng.

Đầu năm 2020 bà Lê được Bệnh viện thông báo sẽ thành lập hội đồng kỷ luật để
tiến hành kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Lê;

Đến thời điểm tháng 6/2020 Bà Lê đã nộp phòng tổ chức Bằng trung cấp Y thật.

Câu hỏi:

Câu1: Hãy tư vấn cho Bệnh viện thực hiện kỷ luật đối với bà Lê?

Câu2 : Nếu bà Lê bị kỷ luật buộc thôi việc, hãy viết đơn khiếu nại giúp Bà
Lê gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

Câu3 : Ngoài khiếu nại có thể tư vấn cho bà Lê phương thức nào khác để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Lê? Hãy viết bản tư vấn thuyết
phục bà Lê sử dụng phương thức khác phương thức khiếu nại?
MỞ ĐẦU
Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hành chính là khả năng thực hiện
tư vấn hành chính bằng việc vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và
kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn , giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông
tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan nhằm giúp cho người được tư
vấn pháp luật biết cách xử sự hay giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật
của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tư vấn trong lĩnh vực này thì nhóm 06
chúng em xin lựa chọn đề tài số 02 làm bài tập nhóm.

NỘI DUNG

Câu1: Hãy tư vấn cho Bệnh viện thực hiện kỷ luật đối với bà Lê?

Trả lời:
1. Khái niệm, văn bản pháp luật áp dụng:
“Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
“Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của
đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước
...”
=>Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Công chức thì bệnh viện tỉnh T là đơn vị sự
nghiệp công lập được thành lập bởi Bộ y tế là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và theo quy định của pháp luật. Bệnh viện có tư cách pháp nhân, cung cấp các
dịch vụ y tế công. Đồng thời, bà Nguyễn Tuyết Lê thi tuyển vào làm việc tại
bệnh viện, tức là viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó,
những vấn đề pháp lí phát sinh trong tình huống này sẽ chịu sự điều chỉnh của
Luật Viên chức.
Bà Lê tham dự kì thi tuyển dụng vào bệnh viện tỉnh T, đây là đơn vị sự
nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, cho nên khi
trúng tuyển, bà Lê vào làm việc tại bệnh viện tỉnh T có tư cách là viên chức
(theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Bà Lê sử dụng bằng cấp giả để tham dự kì thi tuyển dụng và bị bênh viện tỉnh T
phát hiện vào năm 2019.
Vì vậy khi tư vấn cho bệnh viện tỉnh T thực hiện kỷ luật đối với bà Lê, ta sử
dụng:
_ Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
_ Ngị định số 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và
trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
làm căn cứ pháp lý để tiến hành tư vấn.
1.Hình thức xử lý kỷ luật
Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định các hình
thức xử lý kỷ luật gồm 3 hình thức là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc1
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ :
Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức:
“Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong
các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

3.Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp
công lập;
…”
 Theo đó, trường hợp này, bà Lê đã sử dụng bằng trung cấp Y giả để
tham gia thi tuyển vào bệnh viện T, hay nói cách khác là bà Lê đã sử

1
Xem thêm phụ lục
dụng giấy tờ không hợp pháp để tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp
công lập.
Do đó, bà Lê sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc với hành vi vi
phạm của mình.
1. Thời hạn xử lý kỷ luật
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử
lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức:
“Điều 5. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

1. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
...”
“Điều 8. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có
hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện
cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra,
kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm
quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không
quá 04 tháng.”

Trước khi tiến hành xử lý kỷ luật, Bệnh viện tỉnh T phải xem xét thời hạn
xử lý kỷ luật đối với bà Lê. Cụ thể:

- Xem xét bà Lê có thuộc trong các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật (quy
định tại Điều 5 nghị định 27/2012/NĐ-CP ) hay không:
+Nếu không: Bệnh viện tiến hành xử lý kỷ luật đối với bà Lê trong thời hạn 02
tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm, hoặc có thể kéo dài thời hạn xử
lý nếu thuộc trường hợp theo quy định (điều 8 nghị định 27/2012/NĐ-CP)
+Nếu có: Bệnh viện phải đợi hết thời gian nhất định, khi bà Lê không còn thuộc
các trường hợp chưa xem xét kỷ luật nữa (VD: khi con lớn hơn 12 tháng tuổi,..)
để tiến hành việc kỷ luật theo thời hạn luật định (điều 8 nghị định 27/2012/NĐ-
CP).
Thời hạn xử lý kỷ luật là một yếu tố quan trọng, để xử lý hành vi vi phạm
một cách nhanh chóng, kịp thời nhất, cần xem xét cụ thể yếu tố này.

2. Thẩm quyền xử lý
Căn cứ khoản 2 Điều 14 nghị định 27/2012/NĐ-CP:
“Điều 14. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định
hình thức kỷ luật”
 Theo đó, thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với bà Lê sẽ được xác định tùy
theo chức vụ của bà.
Trường hợp này, bà Lê là viên chức không giữ chữ vụ quản lý thì
thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc sẽ thuộc về người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập quản lý viên chức, do đó Giám đốc Bệnh viện tỉnh T
có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
3. Tiến hành xử lý kỷ luật
Thủ tục kỷ luật viên chức được thực hiện theo các bước quy định tại Mục
4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Cụ thể:
Bước 1: Họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý: Điều 15 Nghị định 27/2012/NĐ-CP2

Ngoại trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được
hưởng án treo hoặc bị kết án về hành vi tham nhũng thì người có thẩm quyền xử
lý kỷ luật phải tổ chức cuộc họp để bà Lê tự kiểm điểm là nhận thức kỷ luật.

Khi đó, bà Lê phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Nếu bà Lê không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vẫn
được tiến hành.

Đặc biệt, nội dung cuộc họp này phải được lập thành biên bản và trong
biên bản phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật với bà Lê

Bước 2: Thành lập và họp Hội đồng kỷ luật


Căn cứ pháp lý: điều 16, 17, 18 Nghị định 27/2012/NĐ-CP3
2
Xem thêm phụ lục
3
Xem thêm phụ lục.
Để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật với bà thì người có thẩm
quyền phải thành lập Hội đồng kỷ luật.

Trong đó, Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua
bỏ phiếu kín và sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Chủ tịch Hội đồng
kỷ luật có trách nhiệm công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc
họp.

Bước 3: Ra quyết định kỷ luật

Căn cứ pháp lý: điều 19 Nghị định 27/2012/NĐ-CP

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng
kỷ luật phải gửi kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản kèm theo biên bản
cuộc họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ kỷ luật cho người có thẩm quyền kỷ luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị,
người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận không vi phạm pháp
luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Ngoài ra, nếu tình huống vi phạm của bà Lê có tình tiết phức tạp thì có
thể kéo dài thời hạn kỷ luật.

Bước 4: Khiếu nại


Bà Lê có quyền khiến nại với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp
luật về khiếu nại.
4. Xử lý khác
Hành vi sử dụng bằng giả của bà Lê không chỉ vi phạm pháp luật về Viên
chức mà còn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Bởi, bằng cấp, chứng
chỉ không chỉ là chứng minh cho kết quả, trình độ học vấn của của bản thân bà
Lê, mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng, quá trình, kết quả trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo. Do đó, ngoài hình thức xử lý kỷ luật trong nội bộ Bệnh viện tỉnh
T, bà Lê còn bị xử lý hành chính theo căn cứ khoản 3, khoản 5 điều 16 Nghị
định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục:
"Điều 16: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng,
chứng chỉ

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán,
sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
Theo đó, bà Lê sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
do hành vi mua bán văn bằng giả. Ngoài ra, sẽ bị phạt bổ sung đó là tịch thu
tang vật và phương tiện vi phạm hành chính.
Câu2 : Nếu bà Lê bị kỷ luật buộc thôi việc, hãy viết đơn khiếu nại giúp Bà
Lê gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

Trả lời:

Trường hợp nếu bà Lê bị kỷ luật buộc thôi việc thì bà Lê có thể sử dụng đơn
khiếu nại sau đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tư do - Hạnh phúc
————————

T, ngày 29 tháng 01 năm 2020

ĐƠN KHIẾU NẠI

(Về việc ra quyết định kỷ luật viên chức)

Kính gửi: Giám đốc Bệnh viện tỉnh T

-Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;

-Căn cứ Luật viên chức năm 2010;

-Căn cứ vào Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức;


-Căn cứ quyết định kỷ luật số 02/QĐ-BVT về việc kỷ luật buộc thôi việc đối với
bà Nguyễn Tuyết Lê,

Tên tôi là: Nguyễn Tuyết Lê sinh ngày 01 tháng 01 năm 1986

Thường trú tại: xã A, huyện B, tỉnh T

Số CMND: 03830001220

Ngày cấp: 01/2/2004 nơi cấp: Công an tỉnh T

Khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc của: Giám đốc Bệnh
viện tỉnh T

Giải trình vụ việc cần khiếu nại:

Tháng 5/2018 Tôi tham dự kì thi tuyển dụng vào Bệnh viện tỉnh T;

Năm 2019 Bệnh viện phát hiện bằng trung cấp Y của Tôi khi thi tuyển là
giả. Tuy nhiên vào thời điểm này Tôi đang nghỉ sinh con nên Bệnh viện không
kỷ luật chỉ thông báo cho tôi biết sẽ hủy kết quả thi tuyển dụng.

Đầu năm 2020 Tôi được Bệnh viện thông báo sẽ thành lập hội đồng kỷ
luật để tiến hành kỷ luật buộc thôi việc đối với Tôi;

Đến thời điểm tháng 6/2020 Tôi đã nộp phòng tổ chức Bằng trung cấp Y
thật.

Yêu cầu giải quyết khiếu nại:

Hôm nay, tôi viết đơn này để khiếu nại về quyết định kỷ luật buộc thôi
việc tôi ngày 5/1/2020 với lí do sử dụng bằng giả để thi tuyển.

Căn cứ vào các trường hợp chưa xem xét kỷ luật Viên chức được quy
định tại điều 5 nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức mà trong
đó ở khoản 3 điều 5 nghị định này quy định: “Viên chức nữ đang trong thời gian
mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Tôi nhận thấy, Giám đốc Bệnh viện đã không thực hiện đúng nguyên tắc
xử lý kỷ luật viên chức khi tôi thuộc các trường hợp chưa xem xét kỷ luật mà đã
tổ chức họp hội đồng kỷ luật và quyết định xử lý kỷ luật. Do vậy, tôi làm đơn
này để khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của Giám đốc Bệnh viện đối với tôi.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên tôi Kính đề nghị Bệnh viện
xem xét và giải quyết yêu cầu sau đây:

-Hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với tôi.

- Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nhẹ hơn khi tôi giao nộp Bằng cấp thật.

- Đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích của tôi trong thời gian bị ra quyết
định.

Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu
trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

Mong Bệnh viện sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người khiếu nại

Nguyễn Tuyết Lê
Câu3 : Ngoài khiếu nại có thể tư vấn cho bà Lê phương thức nào khác để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Lê? Hãy viết bản tư vấn thuyết
phục bà Lê sử dụng phương thức khác phương thức khiếu nại?

Trả lời:

*Ngoài khiếu nại có thể tư vấn cho bà Lê phương thức nào khác để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Lê?

Trong trường hợp này, ngoài việc khiếu nại thì bà Lê có thể gửi đơn khởi
kiện vụ án hành chính tới Tòa án tại Tỉnh T để yêu cầu giải quyết vụ án hành
chính.Đây là cách duy nhất để bà Lê có thể bảo vệ quyền lợi của mình theo thủ
tục tố tụng Tòa án.

Căn cứ Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại quyết định hành
chính như sau:

“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là
trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì
người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc
cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần
đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì
có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính.”
Mặt khác theo quy định tại Điều 115 Luật tố tụng hành chính 2015 thì: 

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong
trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với
người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định
của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết
nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không
đồng ý với quyết định đó.

3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường


hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã
được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.”

 Luật khiếu nại 2011 hay Luật tố tụng hành chính 2015 đều quy định việc
khởi kiện có thể thực hiện ngay từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhận được quyết
định hành chính và không đồng ý với quyết định đó. Việc giải quyết theo con
đường nào đều do tổ chức, cá nhân quyết định.

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình thì bà Lê có thể
sử dụng phương thức khởi kiện vụ án hành chính.Theo đó, bà Lê cần phải thực
hiện những thủ tục đã được quy định cụ thể trong luật Tố tụng hành chính 2015
mà trước hết là cần làm đơn khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền để khởi
kiện.

*Hãy viết bản tư vấn thuyết phục bà Lê sử dụng phương thức khác
phương thức khiếu nại?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


CÔNG TY LUẬT ABC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày …tháng…năm…

THƯ TƯ VẤN

(Về việc thực hiện khởi kiện)

Kính gửi: Bà Nguyễn Tuyết Lê

Lời đầu tiên Công ty Luật ABC xin gửi tới Bà lời chúc sức khỏe và lời
chào trân trọng! Cảm ơn Bà đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Công ty Luật ABC xin gửi đến Bà thư tư vấn với nội dung sau:

Nội dung: Tư vấn cho Bà Lê để thuyết phục bà sử dụng phương thức khởi
kiện vụ án hành chính.

1. Tóm tắt vụ việc

Tháng 5/2018 Bà Nguyễn Tuyết Lê tham dự kỳ thi tuyển dụng vào bệnh
viện Tỉnh T. Năm 2019 bệnh viện phát hiện bằng trung cấp Y của bà Lê khi thi
tuyển là giả.Tuy nhiên vào thời điểm này bà Lê đang nghỉ sinh con nên bệnh
viện không kỷ luật chỉ thông báo cho bà Lê biết sẽ hủy kết quả thi tuyển dụng.
Đầu năm 2020 bà Lê được bệnh viện thông báo sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật
để tiến hành kỷ luâ ̣t buộc thôi việc với bà Lê. Đến thời điểm tháng 6/2020 bà Lê
đã nộp phòng tổ chức bằng trung cấp Y thật.

2. Phương thức bảo vệ

Trong trường hợp của bà, ngoài việc khiếu nại thì bà có thể gửi đơn khởi
kiện vụ án hành chính tới Tòa án tại Tỉnh T để yêu cầu giải quyết vụ án hành
chính. Đây là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để bà có thể bảo vệ quyền lợi của
mình theo thủ tục tố tụng Tòa án.
Luật tố tụng hành chính 2015 quy định việc khởi kiện có thể thực hiện
ngay từ thời điểm tổ chức, cá nhân nhận được quyết định hành chính và không
đồng ý với quyết định đó. Việc giải quyết theo con đường nào đều do tổ chức,
cá nhân quyết định. Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình thì
bà nên sử dụng phương thức khởi kiện vụ án hành chính.Theo đó, bà cần phải
thực hiện những thủ tục đã được quy định cụ thể trong luật Tố tụng hành chính
2015 mà trước hết là cần làm đơn khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền với
các nội dung cơ bản quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015.

3. Điều kiện khởi kiện

3.1. Đối tượng khởi kiện

Đối tượng khởi kiện là thứ mà tác động trực tiếp đến người khởi kiện, có
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì đối tượng khởi
kiện bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, danh sách cử tri có xâm hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ
chức.

Xác định được đối tượng khởi kiện là một trong những điều kiện quan
trọng để bà có thể thực hiện quyền khởi kiện. Ở trong trường hợp của bà, việc
Bệnh viện quyết định kỷ luật buộc thôi việc bà đã xâm hại đến quyền và lợi ích
của bà nên đây là đối tượng khởi kiện.

3.2. Chủ thể khởi kiện

Chủ thể khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.

Về điều kiện chủ thể khởi kiện được quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều
54 của Luật Tố tụng hành chính 2015. Để quyền khởi kiện vụ án hành chính của
cá nhân, tổ chức được hiện thực hóa thì quyền khởi kiện phải được thực hiện
bởi những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính. Năng lực hành vi tố
tụng hành chính là khả năng bằng chính hành vi của mình cá nhân thực hiện
quyền và các nghĩa vụ hành chính được pháp luật hành chính thừa nhận. Như
vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi người có
quyền khởi kiện vụ án hành chính hoặc người đại diện của người có quyền khởi
kiện vụ án hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi tố tụng
hành chính.

Trong trường hợp của bà:

+Bệnh viện đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc với Bà đã xâm hại đến
quyền, lợi ích của Bà

+ Bà thỏa mãn điều kiện đảm bảo năng lực hành vi tố tụng hành chính

=> Vì vậy chủ thể khởi kiện ở đây là Bà Nguyễn Tuyết Lê

3.3. Thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật thì việc khởi kiện chỉ có thể được thực hiện
và bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo quy định
tại Điều 31 và 32 Luật Tố tụng hành chính 2015. Nếu cá nhân khởi kiện lại gửi
đơn khởi kiện đến Tòa án không có thẩm quyền thì đơn khởi kiện không được
thụ lí, vụ án hành chính không được giải quyết. Người khởi kiện gửi đơn khởi
kiện và các tài liệu liên quan đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng
một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi qua dịch vụ bưu
chính; gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, nếu Tòa án đã có
Cổng thông tin riêng của Tòa.

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khởi kiện trong trường hợp này theo
quy định tại khoản 6 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Y. Do đó, đơn khởi kiện được gửi
đến đúng Tòa án nhân dân tỉnh Y sẽ đảm bảo được việc khởi kiện đúng Tòa án
tránh việc mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục.

3.4. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính được quy định tại Điều 116 Luật Tố
tụng hành chính 2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ
chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành
chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc
thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc của bà là 01 năm
kể từ ngày bà nhận được hoặc biết được quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

Thời điểm bệnh viên thông báo sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật đối với Bà
là đầu năm 2020 do đó từ khi Bà biết được có sự việc đến nay chưa đến 01 năm
nên vẫn còn thời hiệu để khởi kiện.

4. Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ vào các quy định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì
Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:

a, Nội dung đơn khởi kiện

- Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn;

+ Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;


+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của
người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung
giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành
chính.

+ Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

+ Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;

+ Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.

- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền,
lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách
quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo
đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền,
lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác,
người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án
trong quá trình giải quyết vụ án.

b) Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau
đây:

-Nộp trực tiếp tại Tòa án.

-Gửi qua dịch vụ bưu chính.

-Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

c) Xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính:


- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm
phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ
tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của LuậtTố
tụng hành chính 2015;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho
người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính năm
2015.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều 121 của
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 phải được thông báo cho người khởi kiện,
phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa
án (nếu có).

d,Thụ lý vụ án

- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho
người

khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được
miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông
báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng
án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
-Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm
phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải
được ghi vào sổ thụ lý.

- Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí thì giải quyết như sau:

+ Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý
vụ án;

+ Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh
được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án
phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi
kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày
khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu;

+ Trường hợp sau khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện
mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án,
nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán
yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ
lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp lại đơn khởi kiện.

- Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 mà người khởi kiện không nộp cho Tòa án biên lai thu
tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo cho họ biết về việc không thụ lý vụ án
với lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp này, người khởi kiện
có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
- Sau khi Thẩm phán thụ lý vụ án mà Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc
lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 129 của
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 để giải quyết trong cùng một vụ án hành
chính thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:

+ Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc
không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận
được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng tài
liệu, chứng cứ kèm theo;

+ Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm
ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;

+ Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập
cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền
tạm ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuối cùng cho Tòa án biên lai thu tiền
tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.

- Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải
cấp cho họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

5. Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý, là hành vi tố tụng đầu tiên
và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật
tố tụng hành chính giữa Tòa án với các thành phần tham gia tố tụng và tiến hành
tố tụng khác.

Nếu bà sử dụng phương thức khởi kiện vụ án hành chính thì việc giải
quyết quyền lợi của bà sẽ đem lại kết quả chính xác,quyền lợi của bà sẽ được
pháp luật bảo vệ dựa trên các quy định của pháp luật.Nếu trong trường hợp bà
bị xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của mình thì việc khởi kiện vụ án
hành chính sẽ khôi phục, đảm bảo quyền lợi của bà ở mức tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ
hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bà vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ
thêm. Kính chúc bà có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng cảm ơn!

NGƯỜI TƯ VẤN

KẾT LUẬN

Thông qua tình huống trên thì cho thấy trong hoạt động tư vấn pháp luật
trong lĩnh vực hành chính, quá trình thu thập, nghiên cứu, phân tích và đánh giá
chứng cứ sau đó đưa ra một giải pháp cho khách hàng là một hoạt động hết sức
quan trọng. Phương án được đưa ra phải đáp ứng được yêu cầu là chính xác,
hiệu quả, nhanh chóng. Vì vậy, trước một vụ việc hành chính, người tư vấn cần
phải xem xét, phân tích đánh giá thật kỹ những thông tin, chứng cứ mà khách
hàng mang đến, từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp, định hướng chuẩn xác
nhất, có lợi nhất cho khách hàng của mình.
Trên đây là bài làm của nhóm em, do kiến thức và kỹ năng còn hạn hẹp nên
bài làm không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý để bài làm chúng
em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Giáo trình

1. Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Nxb Công an nhân dân Hà
Nội, năm 2012;

*Luật

2. Luật Khiếu nại năm 2011;

3. Luật Tố tụng hành chính năm 2015;

4. Luật Viên chức năm 2010( sửa đổi, bổ sung năm 2019);

*Nghị định

5.Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách


nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
* web
6.https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/thu-tuc-xu-ly-ky-luat-vien-chuc-566-
25224-article.html
PHỤ LỤC

Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách


nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức :
“Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy
theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
…”
“Điều 15. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách
nhiệm tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm
điểm và nhận thức kỷ luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù
mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.
Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành
thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể viên chức của
đơn vị cấu thành mà viên chức đang công tác. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở
đơn vị cấu thành được gửi tới người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản
lý viên chức. Cuộc họp kiểm điểm của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên
chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại
diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của đơn vị;
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị
cấu thành, thành phần dự họp kiểm điểm viên chức vi phạm là toàn thể viên
chức của đơn vị.
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức có trách nhiệm tổ chức
họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
3. Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự
nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được
tiến hành.
4. Nội dung các cuộc họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp
kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có
hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc
cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi tới Chủ tịch Hội
đồng kỷ luật để tổ chức xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này.”
Điều 16. Hội đồng kỷ luật
1. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này quyết
định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối
với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án
kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi
tham nhũng.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự;
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
c) Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự
họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức
có hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 17. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật:
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị
cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự
nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ
chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu
thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị
sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý
viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự
nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có viên chức bị xem xét
xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó
lựa chọn và cử ra;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ
chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có
05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức;
b) Một ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản
lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản
lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ
chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật
thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan
đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia
thành viên Hội đồng kỷ luật.
Điều 18. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
1. Chuẩn bị họp:
a) Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy
triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Viên
chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường
hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu
tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn vắng mặt
thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp. Người được mời dự họp
có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ
phiếu về hình thức kỷ luật;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ
liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích
ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc
họp kiểm điểm viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên
chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;
c) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu viên chức
có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay,
nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội
đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản
này;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và
phát biểu ý kiến;
e) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu viên chức có
hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng
kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên
bản cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách
nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
3. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên trong cùng đơn vị có hành vi vi phạm
pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với
từng viên chức.
Điều 19. Quyết định kỷ luật
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ
luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp
Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật
quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị
của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật
hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình;
c) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm
quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại
khoản 2 Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù
mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng,
trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có
hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách
nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không
tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương
nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian
đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt
hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật
mới có hiệu lực.
4. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được
lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên
chức

You might also like