Bài tập DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài tập DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN.

Câu 1. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.
A.
Câu 2. Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niutơn (N). B. Jun (J). C. Oát (W). D. Ampe (A).
Câu 3. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Culông (C). B. Vôn (V). C. Héc (Hz). D. Ampe (A).
Câu 4. Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có các vật dẫn.
B. chỉ cần có hiệu điện thế.
C. chỉ cần có nguồn điện.
D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 5. Trong thời gian t, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là q.
Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?
A. I = q2/t. B. I = qt. C. I = q2t. D. I = q/t.
Câu 6. Ngoài đơn vị là vôn (V), suất điện động có thể có đơn vị là

A. Jun trên giây (J/s)

B.Cu – lông trên giây (C/s)

C. Jun trên cu – lông (J/C)

D. Ampe nhân giây (A.s)

Câu 7. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
D. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
Câu 8. Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng
A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
D. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên
trong nguồn điện.
Câu 9. Chọn câu phát biểu sai.
A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
B. Dòng điện có chiều không đổi và cường độ không thay đổi theo thời gian gọi là
dòng điện không đổi.
C. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.
D. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng nhiệt.
Câu 10. Dòng diện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2 A. Số electron
dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là
A. 2,5.1018 B. 2,5.1019 C. 0,4.10-19 D. 4.10-19
Câu 11. Chọn câu phát biểu đúng.
A. Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi.
B. Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng ampe kế mắc song song với đoạn
mạch cần đo dòng điện.
C. Đường đặc tuyến vôn – ampe của các vật dẫn luôn luôn là đường thẳng qua
gốc toạ độ.
D. Trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ, các hạt tải điện dương di chuyển
ngược chiều điện trường từ cực âm đến cực dương.
Câu 12. Câu nào sau đây sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?

A. Suất điện động có đơn vị là vôn (V)


B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của
nguồn điện.
C. Do suất điện động bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong nên
khi mạch ngoài hở thì suất điện động bằng 0
D. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn
đó.
Câu 13. Trong các đại lượng vật lý sau:

I. Cường độ dòng điện. II. Suất điện động. III. Điện trở trong. IV. Hiệu
điện thế.
Các đại lượng vật lý nào đặc trưng cho nguồn điện?
A. I, II, III

B. I, II, IV

C. II, III

D. II, IV

TỰ LUẬN

Bài 1. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy
qua.
a. Tính cường độ dòng điện đó.
b. Tính số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút.
ĐS:a. I = 0,16A. b. 6.1020

Bài 2. Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn có cường độ 1,6mA. Tính
điện lượng và số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1
giờ.
ĐS:q = 5,67C ; 3,6.1019

Bài 3. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời
gian 2 s là 6,25.1018 e. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ bao nhiêu?

ĐS:I = 0,5A.

Bài 4. Lực lạ thực hiện công 1200 mJ khi di chuyển một lượng điện tích 5.10-2 C
giữa hai cực bên trong nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này. Tính
công của lực lạ khi di chuyển một lượng điện tích 125.10-3C giữa hai cực bên trong
nguồn điện.
ĐS:E= 24V ; A = 3J.

Bài 5. Pin Lơclăngsê sản ra một công là 270J khi dịch chuyển lượng điện tích là
180C giữa hai cực bên trong pin. Tính công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng
điện tích 60(C) giữa hai cực bên trong pin.

ĐS:90J
Bài 6. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ thì
phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó
được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại.

You might also like