Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thành viên:

Vũ Minh Hiếu – tìm hiểu về liên hệ sản phẩm thực tế.


Phạm Quang Vinh – tìm hiểu nguyên lý, vẽ sơ đồ mạch.
Đỗ Văn Vũ – tổng hợp, chỉnh sửa bản wolrd.

RƠ LE ( RELAY )
Định nghĩa:
- Relay là một công tắc điện từ được vận hành bởi một dòng điện tương đối
nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là
một nam châm điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi
dòng điện chạy qua nó). Bạn có thể nghĩ về relay như một loại đòn bẩy điện:
Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật (“đòn bẩy”) một thiết bị khác
sử dụng dòng điện lớn hơn nhiều.

Sơ đồ mô phỏng.

Nguyên lý hoạt động:


- Khi dòng điện chạy qua mạch thứ nhất (1), nó kích hoạt nam châm điện
(màu nâu). Tạo ra từ trường thu hút một tiếp điểm (màu đỏ) và kích hoạt
mạch thứ hai (2). Khi tắt nguồn, một lò xo kéo tiếp điểm trở lại vị trí ban
đầu, tắt mạch thứ hai một lần nữa.
Phân loại Rơ le:
- Theo cuộn hút: cuộn hút 1 chiều và cuộn hút xoay chiều.
- Theo dòng điện qua tiếp điểm: rơ le 1 chiều, rơ le xoay chiều.
- Theo số lượng cặp tiếp điểm: 2 cặp tiếp điểm, 3 cặp tiếp điểm,…
- Theo cấu trúc chân: chân tròn, chân dẹt.
- Theo đế cắm: đế tròn, đế vuông.

Ứng dụng:
- Được dung rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng
tự động hóa. Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp hoặc được ứng
dụng để ngắt nguồn điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn.
Liên hệ thực tế:

Hệ thống bơm nước tự động.


- Rơle Floatles Switch gồm có 8 chân, với chức năng của các chân như sau:
- Chân 5-6 : cuộn dây của rơle, có điện áp định mức 220V AC.
- Chân 1, 8, 7 : nối với các que dò
- Chân 2-4 : tiếp điểm thường đóng.
- Chân 2-3 : tiếp điểm thường mở.
*Nguyên lý hoạt động:
- Khi rơle vừa được cấp điện, căn cứ vào trạng thái các đầu dò E1, E2, E3, sẽ
tác động thay đổi trạng thái của các cặp tiếp điểm (2-4) và (3-4).
- Nếu như bể đầy nước, tức mực nước cao hơn E1, thì giữa E1 và E3 nối
mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ mở.
- Nếu như bể không đầy nước, tức mực nước thấp hơn E1, thì giữa E1 và E3
hở mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ đóng.
Sau đó, rơle sẽ hoạt động liên tục qua các trạng thái sau:
- Tiếp điểm 2-4 sẽ đóng cho đến khi nước đầy – cao hơn E1 thì 2-4 sẽ mở
- Tiếp điểm 2-4 vẫn sẽ mở khi mực nước bắt đầu giảm xuống dưới E1
- Tiếp điểm 2-4 mở cho đến khi mực nước giảm thấp hơn E2 thì 2-4 sẽ đóng
lại.
- Như vậy, trạng thái 2 bảo đảm thời gian chờ cho máy bơm, tránh hiện tượng
máy bơm hoạt động liên tục khi mực nước dao động quanh E1.
Ví dụ mạch sử dụng Relay với vi điều khiển 8051:
- Led 7 đoạn đảm nhiệm nhiệm vụ đếm ngược từ 9 về 0 (9s). Khi đếm về 0, vi điều
khiển 8051 sẽ truyền tín hiệu ở mức 1, kích điện cho Transistor dẫn ( thông mạch )
làm cho dòng điện đi qua cuộn hút, cuộn hút sẽ hút tiếp điểm dẫn tới thông mạch
làm cho đèn sáng.
- Diode đấu song song và ngược với cuộn hút có nhiệm vụ bảo vệ Transistor sau
khi ngưng cấp điện. Sau khi ngưng cấp tín hiệu ( Trans đóng ), cuộn hút khi đó vẫn
còn từ trường rất lớn sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng và có thể làm hỏng Transistor.
Diode ở đây có nhiệm vụ như là triệt tiêu dòng dòng điện đó.

You might also like