Chương III - M C II+Vi+Vii - ĐLĐT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA ĐÔ THỊ HIỆN NAY

II) VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ

1) Nhà ở: là công trình xây dựng của con người để cư trú, nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng
cao trí lực, thể lực và thỏa mãn các hoạt động tinh thần khác.
2) Vai trò và chức năng của nhà ở:
- Nhà ở đô thị: dùng phục vụ nhu cầu cá nhân, sinh hoạt vật chất và tinh thần
- Do tính chất sở hữu và xã hội mà nhà ở có vai trò kinh tế và chính trị rất lớn, ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế - xã hội của cư dân đô thị.
- Ngoài ra, nhà ở còn đảm nhiệm một số chức năng khác không kém phần quan trọng:
+ Làm cơ sở sản xuất
+ Làm cơ sở kinh doanh
+Làm cơ sở giao dịch, văn phòng công ty,…
3) Các vấn đề nhà ở đô thị:

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhất là ở khu vực châu Á, kéo theo rất nhiều các nhu
cầu về vấn đề nhà ở.

- Nạn thiếu nhà ở đô thị


+Trong hơn 5 thập kỷ qua, Châu Á đã trải qua những sự thay đổi to lớn về nhân khẩu học. Một
trong những thay đổi đáng kể nhất chính là sự di chuyển của người dân từ các làng mạc ra các
thành phố.
Việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân cư đô thị luôn là mới quan tâm hàng đầu với nhửng nhà
chức trách. Ở đô thị còn có khoảng cách rất xa giữa cung và cầu trong vấn đề nhà ở, nhất là các
đô thị lớn.
+Điển hình gần gũi là thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nhà ở trong tương lai của thành phố rất
lớn. Cần có khoảng 500.000 căn hộ với tổng diện tích 46 đến 54 triệu m² sàn đến năm 2020.
Trung bình hàng năm cần cung cấp 33.000 căn hộ với tổng diện tích từ 3,1 đến 3,6 triệu m² sàn.
Nhu cầu bao gồm nhà ở xây mới và xây dựng lại nhà ở cũ và nhỏ hẹp. Nhu cầu nhà ở tái định cư
cũng nhu như cầu nhà ở cho người nhập cư là sinh viên và công nhân cũng ngày càng tăng.
Mặc dù có thể thấy nhu cầu về số đơn vị nhà ở trong tương lai là lớn nhưng còn chưa có thông tin
đầy đủ về loại nhà ở nào là phù hợp và chất lượng và giá cả như thế nào là hợp lý đối với người
dân có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và với quy mô và mức thu nhập của các hộ gia đình
khác nhau, v.v. Hơn nữa, theo kết quả Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình (HIS) của Nghiên cứu
HAIDEP, mặc dù diện tích nhà ở là mối quan tâm chính của người dân song người dân cũng rất
coi trọng các yếu tố khác như độ thông thoáng, kết cấu nhà, vị trí nhà, v.v. Tuy nhiên, mức độ
quan tâm phụ thuộc vào loại hộ gia đình và vị trí nhà ở.
+Dự báo nhu cầu có khả năng ci trả cho thấy khả năng chi trả của người dân vẫn rất thấp so với
giá nhà trên thị trường hiện nay. 77% số hộ gia đình không có khả năng thuê nhà có diện tích sàn
30 m² theo giá thuê trên thị trường. Tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 38% vào năm 2020. Đối với nhà
mua, gần 95% số hộ tính đến năm 2005 không có khả năng mua nhà có diện tích 30 m² theo giá
trên thị trường. Tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 69% vào năm 2020.
- Nhà ở tồi tàn, tạm bợ:
+Đây có thể xem là vấn đề nhức nhối của các đô thị lớn, nhất là các đô thị ở các nước đang phát
triển.
+Tại Hong Kong:

Không có chỗ ở, giá thuê lại tăng cao, nhiều người lao động ở Hong Kong buộc phải
sống trong những "ngôi nhà quan tài" hay không gian nhỏ xíu chỉ kê vừa đủ chiếc
giường.
Hình ảnh nhà “quan tài” ở Hong Kong (nguồn: https://vnexpress.net/photo/cuoc-song-do-
day/nha-quan-tai-cua-nguoi-lao-dong-o-hong-kong-3152575.html)
Theo Guardian, diện tích những buồng ngủ như trên ảnh chỉ khoảng 1,5 m2. Những căn
hộ khoảng 40 m2 có thể phân chia thành gần 20 buồng ngủ hai tầng kín mít.
Người thuê thuộc đủ thể mọi lứa tuổi và giới tính. Với thu nhập thấp, họ gần như không
còn sự lựa chọn bởi giá nhà tại Hong Kong tăng tới 50% trong vòng 5 năm qua.
( nguồn các hình ảnh sau: https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/tin-nong-trong-ngay/tan-
cung-su-ngheo-kho-o-10-khu-o-chuot-lon-nhat-the-gioi-204739.htm)
+Rocinha ở Brazil:
Tọa lạc trên một sườn đồi ở Rio de Janeiro, Rocinha là 'khu ổ chuột' lớn có hơn 69,000
người sinh sống. Phần lớn các khu nhà ở được làm từ nguyên liệu thô như đá cứng,
không giống như các cấu kiện kim loại điển hình trong rất nhiều các khu nhà ổ chuột ở
châu Phi và châu Á.

+Khayelitsha ở Nam Phi:


Khu ổ chuột' Khayelitsha ở Nam Phi với dân số khoảng 392.000. Đây là một khu vực hết
sức nghèo nàn, có tỉ lệ người thất nghiệp và tội phạm rất cao.
+Cité Soleil ở Haiti:
Khu Cité Soleil ở Haiti có khoảng 400.000 dân số chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên.
Các hình thức bạo lực khủng bố xuất hiện nhiều ở đây. Đây là một trong những nơi
nghèo và nguy hiểm nhất ở châu Mỹ.
+ Dharavi ở Mumbai, Ấn Độ:
Đây là điểm nóng về vấn nạn xã hội của Ấn Độ - nằm giữa hai tuyến đường sắt chính
phân cách phía Tây và Trung tâm Mumbai (Ấn Độ). Đây được coi là khu ổ chuột lớn
nhất châu Á cũng như trên thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Dharavi là nơi tập trung
đủ mọi tệ nạn như buôn bán ma túy, mại dâm, lạm dụng lao động trẻ em, kinh doanh bất
hợp pháp.
+Manshiet ở Ai Cập:
Với khoảng 1,5 triệu người ở các 'khu ổ chuột' của Greater Cairo, Ai Cập, phải sống
trong điều kiện không có điện, nước. Họ tìm nơi trú ẩn ở bất cứ nơi nào có thể ở bao gồm
cả những nghĩa trang, những căn hộ đô thị bị bỏ hoang.
+Neza-Chalco-Itza ở Mexico:
Neza-Chalco-Itza ở Mexico, là một trong những 'khu ổ chuột' lớn nhất thế giới. Với
khoảng 4 triệu người, nơi đây đang gặp phải vấn đề gia tăng dân số nhanh chóng.
- Nhà ở không theo quy hoạch và thiếu các cơ sở vật chất – hạ tầng kỹ thuật:
Ở những đô thị tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không hề xa
lạ với hình ảnh các chung cư, khu nhà xuống cấp.
Chung cư cũ và chung cư mới trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn

Theo thống kê tại TPHCM có gần 500 chung cư cũ nát, còn tại Hà Nội số lượng chung cứ cần
cải tạo lên tới 1.500 (trong đó có gần 50 chung cư ở mức độ nguy hiểm). Mặc dù người dân ở
đây đều mong cải tạo, các doanh nghiệp cũng muốn vào cuộc, nhưng còn quá nhiều rào cản cần
tháo gỡ…
Chung cư Ấn Quang (quận 10, TPHCM), xây dựng từ năm 1965 đến nay đã cũ nát, xập xệ. Ảnh: Đ.A
- Kiến trúc nhà ở đô thị:
Các kiến trúc đô thị luôn vươn lên đạt những tiện nghi đầy đủ nhất cho sự thoải mái khi sinh hoạt. Nhưng
các ngôi nhà đô thị vẫn mang trong mình những mặt trái: hiệu ứng nhà kính, cách biệt giứa con người đô
thị và thiên nhiên,…
Việc thiếu nguồn cung đối với nhà ở đô thị, sự xướng cấp của các khu nhà lâu năm, người dân không đủ
khả năng tìm kiếm nơi cư trú là vấn nạ đối với các đô thị lớn. Các khu dân cư nghèo mọc lên và nhanh
chóng phình ra lam xuất hiên các khu cư trú tồi tàn. Viêc này gây khó khăn rất lớn cho công tác quy
hoạch và quản lý.

4) Nhà ở đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển:

4.1) Nhà ở đô thị ở các nước đang phát triển:


Việc gia tăng quá nhanh số lượng dân cư đô thị gây ra muôn vàn khó khăn trong việc giải quyết vấn
đề nhà ở. Việc này chủ yếu do dân cư tăng nhanh về số lượng trong khi kinh tế đô thị phát triển chưa
tương xứng, công việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập, việc quy hoạch lại chưa đồng bộ.

4.2) Nhà ở các nước phát triển:


Đô thị ở các nước phát triển phần lớn đã được quy hoạch chặt chẽ, các cư dân đô thị đa phần sống
trong các khu chung cư cao tầng đầy đủ tiện nghi. Các khu cư trú cũng được quy hoạch hợp lý .
Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn một bộ phận nhỏ sống vô gia cư.
5. Phương hướng , kinh nghiệm giải quyết những vấn đề nhad ở đô thị:
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những kế sách tốt trong việc giải quyết vấn dề nhà ở cho dân
cư đô thị:
Điển hình là Singapore với việc xây nhà xã hội, cho thuê, bán trả góp kết hợp với việc quy hoạch khu dân
cư chi tiết và hợp lý. Ngoài ra phải kết hợp với việc diều tiết sự gia tăng dân số đô thị phù hợp với nhịp độ
và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Kinh nghiêm cải cách nhà của Trung Quốc:
Từ 1980, chuyển tù sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân về nhà ở
Tăng giá nhà cho thuê, bán nhà cho thuê với các chính sách ưu đãi
Hỗ trợ quỹ xây dựng nhà ở
Tạo điều kiện hình thành và thúc đẩy thị trường bất động sản
Duy trig hệ thống nhà hỗn hợp
Các ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiên đại
Xu hướng phát triển nhà ở đô thị:
Tuân thủ chặt chẽ quy hoạch đô thị hiên đại
Kết hợp xây dựng nhà cao tằng chung cư cao câp do tư nhân tự xây cất
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, phục vụ cho các điểm dân cư, đảm bảo
môi trường nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và quản lý chất thải
Cải thiện nhà ở và nhu cầu về nhà ở
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,: năng lượng, hệ thống thông tin hiện đại, phòng chống cháy
nổ.
VI) VẤN ĐỀ AN NINH ĐÔ THỊ:
Đới với các thành phố lớn, việc quản lý an ninh trật tự đô thị hết sức phức tạp. Đây cũng là một trong
những bộ phận quan trọng trong công tác quản lý đô thị.
Tuy nhiên, việc quản lý an ninh đô thị lại hết sức khó khăn, nhất là đối với các đô thị lớn.
- Các hoạt động kinh tế vi phạm pháp luật: Buôn bán gian lận, trốn thuế, buôn hàng cấm,…
- Các tệ nạn xã hội: trộm cướp, bắt cóc, sử dụng ma túy, mại dâm, sản xuất tàng trữ hàng hóa trái
phép, xâm phạm môi trường tự nhiên - van hóa,…
Để mang đến sự an ninh cho một thành phố, các đô thị lớn cần có sự quản lý chặt chẽ, nắm vững tình hình
trong từng khu vực, giải quyết tốt các vấn đề cư trú đi lại của người dân, giữ vững trật tự giao thông,
thông tin liên lạc, đồng thời kiểm soát kỹ các cửa khẩu.
VII) BỆNH ĐÔ THỊ:
Do tình trạng cư trú, dân cư đô thị có rất nhiều bệnh khác biệt với dân cư nông thôn, có thể gọi là bệnh đô
thị.
Các áp lực tâm lý: cường độ lao động cao, cạnh tranh công việc căng thẳng, nhịp sống khẩn
trương, mối quan hệ “rời rạc” gây nên những áp lực tâm lý vô hình đối với cư dân đô thị
Giao thông đô thị căng thẳng: đượng phố quá đông, nhiều phương tiện rất dễ gây ra va chạm, tai
nạn, trộm cắp, cướp giật gây ra sự căng thẳng.
Ngoài ra còn những lo toan đối với gia đình, xã hội dẫn đến người dân đô thị hay chán chường,
mệt mỏi, mất ngủ, Stress. Tỉ lệ bệnh tim mạch, huyết áp, trầm cảm cao hơn rất nhiề so với dân cư nông
thôn. Ở đô thị, các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm cũng dễ lây lan nhanh chóng và phát triển mạnh

You might also like