(123doc) - Quy-Trinh-Nghiep-Vu-Tin-Dung-Tai-Ngan-Hang-Cp-Mb-Bank

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CP MB

BANK

1. Mục đích yêu cầu:

 Quy trình nghiệp vụ tín dụng là hướng dẫn nội bộ của Ngân hàng về
trình tự và thủ tục cụ thể trong nghiệp vụ tín dụng.

 Quy trình tín dụng hướng dẫn các thủ tục, trình tự công việc cần thực
hiện trong quá trình xét duyệt cho vay, kiểm tra khoản vay và thu hồi
nợ nhằm bảo đảm tính thống nhất về thực hiện nghiệp vụ tín dụng
trong toàn hệ thống.

2. Đối tượng tham gia trong Quy trình tín dụng:

2.1Cán bộ trực tiếp cho vay: là các cán bộ thuộc bộ phận tín dụng được
phân công trực tiếp xem xét đề xuất cho vay, theo dõi và thu nợ khoản
vay.

2.2Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay: là các trưởng, phó phòng Tín
dụng được phân công xem xét đề xuất cho vay, theo dõi và thu nợ
khoản vay.

2.3 Cán bộ quyết định cho vay:

- Tại Hội sở:

+ Tổng giám đốc

+ Phó Tổng Giám đốc hoặc các cán bộ được Tổng Giám đốc uỷ
quyền quyết định việc cho vay.

- Tại chi nhánh:

+ Giám đốc

-1 -
+ Phó giám đốc được Giám đốc chi nhánh phân công quyết định
việc cho vay.

2.4Các thành viên Hội đồng tín dụng: Là các cán bộ tham gia Hội đồng
Tín dụng theo Quyết định thành lập Hội đồng Tín dụng. Các cán bộ có
liên quan khác.

3. Phạm vi áp dụng:

 Quy trình tín dụng được áp dụng trong quá trình xét duyệt cho vay,
phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay đối với các
loại cho vay.

 Các nghiệp vụ bảo lãnh, cho vay theo uỷ thác, cho vay hợp vốn, cho
vay theo chỉ định của Chính phủ và các hình thức cấp tín dụng khác
có thể nghiên cứu vận dụng tùy vào yêu cầu thực tế.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY:

1.1. Trình tự thực hiện:

1.1.1 Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn

 Đối với hồ sơ vay vốn lần đầu, Phòng tín dụng bố trí cán bộ hướng
dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của Eximbank.

 Sau khi khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cán bộ phòng tín dụng tiếp
nhận hồ sơ vay từ khách hàng, ghi vào “sổ tiếp nhận hồ sơ” (ngày giờ
tiếp nhận hồ sơ, tên khách hàng vay, tên cán bộ tiếp nhận hồ sơ, số
tiền xin vay) và giao hồ sơ lại cho Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay.

-2 -
 Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay phân công hồ sơ vay vốn cho cán
bộ trực tiếp cho vay làm nhiệm vụ thẩm định và theo dõi khoản vay.

 Đối với hồ sơ vay vốn những lần sau của khách hàng đang có quan hệ
tín dụng với ngân hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ từ
khách hàng.

1.1.2 Thẩm định cho vay

a. Thẩm định của Cán bộ trực tiếp cho vay:

Tùy theo từng loại cho vay, đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế
mà cán bộ trực tiếp cho vay lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp
nhưng đảm bảo những nội dung sau:

 Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách
hàng khi vay vốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

 Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay (trừ
các trường hợp cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng,
cho vay cán bộ công nhân viên). Cho vay trả nợ nước ngoài
thực hiện theo quy định của NHNN và các qui định hiện hành
liên quan.

 Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/ hoặc khả
năng trả nợ của khách hàng.

 Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra.

 Đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).

 Phương pháp thẩm định: Tùy tính chất từng khoản vay,
đối tượng vay và loại hình vay vốn việc thẩm định có thể lựa chọn
toàn bộ hoặc một trong ba phương pháp sau:

Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp:

-3 -
 Cán bộ trực tiếp cho vay kiểm tra hồ sơ của khách hàng về số lượng,
tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa các hồ
sơ do khách hàng cung cấp đối chiếu với các quy định hiện hành có
liên quan.

 Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách
hàng vay vốn.

 Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các
nội dung trong hồ sơ.

 Đánh giá năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính do
khách hàng cung cấp.

Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế:

 Nội dung khảo sát thực tế bao gồm các vấn đề liên quan đến : (i)
khách hàng; (ii) phương án/ dự án vay vốn; (iii) và tài sản bảo đảm
(nếu có).

 Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng để nắm bắt các
thông tin cần thiết cho qua trình thẩm định, đặc biệt là tư cách, năng
lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, … của người vay vốn.

Thẩm định cho vay thông qua các nguồn thông tin khác:

 Cán bộ trực tiếp cho vay có thể thu thập thêm thông tin từ các nguồn
khác nhằm phục vụ cho công tác thẩm định.

 Các nguồn thông tin có thể khai thác: (i) Trung tâm thông tin tín dụng
của NHNN trên địa bàn, các Vụ, Cục, phòng thuộc NHNN, các ngân
hàng khác…; (ii) Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, các hiệp hội
ngành nghề liên quan, các sở liên quan trên địa bàn (Sở xây dựng, sở

-4 -
tài nguyên môi trường, sở kế hoạch đầu tư), các bạn hàng, đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp…; (iii) Cơ quan thanh tra, kiểm toán trên
địa bàn hoạt động của doanh nghiệp…; (iv) Các phương tiện thông tin
đại chúng như báo chí, truyền hình và các loại tạp chí kinh tế định kỳ/
đặc biệt có liên quan. (v) Trường hợp cần thiết, cán bộ trực tiếp cho
vay có thể đề xuất thuê tư vấn và mua thông tin phục vụ công tác
thẩm định.

 Kiểm tra tính khớp đúng so với các thông tin do khách hàng cung cấp,
uy tín sản phẩm của khách hàng trên thị trường. Tìm hiểu mối quan hệ
giữa khách hàng với các bạn hàng, quan hệ thanh toán tín dụng với
các tổ chức tín dụng khác nếu có.

Sau khi thẩm định, Cán bộ trực tiếp cho vay lập báo cáo/ tờ trình thẩm định
ghi rõ ý kiến đánh giá về dự án, phương án (tính khả thi, hiệu quả…) và nêu
rõ một trong các quan điểm sau và trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay:

(i) đồng ý cho vay và/ hoặc với các điều kiện ràng buộc: Trong trường
hợp này nêu rõ: Số tiền cho vay (ngoại tệ – VND), thời hạn và lãi
suất cho vay, đảm bảo tiền vay; với các lý do cụ thể

(ii) từ chối cho vay có nêu rõ lý do; hoặc

(iii) nêu các đề xuất khác với các lý do cụ thể.

b. Kiểm tra của Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay:

Căn cứ nội dung báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của khách hàng, Cán bộ
phụ trách bộ phận cho vay ghi ý kiến đánh giá về khách hàng, dự án,
phương án, món vay và nêu rõ một trong các quan điểm sau:

(i) đồng ý cho vay và/ hoặc với các điều kiện ràng buộc;

(ii) từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối; hoặc

-5 -
(iii) nêu các đề xuất khác.

Sau đó, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay trả hồ sơ về cho Cán bộ trực tiếp
cho vay. Cán bộ trực tiếp cho vay phải đọc ý kiến của Cán bộ phụ trách cho
vay, nếu có điểm gì chưa rõ hoặc chưa đúng, cần trao đổi lại với cán bộ phụ
trách cho vay, nếu đã rõ thì trình toàn bộ hồ sơ và báo cáo/ tờ trình thẩm
định cho Cán bộ quyết định cho vay.

c. Phê duyệt của Cán bộ quyết định cho vay:

Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo thẩm
định của Cán bộ trực tiếp cho vay, Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay và hồ
sơ vay vốn, người quyết định cho vay ra một trong các quyết định sau:

 Đồng ý cho vay;

 Từ chối cho vay;

 Yêu cầu bổ sung/ kiểm tra lại thông tin: Trong trường hợp này,
người quyết định cho vay ghi rõ nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm
và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện
các bước tiếp theo.

 Các quyết định khác: Yêu cầu thông qua Hội đồng tín dụng/ trình
Hội sở Trung ương.

Ý kiến quyết định của Cán bộ quyết định cho vay phải được ghi rõ trong báo
cáo thẩm định / tờ trình của bộ phận cho vay. Sau đó, toàn bộ hồ sơ vay vốn
được trả về cho Cán bộ trực tiếp cho vay.

Sau khi có ý kiến của Cán bộ quyết định cho vay, Cán bộ trực tiếp cho vay
phải báo cáo cho Cán bộ phụ trách bộ phận vay biết để tổ chức thực hiện
quyết định của Cán bộ quyết định cho vay.

1.1.3 Thực hiện quyết định cho vay:

-6 -
 Trường hợp đồng ý cho vay:

 Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình Cán bộ phụ trách bộ
phận cho vay : Hợp đồng vay vốn kèm theo lịch rút vốn, hợp
đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng các điều
kiện ràng buộc (nếu có).

 Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm
soát các công văn giấy tờ có liên quan do cán bộ trực tiếp cho
vay dự thảo. Trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó cho Cán bộ
quyết định cho vay ký kết.

 Sau khi Hợp đồng Tín dụng, Hợp đồng Bảo đảm tiền vay và các
văn bản khác (nếu có) đã được ký kết giữa các bên, cán bộ trực
tiếp cho vay đóng dấu, lấy số công văn và gửi theo quy định.

 Khai báo theo quy định trên hệ thống vi tính.

 Phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ.

 Trường hợp từ chối cho vay :

 Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời
từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay.

 Trình Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay kiểm soát


và Cán bộ quyết định cho vay ký thông báo trả lời khách hàng.

 Trả lại hồ sơ xin vay vốn ( trong trường hợp phải


trả lại ) kèm theo thông báo từ chối cho vay ( nếu có ).

 Lưu hồ sơ từ chối cho vay (tờ trình từ chối cho


vay, các hồ sơ khác nếu có) và gửi thông báo từ chối cho vay
đến các chi nhánh Eximbank trên cùng địa bàn để biết.

-7 -
 Trường hợp yêu cầu bổ sung / kiểm tra lại
thông tin :

 Cán bộ trực tiếp cho vay thu thập các


thông tin theo yêu cầu và báo cáo lại Cán bộ phụ trách bộ phận
cho vay.

 Trường hợp yêu cầu thông qua


Hội đồng tín dụng hoặc trưng cầu ý kiến thẩm định của bên thứ ba:

Cán bộ trực tiếp cho vay sao hồ sơ gửi Hội đồng tín dụng / bên thứ ba.

 Trường hợp yêu cầu bên


thứ ba thẩm định :

Bộ phận trực tiếp cho vay chịu trách nhiệm theo dõi và thực hiện các yêu
cầu do bên thứ ba đưa ra nhằm phục vụ cho công tác thẩm định. Sau khi có
kết quả thẩm định, bộ phận trực tiếp cho vay báo cáo toàn bộ nội dung thẩm
định tới cán bộ quyết định cho vay xem xét quyết định cuối cùng.

1.1.4 Lưu giữ hồ sơ

Hồ sơ tín dụng được lưu giữ riêng theo 3 nhóm: nhóm hồ sơ từ chối cho vay,
nhóm hồ sơ đang còn nợ và nhóm hồ sơ đã tất toán.

( Đối với hồ sơ từ chối cho vay: bộ phận cho vay lưu trữ theo thời gian
từng năm, sắp xếp theo thứ tự ngày từ chối cho vay.

( Đối với hồ sơ đang còn nợ:

Sau khi thực hiện quyết định cho vay: Cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện
phân loại hồ sơ và gửi theo quy định như sau:

 Gửi bộ phận kho quỹ ( bản gốc ) bao gồm :

 Hợp đồng thế chấp, cầm cố.

-8 -
 Giấy tờ, tài liệu pháp lý liên quan đến tài sản thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc đơn thư bảo lãnh của bên thứ ba.

 Các giấy tờ có giá nhận cầm cố (nếu có).

 Biên bản thẩm định / xác định giá trị TSTC, cầm
cố, bảo lãnh (nếu có).

 Biên bản giao nhận giấy tờ thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh giữa khách hàng và ngân hàng.

Các hồ sơ gửi bộ phận kho quỹ phải được bộ phận cho vay niêm
phong, với 2 chữ ký(tại các điểm giáp mối của bao): của cán bộ trực
tiếp cho vay và của kiểm soát viên hoặc trưởng phó phòng tín dụng.
Trước khi cho hồ sơ vào bao để niêm phong, người ký niêm phong
chịu trách nhiệm đối chiếu các loại chứng từ khớp đúng đầy đủ với
biên bản giao nhận chứng từ thế chấp, cầm cố.

Việc giao nhận hồ sơ giữa bộ phận cho vay và bộ phận kho quỹ phải
được ký nhận trong sổ theo dõi.

 Gửi khách hàng :

 Hợp đồng Tín dụng.

 Hợp đồng Thế chấp, cầm cố ( nếu


có ).

 Biên bản giao nhận / xác định giá trị


tài sản bảo đảm

 Các hồ sơ khác theo quy định.

 Lưu giữ tại bộ phận trực tiếp


cho vay ( do cán bộ trực tiếp cho vay quản lý ) :

-9 -
 Đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ.

 Tờ trình duyệt cho vay .

 Hợp đồng Tín dụng

 Lịch rút vốn (nếu có)

 Biên bản của Hội đồng Tín dụng (nếu có).

 Các hồ sơ liên quan khác

Cán bộ trực tiếp cho vay lưu giữ và bảo quản chặt chẽ toàn bộ tài liệu do
khách hàng cung cấp, Hợp đồng Tín dụng và khế ước (bản gốc), các biên
bản làm việc (nếu có) và các tài liệu liên quan khác. Các hồ sơ cho vay nếu
bản gốc đã được lưu tại phòng kho quỹ thì phải chụp lưu bản sao.

( Đối với hồ sơ đã tất toán:

Cán bộ theo dõi thu nợ phải ghi chú trên Khế ước tín dụng : “đã tất toán
ngày …. tháng … năm …. Do thanh toán viên ….. thực hiện“. Toàn bộ
hồ sơ tín dụng phải được lưu kèm theo khế ước đã tất toán.

Hồ sơ đã tất toán được lưu theo thứ tự ngày tháng tất toán. Tuỳ tình hình
thực tế tại đơn vị mà cán bộ phụ trách bộ phận cho vay tổ chức lưu trữ hồ sơ
theo từng tháng hoặc từng quý.

Thời gian lưu trữ hồ sơ đã tất toán thực hiện theo quy định hiện hành về lưu
trữ hồ sơ.

Khi thực hiện quy trình trên theo tôi, đó là một quy trình rất đầy đủ và chi
tiết. Tuy nhiên để thực hiện đầy đủ các quy trình trên đối với một món vay,
thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Nếu như 1 nhân viên tín dụng khi tìm hiểu khách hàng mới, họ cần rất nhiều
thông tin, về cá nhân của người đi vay, về ngành nghề kinh doanh của họ, về

- 10 -
bạn hàng và tài chính thực sự của họ và nhiều mối quan hệ khác… Như vậy
rất mất nhiều thời gian và chi phí để đi tìm hiểu. Vấn đề này cũng rất là khó
khăn đối với cán bộ mới làm tín dụng hoặc sinh viên mới ra trường đi làm
tín dụng vì chưa có kinh nghiệm và phương pháp tìm hiểu. Đây chính là lãng
phí về việc xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp.

Tức là Ngân hàng phải có và tạo lập một thư viện điện tử, để lưu giữ thông
tin về khách hàng, ngành nghề ( nhất là chỉ số của ngành), các thông tin liên
quan về tài sản thế chấp của khách hàng về bạn hàng của khách hàng vv…
để khi cán bộ tín dụng đỡ tốn kém thời gian và chi phí tìm hiểu trên.

Mặt khác cần chuyên môn hóa công việc càng sâu càng tốt./.

- 11 -

You might also like