Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TT - GDSK

4.1. Những nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động TT- GDSK
- Thu hút toàn thể nhân dân đang sống trong bối cảnh thường ngày của họ, chứ
không phải chỉ tập trung vào những nhóm có yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh đặc
biệt, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của cá nhân và cộng đồng.
- Phối hợp liên ngành giữa y tế với các ngành có liên quan đến sức khoẻ nhân
dân để cùng nhau huy động mọi nguồn lực hiện có, cùng nhau hành động nhằm làm
thay đổi các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng.
- Kết hợp nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác nhau để bổ xung cho nhau,
bao gồm: Tuyên truyền, truyền thông, giáo dục, luật pháp tài chính... Thay đổi tổ
chức, phát triển cộng đồng và các hoạt động tức thời của địa phương chống lại các
mối nguy hiểm đối với sức khoẻ của nhân dân.
- Phát triển các kỹ năng của quần chúng để họ có thể tích cực tham gia vào mọi
việc xác định các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng và đưa ra các quyết định của cá
nhân và của tập thể để giải quyết các vấn đề đó, kể cả việc tăng cường các cơ chế
tham gia có hiệu quả.
- TT- GDSK, NCSK trước hết là một thử nghiệm về mặt xã hội và chính trị chứ
không phải là một dịch vụ y tế, mặc dù các nhân viên y tế giữ vai trò quan trọng trong
việc ủng hộ, tạo ra khả năng cho công tác TT - GDSK và NCSK.
4.2. Những nguyên tắc thực hiện trong hoạt động TT-GDSK
- Mang tính quần chúng:
+ Phổ thông phù hợp với mọi đối tượng
+ Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng
+ Mọi người, tổ chức đều tham gia tạo phong trào liên tục.
- Mang tính khoa học:
+ Nghiên cứu toàn diện: Văn hoá, kinh tế...
+ Sử dụng được thành tựu khoa học mới.
+ Phương pháp, phương tiện đơn giản dễ hiểu.
- Trực quan:
+ Minh hoạ sinh động.
+ Cán bộ nhân viên y tế phải gương mẫu.
- Thực tiễn:
+ Giải quyết nhu cầu thiết thực, có hiệu quả.
+ Do dân làm để nâng cao lòng tin vào khả năng của họ.
+ Lấy kết quả thực tiễn trong dân để giáo dục cải tiến việc TT- GDSK.
- Vai trò cá nhân và tập thể:
+ Tận dụng uy tín, vai trò cá nhân.
+ Kết hợp lợi ích cá nhân và tập thể.
+ Chọn cách tiếp cận với cá nhân và tập thể phù hợp.
- Tính tích cực, tự giác và sáng tạo:
+ Phát huy truyền thông, tận dụng thông tin.
+ Kích thích tâm lý, xã hội và kinh tế để thúc đẩy tính năng động.
+ Khuyến khích, phân tích để mọi người tự giác chấp nhận cái mới.
+ Phát huy kinh nghiệm, tiềm năng của nhân dân.
5. Mô hình TT - GDSK (gồm 5 bước)
5.1. Bước 1: Chủ thể phát tin hình thành ý tưởng
Chủ thể phát tin có ý tưởng và mong muốn truyền đi một thông điệp tới chủ thể
nhận tin. Chủ thể phát tin cần có ý tưởng rõ ràng sau đó lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để
truyền đạt ý tưởng đã được lựa chọn.
5.2. Bước 2: Mã hoá
Các ý tưởng được chuyển thành ngôn từ hay biểu tượng, hình ảnh chứa đựng nội
dung mà chủ thể phát tin muốn gưỉ đến đối tượng gọi là sự mã hoá.
5.3. Bước 3: Chuyển thông điệp qua kênh truyền thông
Sau khi thông điệp đã được mã hoá thì chủ thể phát tin gửi qua kênh truyền
thông.
5.4. Bước 4: Nhận và giải mã
Người nhận sau khi nhận được thông điệp gưỉ đến từ chủ thể phát tin, qua
kênh truyền thông và thực hiện giải mã để hiểu nội dung thông điệp.
5.5. Bước 5: Hành động đáp lại
Người nhận sẽ có những hành động để đáp lại những thông điệp đã được giải
mã. Người nhận có thể đáp ứng hoặc không có đáp ứng lại thông điệp của người
gửi. Quá trình người nhận đáp ứng lại thông điệp của người gửi gọi là thông tin
phản hồi.
Chủ thể phát tin
Ý tưởng Mã hoá

(Lý do truyền thông) (Ý tưởng được chuyển thành


ngôn từ hay biểu tượng)
Kênh truyền thông
(Chuyển thông điệp)

Người nhận

Giải mã Hành động đáp lại


(Ngôn từ hay biểu tượng (Phản hồi thông điệp
chuyển thành ý tưởng) lại chủ thể gưỉ tin)
Hình 1-4. Sơ đồ mô hình TT- GDSK

6. Tác động của TT - GDSK đến đối tượng (gồm 6 giai đoạn)
6.1. Giai đoạn 1: Thông tin đến với đối tượng
Truyền thông có hiệu quả khi đối tượng nhìn hoặc nghe thấy những thông điệp.
Do vậy phải quan tâm đến khả năng tiếp cận thông tin của đối tượng. Truyền thông
GDSK phải trực tiếp đến với đối tượng vào lúc mà họ có thể nhìn được và nghe được.
Ví dụ: Truyền thông về chăm sóc trẻ em. Nếu chỉ đặt bản tin ở khu khám bệnh
hoặc có những buổi nói chuyện tại phòng chăm sóc trước sinh thì những thông điệp
này chỉ được chuyển tới một số lượng rất ít những người có liên quan đến chăm sóc
trẻ. Trong khi có rất nhiều đối tượng cần nhận thông tin có thể không đến khu khám
bệnh nhưng họ thường nghe đài, đọc báo, đọc sách.
6.2. Giai đoạn 2: Thu hút sự chú ý của đối tượng
Bất kỳ một chương trình truyền thông nào cũng cần phải thu hút sự chú ý để làm
cho đối tượng cố gắng đọc hoặc nghe những thông tin của chương trình. Tại một thời
điểm con người có thể tiếp nhận nhiều thông tin bởi nhiều giác quan, tuy nhiên khó có
thể tập trung tất cả các giác quan để thu nhận thông tin trong cùng một thời điểm. Con
người có thể chú ý tập trung vào một chủ đề này mà bỏ qua chủ đề khác. Do vậy
chúng ta phải làm cho quá trình truyền thông hấp dẫn đối tượng thì mới thu hút được
sự chú ý của đối tượng. Những ví dụ về sự thất bại của truyền thông trong giai đoạn
này như: Đối tượng đi qua các nơi treo tranh ảnh, panô, áp phích mà không xem,
không chú ý đến dự các cuộc nói chuyện về sức khoẻ hay trình diễn ở cơ sở y tế,
những nơi công cộng, tắt đài và ti vi không nghe chương trình nói về sức khoẻ, bệnh
tật.
6.3. Giai đoạn 3: Lĩnh hội thông điệp
Khi một cá nhân chú đến một thông điệp người ta sẽ cố gắng nhận thức, lĩnh hội
thông điệp. Lĩnh hội hay hiểu một vấn đề là một quá trình có tính cá nhân rất cao. Hai
người cùng nghe một chương trình phát trên đài, hay cùng xem một bản tin quảng cáo,
tuy nhiên cách hiểu và diễn giải có thể khác nhau so với ý nghĩa của người phát tin
muốn nói. Sự diễn giải của các cá nhân về thông điệp truyền thông phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Sự hiểu nhầm có thể dễ dàng xẩy ra khi: Ngôn ngữ phức phức tạp, sử
dụng nhiều ngôn ngữ kỹ thuật, chuyên môn không quen thuộc, nhiều sơ đồ, biều đồ
phức tạp, có nhiều chi tiết phân tán sự chú ý hay quá nhiều thông tin.
6.4. Giai đoạn 4: Thúc đẩy các thay đổi
Thông điệp truyền thông không chỉ được chấp nhận và hiểu nó mà còn tạo ra
niềm tin và sự chấp nhận ở đối tượng. Niềm tin vào thông điệp có nhiều yếu tố ảnh hư-
ởng. Sẽ dễ thay đổi với các niềm tin mà người ta mới thu nhận gần đây. Thông thường
dễ dàng hơn hơn để thúc đẩy hình thành niềm tin nếu những tác động của nó dễ biểu
hiện rõ, ví dụ cải thiện hệ thống hơi của hố xí sẽ làm giảm đi mùi hôi thối, điều này sẽ
làm cho người dân ở nông thôn tin tưởng và thay đổi hệ thống hơi. Ngược lại sẽ rất
khó thay đổi với những niềm tin đã có từ lâu, tồn tại rộng rãi trong quần chúng hoặc
trở thành niềm tin có tính hệ thống như một tôn giáo thì không dễ thay đổi hành vi
bằng truyền thông đại chúng.
6.5. Giai đoạn 5: Tạo ra và thay đổi hành vi
Mục tiêu của truyền thông là thay đổi hành vi. Truyền thông có thể dẫn đến kết
quả là nâng cao nhận thức, thay đổi niềm tin nhưng không tác động đến thay đổi hành
vi. Điều này có thể xảy ra khi truyền thông không nhằm vào niềm tin mà niềm tin đó
có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thái độ hướng đến hành vi cá nhân. Ví dụ: Chương
trình truyền thông sẽ thất bại nếu chỉ nhấn mạnh đến nguyên nhân, phòng bệnh, sự
nguy hiểm của bệnh tiêu chảy mà không nhấn mạnh đến việc đề phòng mất nước bằng
cách uống ORS.
Một người có thái độ tích cực và muốn thực hiện: Bà mẹ muốn sử dụng biện
pháp ngừa thai, đưa con đi tiêm chủng đủ liều, đúng thời gian, nuôi con đúng cách….
Tuy nhiên, áp lực từ phía những người khác trong gia đình hay cộng đồng có thể làm
cho họ không thể thực hiện mong muốn của họ. Một lý do khác làm cho cá nhân
không thực hiện hành vi mong đợi là thiếu những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự
thay đổi như: Tiền, thời gian, kỹ năng hay yếu tố dịch vụ y tế. Như vậy muốn thay đổi
hành vi cá nhân ở giai đoạn này cần tạo ra môi trường thuận lợi và các điều kiện hỗ
trợ.
6.6. Giai đoạn 6: Cải thiện tình trạng sức khoẻ
Những cải thiện, thay đổi về sức khoẻ sẽ diễn ra khi các hành vi đã được đối tư-
ợng lựa chọn và thực hiện một cách thích hợp, trên cơ sở khoa học, vì thế nó có tác
dụng đến sức khoẻ. Nếu thông điệp lỗi thời hay không đúng, có thể mọi người làm
theo thông điệp nhưng không có tác động tăng cao sức khoẻ. Vấn đề cần thiết là đảm
bảo các thông điệp và lời khuyên chính xác
Chủ thể phát tin Người nhận
(Các giác quan nhận được thông tin)
Gây sự chú ý

Hiểu được thông điệp

Chấp nhận/Thay đổi

Thay đổi hành vi

Cải thiện sức khoẻ

Hình 1-5. Quá trình tác động của thông tin đến đối tượng
7. Quá trình TT - GDSK
7.1. Yêu cầu cơ bản trong quá trình TT- GDSK
- Lắng nghe những vấn đề của đối tượng,giúp họ tìm hiểu nguyên nhân của các
hành vi cũng như những vấn đề mà đối tượng đã biết, tin và đã làm.
-Luôn nhớ biểu dương, khen ngợi khuyến khích và động viên những vấn đề
mà đối tượng đã làm tốt.
- Bổ xung những thông tin còn thiếu, trình bày rõ ràng, chính xác các vấn đề mà
đối tượng nên làm cũng như lợi ích của hành vi mới.
- Tìm hiểu và thảo luận cách giải quyết các khó khăn mà đối tượng có thể gặp
phải khi thực hiện hành vi mới.
- Động viện đối tượng tự lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh
của đối tượng.
- Kiểm tra lại những nhận thức của đối tượng về vấn đề vừa trao đổi với họ.
- Động viên , khuyến khích đối tượng thực hiện hành vi mới.
- Đạt được cam kết về việc mà đối tượng sẽ thực hiện trong tương lại.
7.2. Những lưu ý trong quá trình TT- GDSK
- Đi đúng đường lối, đáp ứng mong muốn của nhân dân.
- Tác động vào tình cảm trước lý trí sau.
- Khoa học, hiện đại nhưng phải hết sức cụ thể dễ làm theo.
- Giáo dục cá biệt là cơ sở của mọi tác động giáo dục đạt hiệu quả cao.
- Tự giác, tích cực và chủ động sáng tạo là 3 yếu tố quyết định nhất.
- Hiệu quả thực tế là thước đo quan trọng nhất.

Xây dựng chính sách, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tạo ra môi trường hỗ trợ

TT- GDSK Nâng cao hành động của cộng đồng NCSK

Phát triển các kỹ năng của cá nhân

Định hướng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Hình 1-6. Mối liên quan giữa TT-GDSK và Nâng cao sức khoẻ
Vấn đề sức khỏe

Xác định mục tiêu Xây dựng nội Xác định Đánh giá
GDSK dung GDSK đối tượng kết quả

1
2
Hình 1-7. Quá trình TT - GDSK tổng quát

Bài tập 1: Nhận thức của sinh viên về công tác TT- GDSK
( Phương pháp thảo luận nhóm)
Mỗi nhóm viết ra giấy khổ to về:
- Trình bày sự hiểu biết của bản thân về TT- GDSK.
- Mô tả một hoạt động TT - GDSK mà bản thân đã thực hiện.
Liệt kê những kết quả đạt được do TT - GDSK đã thực hiện.

You might also like