Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG


2 VỀ BẢO HIỂM
2.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI

Bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phúc lợi tài chính của xã hội. Thị
trường bảo hiểm thường rất phát triển ở những nước có nền kinh tế lớn. Phần tiếp sau đây sẻ giới
thiệu về lịch sử phát triển của bảo hiểm trên thế giới và tầm quan trọng của ngành bảo hiểm.

Các biện pháp chuyển giao và chia sẻ rủi ro đầu tiên đã được người Trung Quốc và Babylon
sử dụng vào thiên niên kỷ thứ 2 và 3 trước Công Nguyên. Những thương gia Trung Quốc đi buôn
trên các dòng sông đầy nguy cơ thường chia hàng hóa của mình ra làm nhiều tàu để tránh tổn thất
khi tàu bị lật. Người Babylon cũng xây dựng một hệ thống ghi chép nổi tiếng – Mã Hammurabi –
vào năm 1750 trước Công Nguyên. Người Địa Trung Hải về sau cũng học theo phương pháp này.
Nếu một thương gia vay tiền để kinh doanh bằng đường thủy, họ sẻ phải trả cho chủ nợ thêm một
khoản tiền để đổi lại là người chủ nợ đảm bảo sẻ xóa khoản nợ đó cho họ nếu hàng hóa của họ bị
mất.

Người Hy Lạp và Người La Mã bắt đầu bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ vào năm
600 sau Công Nguyên. Họ thành lập một Phường/Hội gọi là “tổ chức từ thiện” nhằm chăm sóc và
tiến hành tang lễ cho các thành viên. Phường/Hội thời Trung cổ cũng có mục tiêu tương tự. Trước
khi bảo hiểm được ra đời vào cuối thế kỷ 17, ở nước Anh đã tồn tại một hình thức gọi là "các tổ
chức thân thiện" mà trong đó người ta đóng góp vào đó 1 khoản tiền để sau này dùng đến trong
trường hợp khẩn cấp.

Vì thế, chúng ta nhận thấy rằng trước khi bảo hiểm ra đời đã có nhiều dạng nguyên thủy
khác của khái niệm bảo hiểm được tạo ra nhằm bảo vệ con người trước các rủi ro.

2.1.1. Bảo hiểm hàng hải

Bảo hiểm mà chúng ta biết tới hôm nay được bắt đầu từ Genoa hoặc Venice tại thành phố
Lombardy của Italy vào thế kỷ 13. Italy lúc đó là trung tâm thương mại và các thương gia sống tại
Genoa và Venice bắt đầu cùng nhau ký kết những hợp đồng nhằm đền bù cho những chuyến hàng
bị tổn thất của các chủ tàu và các thương gia. Hợp đồng Bảo hiểm đầu tiên còn tồn tại theo sử sách
của ngày nay là hợp đồng được ký tại Genoa (miền Bắc Italy) vào ngày 23/10/1347.

23
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Bản hợp đồng bảo hiểm hàng hải năm 1385 được ký kết nhằm bảo hiểm cho những tổn thất
của hàng hóa và tàu thuyền do “các nguyên nhân bất khả kháng, tai nạn trên biển, hỏa hoạn, bị vứt
xuống biển, bị các chính quyền hoặc cá nhân tich thu, bị trả đũa, hay do gặp bất kỳ rủi ro nào”

Cuối cùng thì khái niệm bảo hiểm của người Ý đã được người Anh tiếp thu và phát triển
thành ngành bảo hiểm hiện nay. Hợp đồng bảo hiểm đầu tiên của Anh được lưu giữ cho tới ngày
nay được ký vào năm 1547.

2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ

Những dạng đầu tiên của bảo hiểm nhân thọ cũng được cho là bắt nguồn từ Ý vào thời trung
cổ. Bảo hiểm nhân thọ trở nên ngày càng thông dụng như là một biện pháp bổ trợ cho bảo hiểm
hàng hải vì càng ngày người ta càng nhận ra rằng cần phải bảo hiểm không chỉ cho hàng hóa mà
còn phải bảo hiểm cho người thuyền trưởng. Sự thành công hay thất bại của chuyến hàng sẻ phụ
thuộc rất nhiều vào người thuyền trưởng. Bên cạnh đó, người ta cũng có xu hướng bảo hiểm nhân
mạng cho người người thương gia áp tải hàng và để trả tiền chuộc họ nếu bị cướp biển bắt. Hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Anh được ký vào năm 1583. Các công ty bảo hiểm nhân thọ
cũng bắt đầu xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ 16.

2.1.3. Bảo hiểm hỏa hoạn

Người ta cho rằng bảo hiểm hỏa hoạn ra đời đầu tiên ở Hamburg (Đức) vào năm 1591. Tuy
nhiên, điều làm cho bảo hiểm hỏa hoạn phát triển lại là vụ cháy lớn tại Luân Đôn năm 1666. Trước
khi vụ cháy này xảy ra, đã có một vài hình thức bảo hiểm hỏa hoạn dưới dạng bồi thường cho các
thành viên của Phường/Hội thương gia ở Anh và Châu Âu.

Các thành viên của Phường/Hội đóng góp một khoản tiền vào Phường/Hội và đổi lại họ sẻ
nhận được một số lợi ích. Một số Phường /Hội đảm bảo lợi ích cho thành viên dưới dạng bồi
thường bằng tiền nếu tài sản của thành viên đó bị hư hỏng do hỏa hoạn với điều kiện là vụ hỏa hoạn
đó không phải do thành viên đó gây ra.

Một vài năm sau khi vụ cháy lớn xảy ra, ông Nicholas Barbon, một nhà đầu cơ bất động sản
giàu có, nhận ra rằng những người kinh doanh bất động sản cần được bảo vệ khỏi rủi ro do hỏa
hoạn. Vào thời đó, người ta chỉ quen với việc bảo hiểm hàng hóa đường thủy chứ ít ai nghĩ tới việc
bảo hiểm cho các tòa nhà.

Vì vậy, vào khoảng năm 1670, Ông Barbon thành lập công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên
trên thế giới, được gọi đơn giản là Văn phòng Hỏa hoạn. Vài năm sau công ty này đổi tên thành
Phoenix. Công ty này chỉ bảo hiểm các căn nhà xây bằng gạch. Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên

24
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
của Mỹ là "tổ chức thân thiện". Công ty này bảo hiểm cho nhà cửa và bất động sản ở thị trấn
Charles năm 1732. Vào năm 1752, Benjamin Franklin thành lập một công ty bảo hiểm có tên là
"Công ty bảo hiểm hỏa hoạn Philadelphia"

Như vậy, chúng ta thấy rằng những dạng nguyên thủy của bảo hiểm tài sản thực tế chỉ tập
trung vào nhu cầu của người cư trú trong những căn nhà đó. Ngành bảo hiểm thương mại đã phát
triển lên từ những trọng tâm ban đầu này.

2.1.4. Bảo hiểm tai nạn

Vào đầu thế kỷ 19 đã xảy ra hàng loạt những rủi ro mà ngành bảo hiểm chưa từng gặp phải
trước đó, điều này đã làm cho ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Năm 1849 tờ Thời báo nước
Anh đưa tin rằng hầu như ngày nào cũng xảy ra tai nạn đường sắt. Những tai nạn này thường dẫn
đến thương tật hoặc tử vong. Năm 1848, công ty Bảo hiểm Hành khách Đường sắt được thành lập ở
Anh để bảo hiểm tai nạn cho các hành khách đi bằng tàu hỏa.

2.1.5. Các sản phẩm bảo hiểm khác

Bảo hiểm tai nạn do tiếp xúc với thủy tinh, sắt thép và nước sôi ra đời trong thế kỷ 18.

Vào cuối thế kỷ 18, bảo hiểm bồi thường cho công nhân ra đời tại Đức và nhanh chóng mở
rộng ra khắp Châu Âu.

Bảo hiểm xe cơ giới bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi xe cộ bắt đầu
được sản xuất hàng loạt tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Đến nay người ta không rõ nước nào thành lập
công ty bảo hiểm xe cơ giới đầu tiên. Nhiều người cho rằng bảo hiểm xe cơ giới có thể ra đời ở Bắc
Mỹ nơi mà các hợp đồng bảo hiểm xe cộ được dùng để bảo hiểm cho các xe chạy bằng động cơ. Cơ
sở tiền đề cho sự phát triển của bảo hiểm xe cơ giới chính là khả năng gây ra thương tích cho người
dân và phá hủy tài sản của những chiếc xe đó.

2.1.6. Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế xã hội

Trước khi bảo hiểm phát triển rộng rãi, những thương gia thường phải gánh chịu những rủi
ro do: • Tàu và hàng hóa bị chìm do tai nạn trên biển

1 • Tài sản trên đất liền của họ bị hỏa hoạn thiêu hủy

Về nguyên tắc, các thương gia đó phải tự gánh chịu những tổn thất thường là rất nặng nề
này. Vào những năm đen tối của ngành thương mại Châu Âu, những tổn thất nêu trên rất hay xảy ra
và dẫn đến sự hạn chế về thương mại trong những khoảng thời gian thường xảy ra bão tại Châu Âu.
Điều nay đã ảnh hướng lớn đến thương mại thế giới. Tuy nhiên, sau khi bảo hiểm hàng hải ra đời tại

25
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Vienice vào thế kỷ 13, thương mại quốc tế đã bùng nổ vì các thương gia đã có thể yên tâm kinh
doanh khi biết rằng họ đã được bảo vệ về mặt tài chính đối với những loại tổn thất nhất định.

Vì thế, có thể nói rằng thương mại và bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ. Vai trò quan trọng
của bảo hiểm đối với thương mại cũng như kinh tế xã hội thể hiện qua những đặc trưng sau của bảo
hiểm:

Gánh chịu rủi ro

Chức năng chính của bảo hiểm là gánh chịu rủi ro. Những tổn thất tài chính của người tham
gia bảo hiểm được chia sẻ bình đẳng. Quỹ bảo hiểm do các công ty bảo hiểm quản lý, đồng thời nó
chính là công cụ mà các chủ hợp đồng dùng để chia sẻ những rủi ro mà họ gặp phải.

Bảo hiểm phải đưa ra các điều khoản đủ hấp dẫn để khuyến khích các công ty bảo hiểm và
đủ đề bù đắp các tổn thất xảy ra, các chi phí quản lý và đủ để đem lại lợi nhuận cho công ty bảo
hiểm.

Bảo hiểm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh

Bảo hiểm đã giúp các tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn tồn tại cho tới ngày nay.
Không có một công ty hay một cá nhân nào yên tâm hoạt động kinh doanh trong xã hội hiện đại này
khi không có sự bảo vệ của bảo hiểm. Rất nhiều loại tài sản như nhà cửa, máy móc, cây cối có thể
bị rủi ro do công việc kinh doanh. Trách nhiệm pháp lý cũng ngày càng trở nên nặng nề do luật phát
thay đổi, bảo vệ người tiêu dùng nhiều hơn.

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng muốn được bảo hiểm khi ngành tài chính phát
triển. Bởi khi đã tự bảo vệ mình bằng hình thức mua bảo hiểm họ sẻ yên tâm hơn khi kinh doanh
hàng ngày.

Bảo hiểm bảo vệ cho vốn

Những doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho các rủi ro sẻ không phải dành riêng vốn đề
phòng cho các rủi ro phát sinh nữa. Thay vào đó, họ có thể đóng trước một khoản tiền (phí bảo
hiểm) để đổi lại họ được bảo đảm về mặt tài chính đối với những rủi ro đã được bảo hiểm. Vì vậy,
họ có thể sử dụng toàn bộ vốn của họ, đây được coi là cách tốt nhất để phát triển kinh doanh.

Bảo hiểm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Những doanh nhân thường có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý nhưng họ không nhất
thiết phải là người có kiến thức về những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Sự lo lắng về những rủi ro

26
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đó có thể làm cho họ bị mất tập trung khỏi trọng tâm công việc và làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, bảo hiểm sẻ giải thoát cho họ khỏi những lo âu đó.

Đối với loại hình bảo hiểm cá nhân, khách hàng sẻ là người có lợi vì họ được giải thoát khỏi
những lo lắng, nhờ đó đầu óc được thanh thản.

Bảo hiểm tăng cường việc phòng chống tổn thất

Xã hội sẻ phải gánh chịu nhiều tổn thất về vật chất hơn khi các biện pháp phòng chống tổn
thất không được các công ty bảo hiểm tiến hành. Mức độ đề phòng tổn thất được thể hiện rất rõ
trong loại hình bảo hiểm tài sản.

Bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp tồn tại

Bảo hiểm sẻ giúp Doanh nghiệp tồn tại sau khi nó gặp phải những tổn thất to lớn như hỏa
hoạn hay thiên tai. Nếu không có bảo hiểm, nhiều doanh nghiệp sẻ phải dừng hoạt động sau những
tổn thất đó. Việc này dẫn đến nhiều người bị mất việc làm và làm giảm số lượng doanh nghiệp
trong nền kinh kế. Nhà nước cũng có thể vì thế mà bị giảm nguồn thu từ thuế thu nhập.

Bảo hiểm còn có vai trò là một định chế tài chính trong nền kinh tế

Các công ty bảo hiểm thu phí và hình thành nên quỹ tiền tệ rất lớn, quỹ này được sử dụng để
bồi thường nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra. Nếu tổn thất chưa xảy ra thì quỹ tiền tệ
này tạm thời nhàn rỗi và các công ty bảo hiểm được phép sử dụng quỹ tạm thời nhàn rỗi này để đầu
tư nhằm gia tăng lợi nhuận. Khoản lợi nhuận này một mặt bù đắp các khoản thua lỗ trong kinh
doanh bảo hiểm thuần túy, mặt khác nó hình thành nên nguồn lợi nhuận chủ yếu của các công ty
bảo hiểm. Lĩnh vực đầu tư phổ biến của các công ty bảo hiểm là trái phiếu chính phủ. Cho nên tại
các nước, các công ty bảo hiểm thường là chủ nợ của chính phủ. Tuy nhiên, hoạt dộng đầu tư luôn
hàm chứa rủi ro vì vậy một nguyên tắc vàng luôn đặt lên hàng đều khi sử dụng quỹ bảo hiểm để đầu
tư đó là thận trọng và an toàn. Rất nhiều các công ty bảo hiểm phá sản hoặc bên bờ vực phá sản vì
vi phạm vào nguyên tắc vàng này mà minh chứng gần nhất là sự kiện của AIG vào năm 2008.

Qua phần này chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của bảo hiểm không chỉ đối với
công nghiệp và thương mại mà còn đối với các cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

2.2. KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM

Ở chương 1, chúng tôi đã phân tích rủi ro như là một trong các phương thức xử lý rủi ro và cụ thể
hơn, phương thức xử lý rủi ro ở đây chính là chia sẻ rủi ro. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ chia sẻ rủi

27
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
ro mà không dùng thuật ngữ hoán chuyển rủi ro là nhằm cho thấy chính những người tham gia bảo
hiểm (bên được bảo hiểm) cùng với công ty bảo hiểm, có trách nhiệm đối với rủi ro của chính họ,
những người tham gia bảo hiểm.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, ta có thể xem xét một vài các định nghĩa sau:

Về mặt pháp lý, bảo hiểm đó là một thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên, bên bảo hiểm và bên
được bảo hiểm. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm có nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Về mặt kỹ thuật, bảo hiểm có thể được định nghĩa là: những tổn thất của một số ít người sẽ được bù
đắp bằng đóng góp của số đông người”.

"Tổn thất" là những thiệt hại được bảo hiểm mà người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường.
"Đóng góp" là tiền phí bảo hiểm mà “số đông” đã đóng vào quỹ bảo hiểm chung.

Cần phân biệt các hình thức khác tương tự như bảo hiểm như hình thức cứu trợ hoặc tiết kiệm.

Hoạt động cứu trợ cũng có mục đích cuối cùng như bảo hiểm là nhằm giúp các chủ thể hoặc cá
nhân bù đắp khắc phục hậu quả tổn thất. Nhưng có sự khác biệt cơ bản rất dễ nhận thấy giữa hai
hoạt động này là vào thời điểm xác lập mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm, thì mối quan hệ này
được xác lập trước khi rủi ro xảy ra trong khi trong hoạt động cứu trợ, mối quan hệ này chỉ phát
sinh sau khi rủi ro xảy ra. một điểm khác biệt khác nữa là về cơ sở pháp lý, quan hệ trong hoạt động
bảo hiểm là một quan hệ trên hợp đồng (quan hệ này chỉ thiết lập nếu như có hợp đồng bảo hiểm
được ký kêt) trong khi đó mối quan hệ trong hoạt động cứu trợ là mối quan hệ ngoài hợp đồng, …

Như vậy, một định nghĩa về bảo hiểm được xem là là chuẩn xác khi định nghĩa đó thể hiện trách
nhiệm ràng buộc nhau giữa hai bên trên hợp đồng bảo hiểm. Các yếu tố thể hiện mối quan hệ trong
hoạt động bảo hiểm bao gồm: khoản đóng góp (phí bảo hiểm), quỹ bảo hiểm, bồi thường, chi trả.

Quỹ bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là những người quản lý quỹ bảo hiểm nhằm:

1 • Bảo vệ những người tham gia hợp đồng theo các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, và

2 • Đem lại lợi nhuận cho những người góp vốn thành lập và duy trì Quỹ (nghĩa là các cổ
đông của công ty bảo hiểm)

"Đóng góp của số đông”

Đóng góp của các chủ hợp đồng bảo hiểm, những người tạo nên một quỹ bảo hiểm nào đó, có
thể không đủ để bồi thường cho các tổn thất do các lý do sau:
28
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1 • Định phí thiếu chính xác. Điều rất quan trọng là công ty bảo hiểm phải định phí chính xác
sản phẩm bảo hiểm của mình nhằm đảm bảo rằng qũy bảo hiểm này đủ tiền để trang trải các tổn
thất và các chi phí liên quan đến hoạt động của quỹ.

2 • Thị phần không đủ. Nếu thị phần của một nhà bảo hiểm quá nhỏ so với những rủi ro đầu
cơ của quỹ bảo hiểm đó thì sự không ổn định nhìn chung là sẻ xảy ra. Kết quả bảo hiểm của quỹ
này nhiều khả năng sẻ dao động mạnh theo thời gian và quỹ có thể không đủ khả năng tồn tại. Điều
này xảy ra là do số lượng thành viên quỹ quá ít.

Vấn đề không đủ thị phần sẽ cần phải xem xét thêm. Một trong những nguyên tắc cơ bản của
bảo hiểm là phải có đủ số lượng tham gia trong một quỹ bảo hiểm. Số lượng đơn vị phải lớn, ví dụ
như xe, nhà, nhân mạng v.v..., để đảm bảo quy luật số đông có thể áp dụng được. Người ta phải
nghiên cứu nhiều sự kiện theo thời gian để có thể dự đoán số tổn thất. Điều này giúp công ty bảo
hiểm tính được số phí cần thiết đủ để trang trải cho các tổn thất và các chi phí quản lý của quỹ.

Công ty bảo hiểm có thể gặp phải các rủi ro trong quá trình hoạt động của mình bởi vì tổn thất
của số ít người theo thời gian có thể trở thành tổn thất của số đông vì một số lý do như sau:

1 • Một thảm họa như một trận bão hoặc động đất có thể dẫn đến những tổn thất lớn hơn dự
kiến. Việc tái bảo hiểm đầy đủ sẻ giúp giảm thiểu hậu quả xấu của những mối đe doạ này đối với
Quỹ bảo hiểm.

2 • Do sự lựa chọn rủi ro kém. Những công ty bảo hiểm tham gia thị trường mà không có sự
lựa chọn rủi ro tốt thì chắc chắn sẻ bị thua lỗ và vì thế có thể sẻ đẩy toàn bộ quỹ bảo hiểm vào rủi
ro.

• Do thiết kế sản phẩm kém. Một công ty bảo hiểm có thể đưa vào thị trường một loại sản phẩm nào
đó mà không tính hết những khoản khiếu nại tiềm tàng. Công ty bảo hiểm này mặc dù có dành ra
một khoản tiền để bù đắp các tổn thất nhất định nhưng tổn thất mà họ gặp phải lại cao hơn mức mà
họ dự kiến.

Vì vậy để tránh các rủi ro này, các công ty bảo hiểm cần phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn
các rủi ro để bảo hiểm, đồng thời sử dụng các kỹ thuật phân chia và phân tán rủi ro sẽ được đề cập
trong các nội dung tới của quyển sách này.

Chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm

Bảo hiểm dựa trên những nguyên tắc cơ bản của sự chia sẻ rủi ro gặp phải từ mỗi cá nhân
đến một nhóm người cùng tham gia quỹ bảo hiểm. Nó cũng được biết đến như nguyên tắc của sự sẻ
chia hay gánh chịu rủi ro.
29
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Những số lượng nhỏ phí bảo hiểm được thu từ nhiều người sẻ tập hợp thành một quỹ lớn do
công ty bảo hiểm kiểm soát để chi trả cho những mất mát hay bồi thường tổn thất cho những người
không may gặp phải rủi ro. Để xác định được lượng phí bảo hiểm cần đóng góp, công ty bảo hiểm
phải biết được số tiền họ cần để bồi thường cho tổn thất ấy. Vì vậy những bản thống kê về số bồi
thường tổn thất là rất quan trọng đối với công ty bảo hiểm. Nếu không xác định được mức độ tổn
thất thì rất khó để quyết định mức phí bảo hiểm.

Nếu như có một loại rủi ro chưa từng được bảo hiểm thì số liệu có thể lấy từ nhóm ngành
tương tự, qua đó xây dựng được cơ sở thống kê. Khi các số liệu có liên quan được ghi chép lại đầy
đủ hơn thì ta có thể điều chỉnh mức phí cho sát với rủi ro thực tế.

Chẳng hạn như bảo hiểm thương mại điện tử. Công ty bảo hiểm vẫn chưa nắm rõ tác động
của thương mại điện tử trong bảo hiểm và họ có rất ít những số liệu liên quan. Qua thời gian, khi số
liệu thống kê về con số tổn thất và mức tổn thất bắt đầu được đưa ra, họ sẻ điều chỉnh lại tỉ lệ phí
bảo hiểm cho phù hợp.

Khi xem xét chi phí quản lý và các chi phí khác để tính phí bảo hiểm thì những tổn thất
tiềm tàng luôn là yếu tố quan trọng nhất.

2.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HIÊM

Có phải mọi người đều đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm ?

Đây là một câu hỏi quan trọng. Đối với nhóm sản phẩm bắt buộc như “Bảo hiểm xã hội”,
“Bảo hiểm y tế” hoặc “Bảo hiểm trách nhiệm với bên thứ 3 của người điều khiển xe cơ giới” thì câu
trả lời là “Có”. Nhà nước sẻ quy định sản phẩm nào là bắt buộc và sẻ quản lý các sản phẩm đó. Việc
coi những sản phẩm này được xem là có lợi cho xã hội và vì vậy những người liên quan bắt buộc
phải mua chúng. Thông thường những sản phẩm này được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hoặc
các cơ quan có thẩm quyền. Việc công ty bảo hiểm tư nhân tham gia cung cấp loại sản phẩm bắt
buộc này thì Nhà nước sẻ kiểm soát về giá và một số khía cạnh khác đối với sản phẩm đó.

Tuy nhiên, đối với các nhóm sản phẩm không bắt buộc và mang tính thương mại thì câu trả
lời là “Không”. Có một số điều kiện mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân phải đáp ứng được trước
khi được chấp nhận bảo hiểm, đó là:

1 • Phải có những quyền lợi có thể được bảo hiểm trong các đối tượng bảo hiểm.

2 • Rủi ro được bảo hiểm phải phù hợp với nguyên tắc chấp nhận của công ty bảo hiểm

3 • Rủi ro đó phải có thể được bảo hiểm trong bối cảnh cơ cấu kinh tế của quỹ bảo hiểm này
30
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2.3.1. Quyền lợi có thể được bảo hiểm

Có một nguyên tắc cơ bản là cá nhân hoặc thể nhân muốn tham gia bảo hiểm phải có mối
quan hệ với đối tượng bảo hiểm, cụ thể như họ phải được lợi từ sự an toàn hoặc chịu tổn thất nếu
đối tượng được bảo hiểm đó bị mất mát hoặc hư hỏng.

Một ngân hàng cho vay tiền để mua tài sản có thể cũng sẻ phải chịu những tổn thất về tài
chính nếu những tài sản đó bị hư hỏng hoặc mất mát. Những tài sản được dùng như là vật thế chấp
bảo đảm cho khoản vay vì thế sự hư hỏng của tài sản đó sẻ làm giảm giá trị bảo đảm. Vì vậy mặc dù
ngân hàng không sở hữu tài sản nhưng họ vẫn có thể mua bảo hiểm cho nó.

Vậy quyền lợi có thể được bảo hiểm của tài sản của người hàng xóm là gì ? Có người cho rằng một
người sở hữu một tài sản nằm bên cạnh một toà nhà cổ sẻ được hưởng những giá trị nhất định do
nằm trong vùng lân cận của tòa nhà cổ đó. Nếu căn nhà cổ đó bị hư hỏng thì giá trị tài sản của
người hàng xóm đó có bị giảm không, và theo đó thì liệu có nên bảo hiểm cho tổn thất này không ?

Câu trả lời là “Không”. Bảo hiểm không nhằm bù đắp cho những tổn thất ảo hay những tổn thất suy
đoán mà chỉ bù đặp cho tổn thất thật mà thôi. Nếu tòa nhà cổ đó bị hư bỏng thì người hàng xóm
không bị tổn thất gì về tài chính, vì thế tổn thất này là tổn thất suy đoán và hoàn toàn phụ thuộc vào
sự thay đổi của thị trường. Để làm sáng tỏ vấn đề, hãy thử hình dung điều gì sẻ xảy ra nếu chủ căn
nhà cổ đó quyết định hủy bỏ tòa nhà đó hoặc xây một bức tường rào cao che mất tầm nhìn của
người hàng xóm đối với tòa nhà cổ đó. Giá trị tài sản của người hàng xóm cũng không bị giảm
trong trường hợp này nhưng những thay đổi giá trị như thế này sẻ không thể được bảo hiểm vì xét
về bản chất chúng chỉ mang tính suy đoán.

Cũng đã có nhiều tranh cãi về bảo hiểm tài sản, tuy nhiên những khái niệm chung được áp
dụng cho những tình huống khác. Ví dụ như một cổ đông không thể bảo hiểm cho trường hợp giá trị
cổ phiếu của người đó bị giảm. Một lần nữa ta có thể thấy rằng đây là rủi ro suy đoán và vì thế
không thể được bảo hiểm.

2.3.2. Phù hợp với các nguyên tắc “Có thể chấp nhận” của công ty bảo hiểm

Những người muốn tham gia bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc “có thể chấp nhận” của
công ty bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của các thành viên quỹ bảo hiểm và trực tiếp là quyền lợi của
xã hội. Số tiền đóng góp vào quỹ bảo hiểm thường được tính toán dựa trên các thông số rủi ro nhất
định và các kinh nghiệm về tổn thất trong quá khứ. Điều không may là một số rủi ro lại có thể có
mức độ tổn thất lớn mà khả năng của quỹ không đủ để đền bù. Việc yêu cầu các thành viên của quỹ,

31
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
những người chỉ có các rủi ro tiêu chuẩn, phải chia sẻ rủi ro với những người có rủi ro cao là không
công bằng.

Vì thế, Nguyên tắc “có thể chấp nhận” của công ty bảo hiểm được đề ra để phản ánh một
thực tế là:

“Tổn thất đó phải là ngẫu nhiên (không biết trước). Những tổn thất được dự tính trước hoặc có
nguy cơ xảy ra cao hoặc cố tình để cho xảy ra thì không phù hợp để được bảo hiểm”.

Ví dụ không thể chấp nhận bảo hiểm nhân thọ cho người bị bệnh nan y, không thể cứu chữa.
Một số rủi ro khác cũng không thể được bù đắp đủ cho dù có tăng thêm mức phí đóng góp.

2.3.3. Rủi ro đó phải thuộc diện có thể được bảo hiểm

Những rủi ro này phải có thể được bảo hiểm theo cơ cấu kinh tế của quỹ bảo hiểm. Bảo
hiểm chỉ phục vụ cho những rủi ro mà chúng ta có thể gặp phải hàng ngày. Đối với những rủi ro có
thể được bảo hiểm thì chúng cũng phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện trước khi được chấp nhận bảo
hiểm:

1 • Tổn thất đó không được quá lớn. Khi nhiều người cùng chịu rủi ro lớn cùng 1 lúc thì 1
quỹ bảo hiểm thương mại không đủ khả năng để bù đắp cho những tổn thất này. Trong trường hợp
đó, Chính phủ thường chịu trách nhiệm đối với những rủi ro này.

2 • Khả năng xảy ra của tổn thất đó phải có thể đánh giá được. Ví dụ như số liệu thống kê cho
thấy trung bình trong 12 tháng thì có 2 trong số 1000 trong khu vực bị cháy. Vì thế công ty bảo
hiểm phải thu đủ số phí để bồi thường cho 2 căn nhà bị cháy đó mỗi năm và bù đắp chi phí quản lý
của toàn bộ danh mục đầu tư.

Có một số tổn thất nằm ngoài khả năng của quỹ bảo hiểm. Hai tổn thất thông thường bị loại
trừ khỏi phạm vi bảo hiểm là những tổn thất về tài sản do chiến tranh và ô nhiễm phóng xạ. Không
công ty bảo hiểm nào có đủ khả năng để bồi thường tổn thất rất lớn do sự phá hủy hàng loạt của
chiến tranh hoặc của vũ khí hạt nhân. Vì thế rủi ro về vũ khí hạt nhân bị loại trừ nhưng một số rủi
thương mại liên quan đến bức xạ thì vẫn được chấp nhận, ví dụ như việc sử dụng X-quang và chất
đồng vị hóa học.

Như vậy, bảo hiểm chỉ bồi thường cho những loại hình rủi ro mà chúng ta gặp phải hàng
ngày. Tuy nhiên rủi ro cũng phải đáp ứng được một số điều kiện thì mới được bảo hiểm.

Có một số điều kiện chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm, gồm có :

32
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
 Những tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên - những tổn thất được sắp đặt trước
hay có trong dự định sẻ không được bảo hiểm. Ví dụ như một người nào đó đang chịu một
căn bệnh nan y thì chắc chắn họ sẻ không nhận được bảo hiểm nhân thọ. Hệ thống bảo hiểm
sẻ không bồi thường cho những trường hợp như vậy

 Tổn thất này không được quá lớn. Khi cùng một lúc mọi người cùng phải chịu một
tổn thất nặng nề - ví dụ như tổn thất trong chiến tranh- số tiền đóng góp khó mà bù đắp đủ
cho các tổn thất. Trong những trường hợp này Chính phủ sẻ chịu trách nhiệm khắc phục
những rủi ro đó.

 Tổn thất đó không được đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, ví dụ như không thể bảo
hiểm cho tiền phạt và những hình phạt đã được quy định bởi pháp luật (về mặt nguyên tắc)

 Số lượng rủi ro phải đủ lớn (ví dụ như các ô tô, các toà nhà, các nhân mạng, v.v...) để
nguyên tắc số đông có thể áp dụng được. Theo thời gian, cần nghiên cứu để xác định con số
tổn thất/tổn thất của những sự kiện lớn. Điều đó giúp cho công ty bảo hiểm có thể tính toán
được lượng tiền bảo hiểm cần thiết để bù đắp cho tổn thất đó cũng như trang trải được chi phí
quản lý.

 Khả năng xảy ra rủi ro đó phải thuộc dạng có thể đánh giá được – Công ty bảo hiểm
phải đánh giá được xác suất xảy ra rủi ro đó. Ví dụ như số liệu thống kê đã chỉ ra rằng trong
12 tháng, ở một địa điểm đã xác định, có 2 trong số 1000 ngôi nhà sẻ có thể xảy ra hỏa hoạn.
Công ty bảo hiểm cần phải lựa chọn mức phí bảo hiểm phù hợp để có thể bồi thường cho 2
ngôi nhà đó mỗi năm.

 Tổn thất tài chính có thể được chấp nhận chi trả - điều duy nhất người được bảo
hiểm phải làm trong trường hợp này là chứng minh rằng mình bị tổn thất về tài chính – với
điều kiện loại tổn thất đó được nêu trong hợp đồng bào hiểm.

Đọc những tình huống được cho rồi trả lời các câu hỏi sau trong buổi thảo luận:

Tình huống 1

Theo các nhà địa chấn học (nhà khoa học nghiên cứu động đất), Nhật Bản nằm phía trên
một đường phay chính. Thành phố Minamisanriku, nằm tại vùng Đông Bắc nước Nhật, trung bình
phải hứng chịu 15 trận động đất nhỏ mỗi ngày.

- Liệu tài sản ở đây có thể được bảo hiểm đối với những tổn thất do động đất gây ra không? Tại
sao?

33
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Tình huống 2

Trong mùa mưa ở Singapore, một người được bảo hiểm muốn sửa lại mái nhà để mở rộng
căn nhà của mình. Công ty bảo hiểm được mời đến gia hạn hợp đồng trong thời gian căn nhà đó
đang được sửa chữa. Liệu rủi ro ấy có được bảo hiểm không ? Tại sao ?

2.3.4. Những rủi ro không thể bảo hiểm được

Như đã thảo luận ở phần trên, có một vài dạng của rủi ro không thể bảo hiểm được bởi vì:

1 Chúng đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, ví dụ như việc bảo hiểm cho những tài sản được
dùng cho mục đích bất hợp pháp hoặc việc bảo hiểm cho tiền phạt do vi phạm luật lệ giao thông,
hoặc việc bảo hiểm cho gian lận và lừa đảo.

2  Chúng là những rủi ro bảo trì. Ví dụ không thể bảo hiểm cho những hư hại của tài sản do bị
hao mòn, mối mọt, do bị oxi hóa hoặc do cọ rửa v.v...

Chúng nằm ngoài khả năng của các công ty bảo hiểm - hai loại trừ chính trong hợp đồng bảo
hiểm là các tổn thất do chiến tranh và do ô nhiễm phóng xạ. Các công ty bảo hiểm không có khả
năng chi trả cho những tổn thất lớn, trên bình diện rộng như chiến tranh, vũ khí hạt nhân, phóng xạ.
Vì vậy, rủi ro hạt nhân không được bảo hiểm nhưng đối với rủi ro từ bức xạ thì vẫn được bảo hiểm
– Ví dụ : Sử dụng tia X-quang và chất đồng vị phóng xạ.

 Chúng là những rủi ro không thể xác định số lượng – Ví dụ như những rủi ro mới nảy sinh
mà công ty bảo hiểm thiếu thông tin để đánh giá mức rủi ro và xác định mức phí bảo hiểm. Một ví
dụ gần đây là các cây trồng hoặc sinh vật biến đổi gen. Đây là các sản phẩm mà các công ty bảo
hiểm không thể ước lượng ảnh hưởng dài hạn của nó lên con người và cộng đồng.

Tình huống 3

Xác định lại những rủi ro nào sau đây không thể nhận được bảo hiểm : Giải thích lí do tại sao?

1. Một giám đốc công ty muốn bảo hiểm cho công ty mình đề phòng việc biển thủ công quỹ của bất
cứ nhân viên nào trong công ty.

2. Một người nông dân muốn bảo hiểm cho vụ mùa của mình không bị chim muông, chuột nhắt,
...và những động vật có hại khác tàn phá.

3. Một người muốn bảo hiểm cho ngôi nhà của mình đề phòng tổn thất có thể xảy ra khi dỡ nền nhà.

34
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
4. Một chủ nhà hàng đang định mở rộng kinh doanh bằng cách mở thêm một chi nhánh mới tại một
quốc gia đang bị đe dọa bởi nạn khủng bố. Anh ta muốn được bảo hiểm chống lại các hành vi
khủng bố có thể diễn ra.

2.4. PHÂN LOẠI BẢO HIỂM

Theo sự phát triển của kinh tế xã hội, bảo hiểm nhìn chung bao gồm 3 hệ thống:

- Hệ thống bảo hiểm xã hội đảm bảo cho người lao động và người làm công ăn lương các
khoản trợ cấp khi xảy ra các biến cố về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc nghỉ thai
sản (đối với nữ).

- Hệ thống bảo hiểm y tế đảm bảo chi trả về chi phí khám chữa bệnh của người tham gia bảo
hiểm y tế.

Hai loại hình bảo hiểm trên đây hầu hết được thực hiện bởi các tổ chức của chính phủ với mục
đích không kinh doanh.

- Hệ thống bảo hiểm thương mại (còn gọi là loại hình kinh doanh bảo hiểm) đảm bảo chi trả
cho các tổn thất về tài sản, trách nhiệm dân sự phát sinh và các tổn thất về con người do tai
nạn bất ngờ gây ra. Loại hình bảo hiểm thương mại thường được tiến hành bởi các công ty
kinh doanh bảo hiểm.

Trong phạm vi quyển sách này không bàn luận nhiều về hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế mà chủ yếu đề cập đến hoạt động của hệ thống bảo hiểm thương mại.

Trong loại hình bảo hiểm thương mại, có thể chia ra làm nhiều loại bảo hiểm khác nhau tùy
theo tiêu thức phân chia. Thông thường có các tiêu thức phân loại phổ biến sau đây:

+ Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm thương mại được chia ra làm ba loại: bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người (ngắn hạn và dài hạn)

+ Căn cứ vào tuổi thọ: bảo hiểm thương mại chia ra làm hai loại: bảo hiểm nhân thọ (bao gồm
bảo hiểm con người dài hạn) và bảo hiểm phi nhân thọ (bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người ngắn hạn)

+ Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm: bảo hiểm thương mại chia ra làm: bảo hiểm dựa vào kỹ thuật
dồn tích (áp dụng trong các loại hình bảo hiểm nhân thọ) và bảo hiểm dựa vào kỹ thuật phân bổ
(áp dụng trong các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ)

35
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
+ Căn cứ vào tính chất của số tiền bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm: bảo hiểm thương
mại được chia là làm hai loại là bảo hiểm có sô tiền chi trả theo nguyên tắc bồi thường và bảo hiểm
có số tiền chi trả theo nguyên tắc khoán.

Thông thường bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ có số tiền chi trả theo nguyên
tắc bồi thường, còn bảo hiểm nhân thọ có số tiền chi trả theo ngu6en tắc khoán. Vấn đề thế quyền
chỉ được xem xét khi áp dụng chi trả số tiền the nguyên tắc bồi thường.

+ Căn cứ vào phương thức quản lý: bảo hiểm thương mại có hai loại là bảo hiểm tự nguyện và
bảo hiểm bắt buộc.

2.5. QUI LUẬT SỐ ĐÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM


Qui luật số đông do nhà toán học người Pháp Pascal khởi xướng vào thế kỷ thứ 17. Và cần
nhớ rằng đây là qui luật của môn học toán xác suất và khi Qui luật số đông ra đời thì cơ sở khoa học
của bảo hiểm nhân thọ mới được chứng minh và bảo hiểm nhân thọ mới phát triển cho đến hôm
nay. Vậy nội dung qui luật này như thế nào và vận dụng qui luật này vào hoạt động của các công ty
bảo hiểm như thế nào, ta sẻ nghiên cứu chi tiết sau đây.

2.5.1. Nội dung qui luật số đông (Law of large)

Theo qui luật này nếu số lần thực hiện phép thử càng lớn thì kết quả thu được từ phép thử sẻ
tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét. Nhắc lại trò chơi tung đồng xu. Đồng xu
có 2 mặt: sấp hoặc ngữa, khả năng xuất hiện mỗi mặt là 50%, đây là xác suất lý thuyết (chưa tung
đồng xu nhưng ta biết rằng khả năng xuất hiện mặt sấp hay ngữa đều là 50%). Nếu tiến hành tung
đồng xu 10 lần và lập lại 5 lần, kết quả ghi nhận như sau:

Bảng 2.1. Kết quả tung đồng xu (số lần tung 10 lần)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5


Ngữa 4 1 3 7 8
Sắp 6 9 7 3 2
% xuất hiện
40% 10% 30% 70% 80%
mặt ngữa
Ta thấy xác suất xuất hiện mặt ngữa dao động trong biên độ từ 10% đến 80%, đây là xác
suất thực nghiệm và xác suất này sai biệt so với xác suất lý thuyết (50%) rất lớn vì số lần thực hiện
phép thử ít.

36
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Nếu ta tung đồng xu nhiều lần hơn, giả sử 100 lần, 1000 lần thì kết quả như thế nào?

Bảng 2.2. Kết quả tung đồng xu (Số lần tung 100 lần)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5


Ngữa 45 57 50 56 42
Sắp 55 43 50 44 58
% xuất hiện
45% 57% 50% 56% 42%
mặt ngữa

Bảng 2.3. Kết quả tung đồng xu (Số lần tung 1000 lần)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5


Ngữa 512 482 518 491 492
Sắp 488 518 482 509 508
% xuất hiện
51,2% 48,2% 51,8% 49,1% 49,2%
mặt ngữa

Số liệu trong bảng 2.2. và 2.3. trên cho thấy rằng xác suất xuất hiện mặt ngữa tiến dần về xác suất
biết trước (còn gọi là xác suất lý thuyết) là 50%

Như vậy, nếu chúng ta thực hiện một nghiên cứu trên số đông đủ lớn thì kết quả thu được từ
nghiên cứu so với thực tế diễn ra sẻ đáng tin cậy vì xác suất thực nghiệm (qua nghiên cứu thực tế)
và xác suất lý thuyết (theo qui luật vận động bản chất của đối tượng nghiên cứu) sẻ tiến dần về với
nhau.

Vấn đề tiếp theo là Qui luật số đông này có ý nghĩa như thế nào và tại sao Qui luật số đông
lại là qui luật cơ bản trong hoạt động của bảo hiểm. Ta sẻ trả lời cầu hỏi này qua ví dụ sau đây.
Trong bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm để xác định được phí bảo hiểm phải thu của người
tham gia thì công ty bảo hiểm cần phải dự báo được số người sống hoặc số người tử vong trong
tương lai. Giữa xác suất dự báo và xác suất thực tế trong tương lai chắc chắn sẻ có sự sai biệt nhưng
sai biệt này sẻ thấp nhất nếu công ty bảo hiểm nhân thọ bán được sản phẩm bảo hiểm trên số đông
người càng lớn càng tốt. Lúc này số phí mà công ty bảo hiểm đã thu sẻ chắc chắn đủ chi trả khi có
sự kiện sống hay tử vong xảy ra. Nếu công ty bảo hiểm bán các sán phẩm bảo hiểm của mình qua số
đông không đủ lớn thì chắc chắn sai biệt giữa xác suất sống hay tử vong dự báo với xác suất sống
hay tử vong thực tế sẻ rất lớn, lúc này công ty bảo hiểm sẻ không có đủ tiền để chi trả.

37
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Vậy làm thế nào để dự báo xác suất sống hay tử vong là bao nhiêu? Câu trả lời là công ty
bảo hiểm cần tiến hành thống kê một cách chính xác và khoa học bằng cách dựa vào thống kê dân
số trong một thời kỳ nhất định và sau đó sẻ tiến hành điều chỉnh một cách thận trọng. Trên đây
chúng ta được giới thiệu một cách khái quát về cách xác định phí bảo hiểm nhân thọ. Để tìm hiểu
chuyên sâu hơn ta cần đọc thêm các tài liệu về định phí sản phẩm bảo hiểm hoặc tìm hiểu tiếp nội
dung trong phần 2 của quyển sách này.

Vấn đề còn lại là các công ty bảo hiểm cần làm thế nào để tập hợp được số đông những
người tham gia bảo hiểm. Để đảm bảo điều này các công ty bảo hiểm cần phải tuân thủ hai nguyên
tắc không kém phần quan trọng trong quá trình hoạt động của mình đó là nguyên tắc dàn trãi và
nguyên tắc phân chia.

2.5.2. Hệ quả của qui luật số đông

Nguyên tắc dàn trãi

Nguyên tắc này chính là thực hiện việc "không đề trứng trong cùng một giỏ". Thử đặt trường
hợp, một công ty bảo hiểm chỉ chuyên đảm bảo rủi ro hỏa hoạn ở khu nhà ở của người lao động
cũng như nếu công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo rủi ro lũ lụt ở đồng bằng Nam bộ thì điều gì sẻ xảy ra.
Chắn chắn phí bảo hiểm thu được sẻ không đủ để bồi thường thi tổn thất xảy ra. Từ đây cho thấy
các công ty bảo hiểm cần phải dàn trãi các rủi ro bao hiểm về mặt không gian, nghĩa là các công ty
bảo hiểm không nên co cụm hoạt động hoặc chỉ triển khai một loại hình bảo hiểm tại một phạm vi
nhỏ hẹp mà nên phát triển phạm vi hoạt động càng rộng càng tốt. Đồng thời, các công ty bảo hiểm
phải tránh ký kết các hợp đồng bảo hiểm với tất cả các người được bảo hiểm trong cùng một thời
điểm, điều này chính là dàn trãi rủi ro về thời gian.

Nguyên tắc phân chia

Nguyên tắc này yêu cầu các công ty bảo hiểm nên tránh ký kết các hợp đồng bảo hiểm cho các
rủi ro có giá trị quá lớn, đặc biệt là những rủi ro có trị giá vượt quá khả năng tài chính của từng
công ty bảo hiểm. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm vẫn có thể chấp nhận đảm bảo một phần những
rủi ro có trị giá lớn bằng cách sử dụng các kỷ thuật phân chia phổ biến trong bảo hiểm, đó là đồng
bảo hiểm và tái bảo hiểm.

Đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều người bảo hiểm
với nhau qua sơ đồ sau:

38
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Mỗi công ty đồng bảo hiểm đảm bảo một tỷ lệ phần trăm của rủi ro cao hay thấp tùy thuộc vào
khả năng tài chính và thỏa thuận của tất cả các công ty đồng bảo hiểm và tỷ lệ này la cơ sở để phân
chia phí bảo hiểm và phân chia số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra.

Tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó môt công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc hay công ty
nhượng tái bảo hiểm) chuyển cho một công ty bảo hiểm khác (công ty nhận tái bảo hiểm) một
phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo thể hiện qua sơ đồ sau:

Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết công ty bảo hiểm gốc ban đầu và khi tổn thất
xảy ra, người được bảo hiểm sẻ tiến hành đòi bồi thường đối với công ty bảo hiểm gốc và công ty
bảo hiểm gốc sau khi đã bồi thường cho người được bảo hiểm sẻ tiến hành đòi lại từ công ty nhận
tái bảo hiểm.

Tại sao phải tiến hành tái bảo hiểm?


39
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Một công ty bảo hiểm được thành lập với số vốn nhất định, do vậy khả năng nhận bảo hiểm cho
một rủi ro và giữ lại toàn bộ rủi ro đó bị giới hạn trong phạm vi số vốn này. Song trong quá trình
kinh doanh, công ty bảo hiểm có thể nhận được những yêu cầu cấp đơn bảo hiểm với số tiền bảo
hiểm vượt quá khả năng của mình trong việc đền bù khi rủi ro xãy ra. Để có thể đảm bảo cho những
rủi ro lớn như vậy và cung cấp được mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, cần thiết phải tiến hành
tái bảo hiểm cho những phần trị giá vượt quá mức giữ lại cho một hoặc nhiều công ty bảo hiểm hay
tái bảo hiểm khác trên thị trường. Nếu không có tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm gốc sẻ gặp khó
khăn nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Như vậy có thể xem xét sự cần thiết của tái bảo hiểm qua các lý do sau :

- An toàn: một trong những lý do để mua bảo hiểm là người được bảo hiểm muốn giảm bớt lo
âu về sự không chắc chắn của tổn thất. Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm. Công ty bảo hiểm cũng
tìm kiếm sự an toàn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc tái bảo hiểm.

- Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường: công ty bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến động trong
các khoản chi bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm.

- Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: công ty bảo hiểm có thể có giới hạn về tài chính đối
với mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Vì vậy dịch vụ có thể bị từ chối hay chỉ được chấp nhận
một phần. Bằng cách tái bảo hiểm công ty bảo hiểm gốc có khả năng tăng năng lực của họ để chấp
nhận dịch vụ.

- Lợi ích “vĩ mô” : một lợi ích cuối cùng, ngoài lý do tái bảo hiểm là chi phí rủi ro được dàn
trải trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới. Rất nhiều các công ty tái bảo hiểm hàng đầu ở các nước
như : Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh. Bằng việc tái bảo hiểm cho các công ty này và một
số công ty khác, rủi ro không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một quốc gia được san
sẻ trên toàn thế giới.

Có các loại tái bảo hiểm nào?

Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân làm ba
loại:

- Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý

- Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc

- Tái bảo hiểm dự ước hay mở sẳn

Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý:

40
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng là một
loại hợp đồng tái bảo hiểm ra đời đầu tiên trong lịch sử tái bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời có những đặc điểm sau:

- Mỗi rủi ro phát sinh muốn được các công ty nhận tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành
một lần thương lượng và như vậy làm phát sinh chi phí lớn.

- Điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm không nhất thiết thống nhất với điều khoản hợp đồng
gốc. Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm có thể không trùng với
trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm gốc. Điều này sẻ dẩn đến bất lợi cho người bảo hiểm gốc vì nếu
rủi ro xảy ra nằm ngoài thời gian có hiệu lực của hợp đồng tái bảo hiểm thì người bảo hiểm gốc
phải gánh chịu toàn bộ tổn thất.

- Cả công ty nhận tái bảo hiểm và công ty nhượng tái bảo hiểm đều có quyền tự do lựa
chọn: nhượng hay không nhượng, nhận hay không nhận rủi ro. Hoàn toàn không có sự bắt buộc
nhượng hoặc bắt buộc nhận đối với người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm. Vì thế công ty
nhận tái bảo hiểm có điều kiện để ngiên cứu kỹ và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ trước khi quyết định
chấp nhận hay từ chối rủi ro được đề nghị. Trong khi đó về phía công ty bảo hiểm gốc hoàn toàn bất
lợi khi nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng này, nhiều khi còn bị các công ty nhân tái bảo hiểm ép
phí.

Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc:

Theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho toàn bộ
tổng lượng rủi ro được bắt đầu áp dụng rộng rãi. Đó là tái bảo hiểm bắt buộc hay còn gọi là tái bảo
hiểm cố định. Trên thực tế, chỉ khi nào trách nhiệm vượt ra ngoài hợp đồng tái bảo hiểm cố định,
người ta mới thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời.

Tính chất của hợp đồng tái bảo hiểm cố định không cho phép công ty nhượng tái bảo hiểm và
công ty nhận tái bảo hiểm lựa chọn rủi ro.

Hợp đồng tái bảo hiểm cố định mang những đặc điểm sau:

- Có tính chất bắt buộc đối với cả bên nhượng tái bảo hiểm và bên nhận tái bảo hiểm. Khi
phát sinh các dịch vụ qui định, bắt buộc công ty nhượng tái bảo hiểm phải có nghĩa vụ chuyển
nhượng, đồng thời các dịch vụ công ty chuyển nhượng giao đều bắt buộc công ty nhận tái bảo hiểm
có trách nhiệm phải nhận, không được phép từ chối.

41
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Mang tính chất toàn diện, bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ. Mọi nghiệp vụ công ty
nhượng tái bảo hiểm nhận bảo hiểm trực tiếp từ những người tham gia bảo hiểm đều có thể thu xếp
chào tái bằng một hợp đồng tái bảo hiểm cố định.

- Hợp đồng mang tính chất lâu dài, thời hạn có thể là một năm hoặc là vô hạn định.

- Khi xét thấy có vấn đề nghi vấn, không còn tiếp tục được nữa thì cả hai bên đều có
quyền từ bỏ hợp đồng nhưng phải được thông báo trước ít nhất là 30 ngày.

Tái bảo hiểm mở sẳn hay dự ước

Đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời với tái bảo hiểm cố định. Hợp đồng
tái bảo hiểm loại này mang những đặc điểm sau:

- Công ty nhượng tái bảo hiểm có quyền tự do lựa chọn, tùy ý tái bảo hiểm theo phương
thức nào nhưng công ty nhận tái bảo hiểm bắt buộc nhận mọi dịch vụ mà công ty nhượng tái bảo
hiểm chuyển giao.

- Tái bảo hiểm mở sẳn không được áp dụng cho mọi nghiệp vụ công ty nhượng nhận bảo
hiểm mà chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ đặc biệt.

- Kỳ hạn của hợp đồng tái bảo hiểm mở sẳn không nhất thiết phải trùng với kỳ hạn của
hợp đồng bảo hiểm gốc.

Các phương thức tái bảo hiểm

Để tiến hành phân tán rủi ro, các công ty bảo hiểm đã vận dụng nhiều phương thức tái bảo hiểm
khác nhau. Có thể chia ra làm hai phương thức tái bảo hiểm khác nhau căn cứ vào việc phân chia
quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tái bảo hiểm, hai phương thức đó là: tái bảo hiểm
tỷ lệ và tái bảo hiểm không tỷ lệ.

Tái bảo hiểm tỷ lệ:

Tái bảo hiểm tỷ lệ là tái bảo hiểm thực hiện việc phân chia rủi ro theo tỷ lệ trên số tiền bảo
hiểm. Người nhận tái bảo hiểm chấp nhận đảm bảo một tỷ lệ phần trăm xác định trên mỗi rủi ro tính
theo số tiền bảo hiểm, nhận phí bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cũng theo tỷ lệ phần trăm
này. Dựa vào thời gian và cách thức xác định tỷ lệ phần trăm của mỗi bên, phương thức tái bảo
hiểm tỷ lệ được chia ra làm hai loại:

 Tái bảo hiểm số thành: Phương thức tái bảo hiểm số thành là phương thức tái bảo hiểm mà
mọi quan hệ giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm đều được phân chia
theo tỷ lệ phần trăm cố định, tỷ lệ phần trăm này được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng. Việc
42
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
phân bổ phí và trách nhiệm bồi thường (nếu có) giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận
tái bảo hiểm đều dựa vào tỷ lệ phần trăm mà hai bên đã thỏa thuận.

Ví dụ: Công ty bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình
bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau:

- Người nhượng giữ lại 35%

- Người nhận chịu trách nhiệm 65%

Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm (STBH), phí bảo hiểm
gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:
Đơn vị tính: USD
Hợp đồng gốc STBH Phí bảo hiểm gốc Thiệt hại
1 10.000.000 15.000 8.000.000
2 8.000.000 12.000 4.000.000
3 7.000.000 10.500 3.200.000
4 4.000.000 6.000 2.500.000
5 1.700.000 2.550 500.000

- Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm:


Phân chia giữa
Hợp đồng STBH
Người nhượng tái Người nhận tái
gốc (1.000 USD)
Tỷ lệ 35% Số tiền Tỷ lệ 65% Số tiền
1 10.000 35% x 10.000 3.500 65% x 10.000 6.500
2 8.000 35% x 8.000 2.800 65% x 8.000 5.200
3 7.000 35% x 7.000 2.450 65% x 7.000 4.550
4 4.000 35% x 4.000 1.400 65% x 4.000 2.600
5 1.700 35% x 1.700 595 65% x 1.700 1.105

43
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

- Phân chia phí bảo hiểm gốc và số tiền bồi thường:


Đơn vị tính: USD
Phân chia phí bảo hiểm Phân bổ số tiền bồi thường
Hợp đồng
Người Người Người Người
gốc
nhượng tái 35% nhận tái 65% nhượng tái 35% nhận tái 65%
1 5.250 9.750 2.800.000 5.200.000
2 4.200 7.800 1.400.000 2.600.000
3 3.675 6.825 1.120.000 2.080.000
4 2.100 3.900 875.000 1.625.000
5 892,5 1.657,5 175.000 325.000

 Tái bảo hiểm thặng dư: Theo phương thức tái bảo hiểm này trước hết công ty nhượng tái
bảo hiểm xác định cho mình một số tiền giữ lại nhất định, ngoài số tiền giữ lại đối với mỗi đơn vị
rủi ro, phần vượt quá sẻ được chuyển giao cho các công ty nhận tái bảo hiểm. Trách nhiệm bồi
thường của các bên được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền của mỗi bên gánh chịu trên tổng
trách nhiệm trong hợp đồng. Trách nhiệm của mỗi công ty nhận tái bảo hiểm được xác định theo
bội số lần mức giữ lại của công ty nhượng tái bảo hiểm.

Ví dụ: Công ty bảo hiểm Y trong năm nghiệp vụ n bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình
bằng một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư) được xác định như sau:

- Mức giữ lại đối với:

+ A – Rủi ro thông thường: 1.000.000 UM

+ B – Rủi ro công nghiệp: 500.000 UM

+ C – Rủi ro thương nghiệp: 800.000 UM

- Trách nhiệm của người nhận tái: * Hợp đồng dôi ra thứ nhất: 15 lần

* Hợp đồng dôi ra thứ hai: 20 lần

- Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số
tiền bồi thường như sau:

44
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Đơn vị; 1.000 USD
Số hợp đồng gốc Loại rủi ro STBH Phí gốc Trị giá thiệt hại
1 A 16.000 16 5.000
2 C 10.000 30 8.000
3 A 800 0,8 600
4 B 18.000 90 13.000
5 C 4.000 12 -
6 B 7.000 35 2.000

- Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm:


Đơn vị tính: 1.000 USD
Hợp Loại Phân chia
Số tiền Người nhượng Mức dôi thứ 1 Mức dôi thứ 2
đồng rủi
bảo hiểm Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
gốc ro
1 A 16.000 1.000 1/16 15.000 15/16 - -
2 C 10.000 800 0,8/10 9.200 9,2/10 - -
3 A 800 800 1/1 - - - -
4 B 18.000 500 0,5/18 7.500 7,5/18 10.000 10/18
5 C 4.000 800 1/5 3.200 4/5 - -
6 B 7.000 500 0,5/7 6.500 6,5/7 - -
- Phân chia phí bảo hiểm:
Đơn vị tính: USD
Phân chia
Hợp đồng Phí bảo
Loại rủi ro Người Mức dôi Mức dôi
gốc hiểm
nhượng thứ 1 thứ 2
1 A 16.000 1.000 15.000 -
2 C 30.000 2.400 27.600 -
3 A 800 800 - -
4 B 90.000 2.500 37.500 50.000
5 C 12.000 2.400 9.600 -
6 B 35.000 2.500 32.500 -

45
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

- Phân chia số tiền bồi thường:


Đơn vị tính: 1.000 USD

Thiệt hại Phân chia


Hợp đồng Loại rủi
phải bồi Người Mức dôi Mức dôi
gốc ro
thường nhượng thứ 1 thứ 2
1 A 5.000 312,5 4.687,5 -
2 C 8.000 640 7.360 -
3 A 600 600 - -
4 B 13.000 361 5.417 7.222
5 C - - - -
6 B 2.000 143 1.857 -

Taí bảo hiểm không tỷ lệ:

Phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà việc phân chia trách
nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm được dựa trên cơ sở số tiền
bồi thường tổn thất. Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể:

- Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất

- Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất

 Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất: Theo phương thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng tái
bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định. Phần thiệt hại vượt quá số tiền bồi
thường giữ lại đó công ty nhượng sẻ chuyển cho các công ty nhận tái bảo hiểm.

Ví dụ: Công ty nhượng tái bảo hiểm xác định số tiền bồi thường giữ lại là 300.000 USD. Nếu tổn
thất xảy ra nhỏ hơn hoặc bằng 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm bồi thường toàn bộ.
Nếu tổn thất xảy ra lớn hơn 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẻ bồi thường 300.000
USD, còn công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồi thường chịu bồi thường phần vượt quá 300.000
USD.

Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm
giống như việc phân chia trách nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở chổ tái
bảo hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm, còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa vào số tiền
bồi thường.

46
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Trách nhiệm của công ty nhận tái bảo hiểm được xếp theo các lớp. Công ty nhận tái bảo hiểm
nhận bảo hiểm lớp nào thì khi tổn thất xảy ra sẻ bồi thường theo lớp đó.

 Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất:

Theo phương thức tái bảo hiểm này công ty nhượng tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng tái bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường
nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bồi thường nhất định. Phần tỷ lệ bồi thường thực tế vượt quá tỷ lệ bồi
thường giữ lại được công ty nhượng tái bảo hiểm chuyển giao cho các công ty nhận tái bảo hiểm.

Những công ty nhận tái bảo hiểm theo phương thức này không phải chịu trách nhiệm bồi
thường đến một tỷ lệ vô hạn. Mà tùy theo khả năng thực tế, công ty nhận tái bảo hiểm có thể nhận
bồi thường trong khoảng tỷ lệ phần trăm nhất định. Khi xảy ra tổn thất sẻ phải bồi thường theo tỷ lệ
nhận tái này. Trong đó tỷ lệ bồi thường được xác định:

Số tiền bồi thường


Tỷ lệ tổn thất = x 100%
Phí thu

Ví dụ: Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất như sau:

Công ty nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn thất
vượt quá 60% được tái bảo hiểm cho công ty bảo hiểm khác. Công ty nhận tái bảo hiểm khống chế
trách nhiệm nhận trong khoảng từ 60% - 150%. Với hợp đồng trên, giả sử có hai trường hợp tổn
thất xảy ra:

- Tỷ lệ tổn thất là 90%

- Tỷ lệ tổn thất là 160%

Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm được
tiến hành như sau:

1. Tỷ lệ tổn thất 90%, khi đó:

+ Công ty nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%

+ Công ty nhận tái bảo hiểm bồi thường 30%

2. Tỷ lệ bồi thường 160%, khi đó:

+ Công ty nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%

+ Công ty nhận tái bảo hiểm bồi thường 150% - 60% = 90%
47
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
+ Phần còn lại: 160% - 150% = 10% công ty nhượng tái bảo hiểm chịu trách nhiệm gánh
chịu.

Phí bảo hiểm trả cho công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất thường được tính dựa
trên cơ sở số liệu thống kê tình hình tổn thất trong 10 năm trước đó để tính ra tỷ lệ tổn thất bình
quân một năm, cộng thêm hệ số an toàn và những chi phí liên quan đến hợp đồng để công ty nhận
tái bảo hiểm không bị lỗ.

2.6. KẾT LUẬN

Khái niệm bảo hiểm được bắt nguồn từ hình thức tự giúp đỡ trong quá khứ khi mà con
người tập hợp cùng nhau để cùng nỗ lực bảo vệ chính họ từ những tổn thất tài chính và các loại tổn
thất khác. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm mà chúng ta biết đến ngày nay đã phát triển từ thế kỷ
13. Công ty bảo hiểm là người nhân danh những người tham gia hợp đồng để quản lý quỹ bảo hiểm
và tìm cách mang lại lợi nhuận cho những người đầu tư vào quỹ.

Có một số loại rủi ro mà phạm vi tổn thất của chúng khiến cho chúng không thể được bảo
hiểm bởi các quỹ bảo hiểm thương mại, chỉ có chính phủ mới đủ khả năng bồi thường cho những lại
rủi ro này, ví dụ như rủi ro chiến tranh.

Có một số nguyên tắc cơ bản để rủi ro được bảo hiểm như sau:

1 • Cần có đủ số lượng những rủi ro được bảo hiểm để cho quỹ bảo hiểm chung có thể tồn tại
được.

2 • Các thành viên của quỹ bảo hiểm chung cần có những rủi ro có thể được bảo hiểm

3 • Những rủi ro mà những thành viên này gặp phải mang tính bất ngờ và phải thuộc các loại
rủi ro được thiết kế trong quỹ bảo hiểm chung này.

4 •Tổn thất đó không vượt quá khả năng của quỹ bảo hiểm

•Xác suất xảy ra rủi ro đó có thể đánh giá được.

48
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm

You might also like