Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn

Vào khoảng 30 Ka BP, có một bộ phận thuộc Đại chủng Á sống ở tiểu lục địa Ấn Độ di cư về phía
đông, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ
phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng . Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ
đồng . Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc , có sự chuyển biến do
chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này
hình thành một chủng mới là chủng Nam Á.

Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng
Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một
trong những bộ phận của Đại chủng Á. Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân
tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo
dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai.

Theo thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo.


2.Văn hóa chịu sự chi phối đáng kể của HOÀN CẢNH ĐỊA LÍ – KHÍ HẬU. Hoàn cảnh địa lí – khí hậu
Việt Nam có ba đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, đây là xứ nóng. Việt Nam là nơi có lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm cá
biệt có nơi như vườn quốc gia Bạch Mã , vào loại cao nhất thế giới. Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan
trọng trong tinh thần văn hóa khu vực này. Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo nên nét độc
đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách
Việt. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử, và đỉnh là vùng bắc
Trung Bộ Việt Nam. Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa nước, của nghệ thuật đúc đồng với những
trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Đây cũng là bờ cõi đất nước của họ Hồng Bàng theo truyền thuyết.

 Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonésien
lục địa. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc, còn
đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam. Đây là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn
cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng:Dương Tử Giang và Mê Kông. Từ sau công nguyên, khu vực
Đông Nam Á có phần thu hẹp lại do vùng phía Nam sông Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và
đồng hóa của Trung Hoa dần dần thâu tóm. . Mặc dù vậy, cho đến giờ ngay cả vùng này cũng hãy còn giữ
được không ít nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hóa Đông Nam Á:

– Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi
thuyền.
–Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng của phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo
nhu cầu tưới nước ruộng.

– Về phương diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần – đất, đặt đền
thờ ở những chỗ cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch.

– Về phương diện thần thoại: đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loài phi cầm với loài thủy
tộc, giữa người thượng du với người hạ bạn.

– Về phương diện ngôn ngữ: dùng những ngôn ngữ đơn âm với năng lực dồi dào về phát triển
từ.

Đây là địa bàn cư trú của người Indonésien cổ đại nói chung. Chính mối liên hệ này đã tạo nên
sự thống nhất cao độ của vùng văn hóa Đông Nam Á mà ở trên đã nói. Do vị trí đặc biệt của
mình, Việt Nam là nơi hội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hóa khu vực; không
phải vô cớ mà các nhà Đông Nam Á học đã nói một cách hình ảnh rằng Việt Nam là một Đông
Nam Á thu nhỏ.

3. a.  Vùng văn hóa Tây Bắc


Đặc điểm tự nhiên và xã hội : Địa hình núi cao hiểm trở .Ở đây có trên 20 tộc
người cư trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện

Đặc điểm văn hóa : Tín ngưỡng vật linh: thờ đủ loại hồn và các loại thần • Văn hóa
nông nghiệp: hệ thống tưới tiêu “Mương-Phai-Lái-Lịn”. • Văn hóa nghệ thuật : nhạc cụ
bộ hơi, những điệu múa xòe và những bản trường ca bất hủ (Tiễn dặn người yêu, Đẻ
đất đẻ nước, Tiếng hát làm dâu…) • Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn
màn…

b.  VÙNG VĂ N HÓA VIỆ T BẮ C :

Đặc điểm tự nhiên và xã hội : • Vị trí địa đầu đất nước, gắn liền với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc. • Cư dân chủ yếu là người Tày, Nùng

Đặc điểm văn hóa : • Tầng lớp trí thức hình thành sớm. • Có hệ thống chữ viết riêng
(Nôm Tày). • Sinh hoạt văn hóa đặc thù là văn hóa chợ (chợ phiên, chợ tình…) • Văn
học dân gian : phong phú, đa dạng, đặc biệt là lời ca giao duyên.

c. VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ:


Đặc điểm tự nhiên và xã hội : • Đất đai trù phú, thời tiết bốn mùa tương đối rõ nét. • Là
tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế. • Cư dân chủ yếu là người Việt.

 Đặc điểm văn hóa : • Là cái nôi hình thành văn hóa Việt, bảo lưu được nhiều giá trị văn
hóa truyền thống. • Văn hóa dân gian phát triển rực rỡ (truyện Trạng, hát quan họ, hát
chèo, múa rối…) • Là nơi phát sinh nền văn hóa bác học

d. VÙNG VĂN HÓA DUYÊN HẢI TRUNG BỘ: Đặc điểm tự nhiên và xã hội : • Là vùng
đất từ Đèo Ngang đến Bình Thuận, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. • Là nơi giao
lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm

Đặc điểm văn hóa : • Chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm. • Văn hóa dân gian : là quê
hương của các điệu lý, điệu hò. • Văn hóa Huế : tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỷ
19.

c.VÙNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN:

Đặc điểm tự nhiên và xã hội : • Nằm trên sườn đông của dãy Trường Sơn, gồm các
tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. • Cư dân: khoảng 20 nhóm dân tộc, thuộc
hai nhóm ngữ hệ Môn-Khmer và Mã Lai-Nam Đảo.

Lưu giữ được truyền thống văn hóa bản điạ đậm nét ,gần gũi với văn hóa ĐôngSơn

You might also like