Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGUYỄN NGỌC MINH THƯ - 7A7

ĐỜI SỐNG CÁ CHÉP


- Môi trường sống: nước ngọt
- Đời sống:
+ Ưa vực nước lặng
+ Ăn tạp
+ Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản:
+ Phân tính
+ Thụ tinh ngoài
+ Đẻ trứng
+ Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁ
Đặc điểm môi trường sống Sống hoàn toàn ở nước
Cơ quan di chuyển Vây bơi
Cơ quan hô hấp Mang
Hệ tuần hoàn Tim (số ngăn) 2 ngăn
Máu trong tim Máu đỏ thẫm
Máu nuôi cơ thể Máu đỏ tươi
Số vòng tuần hoàn 1 vòng
Đặc điểm sinh sản Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
Nhiệt độ cơ thể Động vật biến nhiệt

VAI TRÒ CỦA CÁ


- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Làm nguồn dược liệu để chữa bệnh
- Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- Diệt muỗi, sâu bọ có hại cho lúa và làm cảnh
- Một số ít loài cá gây ngộ độc cho con người
Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá cần:
- Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản
- Cấm đánh cá bằng mìn bằng chất độc
- Chống gây ô nhiễm vực nước
- Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
- Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới có giá trị kinh tế
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ - 7A7

ĐỜI SỐNG ẾCH ĐỒNG


- Ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt)
- Kiếm ăn vào ban đêm, ăn thức ăn động vật nhỏ như: sâu bọ, giun, dế, ốc …
- Vì thức ăn chủ yếu của chúng là những động vật thường hoạt động vào đêm.
Vào ban đêm nhiệt độ môi trường thấp
- Con mồi ở cạn, ở nước  ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ


Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Da trần và ẩm ướt
- Di chuyển bằng 4 chi
- Hô hấp bằng da và phổi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Sinh sản trong môi trường nước. Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua
biến thái
- Là động vật biến nhiệt

VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ


- Tiêu diệt sâu bọ phá hoại vào ban đêm, bổ sung hoạt động này cho chim vào
ban ngày và tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh (muỗi, ruồi)
- Giá trị thực phẩm (ếch đồng)
- Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng hoặc chế lục thần hoàn chữa kinh giật
- Là vật thí nghiệm trong sinh lí học
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ - 7A7

ĐỜI SỐNG THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI


- Môi trường sống: trên cạn
- Đời sống:
+ Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng
+ Ăn sâu bọ
+ Có tập tính trú đông
+ Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản:
+ Thụ tinh trong
+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BÒ SÁT
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
STT Gợi ý Đặc điểm
1 Môi trường sống Ở cạn
2 Vảy, da Da khô có vảy sừng
3 Cổ Dài
4 Vị trí màng nhĩ Nằm trong hốc tai
5 Cơ quan di chuyển Chi yếu có vuốt sắc
6 Hệ hô hấp Phổi có nhiều vách ngăn
7 Hệ tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, 2 vòng tuần hoàn,
máu nuôi cơ thể ít pha
8 Hệ sinh dục Có cơ quan giao phối
9 Trứng Có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
10 Sự thu tinh Thụ tinh trong
11 Nhiệt độ cơ thể Là động vật biến nhiệt
VAI TRÒ CỦA BÒ SÁT
- Ích lợi:
+ Có ích cho nông nghiệp. Ví dụ: diệt sâu bọ, diệt chuột…
+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa…
+ Làm dược phẩm: rắn, trăn…
+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu…
 Chăm sóc bảo vệ, không săn bắn, bảo vệ môi trường sống…
- Tác hại:
+ Gây độc cho người: rắn…
+ Ăn động vật khác: cá sấu, trăn…
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ - 7A7

ĐỜI SỐNG CHIM BỒ CÂU


- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi
- Đời sống:
+ Sống ở trên cây, bay giỏi
+ Tập tính làm tổ
+ Là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản:
+ Thụ tinh trong
+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều
+ Vỏ đá vôi phôi phát triển an toàn
+ Ấp trứng  phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
VAI TRÒ CỦA CHIM
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng
- Có hại:
+ Ăn hạt, quả, cá…
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
Biện pháp bảo vệ:
- Không nhốt chim quý hiếm làm cảnh. Đó là hành động phạm pháp
- Không phóng sanh chim quý
- Không săn bắn các loài chim hoang dã quý hiếm
- Tuyên truyền với mọi người xung quanh để bảo vệ các loài chim nói riêng
và động vật hoang dã nói chung
- Thông báo với cơ quan chức năng các vụ vi phạm
NGUYỄN NGỌC MINH THƯ - 7A7

- Không tiếp tay cho những hành động làm mất nơi sống của chim như ô
nhiễm môi trường, tàn phá rừng

GOOD LUCK

You might also like