Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

THIẾT LẬP KẾ HOẠCH MARKETING DỊCH VỤ ẨM THỰC TẠI MỘT CƠ SỞ

KINH DOANH ĂN UỐNG


1. Tìm hiểu chung về kế hoạch Marketing và kinh doanh ăn uống
1.1. Kế hoạch Marketing là gì? Tại sao cần lập kế hoạch Marketing?
 Kế hoạch Marketing:
Marketing là một thuật ngữ trong kinh doanh và được hiểu là các hoạt động hướng đến
khách hàng, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các
sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như là giá trị mà doanh nghiệp nhận lại được.
Kế hoạch marketing là một bảng bao gồm những nội dung và phạm vi các hoạt động
Marketing. Một kế hoạch marketing thường bao gồm chủ yếu các nội dung như nhiệm vụ,
mục tiêu, phân tích tình huống, sự phát triễn của các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương
trình cho hoạt động Marketing, ngân sách, thời gian thực hiện.
Kế hoạch marketing có thể chia làm 2 loại đó là kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài
hạn. Trong khi kế hoạch marketing ngắn hạn sẽ gồm những nội dung chi tiết xuyên suốt quá
trình thì kế hoạch marketing dài hạn thường sẽ là một bức tranh tổng quát với những hoạt
động mang tính lâu dài nhiều hơn.
Một kế hoạch marketing cũng cung cấp cách để bạn đo lường kết quả hoạt động của
bạn. Nếu không có một kế hoạch, bạn sẽ không thực sự biết liệu chiến dịch có thành công
hay không.
 Tại sao cần lập kế hoạch Marketing?
Không chỉ riêng hoạt động Marketing mới cần lập kế hoạch mà bất cứ một vấn đề nào
đó cũng cần đến. Kế hoạch marketing giúp bạn làm rõ mục tiêu của mình và xác định nơi
bạn thấy doanh nghiệp của mình trong tương lai, điều này cuối cùng lại củng cố chiến lược
của bạn. Sau đây là một số lý đo cần lập kế hoạch Marketing:
 Mọi người trong công ty hành động trên cùng một định hướng đã được xác định
trước tạo nên sự đồng nhất.
 Mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách đạt được mục tiêu đó.
 Xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với đúng sản phẩm ở đúng nơi.
 Biết ngân sách được chi cho điều gì ý nghĩa, từ đó giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt
động marketing.
 Kiểm soát quá trình thực hiện marketing để có thể tối đa hóa phản ứng với hoàn cảnh
thay đổi.
 Cho phép các công ty nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông
qua sự khác biệt với những ý tưởng độc đáo được mô tả chi tiết.
 Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau thông qua các ý tưởng sáng tạo trong
chương trình Marketing
Bởi vậy, một kế hoạch marketing là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
1.2. Kinh doanh ăn uống là gì? Kinh doanh ăn uống cần chuẩn bị những gì?
 Cơ sở kinh doanh ăn uống:
Là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể
hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín,
tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng – tin,
bếp ăn tập thể… Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác (bể bơi, săn chơi cho trẻ em, hồ
câu cá,…) nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống và giải trí cho khách hàng nhằm mục đích có
lãi.
 Kinh doanh ăn uống cần chuẩn bị những gì:

1. Quyết định ý
2. Chọn vị trí cho 3. Viết kế hoạch
tưởng .
kinh doanh

5. Lên thực đơn


4. Chọn tên 6. Nhân viên
menu

8. Hoàn thiện các giấy


7. Mua thiết bị tờ thủ tục pháp lý

 Quyết định ý tưởng cho cơ sở kinh doanh nhà hàng


Có rất nhiều mô hình cơ sở kinh doanh như Restaurant, Buffet, bar, Fastfood… bạn
cần quyết định rõ ràng định hướng cho cơ sở kinh doanh sắp mở của mình.
 Chọn vị trí cho nhà hàng
Địa điểm, mặt bằng rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ cơ sở kinh doanh nhà
hàng nào. Có nhiều yếu tố để xem xét khi tìm kiếm vị trí cơ sở kinh doanh bao gồm dân số,
dân cư đông đúc, phân khúc khách hàng, số liệu việc làm địa phương, giao thông thuận lợi,
có địa điểm để xe cộ…
 Viết kế hoạch kinh doanh
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn gọi vốn, vay vốn với các ngân hàng hoặc các nhà đầu
tư, bạn cần phải chuẩn bị trước. Tạo một kế hoạch kinh doanh vạch ra cơ sở kinh doanh của
bạn và có kế hoạch làm thế nào để cơ sở kinh doanh có lợi nhuận, ngân hàng sẽ xem xét và
cho bạn vay.
 Chọn tên cơ sở kinh doanh ăn uống
Nên chọn một cái tên gây ấn tượng cho khách hàng dễ dàng nhớ và đánh vần, có ý
nghĩa.
Ví dụ: Phở cồ Hà Nội, Phở đặc sản Nam Định,… thì sẽ khiến khách hàng cảm thấy
hứng thú vì được ăn những món ăn đặc sản của vùng miền.
 Lên thực đơn menu cơ sở kinh doanh ăn uống
Thực đơn là một phần rất quan trọng của cơ sở kinh doanh ăn uống. Nó là một trong
những yếu tố quyết định khách hàng có tiếp tục quay trở lại không.
 Nhân viên
Thực phẩm tốt mất nhiều hấp dẫn nếu nó đi kèm với dịch vụ kém. Kinh nghiệm cho
thấy bạn cần tuyển các vị trí quan trọng kỹ càng và phỏng vấn chu đáo như đầu bếp trưởng,
quản lý phòng ăn và bartender… Các nhân viên phục vụ cũng cần phải cởi mở và thân thiện
với khách hàng.
 Mua thiết bị cho cơ sở kinh doanh ăn uống
Trang bị nhà bếp nhà hàng, phòng ăn và quầy bar là phần lớn nhất khi bắt đầu lên ngân
sách, cái gì nên tiết kiệm và cái gì không nên tiết kiệm... Hãy tham khảo các cửa hàng xung
quanh về giá của thiết bị và xem xét nên mua hay thuê thiết bị đã qua sử dụng.
 Hoàn thiện các giấy tờ thủ tục pháp lý
Đây là điều rất quan trọng, bạn cần có giấy phép kinh doanh, giấy vệ sinh an toàn thực
phẩm, bên cạnh đó nếu có kinh doanh đồ uống có cồn cũng phải có giấy phép…
2. Lập kế hoạch Marketing dịch vụ ẩm thực tại một cơ sở kinh doanh ăn uống
2.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nhiều người khi quyết định mở một cơ sở kinh doanh ăn uống thường có suy nghĩ “cứ
kinh doanh trước đã rồi tìm hiểu sau” hay theo đuổi một sản phẩm mới mẻ. Không ít cơ sở
kinh doanh ăn uống mới mở rơi vào tình trạng kinh doanh ế ẩm, đến lúc này mới bắt đầu
quay lại tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Việc đi ngược lại quy trình như vậy sẽ
khiến vừa mất tiền vừa tốn thời gian. Do đó, khi lập kế hoạch kinh doanh ăn uống, nghiên
cứu thị trường là bước đầu tiên cần thực hiện.
Nghiên cứu thị trường tổng quan sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về xu hướng thị trường
ẩm thực hiện nay cũng như những biến động trong quy luật cung – cầu: Những món ăn nào
đang được ưa chuộng? Những mô hình kinh doanh ăn uống nào đang thu hút sự chú ý? Xu
hướng ăn uống của thực khách như thế nào?… Những tìm hiểu này sẽ hỗ trợ đắc lực cho
bạn trong quá trình lên ý tưởng kinh doanh ăn uống, xây dựng thực đơn cũng như điều
chỉnh món ăn cho phù hợp với xu thế.
Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là điều cực kỳ quan trọng.
Nhà hàng cùng một quy mô, cùng hướng đến đối tượng khách hàng giống nhau sẽ dễ đấu đá
trên thương trường. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, chủ kinh doanh sẽ
đưa ra chiến lược marketing nhà hàng vượt trội hơn đối thủ. Khi tìm hiểu về đối thủ cần
phải trả lời các câu hỏi như Đối thủ của bạn là ai? Họ đang kinh doanh nhà hàng như thế
nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Bạn đang sở hữu những lợi thế nào so với đối thủ
cạnh tranh?… Đồng thời, giữ vững lợi thế cạnh tranh và sáng tạo ý tưởng mới trong các
chiến dịch để tạo sự khác biệt với đối thủ.
VD: Nếu bạn đang hướng đến việc kinh doanh nhà hàng Buffet cao cấp, chắc chắn bạn
không thể bỏ qua việc tìm hiểu các đối thủ như Marriott, D’Maris,… Nếu bạn muốn “lấn
sân” vào phân khúc lẩu nướng Hàn Quốc, bạn sẽ cần tìm hiểu các đối thủ như King BBQ,
GoGi House, Seoul BBQ… Hoặc nếu muốn mở nhà hàng lẩu giá rẻ dành cho phân khúc
học sinh, sinh viên, chắc chắn Lẩu Phan… sẽ là đối thủ không thể bỏ qua. 
2.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi lên bất kỳ kế hoạch marketing nhà hàng bạn cần xác định được đối tượng
tiếp nhận là ai: ai là người quyết định sử dụng dịch vụ của quán? Ai là người có ảnh hưởng
nhất đối với quyết định sử dụng của quán? Khách hàng thường đi nhóm hay đi một mình?
Họ sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu cho một lần đến nhà hàng? Thói quen của khách hàng là gì?
Họ thường tìm kiếm thông tin sản phẩm từ nguồn nào? (truyền hình, sách báo, mạng xã hội,
…) Họ cần điều gì để thực hiện những chương trình Marketing hiệu quả.
Tốt nhất, cơ sở kinh doanh ăn uống cần sử dụng một phần mềm quản lý có tính năng
quản lý hội viên để thu thập lại thông tin mỗi lần khách ghé thăm. Bạn sẽ dùng những dữ
liệu có sẵn và các ứng dụng thông minh để tìm hiểu thói quen khách hàng của mình như: Độ
tuổi khách hàng, số tiền sẵn sàng chi tiêu, món ăn ưa thích,… khi hiểu khách của mình là ai
bạn mới có thể đưa ra các chương trình marketing phù hợp. 
2.3. Xác định ngân sách cho hoạt động Marketing
Xây dựng kế hoạch Marketing cơ sở kinh doanh ăn uống cũng phải phù hợp với quy
mô khi bạn mở cơ sở kinh doanh nhà hàng và ngân sách cho phép. Bạn không thể bỏ ngân
sách quá lớn để làm chương trình quảng cáo cho những quán ăn nhỏ. Điều này sẽ dẫn tới
việc cân đo ngân sách không hợp lý và dễ thất bại. 
Vậy ngân sách marketing xác định như thế nào?

 Xác định dựa trên % doanh số

Ngân sách Marketing sẽ được tính toán theo một công thức cụ thể dựa trên doanh số.
Doanh số ở đây là dự tính và bạn có thể dễ dàng xác định từ doanh số của tháng trước, quý
trước… hoặc cùng kỳ năm ngoái. Đây được cho là phương pháp dễ dàng tính toán và dễ
được chấp thuận.
 Xác định dựa trên phương pháp cân bằng cạnh tranh
Doanh nghiệp sẽ cân nhắc chi phí marketing dựa trên chi phí của đối thủ. Tuy nhiên,
cái khó của phương pháp này là biết được chi phí của đối thủ, so sánh sự tương quan giữa
hai bên để tính chi phí cho doanh nghiệp của mình.
 Xác định dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ

Chiến dịch này bạn sẽ đạt được mục tiêu cụ thể nào, cần chia nhỏ những mục tiêu đó
ra để tính toán chi phí Marketing cho từng mục tiêu đó.
 Xác định dựa trên khả năng chi trả
Theo phương pháp này, công ty xây dựng ngân sách marketing theo khả năng tài chính
của họ. Phương pháp này có nhược điểm là công ty không thể chủ động sử dụng các hoạt
động truyền thông theo mức cần thiết để tác động tới thị trường.
 Xác định dựa trên thị phần quảng cáo

Dựa vào mong muốn tăng thị phần hoặc doanh số, ví dụ như doanh nghiệp muốn tăng
100% thị phần thì việc gia tăng ngân sách tiếp thị là tăng bao nhiêu. Ngân sách sẽ được xác
định nhằm đạt được mục tiêu thị phần
 Xác định dựa trên tình huống ban đầu
Đây là phương pháp dễ áp dụng và thích hợp với các doanh nghiệp có tính ổn định,
mức ngân sách được tính toán dựa trên những lần chi trước đó.
 Xác định dựa trên lợi nhuận đầu tư

Phương pháp này nhằm kiểm soát tình trạng lỗ lãi của doanh nghiệp, dựa trên việc tính
toán lợi nhuận cho mỗi đơn vị chi phí và nắm bắt ngân sách marketing bỏ ra trên lợi nhuận
2.4. Lựa chọn các kênh thực hiện Marketing
Việc chọn đúng phương pháp Marketing cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ giúp giảm nhiều
chi phí tiếp thị. Một số hình thức quảng cáo đang phổ biến trên thị trường hiện nay bao
gồm:
 Quảng cáo truyền thống qua các tờ rơi, Poster, danh thiếp,…
 Quảng bá trên các đài truyền hình hoặc các kênh Radio.
 Tổ chức một số chương trình khuyến mãi, sự kiện, giờ vàng, ưu đãi thành viên,…
 Quảng cáo trên các công cụ trực tuyến như Youtube, Google, Facebook, Instagram,

Không ít chủ đầu tư phàn nàn rằng họ dành khá nhiều tiền vào quảng cáo trên
Facebook nhưng không hiệu quả. Nhà hàng vẫn không có khách nhưng kinh phí marketing
ngày một cao. Nguyên nhân dẫn tới trường hợp này là chủ cơ sở kinh doanh ăn uống không
xác định đúng kênh truyền thông. Không phải khách hàng của tất cả các nhà hàng đều có
trên Facebook. Đấy là lý do bạn cần xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mình
hướng đến. 

Lựa chọn các kênh thực hiện Marketing 


Bạn kinh doanh nhà hàng buffet lẩu hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. Đây là
nhóm khách hàng sử dụng mạng xã hội nhiều, khi đó việc chạy quảng cáo trên Facebook
hoàn toàn hợp lý và đưa đến hiệu quả. Ngược lại bạn mở một nhà hàng cổ điển sang trọng
chuyên phục vụ những món Ý, Pháp nổi tiếng và hướng đến đối tượng khách sang trọng,
khách ngoại quốc. Việc bỏ tiền chạy quảng cáo nhiều trên Facebook là bất khả thi bởi khách
hàng của bạn không phải là những người có thời gian để lướt bảng tin tìm quán ăn. 
Bất kỳ một kế hoạch marketing cơ sở kinh doanh ăn uống hay lập kế hoạch kinh doanh
cơ sở kinh doanh ăn uống gì cũng cần có khảo sát thực tế và kế hoạch cụ thể. Việc tìm hiểu
khách hàng, phân tích thói quen sở thích của họ là cách bạn dễ dàng tạo ra các chương trình
marketing thực tiễn và có kết quả. 
Hiện nay, thời kì công nghệ thông tin đang phát triển nên Marketing Online đang được
nhiều người kinh doanh ăn uống ưu tiên lựa chọn. Đây là cách giúp cho các cơ sở kinh
doanh ăn uống tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Một số công cụ được các cơ sở kinh doanh
ăn uống lựa chọn đó là việc tạo ra một website riêng cho cơ sở kinh doanh với những giao
diện bắt mắt và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng; hay chạy quảng cáo trên các
trang mạng xã hội như facebook, instagram, youtube…; cũng có thể tham gia vào các diễn
đàn hay nhóm về lĩnh vực ăn uống để marketing. Nhưng việc lựa chọn công cụ để
marketing cần phải cân nhắc kĩ càng xem có phù hợp với loại hình kinh doanh của mình
không để không phải tốn công marketing mà chẳng thu được lượng khách hàng bao nhiêu.
2.5. Xây dựng nội dung và thông điệp truyền thông
Không phải tự nhiên mà bất kỳ một doanh nghiệp hay thương hiệu lớn nào đều có
thông điệp truyền thông riêng hay “slogan” trong mỗi chiến dịch quảng cáo. Tạo ra một kế
hoạch marketing cơ sở kinh doanh ăn uống là bước nền để các chiến dịch marketing thành
công. Tất nhiên trong mỗi chương trình tiếp thị như quảng cáo trên mạng xã hội, truyền hình
hay website của cơ sở kinh doanh cũng cần truyền tải cụ thể nội dung.
Nội dung của thông điệp truyền thông thường sẽ nêu rõ mục đích, vấn đề, đối tượng
người nhận là ai.
Ví dụ: đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thì những chiến dịch quảng cáo nên
theo xu hướng, dùng KOL là người ca sĩ diễn viên, người nổi tiếng gần gũi với nhóm đối
tượng này. Ngôn ngữ trong thông điệp truyền thông cũng có thể pha chất hài hước. 
(KOL viết tắt của từ Key Opinion Leader được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Nhà
lãnh đạo quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người được đánh giá cao
và có tiếng nói, tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó.)
2.6. Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing

Lên một bản kế hoạch marketing chi tiết và thực hiện hết các hạng mục nhưng nhiều
chủ đầu tư cuối cùng cũng chưa thấy hiệu quả trong kế hoạch ấy. Sử dụng những công cụ đo
lường để bạn biết mình đang tốt ở chỗ nào, chỗ nào chưa hiệu quả để đưa ra giải pháp khắc
phục ngay. Sau khi triển khai các chiến dịch marketing cần đánh giá lại xem doanh thu cơ
sở kinh doanh có tăng trưởng hay không? Chi phí quảng cáo chiếm bao nhiêu phần trăm
doanh thu?,… để từ đó cáo cái nhìn bao quát nhất về tình hình hoạt động của nhà hàng cơ sở
kinh doanh. 
Ví dụ bạn sử dụng các chương trình E-voucher trên facebook, zalo gửi tới khách hàng.
Bạn cần kiểm soát số lượng mã E-voucher phát hành ra, số lượng khách hàng sử dụng mã
khuyến mãi. Sau đó bạn tổng hợp để xem chương trình này có thực sự thu hút khách hàng
hay không? Có hiệu quả hay không và tìm giải pháp thay thế. Bạn có thể sử dụng phần
mềm quản lý bán hàng để dễ dàng hơn trong việc quản lý báo cáo về doanh thu trong thời
gian áp dụng chiến dịch marketing.
Câu hỏi:
1. Để thu hút được khách hàng, các cơ sở kinh doanh nên chú trọng đến điều gì khi thiết
lập kế hoạch marketing? Vì sao?
2. Hiện nay việc chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội đang được các cơ sở kinh
doanh ăn uống lựa chọn nhiều, vậy có phải là tất cả đều hiệu quả hay không? Vì sao?
3. Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, các cơ sở kinh doanh ăn uống nên sử
dụng chiến lược Marketing như thế nào cho hiệu quả?
4. Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống sử dụng các chương trình khuyến mãi để quảng bá
thương hiệu, vậy làm cách nào để kiểm soát được số lượng cho chương trình khuyến
mãi hợp lí?
Khuyến mãi là một hình thức thúc đẩy khách hàng đến sử dụng đồ ăn thức uống của nhà
hàng, quán nước. Vì vậy, đó không thể là việc cơ sở kinh doanh có thể áp dụng thường
xuyên với tần suất quá dày đặc. Trao cho thực khách một lợi ích nào đó là bạn đang đánh
đổi một thứ khác của mình để họ tìm đến bạn. Để kiểm soát được số lượng cho chương trình
khuyến mãi hợp lí cần:
 Các báo cáo về doanh thu và số lượng khách hàng sử dụng khuyến mãi trong khi
chạy chương trình
 Trong quá trình chạy chương trình doanh thu có tăng trưởng hay không và có thu hút
được khách hàng hay không. Vì khi sử dụng khuyến mãi thì các chi phí thường sẽ đội
lên khá cao hay lợi nhuận sẽ giảm và điều này sẽ phản tác dụng với kế hoạch thu hút
khách hàng ban đầu
 Không nên trùng lập các chương trình khuyến mãi vì khi đó khách hàng sẽ quen với
các đợt đó và họ sẽ chỉ săn các ngày khuyến mãi. Khi đó lượng khách đến các ngày
thường sẽ giảm và các ngày khuyến mãi thì lại tăng cao. Điều này sẽ khiến cho việc
kinh doanh sẽ gặp khó khăn khi không kịp thời thích ứng trong các ngày.
5. Làm thế nào để xây dựng tốt thương hiệu cho nhà hàng?

You might also like