Đề Cương Cuối Kì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema
Việt Nam thời kỳ COVID

Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Mã học phần: 202 INE_1016 8

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đình Hải

Họ và tên: Nguyễn Hải An

Mã sinh viên: 19050815

Lớp: CLC 2

Hà Nội, 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema
Việt Nam thời kỳ COVID

Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Mã học phần: 202 INE_1016 8

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đình Hải

Họ và tên: Nguyễn Hải An

Mã sinh viên: 19050815

Lớp: CLC 2

Hà Nội, 2021
| Nguyễn Hải An - 19050815

Mục Lục
Danh mục chữ viết tắt.........................................................................................................i
Danh mục bảng.................................................................................................................. ii
Danh mục hình.................................................................................................................. iii
Mở đầu............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4
8. Dự kiến đóng góp của đề tài...........................................................................................5
9. Kết cấu bài nghiên cứu...................................................................................................5
Nội dung............................................................................................................................6
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................6
1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...............................................6
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.....................................................................6
1.1.2 Vai trò của phân tích hiệu quả kinh doanh..........................................................7
1.1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp..........................7
1.1.4. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................9
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh...............................................9
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..10
1.2 Cơ sở thực tiễn........................................................................................................12
1.2.1 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh ở một số nước trên thế giới.........12
1.2.2 Đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh
phim điện ảnh và dịch vụ chiếu phim........................................................................12
1.2.3 Bài học rút ra đối với hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam. 13
Chương II: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................13
2.1 Tổng quan về CGV Cinema Việt Nam...................................................................14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển....................................................................14
2.1.2 Cơ cấu – Tổ chức..............................................................................................15
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh........................................................................................16
| Nguyễn Hải An - 19050815

2.1.3 Vị trí.................................................................................................................16
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam................17
2.3. Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong thời
gian 2018-2020.............................................................................................................18
2.3.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán...........................18
2.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của công ty qua bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.................................................................................................................19
2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam.................21
2.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn.................................................21
2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.........................................................22
2.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí...................................................................24
2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời...............................................................................25
2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam...................................26
2.5.1 Kết quả đạt được...............................................................................................26
2.5.2 Những tồn tại còn hạn chế................................................................................27
Chương III: DỰ BÁO, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP...........................................................27
3.1 Phương hướng hoạt động công ty trong thời gian tới.................................................27
3.2 Kiến nghị................................................................................................................28
3.2.1 Đối với nhà nước..............................................................................................28
3.2.2 Đối với doanh nghiệp.......................................................................................28
3.2 Một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh......................................29
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn..........................................................29
3.2.2 Sử dụng tiết kiệm chi phí..................................................................................29
3.2.3 Tăng cường các dịch vụ cộng thêm..................................................................30
Kết luận............................................................................................................................ 31
Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 33
Phụ lục............................................................................................................................. 35
| Nguyễn Hải An - 19050815

Danh mục chữ viết tắt

CPBH&QL Chi phí bán hàng và quản lý

DTT Doanh thu thuần

GVHB Giá vốn hàng bán

LNST Lợi nhuận sau thuế

LLTT Lợi nhuận trước thuế

ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

TCP Tổng chi phí

TTS Tổng tài sản

VCSH Vốn chủ sở hữu

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Thông tin công ty TNHH CJ CGV Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh........14
Bảng 2.2: Thông tin công ty TNHH CJ CGV Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.................14
Bảng 2.3.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của CGV Cinema Việt Nam (Triệu đồng).......18
Bảng 2.3.2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Triệu đồng)............19
Bảng 2.3.2.2: Phân tích sự chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty......20
Bảng 2.4.1.1: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của công ty
(Triệu đồng).....................................................................................................................21
Bảng 2.4.1.2: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của CGV qua các năm......21
Bảng 2.4.2.1: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Triệu đồng)..........23
Bảng 2.4.2.2: So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CGV.............23
Bảng 2.4.3.1: Chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng chi phí (Triệu đồng).............................24
Bảng 2.4.3.2: So sánh chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí.....................................................24
Bảng 2.4.4.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (Triệu đồng)................................25
Bảng 2.4.4.2: So sánh sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời..........25

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Danh mục hình

Hình 2.1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CGV Cinema Việt Nam........................................15


Hình 2.1.3: Số lượng rạp chiếu của các hãng tại Việt Nam..............................................17
Hình 2.2.1: Kết quả kinh doanh của CJ CGV Việt Nam (đơn vị: Triệu đồng).................17

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã mang lại
những thách thức chưa từng có, làm ngưng trệ sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Tổng cục Thống kê (2020), có tới 85,7% tổng doanh nghiệp trên cả nước chịu tác
động tiêu cực bởi Covid – 19 do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn cùng với tâm
lý e ngại, thận trọng của các nhà đầu tư khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong số các
DN chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, có tới gần 20% số DN đang phải tạm ngừng
hoạt động. Do tình hình hoạt động kinh doanh suy giảm, kém hiệu quả dẫn tới nhiều
doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động như
chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi lương cho người lao động,... Vì lý do đó, không chỉ
chính phủ cần tìm ra các biện pháp khống chế dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế mà các
doanh nghiệp muốn duy trì và tiếp tục phát triển cũng cần lập kế hoạch, nghiên cứu thị
trường và đặc biệt là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá thực lực của doanh nghiệp. Bởi nếu sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì
doanh nghiệp mới tích lũy được nội lực để phục vụ quá trình phát triển cũng như tạo được
hình ảnh tốt trong con mắt của các nhà đầu tư tài chính, tổ chức tài chính. Từ đó, doanh
nghiệp có thể huy động được nguồn vốn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển. Tóm lại,
việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp là điều thiết yếu, nó
gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh, là nền tảng cho nhiều quyết định quan trọng
và chỉ ra hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Ngày nay, khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao về cả vật chất và
tinh thần, nhu cầu tìm đến sự giải trí ngày càng lớn. Vì thế, trải nghiệm tại các rạp chiếu
phim dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống và CGV Cinema
chính là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người do sự uy tín, chất lượng và
dịch vụ mà công ty mang lại. Chính vì sự thiết yếu về giải trí mà sự xuất hiện của các rạp
chiếu phim ngày càng gia tăng, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và dịch vụ ngày càng gay
gắt hơn. Đặc biệt, khi Covid diễn ra, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu
giãn cách xã hội khiến các rạp chiếu phim phải đóng cửa tạm thời, càng khiến doanh

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
nghiệp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Điều này đòi hỏi CGV phải tìm ra hướng đi
phù hợp để tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh và tầm quan trọng của các rạp
chiếu phim hiện nay. Với mong muốn góp phần luận giải một số vấn đề về phân tích hiệu
quả kinh doanh và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nên em chọn đề tài nghiên cứu là
“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam trong thời kỳ
Covid.”

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


Tùy theo phương pháp và thời điểm mà các nhà khoa học đưa ra các quan điểm khác
nhau khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Những quan điểm này đã được nghiên
cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Trong thời kỳ bao cấp kinh tế của Nhà nước cũng đã có khá nhiều các nghiên cứu
trong nước liên quan đến hiệu quả kinh doanh. Tiêu biểu là theo Ngô Đình Giao (1984)
“Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công ngiệp” hay nhóm tác giả
Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985) trong cuốn “Hiệu quả kinh tế
trong xí nghiệp công nghiệp” đã đề cập khá đầy đủ về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả
kinh tế đối với các xí nghiệp công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu
của các tác giả này đều chỉ áp dụng được trong thời kỳ bao cấp, không còn đầy đủ ý nghĩa
thực tiễn trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà lợi nhuận và giá trị kinh tế gia tăng là
vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.
Chính vì vậy, các nghiên cứu mới về hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường đã
được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Nghiên cứu đã tổng kết được ba hướng nghiên cứu
chính như sau:
Hướng thứ nhất, phân tích hiệu quả kinh doanh được xem là một nội dung quan
trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Có thể kể đến cuốn “Phân tích hoạt động
doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Tấn Bình (2004), hay trong luận án của mình, PGS.TS
Nguyễn Trọng Cơ (1999) đã dành một phần để trình bày các chỉ tiêu phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các công ty cổ phần phi tài chính (“Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài
chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính”). Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu
nhưng tất cả các nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến phân tích hiệu quả kinh doanh như
một phần nhỏ của phân tích tài chính doanh nghiệp với các chỉ tiêu có thể áp dụng chung
cho tất cả các doanh nghiệp mà chưa đi sâu nghiên cứu cho từng ngành cụ thể.
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Hướng thứ hai, nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dưới dạng nhà nghiên cứu tiến hành
phân tích, đánh giá một phần hay toàn bộ hiệu quả kinh doanh của một ngành, một loại
hình doanh nghiệp cụ thể - đây là hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà khoa học chọn
lựa khi thực hiện luận án tiến sĩ. Có thể kể đến luận án của tác giả Trương Đình Hẹ (1988)
với đề tài “Xác định hiệu quả lao động trong xí nghiệp thương nghiệp” hay tác giả
Nguyễn Thị Minh Tâm (1999) với đề tài “Phân tích 7 hiệu quả sử dụng vốn trong ngành
công nghiệp dệt Việt Nam”, các đề tài này chỉ nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động,
hiệu quả sử dụng vốn – một phần của hiệu quả kinh doanh. Với hướng nghiên cứu này,
các tác giả đã vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chung trong quá
trình phân tích với mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh chứ chưa
quan tâm nhiều đến việc tìm ra quy trình, chỉ tiêu cũng như phương pháp phân tích phù
hợp với từng ngành cụ thể.
Hướng thứ ba, nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dưới góc độ xây dựng hệ thống chỉ
tiêu cũng như quy trình và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh cho một ngành cụ
thể. PGS.TS Phạm Thị Gái (1988) đã nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả
kinh doanh và ứng dụng vào phân tích ở các doanh nghiệp khai thác trong đề tài luận án
“Hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu quả kinh tế trong công nghiệp khai thác”; tác giả
Huỳnh Đức Lộng (1999) cũng đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong đề tài “Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước”. Hướng nghiên cứu này cho thấy các tác giả đã
tập trung nghiên cứu hoàn chỉnh về hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc một lĩnh vực cụ thể trên tất cả các mặt tổ chức phân tích, phương
pháp phân tích, nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích để từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện hoạt động này.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh
nhưng các đề tài đều phổ biến ở góc độ nghiên cứu hiệu quả kinh doanh cho các ngành
dựa trên hệ thống chỉ tiêu phân tích chung mà chưa có hệ thống chỉ tiêu phân tích cho
từng ngành cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số đề tài đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân
tích cho một ngành cụ thể. Mặc dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh cũng như xây dựng quy trình, phương
pháp và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh riêng cho các rạp chiếu phim của
Việt Nam nói chung và rạp chiếu phim CGV Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là đối với thời
kì COVID khiến doanh nghiệp kinh doanh ngày càng khó khăn, phân tích hiệu quả kinh
doanh là thực sự cần thiết để có thể duy trì sự tồn tại trong giai đoạn khó khăn này.
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Xuất phát từ những nghiên cứu về phân tích hiệu quả kinh doanh, cũng như từ định
hướng của giáo viên hướng dẫn, em đã thực hiện bài nghiên cứu cuối kì của mình với đề
tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam thời kỳ COVID”.

3. Mục tiêu nghiên cứu


+ Thứ nhất, phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema
Việt Nam từ 2018 – 2020.
+ Thứ hai, phân tích nhóm tỉ số tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công
ty.
+ Thứ ba, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Thứ tư, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho CGV
Cinema tại Việt Nam để xây dựng chiến lược chính xác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng: Hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: các cụm rạp chiếu phim CGV tại Việt Nam.
+ Thời gian: Sử dụng số liệu từ năm 2018-2020 để phân tích.

5. Câu hỏi nghiên cứu


- Lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp CGV Cinema tại Việt Nam nói riêng cần được
hiểu như thế nào?
- Thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema hiện nay như
thế nào?
- Những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của CGV Cinema tại Việt
Nam là gì?

7. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài, nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau như: Phương pháp thu thập số liệu; xử lý và phân tích số liệu, phương pháp so
sánh, hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài, trình bày, đánh giá các vấn đề có liên

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
quan đến hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó,
nêu lên ý kiến của bản thân mình.

8. Dự kiến đóng góp của đề tài


Về mặt khoa học, bài tiểu luận hệ thống hóa và hoàn thiện những vấn đề lý luận về
hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của các rạp chiếu phim nói chung
và doanh nghiệp CGV Cinema Việt Nam nói riêng.

Về mặt thực tiễn, tiểu luận tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động phân
tích hiệu quả kinh doanh tại CGV Cinema trên cơ sở các tài liệu doanh nghiệp cung cấp.
Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá, luận án sẽ chỉ ra những ưu, nhược điểm trong
hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó, đề xuất các
giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm hoàn thiện tổ chức
phân tích, hoàn thiện phương pháp phân tích, hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ phân
tích, hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích. Các giải pháp luận án đề xuất có
tác dụng giúp các doanh nghiệp có hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh hoàn chỉnh,
tiến hành thuận tiện, các kết luận có tác dụng định hướng cho quá trình ra quyết định
chiến lược, sách lược kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của CGV
Cinema tại Việt Nam.

9. Kết cấu bài nghiên cứu


Ngoài phần mở đầu,kết luận và phụ lục, bài nghiên cứu bao gồm 3 phần lớn sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích hiệu quả kinh doanh.
Chương II: Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CGV Cinema
Việt Nam.
Chương III: Dự báo, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV
Cinema Việt Nam.
Ngoài ra, phần phụ lục của luận án sẽ trình bày các bảng số liệu đầy đủ của CGV
Cinema tại Việt Nam.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Nội dung
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Là một nội dung cấu thành hiệu quả của nền sản xuất xã hội, hiệu quả kinh doanh
không còn là vấn đề lạ lẫm đối với nhiều nhà nghiên cứu, cũng như các doanh nghiệp.
Vấn đề này đã được nghiên cứu và đề cập đến rất nhiều trong các tài liệu về kinh tế học,
phân tích kinh doanh, tài chính... cũng như các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cả ở
Việt Nam và trên thế giới.
Nhà Kinh tế học Manfred Kuhn (1998) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ
tỷ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí” ( Trích Kinh
tế thương mại dịch vụ). Quan điểm này đã chỉ rõ được mối quan hệ tương đối giữa kết
quả sản xuất và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa xem xét đến chi phí và
kết quả ban đầu nên chỉ đánh giá được một phần mà không phải toàn bộ hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của cá
nhân, tổ chức, các tác giả Việt đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đưa ra những
quan điểm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Ngô Đình Giao (1997), “Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như các nguồn lực của
nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.” ( Trích Quản trị kinh doanh tổng hợp
trong các doanh nghiệp)
Với một cách tiếp cận khác thì cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã
hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động
thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt
được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc,
tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện
cụ thể”. (Đỗ Hoàng Toàn, 2009)
Nhìn chung những quan điểm trên đều chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh là
chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả tương ứng với nguồn lực phải bỏ ra. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đồng ý với cách tiếp cận của tác giả Đỗ Hoàng Toàn
(2009). Như vậy, khái niệm Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
độ sử dụng và tận dụng triệt để các nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp để đạt được
tổng kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp được xem là tối ưu nhất khi tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa hiệu
quả kinh tế với hiệu quả xã hội.
1.1.2 Vai trò của phân tích hiệu quả kinh doanh
Dễ thấy rằng nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng đem lại những
vai trò nhất định. Cụ thể, đây là công cụ cho phép doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về
sức mạnh, khả năng tiềm tàng, nhằm khai thác chúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đồng thời, nhờ vào nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể
thấy rõ nguồn gốc của vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra quyết định, biện pháp đúng đắn, phù
hợp để cải thiện quản lý cũng như đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp
trong tương lai. Cuối cùng, đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các nhà quản lý nội bộ
mà còn cần thiết cho các doanh nghiệp bên ngoài khác, khi có mối liên hệ về nguồn lợi,
thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho
vay,…
1.1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a, Phương pháp thu thập và phân số liệu:
Do tính chất của bài nghiên cứu, tiểu luận chỉ sử dụng số liệu thứ cấp, cụ thể là
báo cáo tài chính của CGV Cinema Việt Nam đã công bố.
- Về nguồn thu thập thông tin: Do công ty đã được niêm yết trên sàn chứng
khoán, có thể dễ dàng tìm kiếm báo cáo tài chính trên các website như Vietstock,
… Ngoài ra cũng tham khảo thêm các thông tin thị trường từ các tổ chức cung cấp
thông tin chuyên nghiệp như: Thư viện quốc gia Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà
nước (Bộ Tài chính,...),… (Thông tin thứ cấp).
- Phương thức thu thập thông tin: Thu thập thông tin tại bàm, tra cứu bằng
thiết bị có kết nối Internet.
- Phân tích số liệu: Dựa vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh
của 3 năm 2018-2020 để phân tích bằng phương pháp so sánh.
b, Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích hiệu quả kinh
doanh, đánh giá kết quả, đánh giá vị trí và xu hướng biến động trong khoảng thời
gian cụ thể về doanh nghiệp trong khoảng thời gian khác nhau. Kỹ thuật so sánh
thường được sử dụng là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
- So sánh tuyệt đối: A = A1 – A0
A1
- So sánh tương đối: x 100%
A0
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện song chưa thể tìm ra nguyên nhân sâu
xa và các giải pháp giải quyết vấn đề.
c, Phương pháp phân chia:
Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thành những
bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dưới
những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong
từng thời kì. Thông thường người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả
đạt được theo những tiêu thức sau
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: là việc chia nhỏ chỉ
tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó. Việc phân
chia chỉ tiêu theo yếu tố cấu thành giúp nhận thức được nội dung, bản chất, xu
hướng và tính chất phát triển của chỉ tiêu.
- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: Là việc phân
chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển. Phân
chia theo thời gian giúp nhận thức được xu hướng, tốc độ phát triển, tính phổ biến
của chỉ tiêu nghiên cứu.
- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: là việc
chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu
nghiên cứu. Phân chia đối tượng theo không gian tạo điều kiện đánh giá vị trí, vai
trò của từng bộ phận đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp.
d, Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài
chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều
loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số
tài chính có thế chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kế toán, tỷ
số tài chính từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa
vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản,
các tỷ số nợ, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lợi,…
e, Phương pháp liên hệ đối chiếu
Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế
giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần
chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp
lại,… Vì vậy cần thu thập được đầy đủ thông tin và thích hợp về khía cạnh liên quan
đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh
nghiệp.
Ngoài những phương pháp trên, còn có các phương pháp khác cũng thường
xuyên được sử dụng như: Phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích
cơ cấu, phương pháp phân tích nhân tố…
1.1.4. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
a, Đánh giá khái quát thông qua các báo cáo tài chính: Phân tích khái quát sẽ cho
phép đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và “thu hút” sự chú ý
của nhà phân tích vào một số biến động đột biến của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến việc xác định và đánh giá các chỉ tiêu
phân tích hiệu quả kinh doanh khác.
b, Đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận, hiệu suất sử dụng, chi phí: Nhóm chỉ tiêu này
được xây dựng bằng cách đánh giá tương quan giữa một đơn vị kết quả thu được
với một đơn vị chi phí hoặc yếu tố đầu vào.
c, Đánh giá bằng các tỉ số tài chính: Tính toán, phân tích bằng các công thức có sẵn,
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
a, Nhân tố chủ quan
- Quy mô của doanh nghiệp: Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar
(2002), Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô
của doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tốc độ tăng trưởng: Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh
nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ
sở vật chất máy móc để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín
đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp, các nhà đầu tư. Theo nghiên
cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
- Quản trị nợ phải thu khách hàng: Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel
Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách
hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
- Đầu tư tài sản cố định tài sản cố định: trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao
động chủ yếu và có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và
Kajola (2010), Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011); Fozia
Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy tỷ trọng tài sản cố
định có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn: Theo lý thuyết Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và
các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian
(2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012) có thể thấy được việc lựa
chọn và sử dụng nguồn vốn như thế 8 nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động
SXKD của doanh nghiệp
- Rủi ro kinh doanh: Theo lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, lý thuyết cân bằng giữa
rủi ro và lợi nhuận và nghiên cứu thực nghiệm của Fozia Memon, Niaz Ahmed
Bhutto và Ghulam Abbas (2012) cho thấy khi rủi ro càng cao thì hiệu quả HĐKD
càng tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Rami Zeitun và Gary Gang
Tian (2007) đưa ra kết luận khi rủi ro càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh
lại càng giảm.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Thông thường các doanh nghiệp hoạt động
lâu năm trong một lĩnh vực kinh doanh sẽ có được nhiều kinh nghiệm đồng thời
tích lũy được nguồn vốn. Theo kết quả nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H.
(1999), Neil Nagy (2009) thì thời gian hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu
quả HĐKD của doanh nghiệp.
- Một số nhân tố khác: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, công tác tổ chức đảm bảo nguyên
vật liệu.
b, Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như một tất yếu,
nằm ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như: Nhân tố môi trường quốc tế
và khu vực, nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân, nhân tố môi trường ngành,…
1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a, Các chỉ tiêu thanh khoản: Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài
sản lưu động
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
- Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current ratio): mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio): Doanh nghiệp có thể thanh toán nợ ngắn hạn
bằng các tài sản có tính thanh khoản ngắn nhất.
Tài sản lưu động−Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

b, Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn


- Vòng quay vốn lưu động: so sánh giữa doanh thu thuần với vốn lưu động bình
quân trong kì.
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = (vòng)
Vốn lưu động bình quân

- Vòng quay tài sản cố định: đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản cố định,
cho biết một đồng tài sản cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong
kì.
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản = (vòng)
Tài sản bình quân

c, Chỉ tiêu về lợi nhuận


- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở
doanh thu tạo ra trong kì. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng doanh thu kiếm được tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận ròng
ROS = (%)
Doanhthu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dùng để phản ánh khả năng sinh lời trên
một đồng tài sản.
Lợi nhuận ròng
ROA = (%)
Tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng
ROE = (%)
Vốn chủ sở hữu

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh ở một số nước trên thế giới
a, Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Nhật Bản
Các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả
sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, do đó họ không chỉ phân tích các chỉ
tiêu tổng hợp mà còn chi tiết hóa theo từng cấp độ hoạt động của doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản được thực hiện
qua phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích
theo chuỗi. Trong các phương pháp được sử dụng, doanh nghiệp quan tâm nhất đến các
kết luận từ việc phân tích theo chuỗi, họ đã phân tích qua một số phương trình kinh tế sau
đây:
Hiệu suất sử dụng lao động = Hiệu suất sử dụng TSCĐ hữu hình x Hệ số sử dụng
thiết bị
VA/ TSCĐ hữu hình = VA/ lao động x Nghịch đảo hệ số sử dụng thiết bị
b, Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Singapore
Thực hiện qua hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân
chuyển của tổng tài sản cũng như của từng nhóm tài sản ngắn hạn, dài hạn, tốc độ luân
chuyển của các chi phí cơ bản và khả năng sinh lời của doanh thu, tài sản.
Ngoài hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chung, các nhà phân tích tại
Singapore còn căn cứ vào đó để xác định theo phương pháp giá trị gia tăng, nghĩa là xác
định giá trị gia tăng của từng giai đoạn sản xuất kinh doanh trước rồi mới sử dụng các chỉ
tiêu giá trị gia tăng đó để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Để thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh, căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đã được
xác định, các doanh nghiệp Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp loại
trừ để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân tác động.
1.2.2 Đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh
phim điện ảnh và dịch vụ chiếu phim
Việc tính toán, xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nói
chung và hiệu quả của ngành dịch vụ chiếu phim nói riêng là vẫn còn phức tạp. Cho đến
nay, số lượng và nội dung các chỉ tiêu sử dụng để phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả
kinh doanh vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia cũng như các doanh nghiệp.
Chẳng hạn, để đánh giá hiệu quả kinh doanh, trước đây Ru-ma-ni đã sử dụng tới 37 chỉ
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
tiêu, Mông Cổ 28 chỉ tiêu, Liên Xô (cũ) 24 chỉ tiêu, và Tiệp Khắc là nước có số chỉ tiêu ít
nhất (7 chỉ tiêu). Ở Việt Nam, tuy đã tính toán và đưa vào áp dụng một số chỉ tiêu phân
tích hiệu quả song nhìn chung còn rời rạc, chắp vá, việc sử dụng trong quá trình tính toán,
phân tích thiếu sự hướng dẫn và quản lý thống nhất. Hay nói đúng hơn Việt Nam chưa
chuẩn hóa được hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội trong từng
ngành cụ thể nói chung và trong ngành dịch vụ chiếu phim nói riêng.
Dựa vào đặc thù của ngành là dịch vụ tôi cho rằng, về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu phân
tích hiệu quả kinh doanh cũng được xây dựng dựa trên phương thức xây dựng chỉ tiêu cơ
bản, kết hợp với một số chỉ tiêu gắn với đặc thù của ngành. Bao gồm những nhóm chỉ tiêu
sau: Chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản - nguồn vốn, chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí và chỉ
số về lợi nhuận.
1.2.3 Bài học rút ra đối với hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam
Một là, phân tích hiệu quả kinh doanh cần được tổ chức thành một quy trình cụ thể
với nguồn tài liệu, nhân lực, vật lực được chuẩn bị trước.
Hai là, hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phải được xây dựng phù hợp
với đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể.
Ba là, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức
biến động của các chỉ tiêu mà còn cần đánh giá được sự tác động của các nhân tố đến chỉ
tiêu cũng như sự tác động giữa các chỉ tiêu hiệu quả với nhau.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Chương II: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1 Tổng quan về CGV Cinema Việt Nam
Bảng 2.1: Thông tin công ty TNHH CJ CGV Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tên công ty Công ty TNHH CJ CVV Việt Nam
Loại hình hoạt động Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Mã số thuế 0303675393
Địa chỉ Tầng 2, số 7/28, đường Thành Thái, Phương 14, Quận
10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ sở hữu Dong Won Kwak
Ngày cấp giấy phép 31/07/2008
Ngày hoạt động 01/03/2005
Số điện thoại 028 3636 5757

Bảng 2.2: Thông tin công ty TNHH CJ CGV Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Tên công ty Công ty TNHH CJ CVV Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Mã số chi nhánh 0303675393-001
Đăng kí lần đầu ngày 06/01/2009
Đăng kí thay đổi lần thứ 5 ngày 16/10/2015
Địa chỉ Tòa nhà CDC, số 25, phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại
Hành, quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Chủ sở hữu Dong Won Kwak
Số điện thoại 028 3636 5757
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a, Lịch sử hình thành và phát triển
CGV là chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc và hiện nay đã có chi nhánh ở các
quốc gia: Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc,… Cụm từ CGV được viết tắt từ 3 chữ cái đầu
của Cultural (Văn hóa) – Great (Tuyệt vời) – Vital (Thiết yếu). Cho đến nay, CGV đã xây
dựng được hơn 142 cụm rạp, bao gồm 681 phòng chiếu với hơn 100 nghìn ghế ngồi.
CJ CGV tiến vào thị trường Việt Nam vào năm 2011 với việc mua lại 92% cổ phần
của Công ty Envoy Media Partners (EMP). EMP lúc đó nắm giữ 80% cổ phần trong Công
ty TNHH Truyền thông MegaStarm công ty sở hữu cụm rạp MegaStar lúc đó, 20% còn
lại thuộc quyền kiểm soát của Công ty Văn hóa Phương Nam. Sau thương vụ trên, EMP
đã trở thành một công ty con trực thuộc CGV. Mặc dù nắm giữ phần lớn cổ phần của
MegaStar nhưng phải tới tận cuối năm 2013, CGV mới chính thức chuyển đổi thương
hiệu MegaStar tại Việt Nam thành CGV. Cuối cùng đến 15/1/2014, toàn bộ cụm rạp

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
MegaStar tại Việt Nam được đổi tên thành CGV và mở ra thời kì phát triển thịnh vượng
của chuỗi rạp CGV
b, Quá trình phát triển
Tính tới thời điểm hiện tại, CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất thế
giới và là cụm rạp chiếu phim hoành tráng nhất Việt Nam với hơn 60% thị phần phát
hành phim thep số liệu của Hiệp hội phát hành và Phổ biến phim Việt Nam. Điều đó đã
giúp CGV áp đảo được các đối thủ khác và mang về doanh thu khổng lồ cho doanh
nghiệp. CGV đã mang tới khái niệm mới lạ về việc biến rạp chiếu phim truyền thống trở
thành tổ hợp văn hóa “Cultureplex”, nơi khán giả không chỉ đến để thưởng thức các tác
phẩm điện ảnh thông qua các công nghệ chiếu phim tiên tiến mà ngoài ra còn được
thưởng thức những hương vị ẩm thực hoàn toàn mới lạ tại CGV.
CGV còn thể hiện nỗ lực của mình trong việc xây dựng các chương trình Nhà biên
kịch tài năng, Dự án phim ngắn, Giáo dục điện ảnh,… cùng với đó là tài trợ cho các hoạt
động liên hoan phim lớn trong nước như Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan Phim
Việt Nam. Tập doàn CGV Việt Nam có mong muốn được khám phá và hỗ trợ phát triển
cho các tài năng phim trẻ tuổi của Việt Nam. Công ty cũng tập trung quan tâm đến nhóm
khán giả ở các khu vực thiểu số, chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với điện ảnh, bằng cách
tạo cơ hội để họ có thể thưởng thức những bộ phim chất lượng cao thông qua các chương
trình vì cộng đồng, có tính nhân văn như “Trăng cười” và “Điện ảnh cho mọi người”.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
2.1.2 Cơ cấu – Tổ chức
Nhân sự

Kế toán

G iám đốc m iền


Khối văn phòng Marketing/Pr

Chăm sóc khách


hàng

Kỹ thuật

Trợ lý quản lý

Giám sát sảnh

Khối vận hành Giám đốc rạp Kế toán rạp

Phòng chiếu

Kỹ thuật

Hình 2.1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CGV Cinema Việt Nam


2.1.2 Đặc điểm kinh doanh
Nền công nghiệp điện ảnh nói chung và rạp chiếu phim nói riêng đang là thị trường
cực kì tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo thống kê của Cục
điện ảnh (2019), với mức tăng trung bình từ 25-30%, việc đầu tư các rạp chiếu phim
nhằm thu hút khán giả, tăng doanh số đang là hướng đi đúng đắn góp phần đưa Việt Nam
lọt và top những quốc gia có nền điện ảnh phát triển trên thế giới. Trong những năm gần
đây, cùng với sự thành công trong việc sản xuất những bộ phim Việt và nhập khẩu những
bộ phim bom tấn từ nước ngoài, tốc độ xây dựng của hệ thống rạp chiếu phim cũng tăng
rất nhanh, với khoảng 20 cụm rạp mỗi năm.
Theo nhận định của giới kinh doanh, nếu ngành phim chiếu rạp được đầu tư một
cách bài bản thì sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thị
trường phim sẽ tiến nhanh. Trên thực tế, trong những năm qua, doanh thu của các công ty
kinh doanh phim chiếu rạp tăng liên tục, mức trung bình tới 30%. Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thành công trong ngành kinh doanh này: danh tiếng, chất lượng và nội dung
phim, quy mô và chất lượng phục vụ của rạp, quảng bá bộ phim kết hợp với nhiều hoạt
động văn hóa nhằm tạo cho khán giả một thói quen xem phim rạp… Xác định được đặc
điểm đó của ngành, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã đầu tư mạnh vào
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
phát triển quy mô hệ thống rạp, đặc biệt phát triển theo hướng mô hình phức hợp và đầu
tư vào các chiến lược quảng cáo hiệu quả.
Dựa vào đặc điểm của ngành, lợi nhuận thu mà CGV thu được thường thông qua các
hoạt động sau
- Doanh thu tại quầy bán vé.
- Doanh thu tại quầy bán đồ ăn bỏng ngô, nước uống, các sản phẩm liên quan đến
marketing như cốc phim,…
- Doanh thu dưới hình thức bán các loại voucher, giftcard.
- Doanh thu tổ chức Groupsale, thuê phòng chiếu tổ chức sự kiện.
- Doanh thu thuê mặt bằng, marketing tại sảnh rạp chiếu phim.
2.1.3 Vị trí
Tính đến tháng 2020, số lượng rạp CGV vẫn áp đảo với 79 rạp trên toàn quốc. Lotte
Cinema đứng thứ 2 với 42 rạp. Hai hãng Việt Nam là BHD và Galaxy Cinema lần lượt có
9 và 14 rạp trên toàn quốc.
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, CGV đã nhanh chân mở rộng thị trường tại Việt
Nam với thị phần là 54.86%.
Số liệu thống kê năm 2020, số lượng rạp phim tại Việt Nam được sở hữu bởi các
doanh nghiệp trên, đứng đầu là CGV, như sau:

Hình 2.1.3: Số lượng rạp chiếu của các hãng tại Việt Nam

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy ông lớn của dịch vụ chiếu phim hiện nay là
CGV với khả năng đứng đầu trong việc nắm thị phần cũng như số lượng rạp trên thị
trường Việt Nam này.

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam

Hình 2.2.1: Kết quả kinh doanh của CJ CGV Việt Nam (đơn vị: Triệu đồng)
Theo thống kê công bố từ tổng công ty CJ CGV, trong năm 2019 chuỗi rạp chiếu
phim CGV mang về hơn 3.600 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam, tăng 26,11% so với năm
2018. Kết quả này đến từ việc mở rộng hệ thống rạp chiếu, cũng như sự thành công của
những “bom tấn” phim Hollywood và phim trong nước. Doanh thu mỗi tháng của hệ
thống cụm rạp CGV đạt 305 tỷ đồng và mỗi ngày trung bình hơn 10 tỷ đồng, cải thiện
mạnh mẽ so với cùng kì. Tính đến hết năm 2020, hệ thống CGV Việt Nam sở hữu 79 cụm
rạp với 475 màn chiếu, tăng 15%. Lợi nhuận của CGV được cải thiện cũng đến từ việc
chuỗi rạp này tiến hành tăng giá vé trung bình trên 6%, quản lý chi phí hiệu quả và tăng
cường hoạt động bán hàng kèm theo.
Tuy nhiên, khi Covid diễn ra khiến Chính phủ yêu cầu dừng các hoạt động giải trí,
tập trung đông người, trong đó bao gồm cả CGV Việt Nam. Năm 2020, công ty này bị
ảnh hưởng nặng, chứng kiến doanh thu giảm khoảng 60%, còn 1,467 tỷ đồng, trong khi
năm đỉnh cao 2019, CGV Việt Nam ghi nhận doanh thu tới hơn 3,631 tỷ đồng.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
2.3. Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
trong thời gian 2018-2020
2.3.1 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng 2.3.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của CGV Cinema Việt Nam (triệu đồng)
  2020 (Covid) 2019 2018
Chỉ tiêu ST Tỉ trọng ST Tỉ trọng ST Tỉ trọng

TÀI SẢN 4,354,857 100% 4,524,047 100% 2,234,186 100%


Tiền và tương
759,422 17,44% 352,774 7,80% 186,239 8,34%
đương tiền
Các khoản phải
779,842 17,91% 249,056 5,51% 196,770 8,81%
thu ngắn hạn
Hàng tồn kho 16,206 0,37% 21,571 0,48% 18,772 0,84%
Tài sản ngắn hạn
39,238 0,90% 53,610 1,19% 95,251 4,26%
khác
Tài sản dài hạn 2,760,149 63,38% 3,847,036 85,04% 1,737,154 77,75%
NỢ VÀ VỐN
4,354,857 100% 4,524,047 100% 2,234,186 100%
CHỦ SỞ HỮU
Nợ ngắn hạn 1,506,170 34,59% 1,120,213 24,76% 862,838 38,62%

Nợ dài hạn 2,640,802 60,64% 2,393,215 52,90% 491,486 22,00%

Tổng nợ 4,146,972 95,23% 3,513,428 77,66% 1,354,324 60,62%

Vốn chủ sở hữu 207,885 4,77% 1,010,619 22,34% 879,862 39,38%

Từ bảng số liệu, nhận thấy rằng trước khi dịch bệnh xảy ra, hoạt động sản xuất của
CGV Cinema Việt Nam ngày càng được mở rộng, tổng tài sản tăng mạnh qua các năm
2018 – 2019. Có được điều này là do trong những năm vừa rồi, công ty không ngừng mở
rộng hệ thống rạp, duy trì chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách
hàng mới. Tuy vậy, cho đến năm 2020, khi dịch Covid bùng phát, Chính phủ yêu cầu
đóng cửa các hình thức giải trí tập trung đông người khiến chuỗi rạp CGV trên cả nước bị
tổn thất nặng nề.
Do đặc thù kinh doanh, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng khá lớn và tăng mạnh khi chưa
xảy ra Covid: năm 2018 là 1,737,154 triệu đồng (chiếm tỉ trọng 77.75%), năm 2019 là
3,847,036 (chiếm tỉ trọng 85.04%) và năm 2020 giảm còn 2,760,149 (chiếm 63.38%).
Nhìn chung, tài sản dài hạn tăng do thị hiếu về giải trí của khách hàng ngày càng tăng

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
khiến CGV mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (tăng hàng tồn kho, khoản phải thu
ngắn hạn), tăng cường hệ thống để đáp ứng nhu cầu của khách đồng thời tăng doanh thu
cho công ty. Tuy nhiên, khi phải đóng cửa tạm thời một số cụm rạp trên vài địa bàn đã
không thể tiếp tục duy trì dẫn tới đóng của hoàn toàn. Kết quả là tài sản dài hạn của CGV
giảm hơn 1 nghìn tỷ đồng so với trước khi Covid diễn ra. Kết quả kinh doanh kém khiến
doanh nghiệp lấy vốn để bù lỗ và duy trì hoạt động làm giảm vốn trong năm 2020 chỉ còn
207,885 triệu đồng.

2.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của công ty qua bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Dựa vào mức
lợi nhuận thu được qua 1 thời kì mà doanh nghiệp có thể tính toán được nghĩa vụ với nhà
nước cũng như tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp. Để đánh giá kế quả hoạt động của
CGV Cinema Việt Nam, ta xét bảng sau:
Bảng 2.3.2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (triệu đồng)
2019
  2020 (Covid) 2018

Doanh thu thuần bán hàng và cung


1,476,583 3,631,342 2,879,594
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán -1,788,823 -2,520,923 -1,978,008
Lợi nhuận gộp -312,240 1,110,419 901,586
Chi phí bán hàng và quản lý -254,548 -737,310 -713,431
Chi phí lãi vay -161,830 -57,685 -47,159
Lợi nhuận trước thuế -728,618 315,424 140,996
Thuế thu nhập phải nộp -12,601 -10,507 -21,940
Lợi nhuận sau thuế -741,219 304,917 119,056

Bảng 2.3.2.2: Phân tích sự chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(triệu đồng)

2020/2019 2019/2018
 
ST (%) ST (%)
Doanh thu thuần bán hàng và cung
-2,154,759 -59,34% 751,748 26,11%
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán -732,100 -29,04% -542,915 27,45%
Lợi nhuận gộp -1,422,659 -128,12% 208,833 23,16%

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Chi phí bán hàng và quản lý -482,762 -65,48% -23,879 3,35%


Chi phí lãi vay -104,145 180,54% -10,526 22,32%
Lợi nhuận trước thuế -1,044,042 -331,00% 174,428 123,71%
Thuế thu nhập phải nộp -2,094 19,93% 11,433 -52,11%
Lợi nhuận sau thuế -1,046,136 -343,09% 185,861 156,11%

Từ bảng 2.3.2.1 và bảng 2.3.2.2 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
bị dịch bệnh tác động nghiêm trọng. Cụ thể, khi trên đà phát triển, năm 2019 lợi nhuận
sau thuế của CGV tăng 156.11% (từ 119,056 đến 304,917 triệu đồng) và lỗ 1,046,136
triệu đồng trong năm tiếp theo. Nguyên nhân chính là do hệ thống rạp chịu những ảnh
hưởng tiêu cực từ Covid cho dù khách hàng luôn đặt CGV là lựa chọn hàng đầu. Doanh
thu trong 3 năm biến động lần lượt là 2,879,594 triệu đồng; 3,631,342 triệu đồng (tăng
751,748 triệu đồng) và 1,476,583 (giảm 2,154,759 triệu đồng).
Trong thời gian qua, cùng với sự thay đổi của doanh thu, giá vốn hàng bán của CGV
cũng có sự thay đổi qua các năm: tăng 27,45% vào năm 2019 và giảm 29,04% trong năm
2020. Điều này cũng làm cho lợi nhuận gộp của CGV thay đổi theo, năm 2019 lợi nhuận
gộp của công ty là 1,110,419 triệu đồng, tăng 23,16% so với năm 2018 và tăng tới
128,12% so với khi Covid xảy ra (năm 2020). Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp cũng có biến động cùng chiều với doanh thu (tăng vào năm 2019 và giảm
mạnh trong năm 2020). Do khi doanh thu giảm, công ty sẽ tiết kiệm tối đa chi phí để duy
trì hoạt động, tránh lỗ và tránh dẫn tới tới phá sản.

2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam
2.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện đầy đủ và chính xác thông
qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một giai đoạn cụ thể. Trong những
năm qua (2018-2020) CGV Cinema Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong ngành
khác phải đối mặt với sự khó khăn của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng từ Covid. Tuy
nhiên với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên,
tình hình tài chính của công ty mặc dù giảm nhưng cũng đáng khích lệ so với toàn ngành.
Ta có thể xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích
hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí cũng như đánh giá khả
năng sinh lời của CGV trong giai đoạn 2018-2020

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Bảng 2.4.1.1: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của công ty
(triệu đồng)
  2020 (Covid) 2019 2018
Chỉ tiêu      
TS 4,354,857 4,524,047 2,234,186
VCSH 207,885 1,010,619 879,862
DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594
LNTT -728,618 315,424 140,996
LNST -741,219 304,917 119,056
Hiệu quả sử dụng tài sản
Hệ số thanh toán hiện
1,66 1,85 1,97
hành
ROA -16,73% 6,97% 6,31%
Vòng quay TS 0,34 0,80 1,29
Hiệu quả sử dụng vốn
ROE -350,49% 31,21% 16,02%
Vòng quay VCSH 7,10 3,59 3,27

Bảng 2.4.1.2: : So sánh hiệu quả sử dụng tài sản – nguồn vốn của CGV
  2020/2019 2019/2018

Hiệu quả sử dụng tài sản

Hệ số thanh toán hiện hành -0,20 -0,11

ROA -23,70% 0,66%

Vòng quay TS -46,36% -48,62%

Hiệu quả sử dụng vốn

ROE -381,70% 15,19%

Vòng quay VCSH 350,97% 32,04%

Từ bảng 2.4.1.1 và 2.4.1.2 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty qua các
năm 2018-2020 như sau:
Tổng tài sản bình quân năm 2018 là 2,234,186 triệu đồng, năm 2019 là 4,524,047
triệu đồng ( tăng 2,289,861 triệu đồng so với năm 2018), năm 2020 tổng tài sản bình quân
giảm 169,190 triệu đồng so với năm 2019. Doanh thu thuần năm 2018 là 2,879,594 triệu
đồng giảm 751,748 triệu đồng so với năm 2019 và năm 2020 là 1,476,583 triệu đồng.
Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của CGV cũng có sự thay đổi cùng chiều. Năm

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
2018-2019, lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là 119,056 triệu đồng; 304,917 triệu
đồng, năm 2020 lợi nhuận sau thuế có sự giảm sút mạnh mẽ là -741,219 triệu đồng.
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài
sản lưu động của công ty. Quan sát bảng cho thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của CGV
luôn ở ngưỡng tương đối tốt dù cho Covid có xảy ra hay không (1 < x < 2), tức là khả
năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt chi trả cho các khoản nợ ngắn
hạn đến hạn là rất tốt. Hệ số qua các năm lần lượt là 1.97;1.85;1.66. Điều đó có nghĩa là,
CGV đã dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp những khó khăn do Covid gây nên và dù trường
hợp xấu xảy ra, các cụm rạp phải đóng cửa, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của CGV
luôn được đảm bảo.
ROA của CGV năm 2019 có chuyển biến tích cực so với năm 2018, từ 6,31% lên
6,97% và chuyển biến xấu khi Covid diễn ra là -16,73% vào năm 2020, giảm 23,70% so
với năm trước đó. ROE năm 2018 là 16,02%, năm 2019 là 31,21% (tăng 15,19% so với
năm 2018) và đến năm 2020 là -350,49% (giảm 381,70% so với năm 2019). Sự chuyển
hướng này là do CGV bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid khiến hoạt động kinh
doanh giảm nặng nề dẫn tới việc quản lý sử dụng vốn và tài sản không còn hiệu quả, minh
chứng là 2 chỉ số ROA và ROE năm 2020 đều ở ngưỡng âm và giảm mạnh so với 2 năm
trước.
2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, từ đó góp phần làm tiết kiệm vốn, gia tăng lợi nhuận. Để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, công ty sử dụng các chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, số ngày
luân chuyển vốn lưu động.
Bảng 2.4.2.1: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (triệu đồng)

  2020 (Covid) 2019 2018


Chỉ tiêu      
VLĐ 988,538 956,798 834,194
DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594
Vòng quay VLĐ 1,49 3,80 3,45
Số ngày luân chuyển VLĐ 244,36 96,17 105,74

Bảng 2.4.2.2: So sánh các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CGV

  2020/2019 2019/2018

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Chỉ tiêu    
Vòng quay VLĐ -2,30 0,34
Số ngày luân chuyển VLĐ 148,19 -9,57

Vòng quay vốn lưu động năm 2018 là 3.45 vòng, năm 2019 là 3.8 vòng (tăng 0.34
vòng so với năm 2018), năm 2020 vòng quay vốn lưu động giảm còn 1,49 vòng (giảm 2.3
vòng so với 2019). Điều này cho thấy CGV quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt khi
chịu tác động từ dịch bệnh (năm 2020). Để thấy rõ hơn, ta đi sâu vào phân tích số ngày
của 1 vòng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2018, số vòng quay vốn lưu động là 3.45
vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 3.45 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất
105.74 ngày. Sang năm 2019 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra CGV thu được 3.8 đồng
doanh thu và cứ 1 vòng quay lại mất 96.17 ngày – một tín hiệu tốt từ hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm mạnh cứ
1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 1.49 đồng doanh thu và phải mất 244.36 ngày. Qua đó,
doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả khi Covid diễn ra. Có được kết quả
này là do sự thay đổi của vốn lưu động bình quân và doanh thu thuần qua các năm. Cụ
thể:
Vốn lưu động bình quân năm 2018 là 834,194 triệu đồng, năm 2019 vốn lưu động
bình quân tăng lên là 956,798 triệu đồng và đến năm 2020 con số này tiếp tục tăng lên là
988,538 triệu đồng. Khác với vốn lưu động, doanh thu thuần chỉ tăng mạnh vào năm 2019
là 3,631,342 triệu đồng ( tăng 26,11% so với 2018 và 59,34% so với 2020).
2.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.4.3.1: Chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng chi phí (triệu đồng)
  2020 (Covid) 2019 2018
Chỉ tiêu      
DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594
TCP 2,043,371 3,258,233 2,691,439
GVHB 1,788,823 2,520,923 1,978,008
CPBH&QL 254,548 737,310 713,431
LNTT -728,618 315,424 140,996
LNST -741,219 304,917 119,056
Tỷ suất TCP/DT 1,38 0,90 0,93
Tỷ suất GVHB/DT 1,21 0,69 0,69
Tỷ suất CPBH&QL/DT 0,17 0,20 0,25

Bảng 2.4.3.2: So sánh chỉ số hiệu quả sử dụng chi phí

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
  2020/2019 2019/2018
Chỉ tiêu    
Tỷ suất TCP/DT 0,49 -0,04
Tỷ suất GVHB/DT 0,52 0,01
Tỷ suất CPBH&QL/DT -0,03 -0,04

Qua bảng ta thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty qua 3 năm
có sự thay đổi không ổn định, tăng đáng kể trong năm Covid. Chứng tỏ việc quản lý các
khoản chi phí còn chưa hiệu quả đặc biệt là khi dịch bệnh diễn ra. Cụ thể, năm 2018-2019
tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 69%. Tương ứng để có được 100đ doanh
thu thuần thì cần công ty phải bỏ ra 69đ giá vốn hàng bán trong năm 2018-2019 trong khi
muốn có được 100đ doanh thu thuần thì công ty cần bỏ ra 121đ trong năm 2020, có nghĩa
công ty phải chi nhiều hơn thu. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ trọng cao
trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, chiếm từ 70-80%, thể hiện sự chi phối trực tiếp
của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tương
đương với tỷ số chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần, tăng nhẹ vào năm 2019
và giảm mạnh năm 2020. Nhìn chung, dễ thấy rằng CGV có xu hướng tăng chi phí trong
giai đoạn trước Covid do hiệu quả kinh doanh của công ty đang phát triển tốt (tăng
566,794 triệu đồng), tiêu thụ hàng nhanh và có xu hướng giảm khi chịu ảnh hưởng tiêu
cực từ dịch bệnh (giảm 1,214,862 triệu đồng).

2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời


Phân tích khả năng sinh lời là một điều quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh
doanh của công ty. Thông qua phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá
được hiệu quả hoạt động của công ty, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý.
Bảng 2.4.4.1: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (triệu đồng)
  2020 (Covid) 2019 2018
Chỉ tiêu      
TTS 4,354,857 4,524,047 2,234,186
VCSH 207,885 1,010,619 879,862
DTT 1,476,583 3,631,342 2,879,594
TCP 2,043,371 3,258,233 2,691,439
LNTT -728,618 315,424 140,996
LNST -741,219 304,917 119,056
ROE -350,49% 31,21% 16,02%
ROA -16,73% 6,97% 6,31%
ROS -49,34% 8,69% 4,90%
LNST/TCP -36,27% 9,36% 4,42%

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Bảng 2.4.4.2: So sánh sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời
(triệu đồng)
  2020/2019 2019/2018
Chỉ tiêu    
ROE -381,70% 15,19%
ROA -23,70% 0,66%
ROS -58,03% 3,79%
LNST/TCP -45,63% 4,93%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ảnh khả năng sinh lời trên vốn chủ
sở hữu, tức 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng
cao chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty càng tốt. Trong những năm vừa rồi, tỷ lệ ROE
có hướng tăng trước Covid và giảm trong Covid, nếu năm 2018 tỷ lệ này là 16,02% thì
đến năm 2019 tỷ lệ tăng 15,19% và -350,49% vào năm 2020. Con số này phản ảnh khả
năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu là không có, thậm chí là âm. Nguyên nhân là do dịch
bệnh diễn ra, CGV phải đóng cửa trong một thời gian trong khi những chi phí cố định như
tiền thuê mặt bằng,… vẫn cần chi trả khiến công ty bị lỗ. CGV đã quyết định không tăng
vay mà sử dụng vốn chủ đề bù đắp những khoản chi phí đó trong khi doanh nghiệp không
thể tạo doanh thu, dẫn tới ROE năm 2020 giảm mạnh mẽ.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao (ROA) vào năm 2018-2019, còn năm 2020
thì rất thấp. Cụ thể năm 2018 tỷ suất này là 6.31% tức là cứ 100đ tài sản thì tạo ra 6.31
đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 nó lại tăng lên đến 6.97% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra
được 6.97 đồng lợi nhuận, hay tăng 0.66% so với năm 2018. Đến năm 2020, tỷ suất này là
-16.73%, giảm 23.7%, giảm đáng kể so với năm 2019. Điều này cho thấy việc sử dụng
vốn của doan nghiệp năm 2019 (trước Covid) là tốt nhất so với hai năm còn lại, riêng năm
2020 (trong Covid) tỷ suất này đã mang dấu âm. Vì vậy CGV cần có sự thay đổi trong
cách sắp xếp, quản lý tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2018,
cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 4.9 đồng lợi nhuận. Sang năm 2019 thì tỷ suất này
tăng lên là 8.69% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 8.69 đồng lợi nhuận, tăng 3.97
đồng so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020, tỷ số này lại giảm mạnh còn 49.34% do tác
động của Covid khiến hoạt động kinh doanh của CGV bị gián đoạn, không thể mở cửa
kéo theo nhiều hậu quả nặng nề. Do vậy, để cải thiện, doanh nghiệp cần có nhiều biện
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
pháp để tăng cao khả năng sinh lời trên doanh thu cũng như trên tài sản và vốn chủ sở
hữu, hạn chế hàng tồn kho, tăng cường công tác thu nợ, hạn chế tình trạng chiếm dụng
vốn từ đối tác.

2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam
2.5.1 Kết quả đạt được
Trước thời điểm có dịch Covid-19, kết quả kinh doanh của CGV Việt Nam tăng
trưởng rất ổn định, quản lý tài sản, nguồn vốn có hiệu quả cao. Tiêu biểu là ROE:
31,21%; ROA: 6,97%; ROS: 8,69%. Trong năm 2019, doanh thu của CGV tăng trưởng
29%, lên 3.708 tỷ đồng. Đơn vị nắm khoảng 50% thị phần ngành chiếu phim tại Việt
Nam báo lãi 122 tỷ đồng, cao nhất từ khi thành lập.
Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, trung bình mỗi ngày, chủ sở hữu 79 rạp chiếu phim
trên cả nước lỗ hơn 2,3 tỷ đồng. Cũng do khó khăn, công ty đã phải đóng bớt một số cơ
sở chiếu phim trong kỳ khiến doanh nghiệp bị lỗ nặng nề, nhưng CGV đã quyết định nói
không với việc sa thải nhân viên, công ty quyết định cắt giảm số giờ làm để giảm thiểu
chi phí. "Chúng tôi đang cố gắng cầm cự thông qua việc cắt giảm các chi phí không cần
thiết để đảm bảo đời sống nhân viên không bị ảnh hưởng" đại diện CGV cho biết.
Hơn nữa, khi chịu tác động nặng nề từ Covid, CGV vẫn đảm bảo thanh toán nợ ngắn
hạn khi có tình huống xấu xảy ra (Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 2020 = 1,66). Trung
bình cộng của các chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trên doanh thu trong 3 năm so với trung bình
ngành thì tương đối tốt.
Có được kết quả như trên là nhờ sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cũng
như toàn thể nhân viên trong công ty. CGV đã nỗ lực đáng kể để cải thiện doanh thu, lợi
nhuận cũng như giảm thiểu chi phí để tăng doanh thu cho công ty mình.
2.5.2 Những tồn tại còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, sau khi phân tích tài chính công ty cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, CGV vẫn còn tồn tại một số bất cập như:
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khá cao so với trung bình ngành. Đây là
chi phí gián tiếp, không góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty, CGV cần xem xét để
tiết kiệm chi phí hơn.
Trước khi Covid xảy ra, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) tăng chậm, trong khi tỉ
suất sinh lời trên doanh thu và vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi so với năm trước. Điều này có
nghĩa hiệu quả sinh lời chưa cao hay quản lý sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Đối với hàng tồn kho: Do lượng dự trữ hàng tồn kho những năm vừa rồi khá cao
trong khi đều là những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn ( ngô, bơ, syrup,…), dễ gây tình
trạng ứ đọng vốn nhất là năm 2020 vì vậy công ty cần xem xét lại kế hoạch kinh doanh,
dự báo chính xác nhu cầu thị trường, giảm hàng tồn kho.

Chương III: DỰ BÁO, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

3.1 Phương hướng hoạt động công ty trong thời gian tới
Do tác động tiêu cực từ Covid, CGV đã gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh,
thiếu vốn để hoạt động . Tuy nhiên, không vì lí do đó mà CGV ngừng hoàn thiện bộ máy
quản lý, tăng cường đầu tư phát triển chiều sâu để nâng cao năng lực phục vụ, đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Đồng thời, để thích nghi với hoàn cảnh, CGV từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo
phương thức “giao bỏng online” để cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Do đặc điểm kinh
doanh, đồ ăn kèm khi xem phim cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho CGV, vì thế theo
phương thức này, CGV có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, vì thế có thể coi đây
là mục tiêu chiến lược trong thời gian tới. Thêm vào đó, CGV sẽ tích cực hơn trong việc
tìm nguồn cung cấp sản phẩm phù hợp, giá rẻ để hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm
bảo được chất lượng sản phẩm.

3.2 Kiến nghị


3.2.1 Đối với nhà nước
Hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp, ổn định nền kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích
giữa các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Đồng thời, tạo điều kiện
giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh
Bên cạnh đó, trong thời kì dịch bệnh Covid khó khăn như hiện nay, nhà nước nên có
những chính sách hỗ trợ vốn, đảm bảo lãi suất vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp vay cốn để giúp công ty duy trì hoạt động, tránh dẫn tới phá sản. Hỗ trợ các
doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư và phát triển công nghệ, trang bị máy móc,…
Ngoài ra, cũng cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô. Đặc biệt là ở những vùng cao, cần mở
rộng hệ thống viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện để dễ dàng tiếp cận
với người dùng.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
3.2.2 Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch mở rộng thị
trường, luôn sẵn sàng quay trở lại khi dịch bệnh kết thúc. Trong thời gian đó, công ty cần
tăng cường hợp tác, tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp, tạo lập nhiều mối quan hệ tốt với
các nhà cung cấp, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hơn trong mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, cải
thiện quá trình cung cấp dịch vụ, bổ sung thêm các dịch vụ khác, hoàn thiện các chương
trình chăm sóc khách hàng. CGV nên thiết kế, trang trí và sắp xếp lại các cụm rạp, thay
đổi không gian, môi trường, tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng khi quay trở lại.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý kho, thường xuyên theo dõi, kiểm tra số
lượng, chất lượng và vị trí của hàng hóa trong kho nhằm tránh hết hạn, hư hỏng và mất
hàng.
Công ty cần đưa ra các chế độ lương thưởng hợp lý, dù Covid có xảy ra hay không
nhằm nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy nhân viên làm việc. Bên cạnh đó, cần bồi
dưỡng và đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn để tăng
cường hiệu quả hoạt động.

3.2 Một số biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý vốn.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp nào đặc
biệt là trong thời kì khó khăn như hiện nay. Việc xây dựng, huy động và sử dụng vốn là
quan trọng và rất cần thiết.
Vốn với vốn cố định, CGV cần theo dõi và kiểm tra trạng thái tài sản cố định của
công ty, cần xem xét tài sản cố định nào hoạt động có hiệu quả, cái nào kém hiệu quả, tài
sản nào không thể sử dụng được nữa để đưa ra các giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó, công ty
cần tăng cường công tác quản lý các tài sản cố định, cần xác định đúng nguyên giá, khấu
hao của tài sản cố định, chú trọng đến công tác tính toán tài sản cố định, tránh nhầm lẫn vì
nó sẽ ảnh hưởng đến các chi phí khác, do đặc thù kinh doanh mà tài sản cố định chiếm tỷ
trọng lớn trong tài sản của CGV. Việc khai thác tốt và hợp lý các tài sản cố định nhằm
tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tránh gây lãng phí, không đúng công suất, không sử dụng
cho mục đích cá nhân. Ngoài ra, trong thời kì dịch bệnh, việc đầu tư máy móc, đổi mới
trang thiết bị hiện đại là khó có thể xảy ra, tuy nhiên CGV vẫn cần chú trọng đến việc sửa
chữa, bảo dưỡng, kiểm tra định kì các máy móc,… thanh lý các tài sản không sử dụng
được nữa.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Đối với vốn lưu động, CGV cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng
cường công tác quản lý khoản phải thu, phân loại khách hàng, tăng cường sử dụng các
dịch vụ thanh toán online để phù hợp với xu hướng thị trường. Hàng tồn kho cần được
quản lý tốt, hàng hóa nên sắp xếp theo khu vực để dễ tìm kiếm và quản lý, giảm thiểu chi
phí lưu kho. Do đặc thù của ngành, hàng tồn kho của CGV chủ yếu là ngô, nước đóng
chai, bơ, đường, syrup,… các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, vì thể quản lý hàng tồn kho
tốt là một điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh.
Công ty cần bảo quản tốt hàng trong kho, thường xuyên kiểm tra hàng hóa, công tác theo
dõi thị trường cần được quan tâm, điều chỉnh kịp thời việc nhập hàng hóa trước sự biến
động của thị trường.
3.2.2 Sử dụng tiết kiệm chi phí
Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí. CGV cần có những biện
pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh như tìm kiếm các nhà cung ứng
ổn định với mức giá cả cạnh tranh, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, công
ty đó, công ty cần quản lý tốt tài sản, máy móc, trang thiết bị nhằm giảm bớt chi phí mua
sắm, sửa chữa chỉ khi cần thiết.
Đối với chi phí lao động, do ảnh hưởng tiêu cực từ Covid, tuy nói không với sa thải
nhân viên, CGV cần xem xét hợp lý việc cắt giảm bớt ca làm của nhân viên. Cắt giảm
đúng và đồng đều, tránh thiên vị, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm của nhân viên. Mặc
dù chịu nhiều tác động từ đại dịch nhưng doanh nghiệp không được xem nhẹ việc đào tạo
đội ngũ nhân lực. Cần nâng cao chất lượng phục vụ, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên
để chuẩn bị quay lại đấu trường khi dịch bệnh kết thúc. CGV có thể mở các buổi huấn
luyện, nói chuyện nhằm nâng cao trình độ và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên hoặc tổ
chức các cuộc thi phục vụ nhằm nâng cao kĩ năng bán hàng và hiệu quả kinh doanh.
3.2.3 Tăng cường các dịch vụ cộng thêm
Khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay, GCV nên kiếm doanh
thu từ các nguồn thu nhập khác. Trong thời gian tới, doanh nghiệp nên tạo cho mình
những kế hoạch mới, để tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp như:
Mở dịch vụ thuê phim: Khi khách hàng không thể tới tận rạp để xem những phim
điện ảnh mới nhất, CGV có thể triển khai dịch vụ cho thuê phim với giá tương đương với
giá vé, hoặc có thể rẻ hơn cho một lần xem.
Giao đồ ăn kèm khi xem phim đến tận nhà: Hiện nay, các dịch vụ giao hàng tận nhà
như Grap, Nowship,… rất phát triển, đặc biệt trong thời kì Covid, mọi người không muốn
ra đường. Cùng với dịch vụ cho thuê phim, CGV có thể nhận giao bỏng, nước đến tận nhà
nhằm mang đến trải nghiệm giống như ở rạp cho khách hàng, tuy nhiên chất lượng luôn
cần phải đảm bảo.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Tăng cường bán các combo, đẩy mạnh khuyến mãi, tích điểm: Những dịch vụ này
thường đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho người mua, không những tăng doanh thu mà
CGV còn khiến khách hàng hài lòng, giữ chân khách hàng cũ lâu dài và thu hút khách
hàng mới.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Kết luận

Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và CGV Cinema Việt Nam nói riêng và
thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, tiểu luận
đã đề ra các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CGV trong thời gian
tới. Các giải pháp đã trình bày trong luận án có tính khả thi không chỉ đối với CGV mà
còn có thể mở rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành này của cả nước như
Lotte Cinema, Galaxy Cinema. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu cho thấy: không thể
chối bỏ vai trò của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của CGV
Cinema Việt Nam nói riêng, của các doanh nghiệp nói chung. Bài nghiên cứu đã tập trung
nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau:
1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong CGV Cinema Việt Nam nói
riêng
2. Trên cơ sở các lý luận chung, tiểu luận đã trình bày thực trạng phân tích hiệu quả
kinh doanh tại các doanh nghiệp và đưa ra các đánh giá hợp lý.
3. Đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp để góp phần đảm bảo các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh có tính khả thi cao.
4. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
CGV Cinema Việt Nam.
Dù bài nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhưng vẫn còn chủ quan mà chưa có cơ sở vững chắc. Sở dĩ, xuất hiện tình trạng này là
do xuất phát từ một căn nguyên cơ bản chính là phương pháp phân tích hiệu quả kinh
doanh chưa thực sự phù hợp. Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, chủ
yếu là phương pháp so sánh, với phương pháp này không thể xác định bản chất sự biến
động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mà chỉ có thể quan sát được thay đổi bề ngoài.
Hơn nữa, do hạn chế về thời gian và không gian, tiểu luận chưa thể nghiên cứu hiệu quả
sử dụng lao động của CGV do chưa nắm được số liệu lao động cụ thể qua các năm, đồng
thời chưa thể đi sâu phân tích vào báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp cũng như do mẫu
nghiên cứu chỉ là 1 doanh nghiệp khiến chưa thể dùng các phần mềm phân tích như SPSS,
Eview để phân tích cho toàn ngành. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng các kết quả

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận mới chỉ là những đóng góp rất nhỏ trong một
lĩnh vực rộng lớn và phức tạp như phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chắc
chắn với thời gian và trình độ còn hạn chế, những nỗ lực trong quá trình nghiên cứu hoạt
động phân tích hiệu quả kinh doanh của CGV Cinema Việt Nam còn nhiều sai sót. Tôi rất
mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý thầy cô, những người quan tâm để tiểu luận
có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Tài liệu tham khảo


I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra,
phân tích Báo cáo tài chính, Hà Nội, Nxb Tài chính.
2. Vũ Đình Bách và Ngô Đình Giao (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế
- bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững , Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia.
3. Chủ biên Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất
bản Thống kê.
4. Lê Quang Bình, Phan Quang Niệm, Nguyễn Thị Lời (2007), Giáo trình phân tích hoạt
động kinh doanh, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Hà Nội, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân.
6. Ngô Thế Chỉ và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh
nghiệp, Hà Nội, Nxb Tài chính.
7. Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn (1985), Hiệu quả kinh tế trong xí
nghiệp công nghiệp, Hà Nội.
8. Ngô Đình Giao (2009), Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công
nghiệp, Hà Nội, NXB Lao động.
9. Nguyễn Ngọc Huyền (2000), Phương pháp phân tích và quản trị chi phí kinh doanh ở
các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội.
10. Nguyến Tấn Bình (2011), Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Tổng hợp.
11. Nguyễn Xuân Kiểm (2002), Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
Hà Nội, Nxb Thống kê.
II. Tài liệu tiếng Anh
12. Hope, John Arnold and Tony (1990), Accounting for management decisions, Prentice
Hall.
13. N., G. D. (1998), Basic econometrics, FETP.
14. R.Zeitun, G.G.Tian (2007), “Capital structure and corporate performance: evidence
from Jordan”, Australasian Accounting, Business and Finance Journal.
Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
15. John Rand and Finn Tar (2002), SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct
Goverment Support Matter?
16. Rees, Bill (1995), Financial Analysis, Prentice Hall.

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

Phụ lục

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐẦY ĐỦ CỦA CGV CINEMA VIỆT NAM

2020 2019 2018


(Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng)
TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn 2,494,708 2,077,011 1,697,032

Tiền và khoản tương đương tiền 959,422 1,052,774 886,239


Tiền 680,938 351,664 185,333
Tương đương tiền 278,484 701,110 700,906

Các khoản phải thu ngắn hạn 1,479,842 949,056 696,770


Phải thu khách hàng 1,223,131 848,075 630,664
Phải thu ngắn hạn khác 358,261 161,049 125,218
Dự phòng phải thu khó đòi (101,550) (60,068) (59,112)

Hàng tồn kho 16,206 21,571 18,772


Thành phẩm 10,433 12,502 10,433
Đang sản xuất 2,163 2,814 3,142
Nguyên vật liệu thô 5,246 7,909 5,197

Tài sản ngắn hạn khác 76,726 105,721 186,698


Chi phí trả trước ngắn hạn 37,488 52,111 91,447
Thuế GTGT được khấu trừ 39,238 53,610 95,251

Tài sản dài hạn 1,860,149 2,447,036 537,154

Các khoản phải thu dài hạn 86,972 129,037 118,273


Phải thu khách hàng dài hạn 56,819 74,603 68,129
Phải thu dài hạn khác 30,153 54,434 50,144

Tài sản cố định 1,745,910 2,284,870 396,585


Tài sản cố định hữu hình 1,544,379 1,993,971 273,238
Nguyên giá 1,817,911 2,855,901 329,843

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815
Giá trị hao mòn lũy kế (273,532) (861,930) (56,605)
Tài sản cố định vô hình 201,531 290,899 123,347
Nguyên giá 241,052 336,281 160,164
Giá tri hao mòn lũy kế (39,521) (45,382) (36,817)

Tài sản dài hạn khác 27,267 33,129 22,296

TỔNG TÀI SẢN 4,354,857 4,524,047 2,234,186

NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ 4,146,972 3,513,428 1,354,324

Nợ ngắn hạn 1,506,170 1,120,213 862,838


Phải trả người bán 651,076 481,256 317,774
Thuế phải nộp Ngân sách Nhà
125 31,665 25,505
nước
Phải trả người lao động 18,893 20,498 21,599
Chi phí phải trả 866 1,268 4,613
Phải trả ngắn hạn khác 250,219 301,884 237,469
Vay ngắn hạn 584,991 283,642 255,878

Nợ dài hạn 2,640,802 2,393,215 491,486

VỐN CHỦ SỞ HỮU 207,885 1,010,619 879,862


Vốn cổ phần 53,789 270,369 111,808
Cổ phiếu quỹ 387,951 111,963 649,020
Quỹ đầu tư phát triển 507,364 323,370 -22
Lợi nhuận sau thuế chưa phân -741,219 304,917 119,056
phối

TỔNG NGUỒN VỐN 4,354,857 4,524,047 2,234,186

Trang |
| Nguyễn Hải An - 19050815

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẦY ĐỦ CỦA CGV VIỆT NAM

2020 2019 2018


(Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng)
Doanh thu bán hàng và cung cấp
1,942,279 3,769,356 3,214,387
dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu 465,696 138,014 334,793
Doanh thu thuần về bán hàng và
1,476,583 3,631,342 2,879,594
cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán và dịch vụ 1,788,823 2,520,923 1,978,008


cung cấp
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
-312,240 1,110,419 901,586
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 354,548 637,310 813,431
Chi phí tài chính 253,580 132,819 422,840
Trong đó: Chi phí lãi vay 161,830 57,685 47,159
Chi phí bán hàng 161,830 57,685 47,159
Chi phí quản lý doanh nghiệp 175,345 378,295 342,158
Thu nhập khác 32195 94351 86521
Chi phí khác 133,163 598,842 477,112
Lợi nhuận kế toán trước thuế (728,618) 315,424 140,996
Chi phí thuế TNDN hiện hành 12,601 10,507 21,940
Lợi nhuận sau thuế TNDN (741,219) 304,917 119,056

Trang |

You might also like