Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

GDP Việt Nam

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên
thế giới, các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính đều nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy thoái sâu trong
năm 2020. Dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng
kinh tế toàn cầu giảm 4,5% năm 2020. Đối lập với bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới, nền kinh tế nước ta
tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%, trong đó quý I tăng 3,68%; quý II tăng
0,39% và quý III tăng 2,62%.

 GDP như vậy thì giúp được gì cho ngành xăng dầu? Đưa ra thì cũng phải có gì đó link với ngành này.
Như bài t thì GDP tăng -> đẩy mạnh đầu tư công -> ngành hạ tầng hưởng lợi. Còn nếu ko giúp gì cho
ngành thì khỏi đưa vào bài

 ở đây có đề cập 4 thị trường kinh doanh, tìm thử 1 số thông tin xem các thị trường khác như thế nào,
có tiềm năng, cạnh tranh được không. Nếu được thì đây là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng PLX trong
tương lai khi thị trường nội địa bão hòa. -> lấn sang nước khác.
 thị trường tiêu thụ: nên tìm data mới nhất, là 2019, tốt thì tìm luôn 3-5 năm vừa rồi mức độ
tăng trưởng của thị trường tiêu thụ này như thế nào, coi có thể tăng bền vửng trong tương
lai không hay fix ở 1 biên nào đó -> đẩy chiến lược sang mảng kinh doanh khác (gas, … ở
dưới có liệt kê) hoặc lấn sang nước khác
Mức tiêu thụ xăng bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng:
Mức tiêu thụ xăng bình đầu người chỉ đạt 77 lít năm 2019 so với mức 106 lít của Thái Lan và 124
lít của Indonesia. Một phần sự chênh lê ̣ch có thể được giải thích thông qua chi phí xăng dầu trên
mức thu nhâ ̣p giữa các nước, với Viê ̣t Nam cần 12% thu nhâ ̣p hàng tháng để tiêu thụ 40 lít xăng
vs mức 6% của Thái Lan và 8% của Indonesia. Điều này cho thấy mức thu nhập ngày càng tăng
của Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách tiêu thụ xăng dầu so với các nước Đông Nam Á.
Sản lượng tiêu thụ ô tô tiếp tục tăng sẽ đảm bảo duy trì tăng trưởng cho cho NMLD và những
công ty điều hành trạm xăng: Viêṭ Nam không phải là thị trường lớn với doanh số bán ô tô chỉ
hơn 200,000 xe/năm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng năm đã tăng trong những năm qua và có thể
được hưởng lợi nhiều từ Hiê ̣p định Thương mại Tự do Viê ̣t Nam - EU (EVFTA) chính thức có
hiê ̣u lực vào tháng 8. Hiê ̣p định này sẽ giảm dần mức thuế 70% đối với xe từ EU và giảm dần
thuế nhâ ̣p khẩu xe về 0 sau 10 năm. Chính phủ vẫn chưa đưa ra lộ trình cụ thể về viê ̣c cắt giảm
thuế quan sẽ được 1) giảm theo mức 7% -9% mỗi năm hay 2) cắt giảm diễn ra trong chu kỳ 2-3
năm đối với tỷ lê ̣ phần trăm cắt giảm là 15% -30 %. Viê ̣c giảm thuế từ EVFTA có thể khiến
doanh thu bán xe ô tô tăng mạnh tương tự như thời điểm Viê ̣t Nam giảm thuế xuống 50% từ 60%
tại 2015 và xuống 40% vào năm 2016 cho những xe nhâ ̣p khẩu từ Đông Nam Á như hiê ̣p định
CEPT của Khu vực Mâ ̣u dịch Tư do ASEAN.
Phân phối xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh khá ổn định và gần như không có rủi ro thua lỗ do đây
vẫn là lĩnh vực được Nhà nước bảo trợ giá đầu ra bằng quy định tính giá cơ sở và thuộc nhóm
ngành phòng thủ, ít bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường. Do vậy, triển vọng tăng trưởng của
lĩnh vực phân phối xăng dầu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ trong nước.
CƠ HỘI TĂNG TRƯỞNG Kinh doanh xăng dầu tăng trưởng mạnh nhờ (a) nhu cầu tiêu thụ
xăng dầu trong nước tăng do lưu lượng ô tô trên toàn quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ , số lượng
các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều cũng sẽ là động lực để
PLX nâng cao sản lượng tiêu thụ trong thời gian tới; (b) PLX đặt mục tiêu tăng tỷ trọng doanh
thu kinh doanh các hoạt động phi xăng dầu trên mỗi cửa hàng lên 50%. Nhiều khả năng PLX sẽ
kết hợp với các chuỗi cửa hàng tiện dụng như Seven Eleven, K-mart, V-mart…, tận dụng triệt để
lợi thế về vị trí mặt bằng của các cửa hàng xăng dầu như chiến lược kinh doanh của các hãng
phân phối xăng dầu lớn trên thế giới. (c )Theo chu kỳ chính trị 5 năm, năm 2017-2022 sẽ là giai
đoạn chính phủ mới bắt đầu giải ngân trở lại với các dự án BOT đường bộ với các tuyến đường
cao tốc.
Dư địa tăng trưởng ngành xăng dầu còn lớn  Phân phối xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh khá
ổn định được Nhà nước bảo trợ giá đầu ra bằng quy định tính giá cơ sở và thuộc nhóm ngành
phòng thủ, ít bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường. Do vậy, triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực
phân phối xăng dầu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ. Với dư địa tăng trưởng của nhu
cầu phương tiện đi lại 10%/ năm và chính sách phát triển cơ sở còn duy trì cao tạo lợi thế tăng
trưởng cho ngành xăng dầu. Với 2.400 trạm xăng COCO tại 63 tỉnh thành và 2.800 đại lý chiếm
48% thị phần và PLX tiếp tục đặt kế hoạch mở rộng có thể tối ưu khi các chính sách hạ đường bộ
và cao tốc tiếp tục phát triển đồng thời có thể linh hoạt với các chuyển biến trong ngành. Với
90% doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, PLX có thể mở rộng doanh thu thêm từ
các kênh phân phối của mình thông qua các hoạt động phi xăng dầu trên mỗi cửa hàng ( ước tính
50% doanh thu hiện tại).

Nhu cầu tiêu dùng: Triển vọng của lĩnh vực phân phối xăng dầu khá sáng. Sản lượng tiêu thụ
tăng do: Số lượng các phương tiện giao thông trên toàn quốc đang có xu hướng tăng mạnh. Đây
chính là tiền đề tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong thời gian tới.
Các dự án đầu tư công về giao thông sẽ được tái khởi động. Chu kỳ tăng trưởng của các dự án
đầu tư công thường gắn liền với chu kỳ chính trị 5 năm/lần và năm 2017 chính là năm được dự
báo bắt đầu chu kỳ mới của lĩnh vực này. Việc các dự án giao thông được xây dựng sẽ gián tiếp
thúc đẩy nhu cầu vận chuyển, di chuyển của doanh nghiệp và người dân, theo đó, gián tiếp thúc
đẩy tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu trong nước.
 tìm thử xăng dầu của petrolimex ngoài phục vụ xe cộ, có còn phục vụ phương tiện nào khác
không để cover được hết demand của thằng này.

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIÊN LIỆU BAY PETROLIMEX (PA):

Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (PA) được thành lập vào năm 2008, hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp nhiên liệu hàng không cho các hãng máy bay trong nước và quốc tế. Vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách trong giai đoạn đầu thành lập, PA hiện đã vươn mình trở thành ngôi sao sáng
trong số các công ty con của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Sự thành công và phát triển của PA đã
phá vỡ thế độc quyền trên thị trường cung cấp nhiên liệu bay, vốn được thống trị bởi Công ty Xăng
dầu Hàng không Việt Nam – đơn vị thành viên của Vietnam Airlines. Hiện nay, PA đang cung cấp
nhiên liệu và dịch vụ tra nạp chất lượng cao cho tàu bay của hơn 30 hãng hàng không trong nước và
quốc tế như Vietjet Air, Bamboo Airways, Hải Âu, Tổng công ty bay trực thăng, Emirates, Singapore
Airlines, Etihad Airways, Air France,... tại 05 cảng hàng không, sân bay trong nước (Các cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, Tân Sân Nhất, Cát Bi, Đà Nẵng và Cam Ranh) và hơn 50 sân bay trong khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Về mảng cung cấp nhiên liệu bay, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay
Petrolimex (PA) thành lập vào tháng 4/2008 do Petrolimex và Mipec là hai cổ đông lớn. PA hiện
cung cấp 100% nhiên liệu bay cho Vietjet Air tại cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam
Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi và cung cấp nhiên liệu bay cho khoảng 30 hãng hàng không nước ngoài khác.
PA hưởng lợi từ tăng trưởng cao trong ngành hàng không trong các năm qua, thêm vào đó, việc kiểm
soát an toàn nghiêm ngặt trở thành rào cản cho các doanh nghiệp mới khác tham gia vào ngành này.
PA hiện có biên lợi nhuận tốt do giữ được chi phí thấp nhờ lợi thế mua theo quy mô lớn, và có hệ
thống vận chuyển tiết kiệm chi phí, vận chuyển hàng hóa hợp lý nhờ là công ty con của PLX.

Đặc biệt, Petrolimex là mô hình khép kín từ hoạt động nhập khẩu, bán lẻ xăng dầu với 84% doanh thu đến
từ hoạt động này.  Hiện Petrolimex sở hữu hệ thống hạ tầng xăng dầu quy mô lớn không có đối thủ xứng
tầm với hệ thống kho cảng hiện đại (2,2 triệu tấn), đường ống (570km), kho ngoại quan (có thể tiếp nhận
tàu 150.00 DWT). FNS phân tích, theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP, lợi nhuận trên mỗi lít xăng là như
nhau đối với các công ty phân phối; tuy nhiên, Petrolimex điều tiết giá vốn tốt hơn các DN khác nhờ sở
hữu hệ thống kho cảng hiện đại với sức chứa 2,2 triệu tấn khiến Petrolimex có khả năng dễ dàng thay đổi
vòng quay hàng tồn kho của mình một cách chủ động để phù hợp với biến động của giá xăng dầu đầu
vào. Đặc biệt khi đánh giá giá dầu có xu hướng giảm, PLX có thể linh hoạt tích trữ tăng thêm hàng tồn
kho tại các bể chứa của mình.

 Competitive positioning

Tổng quan về thị trường phân phối xăng dầu tại Việt Nam

Kinh doanh xăng dầu là một trong những lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng bởi vì nền kinh tế Việt Nam
đang phát triển với tốc độ nhanh, đi kèm với gia tăng dân số. Theo các số liệu báo cáo chính thức thì nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người
tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ dầu tính theo lít/người/ngày còn thấp. Theo số liệu từ
GlobalPetrolPrices, mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam là 0.21 lít/ngày và còn kém xa
các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
Về nhu cầu di chuyển, thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam – VAMM và bộ Giao
thông vận tải, tính đến cuối năm 2019, số lượng xe là khoảng 60 triệu xe, trung bình cứ 3 người dân Việt
Nam sẽ có khoảng 2 người sử dụng xe máy, xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều
nhất thế giới. Do cải thiện thu nhập đầu người và tham gia vào nhiều hiệp định giảm thuế xe ô tô, lượng
xe ô tô lưu hành tăng nhanh cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu xăng dầu. Cụ thể, tổng xe ô tô lưu
hành bình quân hiện tăng khoảng 17%/năm và mức tăng cao nhất ghi nhận là xe ô tô con (từ 9 chỗ trở
xuống) ở mức 19%/năm, tăng gấp đôi từ mức bình quân 1 xe/100 dân (2014) lên xấp xỉ 2xe/100 dân
(2018). Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân 2016-2018, lượng khách quốc tế +25%/năm;
khách nội địa +12%/năm nên nhu cầu di chuyển tăng lên, lượng xe khách cũng tăng trưởng nhanh. Hơn
nữa, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, hàng không, dịch vụ tăng trưởng tốt cũng
thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển tăng lên kéo theo đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng.

Hãng nghiên cứu Business Monitor International dự báo lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt tỷ
lệ tăng trưởng kép hàng năm là 4.7% trong vòng 5 năm tới, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế
giới (khoảng 1.3%). Các chuyên gia của hãng phân tích năng lượng Wood Mackenzie Ltd dự báo tiêu thụ
xăng dầu năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 22.4 triệu tấn và năm 2025 sẽ đạt 29.9 triệu tấn.

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành kinh doanh,
phân phối xăng dầu tại Việt Nam khi thị phần xấp xỉ mức 51%, gấp 2.5 lần so với doanh nghiệp đứng thứ
2 là Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (UPCoM: OIL), theo sau là Công ty TNHH MTV Thương mại
Dầu khí Đồng Tháp (UPCoM: PDT), Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP
(UPCoM: TLP), Saigon Petro và CTCP Hóa dầu Quân đội (MIPEC). Với đà phát triển hiện tại, nhiều khả
năng PLX sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí số một trong những năm tới. Số lượng điểm bán lẻ của PLX đang
lớn nhất ở thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp thuộc mảng phân phối xăng dầu mang nhiều đặc điểm của ngành bán lẻ với doanh thu
lớn và biên lợi nhuận gộp thấp.-> phần này nên kiếm 1 vài lí do giải thích vì sao biên lãi gộp thấp để bã
sau này đè ra hỏi.

(biên lợi nhuận gộp: chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (COGS) chia cho doanh thu. Các
công ty có biên lợi nhuận gộp cao sẽ có dư rất nhiều tiền để chi cho các hoạt động kinh doanh khác,
chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, tiếp thị, do đó phải coi chừng sự đi xuống trong hệ số biên lợi
nhuận gộp qua thời gian. Đây là dấu hiệu của các vấn đề mà công ty sẽ phải đối mặt trong tươg lai. Khi
chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng nhanh, chúng sẽ giảm biên lợi nhuận gộp, tất nhiên trừ khi
công ty có thể đẩy các chi phí này cho khách hàng bằng cách nâng giá bán.)

(Cơ chế bán buôn Hiện tại, Nhà nước vẫn chưa có các quy định cụ thể áp dụng cho chính sách giá bán
buôn xăng dầu đối với các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, chính sách giá của PLX nói riêng và các
doanh nghiệp phân phối xăng dầu nói chung đều dựa trên cơ chế sau: Giá bán lẻ > Giá bán buôn ≥ Giá
giao cho các đại lý > Giá giao cho các Tổng đại lý. Giá bán thanh toán chậm > Giá bán thanh toán trước 

Yếu tố tác động tới hoạt động doanh nghiệp tới tăng trưởng doanh thu: các yếu tố quan trọng có
quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng doanh thu của PLX chính là giá đầu ra và sản lượng tiêu thụ xăng dầu
mà PLX cung cấp cho thị trường. Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới tăng trưởng  doanh thu của PLX
chính là sản lượng tiêu thụ trong nước. >>>Tác động tới tăng trưởng biên lợi nhuận gộp Mặc dù
doanh thu của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu nói chung và PLX nói riêng đều bị áp trần theo giá
cơ sở nhưng biên lợi nhuận gộp của PLX vẫn có thể nới rộng nhờ: 
+ Quản lý tốt cơ chế hàng tồn kho + Tối ưu giá CIF: giá CIF trong đó có giá mua xăng dầu và giá vận
chuyển không bị khống chế hoàn toàn bởi giá cơ sở. Trong cách tính giá cơ sở, 2 chi phí này đều được
tính dựa trên chi phí trung bình của tất cả các đầu mối phân phối xăng dầu trên cả nước. Và với ưu thế về
quy mô của mình, PLX luôn có được giá CIF thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình bởi: (1) PLX là
đầu mối mua buôn lớn nhất nội địa nên luôn có khả năng đàm phán về giá mua thấp hơn các đầu mối
khác; (2) PLX có đội tầu vận chuyển riêng, kho bãi trung chuyển riêng nên giá vận chuyển cũng thấp hơn
giá trung bình cấu thành giá cơ sở. 

+ Chênh lệch thuế nhập khẩu + Tiết giảm chi phí kinh doanh định mức: Đây được hiểu là chi phí lưu
thông xăng dầu trong nước, bao gồm cả bán buôn và bán lẻ ở nhiệt độ thực tế, của các thương nhân đầu
mối. Sở hữu hệ thống kho bể có sức chứa lớn, thường xuyên được bảo trì ở điều kiện tốt nên chi phí lưu
thông xăng dầu thực tế của PLX thường thấp hơn so với chi phí kinh doanh định mức được tính trong giá
cơ sở. Chính sách giá xăng dầu: http://minhbach.moit.gov.vn/?
page=petroleum_define&key=petroleum_ketcau)

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dầu khí, lĩnh vực phân phối và tiếp thị xăng dầu
hiện được đánh giá vẫn còn nhiều yếu tố độc quyền, cộng với nhu cầu thiết yếu nội địa tăng cao, PLX
xứng đáng là một trong những doanh nghiệp phòng thủ sáng giá trong tình hình kinh tế khó khăn hiện
nay.

Tuy nhiên, diễn biến giá xăng, dầu có ảnh hưởng đến lạm phát mục tiêu, do đó việc điều hành giá các sản
phẩm xăng, dầu trong thời gian qua luôn gắn liền với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Từ
2017 trở đi, giá xăng dầu thế giới hồi phục nhanh, trong khi chính phủ với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã
kiềm mức tăng của giá bán lẻ trong nước, kéo theo phần lợi nhuận của PLX và các doanh nghiêp kinh
doanh khác bị giảm sút. Tình hình hiện nay do dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, kinh tế toàn thế
giới đình trệ, chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế bị ảnh hưởng, giá dầu tại Mỹ liên tục lao dốc, thậm chí giá
dầu trên thị trường hàng hóa tương lai đã từng giảm tới -37 USD do nhu cầu về dầu sụt giảm, nguồn cung
không cắt giảm đủ khiến các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, năng lượng lao đao, rơi vào tình trạng
nguy hiểm.

 Yếu tố này có thật sự ảnh hưởng đến PLX ko và ảnh hưởng như nào. Vì PLX là doanh nghiệp
phân phối bán lẻ, khác với doanh nghiệp sản xuất. (ko quan trọng lắm)

Tác động tích cực

Thứ nhất: Giá dầu giảm tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt động của DN. Nhờ giá
dầu giảm, tạo điều kiện cho số đông người dân cơ điều kiện tiết kiệm được chi phí cho giao thông, từ đó
tăng tiêu dùng cho nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp các hộ gia đình có sản xuất, kinh doanh, làm dịch
vụ, kể cả đánh bắt thủy hải sản, nuôi trồng thủy sản, các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sử dụng nhiều xăng
dầu, khi giá dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận từ đó giúp tăng khả năng chi tiêu, tái đầu
tư của doanh nghiệp của hộ sản xuất kinh doanh, của ngư dân, chủ trang trại… Nhu cầu vay vốn tín dụng
ngân hàng và khả năng trả nợ đúng hạn cũng cao hơn. Theo đó mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mục tiêu
điều hành lãi suất và tỷ giá của NHNN cũng thuận lợi hơn theo các Nghị quyết của Chính phủ.

Thứ hai: Hiệu quả kinh doanh của số đông doanh nghiệp được cải thiện góp phần thu nội địa từ thuế tăng
mạnh đóng góp tích cực cho NSNN. Điều hành chính sách tài khóa thuận lợi hơn cũng tạo điều kiện cho
điều hành chính sách tiền tệ thuận lợi, nhất là trong phát hành trái phiếu chính phủ, cân đối ngoại tệ cho
các mục tiêu quốc gia…

Thứ ba: Lạm phát được kiểm soát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định hấp dẫn hoạt động đầu tư. Cùng với chi phí
lao động thấp, triển vọng thị trường nội địa sáng sủa và tăng cường ký kết FTA, giá dầu giảm làm tăng
tính hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút vốn FDI, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân
hàng. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong trung và dài hạn trong việc thu hút vốn, công nghệ của nước
ngoài, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Như vậy, rõ ràng là điều
hành chính sách tiền tệ thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng thuận lợi hơn trong điều kiện giá dầu
giảm và ở mức thấp, đồng thời giá dầu tăng cũng tác động rất rõ rệt lên CPI.

Thứ tư: Giá dầu giảm và dao động quanh mức thấp, tác động đến các chủ thể nói trên của nền kinh tế, CPI
ở mức thấp, tạo tiền đề cho ổn định và giảm nhẹ lãi suất. Bên cạnh đó, USD giảm giá, góp phần ổn định
tỷ giá VND/USD. Diễn biến đó tạo tâm lý người dân an tâm gửi nội tệ vào ngân hàng và các doanh
nghiệp, hộ gia đình an tâm vay vốn đầu tư, tiêu dùng. Giá dầu thấp và giảm mạnh, việc chi ngoại tệ cho
nhập khẩu xăng dầu, gas và các sản phẩm khác từ hóa dầu cũng giảm, tạo cơ hội tăng dự trữ ngoại tệ của
NHNN, của quốc gia.

Tác động tiêu cực

Thứ nhất: Làm giảm nguồn thu NSNN từ dầu thô. Năm 2019, Chính phủ đã quyết định trình Quốc hội dự
toán giá dầu ở mức 65 USD/thùng, tăng 15 USD/thùng so với năm 2017. Với kịch bản giá dầu mà PVN
đang xây dựng là 65 USD/thùng giá kế hoạch. Song hiện nay giá dầu thô giảm và chỉ còn dao động quanh
mức 62 USD/thùng, thấp hơn mức phê duyệt của Chính phủ và kế hoạch của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Nếu tình hình này kéo dài và nếu giá dầu thô giảm xuống quanh mức 58 - 60 USD/thùng, thì nguồn thu
và khả năng đóng góp cho NSNN của Tập đoàn Dầu khí sẽ bị sụt giảm so với kế hoạch và ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện các dự án năng lượng quốc gia. Tính toán là nếu giá dầu trong năm 2019 giảm về 50
USD/thùng, thấp hơn dự toán 15 USD/thùng thì ngân sách bị hụt khoảng 10 nghìn đến 12 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai: Tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua ảnh hưởng của nhóm cổ
phiếu doanh nghiệp ngành dầu khí. Doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trong năm
2015 đều giảm mạnh; tổng doanh thu các doanh nghiệp này giảm 16,5% và lợi nhuận sau thuế giảm
15,4% so với cùng kỳ và đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nhóm cổ phiếu dầu khí. Sang năm 2016, nhờ
những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, giá dầu đã phục hồi hơn 50%,
có thời điểm tăng lên 54 USD/thùng. Nhóm cổ phiếu dầu khí nhờ vậy cũng bật tăng trở lại một cách rất
ấn tượng. GAS có mức tăng gần 100% còn PVT, PVS, PVX, PVD đều tăng giá hàng chục phần trăm.
Năm 2017, giá dầu vẫn ở mức thấp trong những tháng đầu năm và phục hồi từ tháng 9/2017 cho đến cuối
tháng 11/2017, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty thượng nguồn của ngành
liên quan đến khoan và dịch vụ khoan dầu khí, mà còn có cả một số doanh nghiệp trong ngành dầu khí,
giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp, mặc dù có tăng nhẹ so với năm 2016.

Thứ ba: Hoạt động thu hút đầu tư bị ảnh hưởng, nhất là ngành dầu khí và các ngành liên quan, nhiều dự
án đầu tư đã và đang giãn tiến độ, dừng triển khai do giá dầu xuống thấp. Nhiều dự án lọc hóa dầu đang
triển khai chậm cũng như phải hoãn, giản tiến độ; thậm chí có dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy
phép. Tình hình đó ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp có liên quan đến dầu khí trong việc trả nợ vốn
vay, triển khai thi công. nhận thầu, thực hiện dự án… cũng như thực hiện các hợp đồng tín dụng đã ký
kết.

Thứ tư: Thúc đẩy hoạt động buôn lậu xăng dầu. Giá xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên biến
động tăng hay giảm, giá bán lẻ xăng dầu thị trường trong nước không điều chỉnh kịp thời, có những lúc
cao hơn hay thấp hơn giá thị trường thế giới, kích thích các hoạt động buôn lậu xăng dầu trên biển, qua
biên giới, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Tình hình đó cũng ảnh hưởng lớn đến kiểm soát
ngoại tệ, đến các giao dịch ngầm, giao dịch lậu về ngoại tệ.

Thứ năm: Tác động đến lượng khách du lịch đến từ các quốc gia xuất khẩu lớn dầu mỏ và khí đốt. Trường
hợp này thấy rõ nhất là đối với Nga và các quốc gia khác thuộc Liên bang Xô Viết trước đây. Những năm
giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao, nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, khách du lịch từ các
nước đó đến Việt Nam tăng cao, đặc biệt là khu vực Mũi Né của tỉnh Bình Thuận, Đà Nẵng, Nha Trang…
kéo theo nhiều dự án phát triển du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort,… dịch vụ hàng không cũng phát
triển, nhiều chuyến bay thuê bao đưa thẳng khách đến Việt Nam. Nhưng đến khi giá dầu mỏ và khí đốt
giảm, nền kinh tế bị cô lập, đồng Rúp mất giá, lượng khách du lịch giảm sẽ gây ra nợ xấu đối với các
ngân hàng thương mại và ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch nước ngoài.

Thứ sáu: Tác động lớn đến ngành cao su. Do giá dầu thô trên thị trường thế giới không tăng và dao động
quanh mức thấp, làm cho giá cao su tự nhiên không tăng, giá xuất khẩu mủ cao su tự nhiên cũng không
tăng, tác động lớn đến các DN, hộ gia đình trồng cao su, thu mua và chế biến mủ cao su; theo đó ảnh
hưởng đến việc làm và thu nhập của số đông hộ gia đình, người dân ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và miền Trung.

Thứ bảy: Tác động đến các ngành khác liên quan đến dầu mỏ. Hàng loạt dự án đầu tư của các doanh
nghiệp liên quan trực tiếp đến đầu mỏ, như tơ sợi nhân tạo, nhựa, phân bón hóa học… bị ảnh hưởng lớn.
Điển hình là dự án xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) có lý do khách quan là bởi biến động lớn của giá dầu. Bởi
vì ngành xơ sợi gắn với thị trường dầu mỏ, ở thời điểm khi xây dựng và phê duyệt dự án, giá dầu thô thị
trường thế giới đang ở đỉnh cao, sau đó xuống chỉ còn 50 USD/thùng, có thời điểm xuống dưới 40
USD/thùng nên dự án lỗ. Tuy nhiên, cần phải thực sự thẳng thắn thừa nhận rằng, có nguyên nhân chủ
quan khiến dự án nhanh chóng bị thua lỗ đó là do hạn chế về nhận thức, sai lầm trong dự báo thị trường
dầu thô và thị trường xơ sợi thế giới, yếu kém và tiêu cực trong quản lý triển khai dự án. 

Giá xăng dầu giảm sẽ có tác dụng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát; đồng thời có thể sẽ “trung
hòa” phần nào áp lực đối với lạm phát cơ bản do việc nới lỏng tiền tệ, thông qua việc giảm đồng loạt các
mức lãi suất.

Trên phương diện nền kinh tế, việc giá xăng giảm theo đà giảm của giá xăng dầu thế giới làm cho trước
hết là người tiêu dùng được hưởng lợi trong bối cảnh thu nhập của nhiều người lao động bị sụt giảm do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Giá xăng dầu là một đầu vào quan trọng của nền kinh tế, giảm giá xăng
dầu sẽ có tác dụng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát (lạm phát 2 tháng đầu năm đã ở mức 5,91%,
cao hơn nhiều so với một vài năm trước), đồng thời có thể sẽ “trung hòa” phần nào áp lực đối với lạm
phát cơ bản do việc nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm đồng loạt các mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà
nước vừa áp dụng.

Trong phân tích kinh tế, cú sốc tăng giá xăng dầu được gọi là cú sốc cung, làm tổng cung trong nền kinh
tế suy giảm, gây ra suy thoái kinh tế. Khi giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế có tận dụng được cơ hội này và
vượt qua được cú sốc “giảm” này hay không còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế với việc
giảm giá, phụ thuộc vào mức độ gia tăng của tổng cầu. VN đã ứng phó rất tốt với đại dịch Covid-19 nên
tác động của đại dịch đối với nền kinh tế đã không lớn như ở các nước khác và do vậy tổng cầu cũng
nhiều khả năng hấp thụ được tốt hơn việc giảm giá xăng dầu.

Porter’s 5 forces:

Threat of New Entrant: Low


Threat of new entrants will be low for the insiders. All the key-players have already established their
territories and reputations among the customers. Entry barriers: 2. Having depots or tanks with a capacity
of at least two thousand (2,000) cubic meters under its ownership or co-ownership or on a lease for at
least five (5) years from a petrol and oil service provider. 3. Having vehicles to transport petrol and oil
under its ownership or co- ownership or on a lease for at least five years from a petrol and oil service
provider. 5. Having its own petrol and oil distribution network in at least two provinces or centrally run
cities and with at least five petrol and oil retail stations under its ownership or co-ownership and at least
ten stations of petrol and oil retail agents which are granted petrol and oil retail eligibility certificates
under Article 25 of this Decree.

Threat of substitution: Low

Since oil and gas is still the mostly used fuel in transportation, there would be little direct threat in
substituting the use of steel. Nevertheless, with the development of technology and science, electricity
might become another fuel for transportation, but they are not yet diversified, and the conditions of use
are not favorable.

Rivalry within the industry: Low

PLX is the market leader with a 51% market share in oil and gas distribution. Pomina is the follow up
with only a 20% share in the market. Petrolimex is bound by the Competition Law, so it cannot
comfortably increase its market share. However with its capital power, Petrolimex is ensured to remain its
market share stable in the future.

Bargaining power of suppliers: Low

PLX is the largest wholesale hub in the country with a 51% market share so it owns a higher bargaining
power on the purchasing prices. PLX’s transport fleet with the capacity of 150,000 DWT allows the
flexibility to import gasoline from anywhere. Various supply sources such as ASEAN, South Korea,
China, and Russia.

Bargaining Power of Buyers: LOW

The Ministry of Industry and Trade has a formula for calculating gasoline retail prices. PLX has the
conditions to lower costs and sell at the lowest prices in the market. The regulations of the petroleum
industry do not allow foreign petroleum enterprises with competitive prices to distribute petroleum in
Vietnam.
 Chưa đọc tới P5F vì nên xong hoàn thiện những phần trên thì làm cái này sẽ ổn và chắt lọc được
ý hơn
 Phần này còn lẫn lộn giữa industry và cty nhiều, tách biệt hẳn ra nào thuộc ptich market industry,
nào thuộc ptich positioning cty
 Đúc kết toàn bộ industry analysis trong khoảng 2-3 trang, chỉnh theo font times new 11, để sau
này bỏ vào apendix. Còn đưa vài phần trên của report thì chỉ cần khoảng 1 trang ý thật sự quan
trọng. nên đánh dấu lại
Giới thiệu chung

- Tên doanh nghiệp: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

- Tên mã chứng khoán: PLX (HOSE)

- Địa chỉ: Số 1 Khâm Thiên, Q. Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: +84-(04) 3851 2603 - Fax: +84-(04) 3851 9203

- Chủ tịch HĐQT: ông Phạm Văn Thanh

- Tổng Giám đốc: ông Phạm Đức Thắng

- Người công bố thông tin: Ông Nguyễn Bá Tùng – Kế toán trưởng

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0100107370

- Mã số thuế: 0100107370

- Vốn điều lệ: 12,938,780,810,000 VNĐ

- KL CP đang niêm yết: 1,293,878,081 cp

- KL CP đang lưu hành: 1,190,813,235

- Nhóm ngành: Năng lượng, kinh doanh xăng dầu

Lịch sử hình thành

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – HOSE: PLX) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ
được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại
theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn liền với các
sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
• Ngày 12/01/1956: Thành lập TCT Xăng dầu mỡ (tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam);

• Ngày 17/04/1995: Thành lập TCT Xăng dầu Việt Nam;

• Ngày 28/07/2011: Tập đoàn tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) tại
SGD chứng khoán Hà Nội;

Ngày 01/12/2011: TCT Xăng Dầu Việt Nam chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi Tập
Đoàn Xăng Dầu Việt Nam;

• Ngày 17/08/2012: Tập Đoàn trở thành CTCP đại chúng theo quyết định số 2946/UBCK-QLPH của Ủy
ban chứng khoán Nhà nước;

• Tập đoàn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 35/2016/GCNCPVSD ngày 25/04/2016
và cấp mã chứng khoán là PLX.

• Ngày 26/05/2016 Tập đoàn phát hành thành công cổ phần riêng lẻ cho Công ty TNHH Tư vấn và
Holdings JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, nâng vốn điều lệ từ 10.700 tỷ đồng lên 11.388 tỷ đồng.

• Ngày 28/07/2016 Tập đoàn phát hành cổ phần ưu đãi hoàn lại cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% để
nâng vốn điều lệ từ 11.388 tỷ đồng lên 12.938 tỷ đồng

• Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100107370 do Sở KH và ĐT thành phố Hà Nội
cấp đăng ký lần đầu ngày 5/5/1995, thay đổi lần thứ 9 ngày 15/12/2016, với VĐL là 12.938.780.810.000
đồng;

• Ngày 21/04/2017 là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 43.200 đ/CP.
Giá trị công ty

Tầm nhìn: “Taking you further – Để tiến xa hơn” thể hiện quyết tâm “Tôi muốn đi xa hơn nữa”, là lời hứa
chắc chắn bắt nguồn từ một trong những sản phẩm chủ đạo thiết yếu liên quan trực tiếp tới cuộc sống, tới
người tiêu dùng, là năng lượng cho mọi việc, mọi nhà, mọi người.

Sứ mệnh: Phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá
dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước

Giá trị cốt lõi: Di sản – Đa dạng – Nhân bản – Phát triển

Ngành nghề kinh doanh chính


Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chủ yếu là xuất nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề có liên quan, trong đó
được chia thành 5 lĩnh vực chính bao gồm:

(1) Xăng dầu: Là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex hiện đang chiếm
lĩnh khoảng 50% thị phần trong nước, cung cấp ra thị trường nội địa khoảng 7,9 triệu m3 (tấn) xăng dầu
trong năm 2015. Hiện tại, 70% sản lượng xăng dầu của PLX vẫn phải nhập từ nước ngoài. Do vậy, biến
động của giá dầu thô thế giới cũng như chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước có tác động rất
lớn tới KQKD của mảng kinh doanh này. Tính đến hết năm 2015, PLX đang sở hữu một hệ thống kho bể
với sức chứa trên 1.700.000 m3 trải dài từ Bắc đến Nam. -> phần mẫu đỏ nhớ note lại để lúc sau đưa vào
risk

(2) Hóa dầu: Lĩnh vực kinh doanh này được thực hiện thông qua Tổng Công ty con là Tổng Công ty Hóa
dầu Petrolimex - PLC, bao gồm 3 ngành hàng chính là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất (các sản
phẩm có gốc dầu mỏ).

(3) Gas: được thực hiện thông qua Tổng Công ty Gas Petrolimex. Thương hiệu gas của Petrolimex là một
trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường về chất lượng, cạnh tranh ngang với gas của Tập đoàn
Total.

(4) Bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm
và đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng
dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới...

(5) Vận tải thủy: Tổng công ty Vận tải thủy hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng tải 140.000 DWT,
đội tầu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec
với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng
dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả
nước.

Cơ cấu cổ đông

Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam, PLX có cơ cấu sở hữu khá cô đặc. Trong đó,
phần lớn sở hữu PLX vẫn nằm trong tay Nhà nước với đại diện vốn là Bộ Công thương với 75,87%. Tiếp
đó là nhà đầu tư chiến lược JX Nippon Oil & Energy với 8% sở hữu. Đây cũng là nhà đầu tư nước ngoài
duy nhất nắm giữ cổ phiếu PLX. Ngoài ra, sau khi hoàn thành thương vụ bán cổ phiếu cho cổ đông chiến
lược, PLX cũng đã mua lại 11,98% cổ phiếu quỹ. Như vậy, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do trên thị
trường (freefloat shares) chiếm khoảng 4,15% tổng cổ phiếu, tương đương khoảng 53,7 triệu cổ phiếu
(~537 tỷ đồng vốn hoá theo mệnh giá 10.000 đồng/cp) -> nhờ phần này để đánh giá corporate
government. Làm tới sẽ nói kĩ hơn

Vị thế của PLX trên thị trường

Hiện là doanh nghiệp đầu ngành với thị phần khoảng 51%, trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục
giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu, Petrolimex bảo đảm đầy đủ
và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm
an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố.

Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả các thành phần
kinh tế, Petrolimex sở hữu gần 6000 cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để
người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao,
Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả
nước và căn cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2019, thị phần
thực tế của Petrolimex khoảng 50%, cao gấp hơn 2.5 lần với doanh nghiệp đứng thứ 2 là OIL. Doanh thu
PLX trong 12 tháng gần nhất gấp hơn 3 lần OIL. Sản phần nhiên liệu bay (Jet A1) hiện chỉ có 2 đơn vị
cung cấp là Skypec và Petrolimex Aviation (PA), trong đó PLX nắm tới 59% cổ đông của PA.

Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1
thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.

Chiến lược phát triển

- Tổ chức sản xuất kinh doanh xăng dầu: Đảm bảo đủ nguồn hàng trong mọi tình huống, trong đó chú
trọng công tác tạo nguồn từ 2 Nhà máy Lọc dầu trong nước; Kinh doanh hiệu quả các sản phẩm xăng dầu
có chất lượng cao (DO-V) và các sản phẩm nhiên liệu sinh học theo đúng chủ trương của Chính phủ;
Nghiên cứu các giải pháp để tận dụng, gia tăng tiện ích tại hệ thống cửa hàng xăng dầu; Gia tăng sản
lượng bán lẻ đồng bộ với giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; Khuyến khích phát triển hệ thống
bán lẻ, gia tăng hiệu quả bán hàng thông qua chương trình khách hàng thân thiết.

- Công tác quản trị: Khai thác tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin, tận dụng hệ thống cơ sở vật
chất ERP-SAP, Egas để tổng hợp thông tin, phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý, quản trị; Rà soát,
xây dựng mới và hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Công ty mẹ - Tập đoàn, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản trị.
- Đầu tư, quản lý hệ thống cơ sở vật chất: Hoàn thiện quy hoạch cơ sở vật chất toàn ngành; Tập trung
nguồn lực triển khai chiến lược đầu tư, phát triển hệ thống cửa hàng đặc biệt tại những vị trí có lợi thế
thương mại; Bám sát tiến độ triển khai các Dự án trọng điểm.

- Tiết giảm chi phí: Rà soát các khoản mục chi phí lớn để tiết giảm chi phí một cách hiệu quả; Quản lý sử
dụng đất để xây dựng phương án sử dụng hiệu quả tối ưu.

- Bảo vệ thương hiệu Petrolimex: nghiên cứu các giải pháp đồng bộ từ thi đua – khen thưởng đến xây
dựng các chế tài xử phạt để tăng hiệu quả bảo vệ thương hiệu.

Kế hoạch phát triển năm 2020

Về kế hoạch đầu tư năm 2020, Petrolimex có kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư lớn với nhu cầu lên tới
34,100 tỷ VND. Năm 2020, PLX có các kế hoạch sửa chữa và phát triển mới các cửa hàng xăng dầu nội
địa, PLX dự kiến xây dụng mới 84 cửa hàng xăng dầu, cải tạo nâng cấp 238 cửa hàng với tổng mức đầu
tư khoảng 1,184 tỷ VND. Ngoài ra, PLX có kế hoạch đầu tư xây dựng mới Kho xăng dầu Thanh Hóa, mở
rộng sức chứa Kho Xăng dầu Việt Trì, mở rộng sức chứa kho K2, mở rộng và nâng sức chứa kho K132 –
Hải Dương, cải tạo nâng cấp tuyến ống B12, và đầu tư xây dựng mới văn phòng Công ty Xăng dầu Đồng
Tháp, Tây Ninh, B12 chi nhánh hải Dương, Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên. Năm 2020, PLX cũng
tiếp tục triển khai phương án giảm vốn nhà nước xuống 51% theo lộ trình phê duyệt tại quyết định 1232
của Thủ tướng chính phủ.

 Nên tìm chiến lược phát triển cho ít nhất là 3 năm (có bên file 2018-2019)

You might also like