Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ BÀI 07

Ngày 20/01/2019 người có thẩm quyền phát hiê ̣n Nguyễn Văn B, công
chức Bô ̣ T, trên đường đi làm về đã điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣ quy định
9hm/h. Anh(chị) hãy:

1. Xác định hành vi vi phạm và phân tích yếu tố cấu thành (2,5điểm).
2. Xác định hình thức xử phạt mà người có thẩm quyền áp dụng đối với B?
Nêu căn cứ pháp luâ ̣t? (2,5 điểm).
3. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Văn
B? Nêu căn cứ pháp luâ ̣t? (2,5 điểm).
4. Nguyễn Văn B có thể bị xử lý kỷ luâ ̣t không? Nêu căn cứ pháp luâ ̣t?
(2,5điểm).

BÀI LÀM

CÂU 1: Xác định hành vi vi phạm và phân tích yếu tố cấu thành.

1. Hành vi vi phạm là hành vi điều khiển xe chạy quá tốc đô ̣ vi phạm quy
tắc giao thông đường bộ.
Hành vi vi phạm của anh Nguyễn Văn B là hành vi vi phạm quy tắc giao
thông đường bô ̣ vì căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-
CP Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương
tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h”
Như vâ ̣y trong tình huống của đề bài thì hành vi của anh Nguyễn Văn B
trên đường đi làm về đã điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣ quy định 9hm/h (nằm
trong khoảng từ 05km/h – 10km/h) là hành vi vi phạm giao thông đường bô ̣.
2. Phân tích yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
 Mă ̣t khách quan
Hành vi vi phạm: hành vi của anh Nguyễn Văn B trên đường đi làm về đã
điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣ quy định 9hm/h. Đây là hành vi trái pháp luật
hành chính cụ thể vi phạm quy tắc giao thông đường bô ̣ tại Điều 5 Nghị Định
46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ. Hành vi vi phạm trên có thể dẫn đến những hâ ̣u quả cho những
người tham gia giao thông khác.
Thời gian: Ngày 20/01/2019 người có thẩm quyền phát hiê ̣n Nguyễn Văn
B, công chức Bô ̣ T, trên đường đi làm về đã điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣
quy định 9hm/h.
Công cụ, phương tiê ̣n vi phạm: Anh Nguyễn Văn B đã sử dụng phương
tiê ̣n là xe oto thực hiê ̣n hành vi chạy xe vượt quá tốc đô ̣ quy định. Theo Điều 5
NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định về Xử phạt người điều khiển, người được chở
trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường
bộ.
 Mă ̣t chủ quan
Dấu hiê ̣u bắt buô ̣c trong mă ̣t chủ quan của hành vi vi phạm hành chính là
dấu hiê ̣u lỗi của chủ thể vi phạm. Mă ̣t chủ quan là nhâ ̣n thức riêng của người vi
phạm, là toàn bô ̣ những hoạt đô ̣ng diễn ra bên trong của chủ thể vi phạm hành
chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi thể hiê ̣n dưới hình thức cố ý hoă ̣c
vô ý. Lỗi vô ý là
Như vâ ̣y, dựa vào tình huống lỗi của anh B là lỗi cố ý vì lỗi cố ý là lỗi do
người thực hiê ̣n hành vi vi phạm trong trạng thái có khả năng nhâ ̣n thức và điều
khiển hành vi của mình, nhâ ̣n thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho
xã hô ̣i nhưng vẫn cố tình thực hiê ̣n.
Cụ thể như sau: Bởi anh B là mô ̣t công chức Bô ̣ T và đang trên đường đi
làm về. Ở đây có thể thấy ang B là người có đầy đủ khả năng nhâ ̣n thức và điều
khiển hành vi của mình. Bởi vì anh B lái phương tiê ̣n là oto thì phải có bằng lái
xe và theo đó thì phải nắm được luâ ̣t giao thông đường bô ̣. Vì vâ ̣y viê ̣c pháp
luâ ̣t quy định tốc đô ̣ cho phép là bao nhiêu và không được vượt quá tốc đô ̣ cho
phép theo Điều 5 – NĐ 46/2016/NĐ-CP thì anh B phải biết. Vì vâ ̣y anh Nguyễn
Văn B phải nhâ ̣n thức được hành vi điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣ quy định
9hm/h của mình là nguy hiểm cho xã hô ̣i mà vẫn thực hiê ̣n.
 Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính
Theo khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì “Công chức là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân”.

Chủ thể thực hiê ̣n hành vi: là anh Nguyễn Văn B, là công chức của Bô ̣ T.
Trong khi đó điều kiê ̣n để trở thành công chức. Theo khoản 2 điều 4 Luật Cán
bộ, công chức 2008 thì “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân” vì Anh B là công chức nên
xét điều kiê ̣n của công chức nên có đủ các điều kiê ̣n sau:
“Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp
hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở
giáo dục.”
Như vâ ̣y chủ thể thực hiê ̣n hành vi anh B, là công dân viê ̣t nam, đủ 18 tuổi
trở lên, không mắc các bê ̣nh tâm thần hoă ̣c mắc các bê ̣nh khác làm mất khả
năng nhâ ̣n thức hoă ̣c mất khả năng điều khiển hành vi và đủ đô ̣ tuổi theo quy
định của pháp luâ ̣t.
Theo Điểm a Khoản 1 Đều 5 Luâ ̣t Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
quy định về đối tượng cá nhâ ̣n bị xử phạt vi phạm hành chính là “Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi
phạm hành chính.” Trong tình huống này vì anh T là công chức bô ̣ T và vi
phạm hành chính khi đang trên đường đi làm về (tức đã hết giờ làm viê ̣c). Vì
vâ ̣y anh T là chủ thể vi phạm hành chính.
 Khách thể của hành vi vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luâ ̣t khác để xâm hại đến
các quan hê ̣ xã hô ̣i được pháp luâ ̣t bảo vê ̣. Các hành vi vi phạm hành chính xâm
phạm đến trâ ̣t tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luâ ̣t hành chính quy
định và bảo vê ̣. Ở đây tức là các hành vi làm trái với quy dịnh pháp luâ ̣t về quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Xét trong tình huống hành vi của anh B, điều khiển xe oto vượt quá tốc đô ̣
cho phép. Hành vi này là hành vi vi phạm theo Điều 5 Nghị Định 46/2016/NĐ-
CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ. Bởi hành vi của anh B vi phạm luâ ̣t giao thông đường bô ̣. Vì vâ ̣y khách thể
trong tình huống này là trâ ̣t tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông
đường bô ̣.

CÂU 2: Xác định hình thức xử phạt mà người có thẩm quyền áp dụng đối
với B

1. Hình thức xử phạt chính là phạt tiền

Căn cứ theo điểm a khoản 3 điều 5 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định Xử phạt
người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
"3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
…"
Theo quy định trên, khi tham gia giao thông người điều khiển xe ô tô chạy
quá tốc độ 5km/h đến dưới 10km/h thì bị xử phạt hành chính từ 600.000-
800.000 đồng. 
 Hành vi của anh Nguyễn Văn B là hành vi vi phạm quy tắc giao thông
đường bô ̣. Cụ thể là hành vi lái xe vượt quá tốc đô ̣ quy định 9hm/h (vượt quá
5km/h và dưới 10km/h) vì vâ ̣y sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000
đồng.
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính
Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định Tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính:
"...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ
một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành
phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện
cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá
nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử
phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp
quy định tại khoản 10 Điều này."
Theo quy định này, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một số loại giấy tờ
như giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện,…cho tới khi tổ chức, cá
nhân chấp hành xong quy định xử phạt.
Như vậy, đối với những hành vi vi phạm hành chính của anh B có mức xử
phạt vượt quá 250.000 thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ lập biên bản vi phạm
và tạm giữ một số loại giấy tờ để đảm bảo cá nhân, tổ chức tới cơ quan có thẩm
quyền nhận và chấp hành quy định xử phạt.

CÂU 3: Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn
Văn B

Căn cứ theo điều 70 Nghị đinh 46/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền
xử phạt như sau:
“Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa
phương mình.
2. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
được quy định trong Nghị định này như sau:
a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và
phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định
về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được
quy định tại Nghị định này;
b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15
Nghị định này”.
Bởi hành vi của anh Nguyễn Văn B vi phạm quy tắc giao thông đường bô ̣
quy định tại điểm a khoản 3 điều 5 nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo quy định
tại Điều 70 thì các chủ thể sau có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm của anh
B: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý của địa
phương mình và Cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên, xét theo quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong chương II - Luâ ̣t xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì các chủ thể có
thẩm quyền xử phạt được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất, về Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp(cấp xã, huyê ̣n, tỉnh) trong
phạm vi quản lý của địa phương mình

Xét thẩm quyền của CTUBND cấp xã: và điểm b khoản 1 điều 38 Luâ ̣t
XLVPHC năm 2012 quy định thẩm quyền của CTUBND cấp xã như sau: “Phạt
tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng”. Còn đối với cấp huyê ̣n
“Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng” 1. Thẩm quyền của
CTUBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh
vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này2.

Theo Luâ ̣t xử lý vi phạm hành chính tại điểm b khoản 1 điều 24 mức phạt
tiền tối đa đối với các cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bô ̣ là 40.000.000
đồng. Như vâ ̣y, CTUBND cấp xã, huyê ̣n, tỉnh có thẩm quyền phạt tiền đến tối
đa tương ứng là 4.000.000 đồng(cấp xã), 20.000.000 đồng(cấp huyê ̣n),
40.000.000 đồng (cấp tỉnh) mức tiền phạt tối đa với lĩnh vực giao thông đường
bô ̣. Mà theo xác định tại câu 2 trên, thì hành vi của anh B bị phạt từ 600.000
đồng đến 800.000 đồng.

 Vì vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp(cấp xã, huyê ̣n, tỉnh) trong
phạm vi quản lý của địa phương mình có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính đối với Nguyễn Văn B.

Thứ hai, Cảnh sát giao thông.

Theo phân tích trên thì Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt hành vi
của anh B căn cứ vào điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đối với hành vi vi
phạm của anh B có khung hình phạt là từ 600.000 đồng dến 800.000 đồng. Căn
cứ theo Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, có quy định cụ thể về các chủ thể
có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm giao quy tắc thông đường bô ̣ của anh B.
Cụ thể các chủ thể có thẩm quyền gồm có: Trạm trưởng, Đội trưởng của người
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã,
Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có

1
điểm b khoản 2 điều 38 Luâ ̣t XLVPHC năm 2012
2
điểm b khoản 3 điều 38 Luâ ̣t XLVPHC năm 2012
quyền; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng
phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát
cơ động từ cấp đại đội trở lên; Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền; Cục
trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính
về trật tự xã hội. Bởi căn cứ các khoản 2,3,4,5,6 Điều 72 thì thẩm quyền của các
chủ thể trên đều có thể phạt tiền trên 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vâ ̣y những chủ thể trên có thẩm quyền
xử phạt hành vi vi phạm của anh Nguyễn Văn B.

Tuy nhiên, ngoại trừ Chiến sĩ Công an nhân dân tại điểm b khoản 1 điều
72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính
của chiến sĩ cảnh sát như sau:

“Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường sắt.”

Theo đó thì chiến sĩ cảnh sát giao thông chỉ có thẩm quyền phạt tiền tối đa
là 400.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bô ̣. Mà đối với hành vi vi
phạm của anh B có khung hình phạt là từ 600.000 đồng dến 800.000 đồng. Như
vậy chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ không có thẩm quyền
phạt tiền anh Nguyễn Văn B.

 Như vậy, theo phân tích trên căn cứ theo Điều 70 và Điều 72 Nghị
định 46/2016/NĐ-CP thì các chủ thể Cảnh sát giao thông quy định tại Điều
72 NĐ 46/2016/NĐ-CP đều có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm của anh
B trừ chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ không có thẩm
quyền phạt tiền anh Nguyễn Văn B.

CÂU 4: Nguyễn Văn B không bị xử lý kỷ luâ ̣t căn cứ theo Điều 3 nghị định
34/2011/NĐ-CP quy định Các hành vi bị xử lý kỷ luật.

Cán bô ̣, công chức phải chịu trách nhiê ̣m kỷ luâ ̣t trong mọi trường hợp vi
phạm pháp luâ ̣t. Trách nhiê ̣m kỷ luâ ̣t được xác định là trách nhiê ̣m pháp lí do cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với cán bô ̣, công chức vi phạm các quy
định về nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp; vi phạm các quy định về những
viê ̣c cán bô ̣, công chức không được làm và vi phạm pháp luâ ̣t bị Tòa án tuyên là
có tô ̣i hoă ̣c bị cơ quan có thẩm quyền kết luâ ̣n bằng văn bản về hành vi vi phạm
pháp luâ ̣t3. Chế định về xử lý kỷ luâ ̣t đối với công chức được quy định tại
chương IX – luâ ̣t Cán bô ̣, Công chức năm 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP
quy định xử lý kỷ luâ ̣t công chức.

Căn cứ theo Điều 79 luâ ̣t Cán bô ̣, Công chức năm 2008 có các hình thức
xử lý kỷ luâ ̣t đối với công chức. Theo đó, công chức vi phạm quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách;
cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc. Việc giáng chức,
cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên để xác định công chức có bị xử lý kỷ luâ ̣t hay không thì ta phải
xem xét hành vi của công chức đó như sau: xét xem hành vi của công chức đó
có phải các hành vi thuô ̣c Điều 3 nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định Các hành
vi bị xử lý kỷ luật:
“1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của
công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy
định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm
và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Xét trường hợp anh Nguyễn Văn B, là công chức của Bô ̣ T thuô ̣c đối tượng
điều chỉnh bởi nghị định 34/2011/NĐ-CP về quy định xử lý kỷ luâ ̣t công chức.
Ngày 20/01/2019 người có thẩm quyền phát hiê ̣n Nguyễn Văn B, công chức Bô ̣
T, trên đường đi làm về đã điều khiển xe oto chạy quá tốc đô ̣ quy định 9hm/h.
Vâ ̣y anh B có bị xử lý kỷ luâ ̣t hay không? Căn cứ Điều 3 nghị định
34/2011/NĐ-CP xét thấy hành vi vi phạm của anh B không bị xử lý kỷ luâ ̣t, cụ
thể:

Thứ nhất, về hành vi của anh B không thuô ̣c các trường hợp theo quy định
tại Điều 3 nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định Các hành vi bị xử lý kỷ luật. bởi
anh B vi phạm khi đang trên đường khi đi làm về nên không thể là vi phạm theo
khoản 1: “Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của
3
Giáo trình Luâ ̣t Hành chính Viê ̣t Nam trường Đại học Luâ ̣t Hà Nô ̣i – tr. 250- nxb.CAND Hà Nô ̣i – 2017.
công chức trong thi hành công vụ”. Hành vi này cũng không thuô ̣c các hành vi
mà công chức không được làm theo Luâ ̣t cán bô ̣, công chức năm 2008( quy
định tại các điều 18, 19,20).
Thứ hai, Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực
pháp luật, trong trường hợp này thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết.
Bởi hành vi của anh B là vi phạm quy tắc giao thông đường bô ̣ nên không phải
là vi phạm do Tòa án kết án bằng bản án. Nên hành vi vi phạm của anh B không
thuô ̣c vào khoản 2 Điều 3 Nghị đinh 34/2011/NĐ-CP.
Thứ ba, Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại
dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xét thấy trường hợp anh Nguyễn Văn
B cũng không thuô ̣c khoản này, bởi hành vi của anh B vi phạm quản lý nhà
nước về lĩnh vực giao thông đường bô ̣.
Thứ tư, xét về tính chất
Trong trường hợp này anh Nguyễn Văn B là công chức bô ̣ T, thực hiê ̣n
hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bô ̣ cụ thể là chạy xe oto vượt quá tốc
đô ̣ quy định của pháp luâ ̣t 9hm/h. anh B thực hiê ̣n hành vi này khi đang trên
đường đi làm về. Tức là khi đó đã hết giờ làm viê ̣c, và không trong thời gian thi
hành công vụ nên hành vi của anh B khi đó bị phạt theo quy định trong lĩnh vực
giao thông đường bô ̣ chứ không phải theo luâ ̣t công chức. Theo Luâ ̣t giao thông
đường bô ̣ năm 2008 thì đối tượng của Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (điều 2- Luâ ̣t GTĐB năm 2008). Còn về hình thức kỷ luâ ̣t áp
dụng với anh B sẽ là áp dụng khi công chức Nguyễn văn B đang thi hành công
vụ và khi đó là trên cương vị là công chức.
 Như vậy, theo phân tích trên thì trường hợp anh Nguyễn Văn B sẽ
không bị xử lý kỷ luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật cán bộ công chức năm 2008.


2. Luâ ̣t xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Luâ ̣t Giao thông đường bô ̣ năm 2008.
4. Trường Đại học Luâ ̣t Hà Nô ̣i – Giáo trình Luật Hành chính Viê ̣t Nam –
nxb.CAND Hà Nô ̣i – 2017.
5. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
6. Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công
chức.
7. Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức.
8. Nghị định 24/2010/NĐ-CP tuyển dụng sử dụng quản lý công chức.
9. Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại
công việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 07............................................................................................................1

BÀI LÀM..............................................................................................................1

CÂU 1: Xác định hành vi vi phạm và phân tích yếu tố cấu thành....................1

1. Hành vi vi phạm là hành vi điều khiển xe chạy quá tốc đô ̣ vi phạm
quy tắc giao thông đường bô ̣..........................................................................1

2. Phân tích yếu tố cấu thành vi phạm hành chính....................................1

 Mă ̣t khách quan.....................................................................................1

 Mă ̣t chủ quan.........................................................................................2

 Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính..............................................2

 Khách thể của hành vi vi phạm hành chính..........................................3

CÂU 2: Xác định hình thức xử phạt mà người có thẩm quyền áp dụng đối với
B........................................................................................................................4

1. Hình thức xử phạt chính là phạt tiền.....................................................4

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính..........................................................................................4

CÂU 3: Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn
Văn B.................................................................................................................5

CÂU 4: Nguyễn Văn B không bị xử lý kỷ luâ ̣t căn cứ theo Điều 3 nghị định
34/2011/NĐ-CP quy định Các hành vi bị xử lý kỷ luật....................................7

DANH MỤC TÀI LIÊ ̣U THAM KHẢO............................................................10


TỪ VIẾT TẮT

XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính


CTUBND : Chủ tịch Ủy ban Nhân dân

GTĐB : Giao thông đường bô ̣

You might also like