Bai Giang GAP - Chuong 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

QUY PHẠM THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

MỤC TIÊU MÔN HỌC

• Về kiến thức: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể:
+ Nắm vững các nội dung tiêu chuẩn và phương thức thực hiện của
các tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên thế
giới và ở Việt Nam;
+ Có khả năng lựa chọn và xây dựng quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 1


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

MỤC TIÊU MÔN HỌC

•Về kỹ năng: Sinh viên có thể:


+ Độc lập đánh giá các bước trong quy trình xây dựng hệ thống
quản lý thực hành sản xuất nông nghiệp cho các sản phẩm nông sản;
+ Có thể phối hợp tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt;
+ Có khả năng thiết lập, tổ chức thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) cho các nhóm sản phẩm cây trồng, vật nuôi.

MỤC TIÊU MÔN HỌC

• Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:


+ Liên tục tự cập nhật các tiêu chuẩn mới về quy phạm thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt trên thế giới và ở Việt Nam, các kỹ thuật mới
trong sản xuất nông nghiệp để thiết lập quy trình sản xuất phù hợp;
+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, tự tin, tự
chủ, nghiêm túc, chính xác, trung thực trong công việc và có trách
nhiệm với xã hội.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 2


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

THÔNG TIN MÔN HỌC

• 2TC (22 tiết lý thuyết: 8 tiết thực hành)


• Rubric đánh giá sinh viên
+ Chuyên cần (10%): Điểm danh
+ Giữa kỳ (30%): Báo cáo thực hành, thảo luận bài trên lớp, bài
kiểm tra giữa kỳ.
+ Cuối kỳ (60%): Thi trắc nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư Quy định về chứng nhận


sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù
hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Thông tư số
48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012.
• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định Ban hành Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Quyết
định Số: 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008.
• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định Ban hành Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn. Quyết
định Số: 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008.
• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Quyết định Ban hành Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa. Quyết định Số: 2998/QĐ-
BNN-TT ngày 09 tháng 11 năm 2010.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 3


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Quyết định Ban hành Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa. Quyết định Số: 2998/QĐ-
BNN-TT ngày 09 tháng 11 năm 2010.
• Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Quyết định Ban hành Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê. Quyết định Số:
2999/QĐ-BNN-TT ngày 09 tháng 11 năm 2010.
• Rene Cardinal, Jean Coulombe, Lucie Verdon, Caroline Côté, Nguyễn
Quốc Vọng, Đỗ Hồng Khanh, Đỗ Thị Ngọc Huyền, Trần Thế Tưởng,
Nguyễn Kim Chiến, Phạm Minh Thu, Cao Văn Hùng, Lê Sơn Hà, Cao
Việt Hà, Vũ Tuấn Linh (2010). Sổ tay hướng dẫn áp dụng
VietGAP/GMPs chuỗi sản xuất kinh doanh rau quả tươi. Dự án xây
dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm - Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Asean Secretariat (2006). Good agricultural practices for production


of fresh fruit and vegetables in Asean region. Quality assurance
systems for Asean fruit and vegetables project ASEAN Australia
Development Cooperation Program.
• Shashi Sareen (2014). Training manual on Implementing ASEANGAP
in the fruit and vegetable sector: Its certification and accrediation.
Food and Agriculture Organization of the United Nations Regional
Office for Asia and the Pacific Bangkok.
• GlobalGAP (2015). Integrated farm assurance V5.0. Control points
and compliance criteria - All farm base.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 4


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: Lịch sử hình thành các tiêu chuẩn thực hành nông
nghiệp tốt trên TG và ở Việt Nam;
Chương 2: Các vấn đề chung về thực hành nông nghiệp tốt (GAP);
Chương 3: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất cây
trồng;
Chương 4: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong chăn nuôi;
Chương 5: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong thủy sản;
Chương 6: Tổ chức tập huấn về thực hành nông nghiệp tốt GAP.

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC TIÊU CHUẨN


THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 5


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

PHẦN I
Tầm quan trọng của thực hành nông nghiệp tốt trong
chuỗi cung ứng thực phẩm

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) LÀ GÌ ?

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc
được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ.
Thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học
(vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, hàm lượng nitrát).
Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 6


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) LÀ GÌ ?

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices -


GAP): Thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và
chứng minh được.
Tốt trong GAP được hiểu là việc sản xuất, chế biến có quan tâm
đến bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe
người lao động
Tiêu chuẩn GAP là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông
nghiệp tốt và chứng minh được theo tiêu chuẩn nào : của quốc
gia, khu vực, tổ chức nào?…

MỤC ĐÍCH CỦA GAP?

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa


chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón,
nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng
gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển
sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông
nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
1. An toàn cho thực phẩm
2. An toàn cho người sản xuất
3. Bảo vệ môi trường
4. Truy được nguồn gốc sản phẩm

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 7


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

TIÊU CHUẨN GAP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Tập trung vào 4 tiêu chuẩn :


1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất:
2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
3. Tiêu chuẩn về môi trường làm việc
4. Truy nguyên nguồn gốc:

Lịch sử hình thành và phát triển GAP


• Năm 1997: Hiệp Hội các nhà bán lẻ châu Âu (EUREP) đưa ra các
tiêu chuẩn sản xuất và các biện pháp kiểm soát sự an toàn của các
sản phẩm rau, quả tiêu thụ trên thị trường châu Âu, nhất là các sản
phẩm nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này gọi là tiêu chuẩn thực hành
nông nghiệp tốt (GAP). Các tiêu chuẩn GAP do EUREP đưa ra gọi
là EUREPGAP
• Tháng 1 năm 2001 các thành viên EUREP thành lập ủy ban tiêu
chuẩn chất lượng và kỹ thuật về rau quả, có trách nhiệm kiểm tra
thường xuyên các tài liệu về GAP và phương thức điều hành của
EUREP
• Tháng 9 năm 2007 EUREPGAP đã đổi tên thành GLOBALGAP, có
nghĩa là tiêu chuẩn GAP áp dụng cho toàn cầu

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 8


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Lịch sử hình thành và phát triển GAP như thế nào?

• Một số khu vực và quốc gia đã dựa trên các nội dung tiêu chuẩn
và phương thức tiến hành của EUREPGAP để xây dựng các tiêu
chuẩn GAP cho khu vực và nước mình

- AseanGAP - ThaiGAP

- ChinaGAP - MalaysiaGAP

- Fresh – Care - USGAP

- IndonGAP - JGAP

- GAP-VF - IndiaGAP
- VietGAP

CÁC YẾU TỐ TOÀN CẦU DẪN ĐẾN TĂNG NHU CẦU


VỀ CHẤT LƯỢNG & ATTP

18

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 9


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

TẠI SAO PHẢI SẢN XUẤT THEO HƯỚNG GAP ?


Những thay đổi lối sống của người tiêu dùng
Lối sống của người tiêu dùng thay đổi do chất lượng cuộc sống tăng, chính vì vậy nhu cầu về sản phẩm rau quả có chất
lượng và an toàn cũng tăng

Tăng tự do thương mại và toàn cầu thương mại


- Việc xoá bỏ hàng rào thuế quan khi gia nhập WTO giữa các nước là một lợi thế cạnh tranh tự do, nhưng những rào cản
về vệ sinh ATTP là một trong những thách thức mới.
- Sự gia tăng ưu thế của siêu thị toàn cầu
+ Yêu cầu ngiêm ngặt về chất lượng và ATTP, đảm bảo tính đồng đều và an toàn cho người tiêu dùng.
+ Siêu thị cần có nhiều nguồn sản phẩm chất lượng đồng đều cung cấp quanh năm từ các nước khác nhau.

Các chính sách nhà nước


-Qui định chung về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỉểm dịch TV (SPS, TBT...).
- Xây dựng danh sách dư lượng (MRL) cho phép thuốc bảo vệ trong nông sản thực phẩm (Maximum Residue Limits).

Các đòi hỏi tính trách nhiệm cộng đồng


- Bảo vệ môi trường
- Phúc lợi cho người lao động
- Sản phẩm không biến đổi gen (GMOs)

Thương mại điện tử


- Việc mua bán hàng qua mạng hiện nay là khá phổ biến giữa các quốc gia.
- Việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá các qui định về chất lượng và an toàn là một điều cam đoan cho việc giao dịch.

CÁC YẾU TỐ KHU VỰC CHI PHỐI NHU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG & ATTP

20

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 10


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

VAI TRÒ CỦA GAP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA SP

- Chất lượng đạt được khi


Chất lượng: Là toàn bộ các sản phẩm tuân theo những
đặc tính của sản phẩm liên yêu cầu cụ thể của khách
quan đến khả năng đáp ứng hàng
nhu cầu được nêu ra hoặc - Chất lượng được xác định
được hàm ý bởi người tiêu dùng, người
mua hàng, người phân loại
hoặc bất kỳ đối tượng nào
Van Reeuwijk, 1998
- Tính an toàn là một thành
tố quan trọng nhất của chất
lượng

Những thuộc tính chất lượng của sản phẩm

Thuộc tính chất lượng


Bên ngoài Bên trong Thuộc tính bị che khuất

Hình thức (Kích thước, màu sắc, ..) Vị Giá trị dinh dưỡng
Cảm giác khi cầm, sờ Mùi Tính an toàn
Khuyết tật Cấu trúc

Sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính chất lượng bên ngoài tốt
nhưng không an toàn và ngược lại

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 11


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

GAP CÓ THỂ NÂNG CAO TÍNH AN TOÀN CỦA SP NHƯ THẾ NÀO?

Tính an toàn của thực phẩm được xác


định khi đảm bảo rằng thực phẩm đó
không gây hại đối với người tiêu dùng
khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo
đúng mục đích sử dụng

(FAO/WHO, 1997)

GAP CÓ THỂ NÂNG CAO TÍNH AN TOÀN CỦA SP NHƯ THẾ NÀO?

Sản Thu Bảo Phân


Sơ chế
xuất hoạch quản phối

Chuỗi cung ứng nông sản

Thực hiện các chương trình như GAP và GMP là yếu tố quan trọng trong
việc giảm thiểu các mối nguy cho sản phẩm trong quá trình sản xuất và
trong chuỗi cung ứng

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 12


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

GAP CÓ THỂ NÂNG CAO TÍNH AN TOÀN CỦA SP NHƯ THẾ NÀO?

Chuỗi cung ứng thực phẩm theo hướng an toàn và chất lượng chỉ
ra rằng trách nhiệm về việc cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo
sức khỏe và giá trị dinh dưỡng phải được chia sẻ trong suốt chuỗi
cung ứng thực phẩm, bởi tất cả những thành viên liên quan trong
quá trình sản xuất, chế biến, thương mại và tiêu thụ thực phẩm.
Một phiên bản cụ thể của GAP được áp dụng sẽ xây dựng các
quy tắc thực hành đối với an toàn thực phẩm, theo các quy định của
Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex, để giảm thiểu hoặc ngăn
ngừa sự lây nhiễm thực phẩm.
Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex xây dựng và thông qua các
tiêu chuẩn, hướng dẫn các văn bản liên quan về mọi khía cạnh chất
lượng và an toàn thực phẩm, mang lại sự thống nhất ở mức độ
Quốc tế.

CÁC MỐI NGUY AN TOÀN THỰC PHẨM

 Mối nguy sinh học


 Mối nguy hóa học
 Mối nguy vật lý

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 13


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Mối nguy sinh học

• Vi sinh vật lây nhiễm vào thực phẩm bao gồm vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng là những mối nguy sinh học (FAO, 1998).
• Nguồn lây nhiễm VSV:
- Đất
- Không khí
- Chất thải
- Phân chuồng không xử lý
- Nước tưới
- Thực hành sản xuất không đảm bảo vệ sinh

Các loài vi khuẩn gây bệnh thường tồn tại trong rau quả tươi

• Salmonella
• Shigella
• Escherichia coli (pathogenic)
• Campylobacter species
• Yersinia enterocolitica
• Listeria monocytogenes
• Staphylococcus aureus
• Clostridium species
• Bacillus cereus
• Vibrio species

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 14


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Mối nguy hóa học

• Chất gây ô nhiễm hóa học trong rau quả có thể xuất hiện một
cách tự nhiên hoặc do được đưa vào trong suốt quá trình sản
xuất, xử lý sau thu hoạch và các công đoạn khác (FAO, 1998).

• Hóa chất độc hại ở mức độ cao liên quan đến những phản ứng
ngộ độc cấp tính và các bệnh mãn tính

Mối nguy Nguyên nhân gây ô nhiễm


Dư lượng thuốc bảo vệ – Sử dụng thuốc không đúng đối tượng cây trồng
thực vật trong rau quả vượt – Pha trộn thuốc không đúng cách
quá mức cho phép (MRL) – Thời gian cách ly không đảm bảo
– Thiết bị, dụng cụ không chuẩn, có sai sót
– Trong đất còn tồn dư thuốc từ lần sử dụng trước
– Xả thuốc vô tình hay hữu ý vào đất hoặc nguồn
nước
Ô nhiễm các lọai hóa chất – Sử dụng hóa chất tẩy rửa, tiệt trùng không phù
khác – dầu nhờn, chất tẩy hợp
rửa, tiệt trùng, chất làm – Dầu, mỡ, sơn bám trên thiết bị tiếp xúc với rau
lạnh, thuốc diệt sinh vật quả
gây – Tồn dư trong các bao bì đựng hóa chất, phân
hại, phân bón, keo dán, đồ bón,
nhựa xăng dầu, nhiên liệu
– Rò rỉ hóa chất (dầu nhờn, chất tẩy rửa, thuốc diệt
sinh vật gây hại) gần khu chứa rau quả và vật liệu
đóng gói

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 15


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Mối nguy Nguyên nhân gây ô nhiễm


Dư lượng kim lọai nặng - Thường xuyên sử dụng phân bón có
(cadimi, chì, thủy ngân) hàm lượng
trong rau quả vượt quá mức kim lọai nặng cao
cho phép - Kim lọai nặng có nhiều trong đất là
do tự nhiên
hoặc do trước đây sử dụng nhiều hóa
chất hoặc
từ các khu công nghiệp thải ra
Chất độc tự nhiên - chất - Điều kiện bảo quản không phù hợp
gây dị ứng, mycotoxins, - ví dụ, cất trữ
alkaloids, chất kìm hãm khoai tây ngoài ánh sáng
enzyme
Tác nhân dị ứng - Có chất gây ra phản ứng dữ dội ở
những người
có cơ địa mẫn cảm - như đối với khí
sulphur
(SO2) làm cho nho không bị thối

Mối nguy vật lý


• Mối nguy vật lý là những dị vật từ bên ngoài có khả năng gây
bệnh tật và thương tổn tới người tiêu dùng.
• Ô nhiễm vật lý có thể xuất hiện trong quá trình sản xuất và bảo
quản rau quả sau thu hoạch.
• Các mối nguy vật lý bao gồm:
- Thủy tinh
- Gỗ
- Kim lọai
- Nhựa
- Đất đá
- Tư trang cá nhân – đồ trang sức, kẹp tóc
- Các vật thể khác – vảy sơn, chất cách điện, que, hạt cỏ dại, cỏ
độc

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 16


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Mối nguy Nguyên nhân gây ô nhiễm


Dị vật trong môi trường – – Thu họach cây trồng trong điều kiện
đất, đá, que, hạt cỏ dại thời tiết ẩm
ướt
– Thiết bị thu họach, đóng gói, thùng
chứa, vật liệu
đóng gói để bẩn
– Dồn đống bao bì bẩn lên trên sản phẩm

Dị vật từ thiết bị, bao bì, nhà – Mảnh vỡ bóng đèn có trong vật liệu
xưởng và công trình – kính, đóng gói và ở
gỗ, kim lọai, nhựa, vảy sơn khu vực chứa sản phẩm
– Thùng chứa, thiết bị thu hoạch, đóng
gói, bao bì bị
hư hỏng
– Không làm vệ sinh cẩn thận sau khi
sửa chữa và
bảo dưỡng
Dị vật do con người tiếp xúc – Nhân viên bất cẩn và không được đào
với rau quả – trang sức, cặp tạo
tóc, đồ dùng cá nhân – Quần áo không phù hợp

Mối nguy và rủi ro trong sản xuất thực phẩm

Mối nguy Nguy cơ


Những tác nhân vật lý, hóa Là xác suất xảy ra và mức độ
học hoặc sinh học có khả nghiêm trọng của thương tích
năng gây ra những tác hay thiệt hại
động bất lợi đối với sức
khỏe

Nguy cơ nhỏ nếu mối nguy không tồn tại hoặc thấp hơn giá trị tới hạn

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 17


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Mối nguy và rủi ro trong sản xuất thực phẩm

Không thể bảo hành an toàn thực phẩm


Nhưng chúng ta có thể đảm bảo an toàn thực phẩm
Nếu chúng ta có thể loại bỏ hết mối nguy
Chúng ta có nguy cơ tối thiểu

Mối nguy và rủi ro trong sản xuất thực phẩm

Không thể bảo hành an toàn thực phẩm

Nhưng chúng ta có thể đảm bảo an toàn thực phẩm

Nếu chúng ta có thể loại bỏ hết những mối nguy biết trước

Chúng ta có thể dự đoán được nguy cơ

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 18


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

GAP CÓ THỂ NÂNG CAO TÍNH AN TOÀN CỦA SP NHƯ THẾ NÀO?

• GAP là một con đường sản xuất trong đó xác định các điểm
kiểm soát tới hạn và thiết lập các tiêu chuẩn tuân thủ với các
mức độ khác nhau để loại bỏ các mối nguy và ngăn ngừa tai nạn
để dần dần thúc đẩy sản phẩm tươi sống an toàn và vệ sinh tại
các trang trại với tác động tiêu cực đến môi trường là tối thiểu
• Các thực hành tốt được đề xuất trong GAP được xây dựng dựa
trên cơ sở lý luận và sự chứng minh
• Giám sát chặt chẽ và hệ thống kiểm soát cụ thể cung cấp sự bảo
đảm về an toàn cho người tiêu dùng các sản phẩm GAP
• GAP đòi hỏi sự đánh giá rủi ro liên tục các hoạt động nông
nghiệp và điều kiện xung quanh nó để duy trì liên tục việc kiểm
tra các tai nạn và nâng cấp các tiêu chuẩn

GAP VÀ CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG

Tính toàn cầu hóa nguồn cung cấp thực phẩm


 Sự cạnh tranh toàn cầu giữa các nước sản xuất
 Cạnh tranh không phải là giữa bên liên quan trong chuỗi cung ứng
 Cạnh tranh là giữa các chuỗi cung ứng
 Cạnh tranh giá cả giữa các nước sản xuất
 Chi phí sản xuất thấp
 Năng suất cao hơn
 Cung ứng ổn định và đáng tin cậy, quản lý hậu cần
 Dịch vụ tốt hơn
 Phát huy tối đa lợi thế so sánh
 Nắm được các cửa sổ tiếp thị
 FOREX rates

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 19


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Ngành bán lẻ thực phẩm hiện đại

 Một vài đặc điểm của bán lẻ thực phẩm hiện đại
1. Thị phần bán lẻ thực phẩm được tổ chức bởi một vài tập đoàn khổng
lồ
2. Mua trực tiếp từ nhà máy chế biến hoặc trang trại
3. Phân bố không gian của các nhà bán lẻ - ra khỏi trung tâm thành phố
đến các vùng lân cận
4. Quy mô của các trung tâm bán lẻ đang ngày càng tăng
 Những yêu cầu của nhà bán lẻ với nhà cung cấp:
1. Cung cấp ổn định
2. Duy trì mức chất lượng cao
3. Mức giá chấp nhận được cho các nhà bán lẻ
4. Tuân thủ với tiêu chuẩn chất lượng/an toàn thực phẩm quốc tế công
nhận

Nhà cung cấp ưa thích

Các siêu thị thường được cung cấp bởi nhiều nhà cung
cấp cho cùng một sản phẩm .

 Siêu thị có các gian hàng được ưa thích– vị trí, khách quen,
diện tích
 Siêu thị có Nhà cung cấp ưa thích

Làm thế nào để trở thành nhà cung cấp ưa thích?


 Các lợi thế hậu cần – thống nhất, đều đặn,
 Sản phẩm đa dạng, chất lượng
 Kết nối thương mại
 Giá linh hoạt

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 20


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Tiếp cận theo định hướng thị trường để thực hiện GAP

Mỗi bên liên quan trong chuỗi là một nhà cung cấp và người
tiêu dùng - họ sẽ gây áp lực ngược lên chuỗi như là một người
tiêu dùng và chịu trách nhiệm như là một nhà cung cấp trong
chuỗi

Mỗi bên liên quan chịu trách nhiệm không chỉ trên vai trò
riêng của mình , mà còn cần phải đảm bảo những người khác
cũng giữ trách nhiệm của họ

Hành động của một bên liên quan sẽ tác động đến tất cả các
thành viên trong chuỗi

Lợi ích khi thực hiện GAP

 Tăng cường tính an toàn của sản phẩm – Thông qua việc phối hợp với

các nhà cung cấp


 Giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm trong sản xuất– ít thu hồi sản phẩm

 Cải thiện quản lý chi phí – Thực hành tốt IPM

 Nâng cao năng suất– Quản lý hoạt động hiệu quả

 Tạo lợi thế cạnh tranh – chi phí, thị trường, uy tín, giá cả

 Tạo tiếp cận thị trường – được người mua thừa nhận

 Cải thiện sinh thái nông nghiệp – Quản lý tốt các nguồn lực đầu vào

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 21


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

PHẦN II
Lịch sử hình thành các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
trên thế giới và Việt Nam

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT TOÀN CẦU - GLOBALGAP

Sự ra đời EurepGAP

• Giới tiêu thụ luôn đòi hỏi sản phẩm phải an toàn môi trường phải thân thiện,
và sức khỏe người lao động phải được bảo vệ trong suốt chuỗi cung ứng.
• Giới sản xuất/nông dân luôn bị siêu thị yêu cầu thanh tra nhiều chỉ tiêu sản
xuất trong nông trại.
• Hiệp hội Bán lẻ Âu châu EUREP (Euro-Retailer Produce Working Group) đã
xây dựng quy trình nông nghiệp tốt EurepGAP (Good Agricultural
Practices) làm vừa lòng cho cả 3 giới.
• EurepGAP được thực thi vào năm 1997.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 22


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

EurepGAP là gì?
1. EurepGAP là một tổ chức tư nhân, xây dựng những tiêu chuẩn tự nguyện để cấp
chứng chỉ cho những sản phẩm nông nghiệp trên thế giới.

2. EurepGAP cung cấp một cách bình đẳng cho nhà sản xuất và giới bán lẻ những
tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt GAP.

3. EurepGAP là tiêu-chuẩn-trước-nông trại – pre-farm- gate-standard chứng nhận


quá trình sản xuất nông nghiệp tốt từ giai đoạn trước khi hạt giống được gieo cho
đến lúc sản phẩm này rời nông trại.

4. EurepGAP là nhãn mác dành cho doanh nghiệp với nhau nên giới tiêu thụ có thể
không thấy được.

5. EurepGAP là những tài liệu được tiêu chuẩn hóa về pháp quy, điểm kiểm soát tới
hạn và tiêu chuẩn ứng dụng, và EurepGAP Checklist.

EurepGAP/GLOBALGAP

Ngày 7/9/2007, EurepGAP đổi tên thành


GLOBALGAP, phản ánh tầm ảnh hưởng lớn mạnh
trên toàn cầu về quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
của mình

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 23


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

CẤU TRÚC CỦA GLOBALGAP

CẤU TRÚC CỦA GLOBALGAP

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 24


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

CẤU TRÚC CỦA GLOBALGAP

Tiêu chuẩn đảm bảo trang trại tích hợp - Integrated Farm Assurance (IFA)
bao gồm các quy định chung và các điểm kiểm soát & tiêu chí tuân thủ-
Control Points and Compliance Criteria (CPCC.)
IFA CPCC của GlobalGAP được cấu tạo thành các hợp phần, bao gồm:
- Hợp phần dành cho tất cả trang trại: Đây là nền tảng của tất cả các tiểu lĩnh
vực và xác định tất cả các yêu cầu mà các nhà sản xuất phải tuân thủ đầu
tiên để đạt được chứng nhận .
- Hợp phần dành cho các lĩnh vực: Xác định tiêu chí rõ ràng dựa trên những
ngành sản xuất thực phẩm khác nhau: cây trồng, vật nuôi và thủy sản
- Hợp phần dành cho các tiểu lĩnh vực: Những CPCC bao gồm tất cả các
yêu cầu cho một sản phẩm cụ thể hay một khía cạnh khác nhau của chuỗi
sản xuất và cung cấp lương thực .

CẤU TRÚC CỦA GLOBALGAP

Mỗi lĩnh vực ( ví dụ như các loại cây trồng ) được tự


động kết hợp cùng với các tiểu lĩnh vực mà người sản xuất
hoặc một nhóm sản xuất áp dụng cho .
Ví dụ , một người trồng dâu tây phải tuân theo tất cả các
quy định chung cho trang trại, tiêu chuẩn cây trồng , và
CPCC của rau quả để đạt chứng nhận tiêu chuẩn
GLOBAL.GAP cho rau quả

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 25


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

TÀI LIỆU CỦA GLOBALGAP

Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau
(cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu
chuẩn được thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
- Quy định chung / General Regulation (GR) – tài liệu cung cấp các thông
tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu
cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.
- Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp / Control Points and
Compliance Criteria (CPCC) – tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và
tiêu chí phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù
hợp được cụ thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau
- Bảng kiểm tra / Checklist (CL) – tài liệu dùng để các chuyên gia sử
dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ
chức chứng nhận

Các điểm kiểm soát chung cho trang trại của GLOBALGAP

Phiên bản 4.0 1. Lịch sử và quản lý vùng sản xuất


2. Lưu giữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ
3. Sức khoẻ, an toàn và an sinh xã hội của người lao động
4. Nhà thầu phụ
5. Quản lý chất thải và ô nhiễm, tái sinh và tái sử dụng
6. Môi trường và sự bảo tồn
7. Đơn kiện
8. Quy trình thu hồi
9. Phòng vệ thực phẩm
Thời gian
10.Tình trạng GlobalGAP
có hiệu lực:
T3/2013 11.Sử dụng Logo
12.Truy nguyên nguồn gốc và phân biệt

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 26


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Các điểm kiểm soát chung cho trang trại của GLOBALGAP

Phiên bản 5.0 1. Lịch sử và quản lý vùng sản xuất


2. Lưu giữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ
3. Vệ sinh
4. Sức khoẻ, an toàn và an sinh xã hội của người lao động
5. Nhà thầu phụ
6. Quản lý chất thải và ô nhiễm, tái sinh và tái sử dụng
7. Sự bảo tồn
8. Đơn kiện
9. Quy trình thu hồi
10.Phòng vệ thực phẩm
Thời gian có
hiệu lực: 11.Tình trạng GlobalGAP
T7/2015 12.Sử dụng Logo
13.Truy nguyên nguồn gốc và phân biệt
14.Cân bằng khối lượng
15.Công bố chính sách an toàn thực phẩm
16.Giảm thiểu gian lận thực phẩm

Các điểm kiểm soát cho cây trồng của GLOBALGAP

Phiên bản 4.0 1. Truy nguyên nguồn gốc


2. Tài liệu về giống
3. Lịch sử và quản lý vùng sản xuất
4. Quản lý đất
5. Sử dụng phân bón
6. Tưới tiêu
7. Quản lý dịch hại tổng hợp
8. Thuốc bảo vệ thực vật
9. Thiết bị

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 27


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Các điểm kiểm soát cho cây trồng của GLOBALGAP

Phiên bản 5.0 1. Truy nguyên nguồn gốc


2. Tài liệu về giống
3. Quản lý và bảo tồn đất
4. Sử dụng phân bón
5. Quản lý nước
6. Quản lý dịch hại tổng hợp
7. Thuốc bảo vệ thực vật
8. Thiết bị

Các điểm kiểm soát cho rau quả của GLOBALGAP

Phiên bản 4.0 Phiên bản 5.0

1. Quản lý đất 1. Quản lý vùng sản xuất

2. Đất nền 2. Quản lý đất

3. Trước thu hoạch 3. Đất nền

4. Thu hoạch 4. Trước thu hoạch

5. Xử lý sản phẩm 5. Thu hoạch và các hoạt


động sau thu hoạch

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 28


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN GLOBALGAP

GLOBAL GAP không tự cấp giấy chứng nhận mà ủy quyền cho các cơ
quan có đăng ký chứng nhận

Bước 1
• Chuẩn bị các văn bản quy phạm

Bước 2
• Lựa chọn phương thức chứng nhận và phạm vi

Bước 3
• Quá trình đăng ký

Bước 4
• Quá trình đánh giá

Bước 5
• Quá trình chứng nhận

Bước 6
• Duy trì chứng nhận

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN GLOBALGAP

Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận Global Gap theo một trong
các phương thức sau:
 Phương thức 1: Dành cho nhà sản xuất đơn lẻ, bao gồm:
- Nhà sản xuất đơn lẻ tại một địa điểm sản xuất.
- Nhà sản xuất đơn lẻ hoặc một tổ chức sở hữu nhiều điểm sản xuất
và không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL),
- Nhà sản xuất đơn lẻ hoặc một tổ chức sở hữu nhiều điểm sản xuất
với HTQLCL.
 Phương thức 2: Dành cho một nhóm các nhà sản xuất có cùng 1 tư
cách pháp nhân và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 29


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

QUÁ TRÌNH ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

Đồng ý các
Lựa chọn cơ Nộp hồ sơ Nhận mã số Thanh toán
điều khoản
quan chứng đăng ký GLOBAL các khoản
dịch vụ, ký
nhận chứng nhận GAP (GGN) phí
hợp đồng

CÁC YÊU CẦU ĐỂ ĐẠT CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP

Để đạt được chứng nhận GLOBAL GAP, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Các tiêu chí phù hợp chính yếu: Phải đáp ứng 100%.
 Các tiêu chí phù hợp thứ yếu: Phải đáp ứng ít nhất 95%
Các khuyến nghị: Không bắt buộc đáp ứng

- Thời gian để khắc phục những điểm không phù hợp: 28 ngày
- Thời gian quyết định chứng nhận: Không quá 28 ngày sau đánh giá

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 30


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

CƠ QUAN CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP Ở VIỆT NAM/CÓ CHI NHÁNH TẠI VIỆT NAM

MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẠT TIÊU CHUẨN


GLOBALGAP

Đạt tiêu chuẩn


GlobalGap
năm 2008

Vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 31


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Đạt tiêu chuẩn GlobalGap


năm 2009

Bưởi năm roi Mỹ Hòa

Đạt tiêu chuẩn GlobalGap


năm 2011

Đạt tiêu chuẩn


GlobalGap
năm 2014

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 32


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Thanh long Bình Thuận

Đạt tiêu chuẩn GlobalGap


năm 2013

Xoài Cát Hòa Lộc Trà Vinh

Đạt tiêu chuẩn GlobalGap


năm 2016

Nguồn: https://www.mard.gov.vn/

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 33


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Công ty TNHH Dalat G.A.P đạt


chứng nhận GlobalGAP 2008

Trang trại Nghệ An của Vinamilk là điểm đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P.
chứng nhận và là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. của châu Á

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 34


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT ĐÔNG NAM Á – ASEAN GAP

 ASEAN GAP là một tiêu chuẩn tự nguyện cho các nước ASEAN
về sản xuất rau quả tươi, do ban thư ký ASEAN xây dựng, được đưa
ra năm 2006
 ASEAN GAP quy định quy trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch bao gồm cả quá trình bao gói nhưng không
quy định cho các sản phẩm rau mầm và sản phẩm chế biến giảm
thiểu
 ASEAN GAP chỉ áp dụng cho quy trình sản xuất mà không sử
dụng để chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc sản phẩm biến đổi gen.

MỤC ĐÍCH CỦA ASEAN GAP

• Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hài hòa hóa các chương trình
GAP quốc gia trong khu vực ASEAN

• Tạo điều kiện cho thương mại khu vực và quốc tế

• Tăng cường tính an toàn và chất lượng cho các sản phẩm rau quả
tươi

• Nâng cao tính phù hợp của môi trường trong khu vực ASEAN

• Bảo vệ sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 35


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

CẤU TRÚC CỦA ASEAN GAP

Hợp phần về An toàn thực phẩm

Hợp phần về Quản lý môi


trường

Hợp phần về sức khỏe, an toàn


và phúc lợi của người lao động

Hợp phần về chất lượng sản


phẩm

Hợp phần về An toàn thực phẩm

Các nội dung/yếu tố


• Lịch sử và quản lý vùng sản xuất
• Vật liệu trồng trọt
• Phân bón và phụ gia đất
• Nước
• Hóa chất – nông nghiệp và phi nông nghiệp
• Thu hoạch và quản lý sản phẩm
• Truy nguyên nguồn gốc
• Đào tạo
• Tài liệu và ghi chép
• Rà soát lại các phương pháp thực hành

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 36


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Hợp phần về Quản lý môi trường

Các nội dung/yếu tố


• Lịch sử và quản lý vùng sản xuất
• Vật liệu trồng trọt
• Đất và chất nền
• Phân bón và phụ gia đất
• Nước
• Hóa chất – nông nghiệp và phi nông nghiệp
• Thu hoạch và quản lý sản phẩm
• Xử lý chất thải và năng lượng
• Đa dạng sinh học
• Không khí
• Đào tạo
• Tài liệu và ghi chép
• Rà soát lại các phương pháp thực hành

Hợp phần về sức khỏe, an toàn và


phúc lợi của người lao động

Các nội dung/yếu tố


• Hóa chất nông nghiệp
• Điều kiện làm việc
• Phúc lợi người lao động
• Đào tạo
• Tài liệu và ghi chép
• Rà soát lại các phương pháp thực hành

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 37


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Hợp phần về Chất lượng sản phẩm

Các nội dung/yếu tố


• Kế hoạch chất lượng
• Vật liệu trồng trọt
• Phân bón và phụ gia đất
• Nước
• Hóa chất nông nghiệp
• Thu hoạch và quản lý sản phẩm: thu hoạch, xử lý, bảo quản
và vận chuyển
• Truy nguyên nguồn gốc và thu hồi
• Đào tạo
• Tài liệu và ghi chép
• Rà soát lại các phương pháp thực hành

VIETGAP

Sự ra đời VIETGAP

• Tháng 11/2007: Vụ Khoa học, Cục trồng trọt, Cục BVTV thăm
quan, khảo sát chương trình MalaysiaGap và tổ chức Quốc tế
Control Union đóng tại Malaysia.

• Tháng 1/2008: Bộ NN&PTNT ban hành quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho rau, quả tươi an toàn theo
quyết định số 379-QĐ-BNN-KHCN, dựa theo AseanGAP

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 38


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

VIETGAP LÀ GÌ?

VIETGAP LÀ GÌ: Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản


xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

- VIETGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba

- VIETGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.

- VIETGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu
dùng.

- Sử dụng thương hiệu và logo của VIETGAP theo qui định

CẤU TRÚC CỦA VIETGAP

VIETGAP

VIETGAP TRỒNG TRỌT VIETGAP CHĂN NUÔI VIETGAP THỦY SẢN

VietGAP cho VietGAP cho chăn VietGAP cho nuôi


chè búp tươi nuôi gia cầm thương phẩm cá tra

VietGAP cho VietGAP cho


rau quả tươi chăn nuôi lợn

VietGAP cho VietGAP cho


lúa chăn nuôi bò sữa

VietGAP cho VietGAP cho


cà phê nuôi ong

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 39


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

Các nội dung VietGAP cho rau, quả, chè

1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất


2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. Người lao động
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn
gốc và thu hồi sản phẩm
11. Đánh giá nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Các nội dung VietGAP cho chăn nuôi bò sữa

1. Địa điểm
2. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
3. Con giống và quản lý giống
4. Vệ sinh chăn nuôi
5. Quản lý thức ăn, nước uống, nước vệ sinh
6. Quản lý đàn bò sữa
7. Quản lý sữa và vệ sinh vắt sữa
8. Quản lý dịch bệnh
9. Bảo quản và sử dụng thuốc
10. Phòng trị bệnh
11. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
12. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác
13. Quản lý nhân sự
14. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
15. Kiểm tra nội bộ
16. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 40


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAP

1. Đánh giá lần đầu: Sau khi cơ sở sản xuất ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.
2. Đánh giá hành động khắc phục: Sau khi cơ sở sản xuất được đánh giá nhưng
chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trì hoặc mở rộng Giấy chứng nhận
VietGAP.
3. Đánh giá lại: Khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP
đã hết hiệu lực.
4. Đánh giá giám sát: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá
giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo
trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định.
5. Các trường hợp đánh giá đột xuất:
a) Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ VietGAP;
b) Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không bảo
đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VIETGAP

1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá
có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc
mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại
VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả
phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp).
3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ
b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;
c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 41


Bài giảng Quy phạm thực hành SXNN tốt Bộ môn CN sau thu hoạch

GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP

1. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP


a) Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
b) Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường
hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký
cấp lại sau khi hết hạn.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng
thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện
tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm.
3. Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng
nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm,
diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng
nhận VietGAP.

ThS. Nguyễn Thị Hạnh 42

You might also like