Bài ôn tập độc chất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ÔN TẬP ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y

Câu 1: Các phương pháp xác định nguyên nhân gây ngộ độc:
🞺 Lịch sử và các tình huống của sự nhiễm độc:
Xác định lịch sử gây ngộ độc nếu bệnh xảy ra có thể nhận biết hay
hướng nghi ngờ chất gây độc:
+ Người chủ gia súc: người chẩn đoán tiến hành điều tra về những thay
đổi ở cơ sở, nguồn gốc thức ăn, thực phẩm các hóa chất mới cho vào và
những thực tế khác có thể dẫn tới ngộ độc.
Vd: xịt thuốc sâu trên đồng cỏ, bón phân cho đồng cỏ hay sử dụng
kháng sinh điều trị bệnh cho gia súc.
+ Kiểm tra nơi nhốt gia súc.
Sự hiện diện của chất độc trong môi trường: điều tra các khoảng bao
gồm:
+ Xác định yếu tố đủ để xảy ra ngộ độc.
+ Những số liệu về triệu chứng, chuyển hóa, ảnh hưởng đến cơ quan mà
chất độc nghi ngờ ở các cơ quan tổ chức.
🞺 Các biểu hiện của triệu chứng ngộ độc:
Triệu chứng đơn lẻ thường không đủ để xác định trong chẩn đoán ngộ
độc: ói mửa, cơn đau có thể gây ra do bệnh truyền nhiễm.
Xác định chính xác các cơ quan, tổ chức và quá trình chuyển hóa nào bị
ảnh hưởng nhất.
Thời gian ủ bệnh và diễn tiến của bệnh: tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết, hỏi chủ
nuôi.
Các yếu tố khác: gây mẫn cảm ở gia súc: loài gia súc, phái tính, stress,
mối tương tác giữa dinh dưỡng và thuốc hay hóa chất.
🞺 Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Xác định mức độ hư hại của gan, thận bằng cách kiểm tra men huyết
tương.
Phân tích nước tiểu: lẫn máu, bilirubin, hemoglobin, oxalate, cặn hay
không.
Xác định thời gian đông tụ máu
Đếm các chỉ số theo công thức máu
Chất điện giải: Ca, Mg, K, Na
pH máu, Co2,
🞺 Thu thập mẫu bệnh ngộ độc có thể lấy từ gia súc và môi trường nhiễm
độc:
Gia súc: máu, phân và chất nôn mửa, nước tiểu, tóc, lông
Môi trường: thức ăn, nước uống, cỏ tươi và mới, hóa chất, thuốc trừ sâu,
các cây nghi gây độc,..
🞺 Mổ khám bệnh tích: gia súc chết nên tiến hành mổ khám bệnh tích và
thu thập mẫu.
Quan sát bệnh tích: viêm dạ dày ruột, gan nhiễm mỡ, gan hoại tử, tim
hoại tử, tim nhão,..
Các chất chứa trong dạ dày và ruột.
Các cơ quan và tổ chức dung cho các kiểm tra vi thể nên bảo quản trong
formalin 10%
Chọn mẫu là gia súc bị ngộ độc đặc trưng cho đàn
🞺 Phân tích hóa học:
Nồng độ chất độc
Thành phần hóa học của chất độc
🞺 Kiểm tra độc chất trên động vật thí nghiệm: dùng để chẩn đoán khi các
phương pháp chẩn đoán khác không có hiệu quả.
Câu 2: Chất độc tác động đến sự phát triển của bào thai:
Giảm sự tăng trưởng thai: chất độc làm giảm dinh dưỡng nuôi thai nếu
nhiễm vào giai đoạn mang thai kì 2, kì 3.
Sinh quái thai:
+ Thay đổi hình dạng, gây chết, xảy ra cuối giai đoạn mang thai kì 1.
+ Thay đổi chức năng: làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa.
Chết thai:
+ Kỳ đầu của chu kỳ mang thai: chết thai sớm, chậm động dục và tái hấp
thu thai.
+ Chữa kỳ 2: có thể chết một số thai hay chết cả đàn. Các chất độc gây
chết thai: zearalenone, ochratoxin, trichothecenes gây chết thai ở heo.
+ Chữa kỳ 3: chết do sẩy thai
Các chất độc gây sẩy thai: kim loại nặng, độc tố thực vật.
Câu 3: Phương pháp loại trừ khi nhiễm độc lâu:> 2h
🞺 Lợi tiểu:
Xổ tiểu: kích thích loại thải chất độc nhanh chóng.
Xổ tiểu hữu ích trong bệnh phù do ngộ độc có thể sử dụng các loại thuốc
sau:
+ Mannitol: 5 – 25%, 1g/kg IV. Trường hợp phù não: 2g/kg IV.
+ Furosemide:
Phù, tích nước do bệnh tim: 2 – 4mg/kg IV hay IM, 2 lần/ngày.
Chướng bụng do bệnh gan gây tích nước: 1 – 20mg/kg, uống 2 – 4
lần/ngày.
Phù phổi: 2 – 4 mg/kg IV, IM hay uống 2 – 4 lần/ngày.
Bệnh suy thận cấp tính: 5 – 20mg/kg IV.
🞺 Cố định ion: các chất có tính acid hay base được giữ không cho tái
hấp thu ở dạ dày, ruột và ống thận
Chất độc được cố định ion, khi đó chúng dễ dàng được lọc thải qua thận,
không tái hấp thu lại.
+ Thuốc có tính acid: aspirin, acetaminophen, barbiturates, phenoxy
herbicides: rất hiệu quả trong việc giữ và cố định ion và thải ra nước tiểu
dạng kiềm.
+ Thuốc có tính base: có hiệu quả trong việc cố định ở dạng ion và thải
nhanh chóng ra nước tiểu dạng acid. Thí dụ: alkaloids, amphetamines.
Các thuốc sử dụng để làm thay đổi pH của nước tiểu:
+ Nước tiểu có tính acid: dùng ammonium chloride: chó 100mg/kg cho
uống mỗi 12 giờ. Mèo 20 – 40mg/kg uống mỗi 12 giờ.
+ Nước tiểu có tính kiềm: dùng sodium bicarbonate: 1 – 2 mEq/kg mỗi 4
giờ Ivhay 50mg/kg mỗi 8 giờ.
🞺 Sự thẫm tích qua màng bụng:
Dùng khi thận hư hay không lọc được nước tiểu dùng thuốc tăng thẫm
tích qua màng bụng sẽ giảm hay loại thải một số chất độc.
Phương pháp thẫm tích qua màng bụng bao gồm cả giữ và cố định ion.
🞺 Than hoạt tính và các chất hấp phụ khác: có thể trợ giúp cắt đứt chu
kỳ gây viêm ruột và gan của chất độc.
🞺 Kích thích các men của gan: giúp xúc tiến sự loại thải chất độc:
sorbitol.
Lưu ý trong điều trị ngộ độc:
Cho ăn khẩu phần đặc biệt vì dạ dày ruột bị tổn thương.
Chọn thuốc điều trị thật thật trọng có thể gây tác dụng phụ trong điều trị
cho đến khi gia súc bình phục.
Giáo dục cho người chủ gia súc: việc giáo dục chủ gia súc ý thức và hiểu
biết về cách phòng và trị ngộ độc có thể giảm ca ngộ độc cho gia súc.
Trị liệu và phòng ngộ độc bằng việc chăm sóc, bảo vệ môi trường,
phòng ngộ độc xảy ra cho đàn vật nuôi trong tương lai.
Câu 4: Ngộ độc nitrate:
Nguyên nhân:
+ Vi sinh vật trong đất, nước phân hủy chất thải hữu cơ có chứa nitơ tạo
thành NH3, sau đó được sự oxy hóa thành nitrate và nitrite.
+ Phân bón đạm cho cây bị dư thừa.
+ Cây còn non chứa lượng nitrate cao hơn cây trưởng thành.
+ Cỏ khô trong hố ủ chứa khoảng 2,5 đến 3,1% NO3- so với vật chất
khô sẽ làm con vật ăn có triệu chứng ngộ độc chết sau vài ngày. Hàm
lượng NO3>0,7% có thể gây ngộ độc.
Cơ chế: NO3+ đi vào đường tiêu hóa sẽ bị khử thành NO2-. Khi nitrite
hấp thu vào máu sẽ sinh ra phản ứng chuyển đổi sắc tố đỏ của máu thành
sắc tố nâu do sự tạo thành methemoglobin, chất này không thể vận
chuyển oxy đến mô.
Triệu chứng:
+ Con vật khó thở
+ Tăng mạch đập
+ Hô hấp yếu, run, sùi bọt mép
+ Thiếu oxy huyết, niêm mạc nhợt nhạt
+ Chết trong 4 – 9 giờ sau khi bị ngộ độc.
Chẩn đoán:
+ Dựa trên dấu hiệu lâm sàng.
+ Kiểm tra khả năng tiếp xúc với thức ăn, nước uống có nguy cơ bị
nhiễm độc.
+ Xét nghiệm: phân tích thức ăn, nước uống, nước tiểu của con vật,..
+ Chẩn đoán nhanh bằng cách quan sát máu: máu bình thường có màu
đỏ, sẽ nhạt màu hơn khi đem ra ánh sáng.
Điều trị: Thiomin, vitamin C (acid ascorbic), xanh metylen 4%. Cho
uống dung dịch tungsten có thể ngăn chặn quá trình khử thành nitrite.
Câu 5: Nguồn gốc chất độc:
Nguồn gốc thực vật:
+ Myosin: cây bình linh
+ Cyanide: khoai mì, măng tre
+ Glycoside: lá cây trúc đào
+ Oxalate: rau dền tía
+ Gossypol: hạt bông vải
Nguồn gốc động vật:
+ Tetrodotoxin: trứng, gan, da cá nóc; cóc; bạch tuột đốm xanh; con so
+ Saxitoxin: sò, ốc sống ở bờ biển Nam Mỹ
+ - latrotoxin: độc của loài nhện “quả phụ đen”
Chất cảm quang:
+ Olaquindox: chất kích thích tăng trọng gia súc
+ Chất độc trong cây sồi, cây tầm ma, cây cỏ 3 lá Châu u
+ Arsenic
+ Formaldehyde

You might also like