Lithuyet Chuong 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

LÍ THUYẾT CHƯƠNG 2

Câu 1: Chọn câu đúng. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương. B. các ion âm.
C. các hạt tải điện. D. các electron.
Câu 2: Dòng điện không đổi là
A. dòng điện có chiều không đổi.
B. dòng điện có chiều và độ lớn không đổi.
C. dòng điện có độ lớn không đổi.
D. dòng điện có điện trở của mạch không thay đổi.
Câu 3: Điều kiện để có dòng điện là
A. phải có nguồn điện. B. phải có vật dẫn điện.
C. phải có hiệu điện thế.
D. phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
Câu 4: Dòng điện là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. dòng chuyển dời của electron.
D. dòng chuyển dời của ion dương.
Câu 5: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương. B. các ion âm.
C. các electron. D. các nguyên tử.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về dòng điện là không đúng ?
A. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không đổi.
Câu 7: Chọn câu đúng ? Tác dụng đặc trưng của dòng điện là
A. tác dụng nhiệt. B. tác dụng hóa học.
C. tác dụng từ. D. tác dụng phát sáng.
Câu 8: Đơn vị nào không phải là đợn vị của suất điện động ?
A. V. B. J/C. C. Nm/C. D. N/C.
Câu 9: Trong một mạch điện kín với nguồn điện hóa học thì dòng điện là
A. dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ dòng điện giảm dần.
B. dòng điện không đổi. C. dòng điện xoay chiều.
D. dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ tăng giảm luân phiên.
Câu 10: Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?
A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô.
B. Trong mạch điện kín của đèn pin.
C. Trong mạch điện kín thắp sáng với nguồn điện là ăcquy.
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn là pin mặt trời.
Câu 11: Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?
q2 q
A. I  . B. I = qt. C. I = q2t. D. I 
t t
Câu 12: Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách
A. sinh ra eletron ở cực âm. B. sinh ra eletron ở cực dương.
C. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion về các cực của nguồn.
D. làm biến mất eletron ở cực dương.
Câu 13: Trong nguồn điện hóa học có sự chuyển hóa
A. từ nội năng thành điện năng. B. từ cơ năng thành điện năng.
C. từ hóa năng thành điện năng.
D. từ quang năng thành điện năng.
Câu 14: Suất điện động của một nguồn điện được đo bằng
A. Lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một đơn vị thời gian.
B. Công của lực lạ thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. Công của ực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường.
D. Điện lượng lớn nhất mà nguồn điện đó có thể cung cấp khi phát điện.
Câu 15: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
D. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
Câu 16: Khi thực hiện công trong nguồn điện .Thì lực “lạ” đã làm di chuyển
A. Các điện tích dương chuyển động cùng chiều điện trường ngoài.
B. Các điện tích dương chuyển đông ngược chiều điện trường ngoài.
C. Các điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường ngoài.
D. Các điện tích âm không di chuyển, chỉ có điện tích dương di chuyển trong điện trường.
Câu 17: Chọn phát biểu sai.
A. Bên trong nguồn, khi có dòng điện các electron dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. Bên trong nguồn, khi có dòng điện các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. Nguồn điện là cơ cấu tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
D. Suất điện động của nguồn tỉ lệ với công lực lạ dịch chuyển điện tích trong nguồn.
Câu 18: Cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện gọi là:
A. Hiệu điện thế điện hoá. B. Suất điện động.
C. Nguồn điện. D. Hiệu điện thế.
Câu 19: Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ năng lượng nào thành điện năng?
A. Từ thế năng đàn hồi. B. Từ nhiệt năng.
C. Từ cơ năng. D. Từ hóa năng.
Câu 20: Bên trong nguồn điện (mạch trong) lực lạ có tác dụng làm dịch chuyển
A. các điện tích dương từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
B. các điện tích âm từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
C. các điện tích dương theo chiều điện trường.
D. các điện tích âm ngược chiều điện trường.
Câu 21: Chọn câu sai.
A. Lực lạ chỉ có thể là lực hóa học
B. Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của lực lạ bên trong nguồn điện.
C. Sự tích điện ở hai cực khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do lực lạ thực hiện công làm dịch chuyển các điện
tích.
D. Lực lạ có bản chất khác với lực tĩnh điện.
Câu 22: Gọi E là suất điện động của nguồn điện, A là công của nguồn điện, q là độ lớn điện tích. Mối liên hệ giữa
ba đại lượng trên được diễn tả bởi công thức nào sau đây ?
A. Eq = A B. q = A.E C. E = q.A D. A = q2.E
Câu 23: Trong các đại lượng sau, đại lượng đặc trưng cho nguồn điện là
A. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
B. Cường độ dòng điện và suất điện động.
C. Suất điện động và điện trở trong.
D. Hiệu điện thế và điện trở trong.
Câu 24: Chọn câu đúng.Điện năng tiêu thụ được đo bằng:
A. vôn kế. B. công tơ điện. C. ampe kế D. tĩnh điện kế.
Câu 25: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
A. Jun (J). B. Niutơn (N).
C. Kilôoat giờ (kWh). D. Số đếm của công tơ điện.
Câu 26: Công suất điện được đo bằn đơn vị nào sau đây ?
A. Jun (J). B. Oát (W). C. Niutơn (N). D. Culông (C).
Câu 27: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt
động
A. Bóng đèn dây tóc. B. Quạt điện.
C. Ấm điện. D. Acquy đang được nạp điện.
Câu 28: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng. B. Năng lượng ánh sáng.
C. Hoá năng. D. Nhiệt năng.
Câu 29: Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.
Câu 30: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng ? A. Ws B. W/s C. kWh
D. Wh.
Câu 31: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với
A. cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
B. bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn vào với thời gian dòng điện chạy qua.
C. bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở
của dây dẫn.
D. hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 32: Công suất của nguồn điện được xác định bằng:
A. lượng điện tích chạy qua mạch trong một giây.
B. công mà lực lạ thực hiện trong một giây.
C. lượng điện tích chạy qua nguồn trong một giây.
D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một
giây.
Câu 33: Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho
A. tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó. B. nhiệt lượng vật dẫn tỏa ra.
C. sự hao phí điện năng của vật dẫn.
D. thời gian tỏa nhiệt của vật dẫn.
Câu 34: Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Hiệu điện thế ở 2 đầu vật dẫn. B. Điện trở của vật dẫn.
C. Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. Thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn.
Câu 35: Có một hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở R thì có dòng điện I chạy qua. Công suất tỏa nhiệt trên
điện trở R không thể tính bằng
A. P = U2/R. B. P = RI2 C. P = U.I D. P = U.I2
Câu 36: Tổ hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây không tương đương với đơn vị công suất trong hệ SI ?
A. V. A B. J/s C. .A2 D. 2/V
Câu 37: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện
của mạch A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
Câu 38: Suất điện động được đo bằng đơn bị nào sau đây?
A. Héc (Hz). B. Vôn (V). C. Ampe (A). D. Culông (C).
Câu 39: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = E .It. B. A = UIt. C. A = E I. D. A = UI.
Câu 40: Dòng điện có cường độ I lần lượt đi qua nguồn có suất điện động E, đoạn mạch có hiệu điện thế U, điện trở
R trong thời gian t. Chọn biểu thức sai.
A. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở : Pn = RI2.
B. Điện năng tiêu thụ trên một đoạn mạch : A = UIt.
C. Công của nguồn điện : Ang = EIt.
D. Công suất của nguồn điện : Png = EIt.
Câu 41: Cho dòng điện có cường độ I chạy qua một vật dẫn có điện trở R trong thời gian t. Nếu tăng cường độ dòng
điện chạy qua vật dẫn lên 2 lần và giảm điện trở của vật dẫn đó 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn sẽ
A. tăng 8 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 42: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong toàn mạch tỉ lệ nghịch với :
A. suất điện động của nguồn. B. điện trở trong của nguồn.
C. điện trở ngoài của mạch. D. điện trở toàn phần của mạch.
Câu 43: Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch
ngoài ?
A. UN không phụ thuộc vào RN. B. UN tăng khi RN giảm.
C. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 đến vô cùng.
D. UN tăng khi RN tăng.
Câu 44: Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức
A. UN  Ir B. UN  E  Ir C. UN  I  R N  r  D. UN  E  Ir
Câu 45: Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài tăng hai lần thì cường độ dòng điện trong
mạch chính:
A. giảm hai lần. B. tăng hai lần.
C. không đổi. D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 46: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong
mạch:
A. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
C. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
D. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
Câu 47: Chọn câu đúng. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch
ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
D. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
Câu 48: Chọn câu sai. Mắc điện trở R vào hai cực của một nguồn điện thì hiệu suất nguồn điện được tính bằng tỉ số
giữa
A. hiệu điện thế hai đầu nguồn và suất điện động của nguồn.
B. điện trở mạch ngoài và điện trở toàn mạch.
C. công suất tiêu thụ mạch ngoài và công suất tiêu thụ toàn mạch.
D. công suất tiêu thụ của nguồn và công suất tiêu thụ toàn mạch.
Câu 49: Điền vào chổ trống cho phù hợp. Trong thực hành đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện, đồ
thị U = f(I) có dạng một ............ chứng tỏ khi I tăng thì U..........phù hợp với định luật Ôm
A. Đường thẳng- tăng. B. Đường parabol – giảm.
C. Đường parabol – tăng. D. Đường thẳng - giảm.
Câu 50: Một nguồn điện được nối với mạch ngoài, độ giảm thế bên trong nguồn tỉ lệ với:
A. điện trở tương đương của mạch ngoài.
B. suất điện động của nguồn.
C. cường độ dòng điện trong mạch.
D. công suất tiêu hao trên mạch ngoài
Câu 51: Chọn câu sai. Khi một nguồn bị đoản mạch thì
A. dòng điện qua nguồn có giá trị cực đại.
B. dòng điện khi đoản mạch bằng không.
C. điện trở mạch ngoài bằng không.
D. dòng điện khi đoản mạch có giá trị cực đại.
Câu 52: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. mắc cầu chì cho một mạch điện kín.
B. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
C. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.
D. nối hai cực của nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở nhỏ.
Câu 53: Một nguồn điện có điện trở trong r và suất điện động E được mắc nối tiếp với mạch ngoài có điện trở
tương đương là R. Nếu R = r thì
A. dòng điện trong mạch có giá trị cực tiểu.
B. dòng điện trong mạch có giá trị cực đại.
C. công suất tiêu hao trên mạch ngoài cực tiểu.
D. công suất tiêu hao trên mạch ngoài cực đại.
Câu 54: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và một biến trở R. Điều chỉnh R,
khi R = R1 hoặc R = R2 thì công suất tiêu thụ của mạch ngoài có giá trị bằng nhau và bằng P . Hệ thức nào sau đây
đúng ?
A. R1 + R2 = 2r. B. R1 + R2 = E 2/ P
C. R1 + R2 = E 2/ P + 2r. D. R1.R2 = r2
Câu 55: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài là một biến trở
R. Khi R = R1 hoặc R = R2 thì công suất mạch ngoài có giá trị bằng nhau và bằng P. Hệ thức nào sau đây đúng ?
A. R1 + R2 = E 2/P + 2r. B. R1 + R2 = E 2/P - 2r
C. R1 + R2 = E 2/P - r2 D. R1 + R2 = E 2/P + r2

You might also like